patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu buổi học |
patthana.com xin tri ân cô Hồ Thị Vui chép lại lời giảng của Sư Sán Nhiên. |
---|
26/02/2022 Lớp Phát thú 3 Paṭṭhana = Bộ thứ 7 Abhidhamma Pitaka Abhi = thù thắng, tối thượng, Bất tỷ giảo Hồi đức Phật còn tại thế chỉ có 2 loại thuyết pháp: Dhamma (Pháp) & Vinaya (Luật). Vinaya = Luật ban hành, Paññatti (ban hành) dành cho 2 hạng người: Xuất gia (Tỳ khưu tăng & tỳ khưu ni) & Tại gia (Cận sự nam & cận sự nữ) => Tứ chúng Luật có 5 bộ. Với hạng xuất gia có: Tứ thanh tịnh giới = 4 lĩnh vực giới cho sự trong sạch 1. Biệt biệt giải thoát giới: Patimokkha Sīla (227 giới cho tỳ khưu tăng; 350 giới cho tỳ khưu ni) 2. Nuôi mạng chân chánh: Dành cho những người xuất gia không coi bói, coi tướng, coi tử vi, chỉ tay, coi sao,... 21 điều tà mạng không cho phép. Không được kêu gọi, phát động kêu Phật tử đóng góp tiền bạc. Người cận sự nam, cận sự nữ đến với Tam Bảo thấy cái gì cần thì họ sẽ lo ngôi Tam Bảo. Người xuất gia chỉ lo vấn đề Biệt biệt giải thoát giới mong cầu tu tập để giải thoát khổ trong đời này và nuôi mạng chân chánh là tam y và bình bát. Thời đức Phật, Ngài nói: Như con chim có mỏ và cánh, với vị tỳ khưu mỏ = bát; cánh = tam y. Đi đó đây khắp nơi để nuôi mạng một cách trong sạch, không làm điều gì sai lệch với chuyện nuôi mạng của mình. 3. Quán tưởng tứ vật dụng: Người xuất gia phải biết quán tưởng tứ vật dụng (chỗ ở, y áo, vật thực, thuốc men) mà ta thọ dụng hàng ngày để mang ơn, tu tập tinh tấn để không mắc nợ sự cúng dường trong sạch của Phật tử. Khi thọ tứ vật dụng/ bốn điều cần thiết trong đời sống, họ biết quán tưởng 3 thời: Ngay khi thọ, sau khi thọ & rạng sáng khi mặt trời chưa lên. Người xuất gia thọ dụng vật dụng phải biết quán tưởng để biết trân quý sự cúng dường của người dāna tín thí hay của người cận sự nam, cận sự nữ hỗ trợ cho mình trên đường tu tập, không được xao lãng, không được coi thường bỏ qua. Còn không sau này mình là người thiếu nợ, sanh trở lại mình không được an vui, làm gia cầm để trả nợ cho chúng sanh. 4. Thu thúc lục căn: 6 căn của mình (nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn = mắt, tai, mũi, lưỡi, .. mình phải thu thúc lại). Vị tỳ khưu khi đi ngoài đường phải cúi xuống, tránh sự tiếp xúc các cảnh sắc, cảnh thinh, phải thu thúc lục căn, sống đời sống như con rùa = không được khinh suất. Đời sống của người tỳ khưu phải có Tứ thanh tịnh giới. Ngày hôm nay người xuất gia chỉ coi Patimokkha 227 giới. Thật ra chỉ 220 giới, 7 giới là đối xử với nhau. Do đó, họ quên việc nuôi mạng, họ quên quán tưởng tứ vật dụng, quên sự thu thúc lục căn không khinh suất, dễ duôi trong giới luật của mình hay điều học của mình để mình được thanh tịnh. Đức Phật nói: Giới năng sinh Định. Định năng sinh Tuệ. Khi người giữ giới có 5 quả phước báu: a. Tiếng lành được lan xa. b. Bậc thiện tri thức thích tới gần để trao đổi, tiếp xúc. c. Vào chỗ đông người không có sự rụt rè, sợ sệt. d. Có đầy đủ tài vật. e. Được sanh thiên, sanh cõi an vui, thiện thú: người, trời. Khi họ có giới và được 5 quả phước báu đi theo như bóng với hình không ai đoạt được => Tâm họ lúc nào cũng bình tĩnh, an trú, không hồi hộp, không sợ sệt, không lo lắng. Thời đức Phật thuyết pháp độ sanh, trong 45 năm chỉ có DhammaVinaya. Ngài đi xuất gia 29 tuổi, 6 năm tìm đạo, trong rừng già khổ hạnh, đắc chứng đạo quả năm 35 tuổi, 45 năm hoằng pháp độ sanh không ngừng nghỉ, 80 tuổi Ngài viên tịch Niết Bàn. Có một vài chỗ nói 49 năm, cái đó không đúng. Ngài là vị Phật thứ 4 trong quả địa cầu này. Trong bộ Buddhavaṁsa, quả địa cầu có dạy: Có 5 vị Phật. - Có quả địa cầu có 1 vị Phật đến với quả địa cầu rồi sẽ biến mất. - Có quả địa cầu 2 vị Phật. - Có quả địa cầu 3 vị Phật. - Có quả địa cầu 4 vị Phật. - Có quả địa cầu 5 vị Phật. Quả địa cầu chúng ta may mắn được sinh ra trong thời kỳ này có 5 vị Phật đến với ta. Đức Phật Gotama là vị Phật thứ 4. Còn 1 vị Phật vị lai sẽ tới. 3 vị Phật đã qua: Kakusandhu (Câu Na Lưu Tôn), Konagāma (Câu Na Hàm) và Kassapa (Ca Diếp). Phật kế tiếp sẽ xuất hiện là Mettreyya. Giáo pháp Đức Phật Gotama hoại: 5000 năm Phật lịch = tuổi thọ chúng sanh 50 tuổi. Xuống 30 tuổi có 1 thiên tai, 20 tuổi 1 thiên tai. Tới 10 tuổi chúng sanh có 1 thiên tai = Tam Tai. 100 Phật lịch giảm 1 tuổi. Năm nay 2565 Phật lịch = tuổi thọ chúng sanh khoảng chừng 74-75 tuổi. Cứ 100 năm giảm 1 tuổi. Phật lịch 5000 năm. Ai sống từ 74-75 tuổi trở lên họ sống với nghiệp lực, nghiệp báo của họ. Thí dụ họ sống đến 55, 33 tuổi thì họ vừa sống trong tuổi thọ vừa sống trong tuổi nghiệp. Khi đức Phật để lại giáo pháp 5000 năm: - Tới 3000 Phật lịch, Abhidhamm hoại diệt. - Tới năm 4000 năm Phật lịch, tạng Kinh hoại diệt. - Tới 5000 năm Phật lịch, tạng Luật hoại diệt => Đức Phật nói: Giới Luật còn giáo pháp còn, Giới luật mất giáo pháp hoại diệt. Sự thật khi Tam Tạng kinh điển còn không được nói là thời Mạt pháp. Mà mình mạt, mình không có kiến thức Phật pháp, Tam Tạng kinh điển còn đủ hết mà mình không có duyên, không gieo trồng hạt giống về Phật pháp do đó tới đây mình gặp khó khăn, mình đi tìm giáo pháp không có, mình than thở “thời mạt pháp”. Các vị này là thuộc lòng Tam Tạng chứ không phải giảng dạy về Tam Tạng. Ngày hôm nay không có một người nào mà giảng giải về Tam Tạng hết, họ giảng về các bộ chú giải, những bộ kinh thôi, chứ họ không đủ khả năng để họ giảng dạy Tam Tạng được. Xin khẳng định điều đó. Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cam-bốt, Việt Nam, Lào họ có thể thuộc lòng. Sư gặp ngài Yesagyo, giữa hội chúng đông, ngài đọc không à. Nhưng giảng thì không có. Khi ngài giảng ngài lấy các bộ chú giải trong kinh tạng ra ngài giảng chứ không có lấy Tạng kinh ra giảng. Ngày hôm nay các quý Phật tử được học Chánh tạng mà sư cố gắng chuyển tải cho quý Phật tử là hi hữu lắm. Chắc chắn chúng ta được học với chư Thiên vì những buổi sư đứng lớp hướng dẫn về Tam Tạng chư Thiên đều trở về để thính chúng. Quý Phật tử nên nhớ như vậy và nên hoan hỷ với phước báu được học Chánh tạng. Tại vì sao? Vì còn 400 năm nữa là tạng Abhidhamma hoại diệt, không còn. Không còn có người truyền tải nữa. Sư nói qua phần Dhamma. Hồi xưa, đức Phật chỉ có Dhamma thôi. - Kiết tập lần thứ 1: 3 tháng sau khi đức Phật viên tịch. 500 vị A La Hán ở trong một thạch động kết tập, có 3 vị trùng tuyên. Chủ tọa là ngài Mahā Kassapa; Người trùng tuyên là Ānanda, thị giả đức Phật trùng tuyên tạng Dhamma, lúc đó chưa chia. Ngài Upāli, thợ hớt tóc của hoàng cung Ca Tỳ La Vệ, trùng tuyên về Vinaya. Lúc đó chưa tách ra. Do có một số tỳ kheo trẻ họ bắt đầu muốn sửa đổi một số điều luật. Lúc các vị trong thạch động, các vị tỳ kheo ở ngoài thạch động, chỉ vào nói “Các vị trưởng lão đang giáo giới” => Theravāda = trưởng lão giáo giới. Không có từ ngữ nguyên thủy. Mahāyana = Đại chúng bộ. Y = phước điền y / ruộng phước . Có tam y : 1. Y tăng già lê = làm mền đắp cho ấm người; 2. y thượng (y vai trái): Đắp y vai trái, chừa vai phải là truyền thống Ấn Độ, cung kính đối với một cao tăng, trưởng lão. 3. Y nội (xà rông) Trong bộ Kāthāvatthu (Bộ Ngữ tông): sau chia làm 18 tông phái. - Kiết tập lần thứ 2: 1 năm sau - Kiết tập lần thứ 3: 1.000 năm sau Tỳ khưu La Hán Moggaliputta thấy Giáo pháp khó được lãnh hội, Dhamma chia 2: o Suttanta (dễ nghe dễ đọc): 21.000 pháp uẩn (Dhammakhandha) o Abhidhamma (Khó nghe, khó học, cao siêu, thù thắng, bất tỷ giảo): 42.000 dhammakhandha, chỉ có 4: Tâm, Tâm sở, Sắc Pháp, Niết Bàn. Sau đó bộ chú giải chia ra: Chế định (Paññatti) và Siêu Lý. Hồi trước thì không có. Bộ Chế Định & Siêu Lý do tỳ khưu Anuruddha, một tỳ khưu Ấn Độ viết ra bộ Abhidhammatthasaṇgaha: Chế định thuộc chương 7, Siêu lý thuộc chương 1. Dhammakhandha: Pháp uẩn = Những lời dạy đức Phật kết hợp thành khối. Ngài dạy Abhidhamma cho chư Thiên ở cung trời Đao Lợi, trùng tuyên lại Matika cho đại đức Xá Lợi Phất. Ngày hôm nay chúng ta có duyên học thì chúng ta có phước học được Abhidhamma là như vậy. Chúng ta không thể quên cái ơn chúng ta có giáo pháp hôm nay tu học được là nhờ chư Thiên. Do đó, khi chúng ta không biết ơn chư Thiên là chúng ta sơ sót. Khi đức Phật đắc đạo quả xong, Ngài muốn Vô Dư Y Níp Bàn, Vì sao? Vì Ngài nói: Giáo pháp thậm thâm vi diệu không có chúng sanh nào lãnh hội nghe được, Ngài muốn tịch diệt. Lúc bấy giờ, Đại phạm thiên Sahampatti, Đại Phạm thiên Sơ thiền Sắc giới, trong kiếp quá khứ là bạn đồng hành đồng tu với đức Phật, nhưng đức Phật đi con đường Chánh Đẳng Chánh Giác để đắc đạo quả, còn Đại Phạm thiên đi con đường thiền chỉ, Samadhi, đắc chứng Sơ thiền Sắc giới, ngài ở trên đó cho tới ngày hôm nay ngài vẫn còn. Khi ngài biết tư tưởng của đức Phật muốn Vô Dư Y Níp Bàn, ngài mới xuống thỉnh đức Phật không Vô Dư Y Níp Bàn. Ngài mới dẫn chứng. Chúng sanh trong đời có 3 hạng: Thượng căn – Trung căn – Hạ căn giống như sen trong bùn. Đức Thế Tôn tùy duyên độ chúng sanh đừng bỏ đi, tội nghiệp chúng sanh. Lúc bấy giờ, đức Phật nhận lời bằng cách nín thinh với Đại Phạm thiên Sahampatti. Lúc bấy giờ Ngài mới quán xét chúng sanh nào hữu duyên để đi độ. Ngài nhớ tới Alāra và Uddaka 2 vị thầy đầu tiên chỉ con đường Vô Sở Hữu xứ và Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. 2 vị này đã viên tịch, sinh về cõi trời Sắc giới, Vô sắc giới rồi. Cũng như Asita coi bói cho đức Phật về Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở cung trời Vô Sắc giới, tuổi thọ sống lâu lắm, 16.000 năm tuổi thọ của cõi Phạm thiên đó. Do đó, đức Phật quán xét 2 vị Ālara & Uddaka viên tịch rồi, Ngài quán xét tới 5 anh em Kiều Trần Như. Añña Kondaññā: là một vị quan trẻ tuổi nhất trong hoàng cung vua cha Tịnh Phạn. Lúc bấy giờ coi tướng số chỉ giơ 1 ngón tay. Lúc ngài đản sanh ra đời, vua mời 108 vị Bà La Môn tới để coi tướng số, 107 người giơ 2 ngón, người duy nhất giơ 1 ngón là Añña Kondaññā. Nói với vua cha, Tịnh Phạn vương : Ta thấy Thái tử không có con đường ở trong đời làm vua Chuyển luân, mà sẽ làm giáo chủ tối thượng trong đời không ai sánh bằng. 107 vị giơ 2 ngón tay: - Nếu Ngài ở trong đời thì làm vua Chuyển luân cai trị 5 châu, 4 thiên hạ. - Nếu Ngài đi xuất gia thì thành Giáo chủ tối thượng trên đời. Khi nghe tin ngài đi xuất gia, sáng hôm sau Añña Kondaññā trả áo quan, mộc tín, đi tu. Đi theo tìm đường tới, hỏi Siddhartha ở đâu thì mon men tới đó. Sau này, khi ngài thọ bát cháo sữa dê của nàng Sujāta: khấn nguyện nếu mộc thần thương cho có con thì sẽ tạ ơn, 1 năm sau bà cấn thai, sinh ra người con trai >> bà trả ơn, làm cơm sữa dê (sữa dê quý hơn sữa bò). Lúc đó ngài thọ, 5 anh em Kiều Trần Như ở gần đó, nói “Siddhartha bỏ cuộc rồi, bắt đầu lợi dưỡng” mới bỏ Ngài, đi qua vườn Isipatana (vườn Lộc Giả, vườn Nai). Ngài ngồi đó tu tập, đắc chứng. Sau khi thọ bát cháo, Ngài ra dòng sông, nguyện: Nếu bát này trôi ngược dòng sông thì ngài thành tựu quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái bát trôi ngược dòng sông. Ngài thấy vậy, Ngài khởi lên Tín quyền, nỗ lực tu tập, đắc chứng đạo quả. Lúc đắc chứng, nhận lời Đại Phạm thiên Sahampatti, Ngài quán xét. Ālara, Uddaka tịch rồi, Añña Kondanā (A Nhã Kiều Trần Như). Ngài hướng Isipatana đi tới. Lúc 5 anh em nhìn thấy Ngài xa xa nói: không nên cung kính vị Sa môn này, ông này không tu tập khổ hạnh nữa, lợi dưỡng rồi. Nhưng lực của bậc Chánh Đẳng Giác, Ngài càng đi tới, thì 5 anh em một người đón bình bát của Ngài, một người lo trải lót khăn cho Ngài ngồi, 1 người lo lấy nước rửa chân cho Ngài. 5 anh em đều lo cho Ngài hết. Lúc đó Ngài xưng “Tathāgata” = Như Lai. Tathā = như như ; Gata = lai đáo. Các vị Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều đến như vậy hết. Ngày xưa gặp nhau kêu bhante (vị cao), āvūso (người em). Trong bộ Paṭṭhana chúng ta đang học nó cũng nói: 1. Pháp thuận 2. Pháp nghịch 3. Thuận nghịch 4. Nghịch thuận Bốn pháp này chuyển như bánh xe. Dhammacakka = bánh xe pháp chuyển như vậy. Con đường trung đạo = Từ bỏ lợi dưỡng & Từ bỏ khổ hạnh Ngài trả qua hết 2 đường này. Thời gian sống trong hoàng cung với vua cha, Ngài đầy đủ hết, những phước lộc, phước báu, ngài sống trong 3 tòa lâu đài, mùa mưa, mùa nắng, mùa lạnh Ngài ở trong đó, Ngài hưởng, không có gì làm Ngài buồn phiền khổ đau cả. Khi ngài vô rừng già tu 6 năm, Ngài khổ cùng tận, Ngài nói trong bài kinh, không có lần nào mà khổ như 6 năm Ngài sống trong khổ hạnh. Nhưng khi thành đạo, Ngài đắc đạo quả vị Chánh Đẳng Giác, ngài đi con đường Trung Đạo. Trung Đạo = Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo phải xoay tròn: Chánh kiến, Chánh tư Duy, Chánh niệm, Chánh Định,... xoay tròn lại, liên tục như vậy, không đi từng bậc cầu thang lên. Cho nên chúng ta thấy. Pavattanta < pavattati (v) = Chuyển khởi, không đứng yên. Bánh xe pháp luôn luôn chuyển khởi, không đứng yên. Ta gọi chuyển pháp luân, khi đút chân vô bánh xe pháp là bánh xe pháp quay. Có 4 thời (kāla): - Atita kāla : Thời quá khứ - Paccuppanna kāla: Thời hiện tại - Anāgata kāla: Thời vị lai - Chỉ có trong Abhidhamma học tới là Pavattati kāla : Thời chuyển khởi. Là sao? Khi ta nhìn đồng hồ, người ta hỏi mấy giờ rồi? thì ta nói thời hiện tại. Nhưng khi ta nói 2 giờ 1 phút là nó đã chuyển 6 giây rồi => ta đã sai. Khi học lộ trình tâm, lộ trình sắc pháp là ta phải nói pavattati kāla, ta không nói được Atita, ta không nói Paccuppanna ta cũng không nói được Anāgata. Thời chuyển khởi là nó luôn luôn chuyển. Người ta nói “Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông”Khi ông vua rớt cái kiếm xuống là kiếm nó đã bị đẩy đi rồi. Do đó, chúng ta phải cẩn thận. Khi học Phật pháp. Khi ta bước vô Bát Chánh Đạo, thì Bát Chánh Đạo xoay như con chuột bạch trong quả banh, nó xoay liên tục, và con người chúng ta xoay tròn: Lao tới để lấy được Níp Bàn và bỏ đi tất cả những phiền não (bất thiện nghiệp, ác nghiệp quá khứ) mới được gọi là Pavattati. Nếu chúng ta đi cà rị cà mọ thời quá khứ, thời hiện tại, thời vị lai thì không bao giờ chúng ta tới được con đường của Đạo Quả, Giải thoát được. Bài kinh này (Dhammacakka pavattanti) khi thuyết 80 triệu chư thiên tới thính pháp tại vườn Isipatana đắc Sơ Đạo, Sơ Quả. 5 Anh em Kiều Trần Như đắc Sơ Quả. Qua ngày hôm sau, Ngài chuyển qua bài kinh thứ hai, là bài kinh Anatta lakkhana sutta (bài kinh Vô Ngã tướng): Anatta (vô ngã) Lakkhana (thực tướng). Sắc/Thọ/Tưởng/ Hành/Thức này không phải của ta = Ngũ uẩn. Theo trong kinh, chúng ta định vị, cố định nó. Còn khi nói đến Anatta thì các ngài mới đắc được A La Hán. Bài kinh thứ ba là Hỏa thiêu Toàn Bộ. Là sao? Khi mắt tiếp xúc cảnh sắc, Nhãn tiếp xúc cảnh sắc nó đốt cháy con người đang phóng dật bắt lấy cảnh sắc đó = Hỏa thiêu. Nó hỏa thiêu tất cả những gì chúng ta tích lũy được. Pamāda = phóng giật. Khi phóng dật, thiêu chết chúng ta. Khi đức Phật thuyết xong 3 bài pháp thì 5 anh em Kiều Trần Như đắc quả A La Hán. Sau đó 55 anh em Yassa tới nghe pháp thì Ngài có tất cả 60 vị A La Hán. Khi đức Phật còn tại thế, Ngài thuyết các bài kinh : dhammacakka, Anatta, hỏa thiêu toàn bộ .. trong bộ Dighānikaya hay bộ Tăng Chi. Tuy nhiên, tới hạ thứ 7, lúc bấy giờ, truyền thống chư Phật chúng ta biết Buddhavaṁsa (chủng tộc, dòng giống) = Truyền thống chư Phật ( Tiểu Bộ Kinh), có 30 truyền thống chư Phật. Tới hạ thứ 7 vị Phật đó phải lên cung trời độ cho người mẹ chết sau 7 ngày sinh ra Ngài. Lúc bấy giờ ngài lên cung trời Tvatiṁsa (Tam Thập Tam Thiên), tức là cõi Trời. Người Trung Hoa không dịch Tam Thập Tam mà họ phiên âm Đao Lợi Thiên, là cõi thứ 2 trong 6 Dục thiên (Cõi trời Dục giới) > Cõi trời Sắc giới > Cõi trời Vô Sắc giới. Từ dưới thấp đi lên: Địa ngục > Ngạ quỷ> A Tu La> Súc Sanh> Nhân Loại > Tứ Thiên Vương: cai quản 4 châu thiên hạ > Đao Lợi > Dạ Ma > Đâu Suất Đà (Tusita) Cõi các vị Bồ Tát nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác hoặc các vị đắc quả Thánh thứ 1, thứ 2 các ngài thường hay về đây, như ông Cấp Cô Độc, bà Visākhā,... >Hóa Lạc Thiên >Tha Hóa Tự Tại Thiên : Cõi này là cõi của Ác Ma/ Ma Vương/ Māra: Cõi này là cõi chót nhất trong 11 cõi Dục Giới. Vào hạ thứ 7, khi thấy mẹ ngài chết sanh lên cõi Đâu Suất Đà, Ngài lên cung trời Đao Lợi chứ không lên thẳng cung trời Đâu Suất. Từ cõi nhân loại, Ngài bước 3 bước: 1/ Bước thứ nhất, bước lên ngọn cây xoài. 2/ Bước thứ hai, đỉnh Tu Di Sơn. 3/ Ngự trên bồ đoàn, chỗ ngồi của vua trời Đế Thích ở Đao Lợi thiên. Chư Thiên gặp đức Phật không đảnh lễ Ngũ vật đầu địa (Đầu, 2 bàn tay úp xuống, 2 đầu gối chạm xuống đất => con người đảnh lễ đức Phật/ người cao quý) Đối với chư Thiên từ Tứ Thiên Vương, Dạ Ma, Đâu Suất Đà,... gặp vị Phật hay vị A La Hán, họ đảnh lễ: một chân co (chân phải), một chân thẳng (chân trái), tay phải đặt lên vai trái. Chư thiên người nhỏ nhất là 12 do tuần. Đối với bậc Chánh Đẳng Giác (Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai và Bồ Tát Chánh Đẳng Giác sau khi đức Phật thọ ký, từ đó vị đó ẩn cư luôn). Khi một pháp thoại chư Phật thuyết pháp là trong sự thanh tịnh. Mấy lần sư đãi kinh sách cho quý Phật tử học tu, bên Thụy Sỹ, bên Đức, bên Âu Châu, bên Úc, họ đều nói “Để con phát tâm con cúng dường sư”. Cái đó quý Phật tử không nên làm điều đó. Người ta tới vì giáo pháp, người ta chia sẻ, ban bố, truyền pháp, thì mình cung kính thọ, tu tập là mình trả ơn rồi. Còn “sư cho con địa chỉ, account,...”cái đó không có. Do đó, sư lúng túng không biết quý Phật tử học ở đâu? Phật sống ra sao thì các vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác phải sống như vậy. Vi phạm là đứt hạnh nguyện của vị đó. Ngài Xá Lợi Phất quá khứ nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác. Khi Đức Phật tới cung trời Đao Lợi, vua trời Đế Thích biết đức Phật tới không phải vì ta, không phải vì chư Thiên Đao Lợi mà vì mẹ của Ngài. Mà Ngài muốn độ, để mẹ của Ngài phải đi xuống. Nếu không mẹ của Ngài sẽ ngã mạn. Do đó vua trời Đế Thích đi lên cung trời Đâu Suất Đà thỉnh bà lúc đó là thiên nam cùng 800 triệu xuống nghe đức Thế Tôn thuyết pháp. Lúc xuống, Ngài ngồi sẵn rồi. Không bao giờ, với một bậc Chánh Đẳng Giác không bao giờ “khỏe không? Lúc này sao? Ngủ nghỉ được không? Ăn uống tốt không? Có gì trở ngại không?” Ngài thuyết ròng rã 3 tháng ở cõi Nhân loại cho chư thiên nghe. Ngài thuyết không ngừng, không gián đoạn. Ngài hiện song thông. Sáng Ngài bay qua Bắc Câu Lưu Châu đi bát, độ thực ở Bắc Câu Lưu Châu, Ngài trở lại Nam Thiện Bộ Châu trùng tuyên Matika cho đại đức Xá Lợi Phất, rồi ngài nhập thân lại cung trời Đao Lợi. Ngài thuyết pháp không ngừng. Do đó, các quý Phật tử thấy sư thuyết pháp không ngừng. Đó là luật của vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp đức Phật thuyết cho chư thiên là xuyên suốt, để vô gián, để họ câu sanh, bắt kịp nguồn pháp mà họ lãnh ngộ, đắc đạo quả được. Khi Ngài thuyết xong, 800 triệu chư Thiên đều đắc Sơ Đạo, Sơ Quả. Khi đức Phật nói tới bộ Paṭṭhana Đức Phật không nói tới con người. Các mãnh lực duyên kết hợp nhau trong pháp đó để hình thành ra mãnh lực, do đó chúng ta sẽ học được pháp đức Phật. Paṭṭhana này, đầu tiên, khi Ngài đi vào trong rừng già, Ngài đi đường khổ hạnh. Rāhula : người Mỹ, Bhāvana society ở chung Gunaraṭana (Tăng thống Tích Lan), ở tiểu bang West Virginia, sống hạnh đầu đà, nói: Tất cả nơi bước chân đức Phật đi trong 45 năm ngài đều tới. Sư có thể tìm được chỗ nào Ngài khổ hạnh. Pháp đức Phật để lại cho chúng ta Asaṇkheyya : 1 hộp vuông 16 do tuần (chiều caox chiều ngangx chiều dài), bỏ đầy hạt cải; 100 năm cung trời Đao Lợi, 1 vị thiên tử xuống lấy 1 hạt cải về trời, lấy tới khi hết hộp mới tính 1 Asaṇkheyya. Đức Phật phải đi suốt 20 A Tăng Kỳ, gục lên xỉu xuống trầm luân, đi qua con đường sanh tử, ngài phải trôi lăn, ngày hôm nay Ngài nói lại Pháp cho chúng ta mà chúng ta có là ta có phước lắm. Hồi đó đức Phật đâu ai chỉ cho Ngài đâu “Không thầy chỉ dạy” mà. Liên quan tương sinh, mở trang 191, 192: Bốn cách thuyết về liên quan tương sinh để chúng ta thấy được việc tu tập của mình, và mình sẽ chọn sẽ thấy đức Phật để lại pháp cho chúng ta hay lắm. Khi cảnh đến, Ái dục chi phối, Đức Phật nói có 3 pháp mà con người chúng ta cần phải biết: 1. Pháp Thiện: Tốt, cho quả an vui > Cho quả báo 2. Pháp Bất Thiện : Pháp xấu, cho quả khổ đau >Cho quả báo 3. Pháp Vô Ký: Vô = Không có, Ký = để lại. Abyakatādhamma, chỉ có 2 pháp Pháp Quả (Phala & Vipāka) & Pháp Duy tác (Duy tác hiệp thế, Duy tác siêu thế). Không cho quả nữa. Sư đi từ bước đầu tiên quý Phật tử sẽ thấy cách tu tập. Đầu tiên, như chúng ta sẽ thấy. Đức Phật Ngài nói, sống không dễ duôi, sống trong chánh niệm. Lúc nào con người chúng ta có 2 thành phần : Tinh thần & thể xác. Chúng ta phải sống trong chánh niệm/ Niệm lực, đừng dễ duôi. Khi thân có thọ (Thọ khổ & thọ lạc) Thì Tâm có pháp Thân có Pháp thì tâm có thọ. Thân – Tâm liên lạc với nhau. Khi đó chúng ta thấy nó có sợi dây chuyền. Khi thân có thọ (Khổ & Lạc) là Quả dị Thục, khi mình biết có thân mình khổ hay thân mình được vui thì Tâm phải mau mau trong niệm lực để javana chúng ta không tạo tác ra nghiệp. Đổng lực tạo tác 3 loại nghiệp: 1- Hiện báo nghiệp lực. 2- Hậu báo nghiệp lực. 3- Hậu hậu báo nghiệp lực. Do đó, khi Thân có thọ khổ, thọ lạc (Quả dị thục của mãnh lực nghiệp quá khứ làm ra) thì tâm phải giữ niệm liền để Đổng lực này tạo tác hiện báo nghiệp/ Hậu báo nghiệp/ Hậu hậu báo nghiệp hay Vô hiệu nghiệp lực (Ahosikamma). Nếu ta không biết, ta cứ trôi lăn, Vô minh duyên Hành,.. còn khi ta biết, khi tới cái Sanh, sanh ra khổ, Sanh ra Bệnh, Lão,... đức Phật nói: Khi có vị ngọt, đằng sau vị ngọt là vị khổ thì phải xuất ly. Làm sao mình biết? Khi nếm vị ngọt mà mình không có niệm, mất chánh niệm thì phóng giật lên liền thì Khổ sẽ đến với ta liền. Khi đó ta không có con đường xuất ly, đắm chìm trong đó liền. Do đó, đối với người tu tập thì cho dù ta có pháp Thiện hay hưởng quả thiện nghiệp thì chúng ta thấy ta phải có niệm. Cho nên bài pháp Ngài dạy Ānanda : Tứ niệm xứ, luôn luôn phải Tứ niệm xứ. Cho nên ta mới nói Sati (Niệm) Paṭṭhāna (Xứ) Xứ = Lục xứ. Nhãn tiếp xúc Sắc phải có niệm, nếu không Hỏa thiêu toàn bộ. Nhĩ tiếp xúc với Thinh phải có niệm, không thì Hỏa thiêu toàn bộ. Do đó, chúng ta quên. Khi ta có niệm, nhưng ta không hiểu cái xứ, và nhân sanh xứ, niệm & nhân sanh niệm , thì lúc bấy giờ ta sống trong tập khí của ta. Lúc đó ta đang hưởng vị ngọt mà ta không có niệm thì phóng dật > khổ đến ta, lúc đó ta không được xuất ly, ta chìm trong cái trầm luân này. Vậy thì, khi pháp thiện đến, nó không phải là con đường mà ta thoát, Chưa. Vô ký nó mới ra, còn thiện là còn tạo tác. Bất thiện còn tạo tác nữa. Các Phật tử phải cẩn thận. Khi nào ta tới Vô Ký kìa. Duy tác mà không đưa tới giải thoát, thì chúng ta có Vipāka chúng ta phải trả lại quả đó, cho dù là thiện. Do đó, Dhananjani là đệ tử của ngài Xá Lợi Phất, trước khi cận tử, kêu người con tới thỉnh Đại đức Xá Lợi Phất tới để đại đức thuyết pháp cho cha nghe.. muốn nghe ngài thuyết về cõi trời Sắc giới. Ngài thuyết về cõi trời Sắc giới. Dhanajani sanh tâm hoan hỷ, chết sanh về cõi trời Phạm thiên. Sau khi trở lại, ngài Xá Lợi Phất bạch đức Phật, đức Phật nói, nếu là Ngài Ngài sẽ không thuyết về pháp Thiện mà sẽ thuyết về pháp Vô Ký. Với người vô văn phàm phu, hay người trí thức, họ thích lắm, họ nói: Thiện hơn Bất thiện. Nhưng bậc trí họ nói: thiện có là vẫn trầm luân, bất thiện có vẫn trầm luân, thì ta phải có Vô Ký. Còn không ta bị “ký” hoài. Do đó, có những người “pháp thiện là quý rồi. Pháp bất thiện ta không làm” Nhưng nếu ta không biết niệm xứ. 37 phẩm trợ đạo sát với cái này. Ta không làm Vô minh duyên Hành mà ta phải trong niệm xứ & Tứ chánh cần, Tứ như ý túc để ta biến chuyển tới Vô ký. Chứ không phải trôi lăn như vậy nữa. Cách mà chúng ta được biết: Học abhidhamma cần phải biết - Học về lộ trình tâm (Danh pháp) - Lộ trình sắc (Sắc pháp) Chương 4 => Ta học được pháp Vô thường Khi học Phát thú ta học được pháp vô ngã. Do đó, trong phần Phát thú nó luôn luôn đi chặt chẽ. A2, tập 1, Thiện làm duyên Thiện thì có bao nhiêu yếu tố? Nhân nào cho ra tác ý? Nhân nào cho ra hành động xả thí kết quả viên dung và viên mãn được. Năng duyên (tác nhân ) > Sở duyên (Hệ quả) Do đó, sư cần thiết phải có sách. Quên, mở trang ra coi. Có 9 yếu tố/ 9 mãnh lực duyên, trang A2. Thập phúc hành tông : Xả thí, trì giới, tu tập, cung kính, phụng thị, thuyết pháp, thính pháp, tùy hỷ công đức (Anumodāna) > Sādhu!Sādhu!Sādhu!, hồi hướng cho người quá vãng & chia phước cho người đang sống, Chân tri chước kiến (biết thật thấy đúng). Khi biết đúng thấy đúng thì xả thí mới đúng. Nếu Bát Chánh đạo là Chánh kiến. Thập thiện nghiệp : 3 thân, 4 lời, 4 ý. Thập toàn thiện / Ba La Mật : mượn chúng sanh, còn không lấy chúng sanh làm chính ta mà hành. Khi Ngài Hành Xả Ba La Mật, Ngài đang có địa vị, Ngài phải đi tới làng đó có những đứa trẻ hung ác=> diệt ngã. Có 1 cái key/ chìa khóa phải áp dụng Khỏe => Hành Ba La Mật > Viên mãn, không bị gãy, đứt. Không khỏe => Hành Minh Sát Tuệ. Dễ thấy Thực tính, thực tướng. Có bao nhiêu loại người cho? - Không biết mà cho. - Biết mà cho: Biết hiệp thế mà cho (Cho & nguyện, nhân thiên đầy đủ phước báu) & biết siêu thế mà cho (Làm duyên đến Niết Bàn) Khi tu tập: Lấy năng duyên ( vô tham, vô sân, vô si) – tâm thiện & tâm sở thiện = thiện làm duyên cho thiện. Thiện làm duyên vô ký : Pháp quán niệm xứ: Thân có pháp – Tâm có pháp Thân có pháp 5 triền cái > Tâm có thất giác chi. Thân có ngũ thủ uẩn > Tâm có bát chánh đạo Niệm => Hành thiền. Chánh niệm => Hành đạo. |