patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu buổi học |
patthana.com xin tri ân cô Hồ Thị Vui chép lại lời giảng của Sư Sán Nhiên. |
---|
Phát thú 11 Link youtube: 011 - Patthana Apr 30 2022 - Sư Sán Nhiên - YouTube Mãnh lực (Satti) của Duyên, có 2 mãnh lực phổ thông: 1. Mãnh lực Xuất sinh (Janaka). 2. Mãnh lực bảo hộ (Upathambhaka). Hai mãnh lực này có xuyên suốt trong nhiều các duyên. Thí dụ, phần Nhân duyên: có 6 nhân tương ưng: 3 nhân bất thiện (Tham, sân, si) & 3 nhân thiện (Vô tham, vô sân, vô si). Khi mãnh lực xuất sinh làm Tham hiện bày tính chất: Đeo níu, bám chặt. Khi tính chất đeo níu xuất sinh, hiện bày ra. Có 2 loại: 1. Có loại hiện bày ra tắt liền = Xuất sinh không bảo hộ, không nuôi dưỡng. Người có tính tham nhưng tham phút chốc không tham lâu dài. Có người có tính sân, mà sân phút chốc không lâu dài. 2. Có những người họ tham tham triền miên, tham liên tục, họ đeo níu không buông bỏ. Trạng thái sau khi xuất sinh đeo níu, không buông bỏ chức năng mãnh lực bảo hộ hiển bày. Nó giữ tính tham không mất. Đối với nhân duyên, nó có 2 mặt luôn. Khi biết được 2 mặt này thì cần cẩn thận về mặt bất thiện. Nó đã xuất sinh mà có bảo hộ khó dứt bỏ lắm. Người có tính tham/ sân khó cắt bỏ tính tham/ sân. Nếu tính chất thiện (Vô tham = xả thí, diệt trừ keo kiệt, rít róng) có khi dễ có khi khó. Cũng cần sự bảo hộ, nuôi dưỡng, làm cho tính chất này được tồn tại, lâu dài. Tính Vô Tham/ Xả thí; Vô Sân/ Từ Ái; Vô Si/ Trí nếu để khi có khi không thì không lợi ích cho mình. Nên phần bất thiện không cần cho nó bảo hộ để nuôi dưỡng nhưng thật ra nó là kiết sử, lậu hoặc đeo níu nhiều kiếp = đời kiếp đã từng tham/ sân, quen tính nết rồi. Nếu người ta nói qua thiện, Vô Tham = tập xả thí để diệt trừ keo kiệt, bỏn xẻn thì có khi mình nuôi, bảo hộ không nổi. Mình không quen bảo hộ. Nên mình không làm liên tục, lâu dài, trường kỳ. Do đó, 2 cái đó cho mình suy nghĩ: Giới bất thiện không cần nuôi, không cần bảo hộ mà nó tồn tại. Giới thiện mình cần nó tồn tại thì nó lại không đủ mãnh lực để nó tồn tại. Ở đây, có một số duyên xuất sinh ra có đủ 2: Xuất sinh & bảo hộ. Một số duyên chỉ có xuất sinh, không có bảo hộ. II. Nói tới thời gian (kāla), có 3 thời: 1. Thời quá khứ/ Atita. 2. Thời hiện tại/ Paccuppanna. 3. Thời vị lai/ Anāgata Đối với paramattha/pháp siêu lý Cả 3 thời đều có thời hiển lộ, ngấm ngầm là thời Pavatti kāla (Thời chuyển khởi). Thí dụ, ta nói 2h10p thực ra không có, nó đã chuyển đổi/ chuyển khởi rồi. Do đó, khi ta nói 2h10p thì có thể nó đã đi tiếp 2h11, 2h12, 2h13,… rồi. Do đó, hồi xưa Ngài Tịnh Sự dùng từ: Thời bình nhật. Nói tới Lộ trình tâm ở phần Tổng hợp nội dung vô tỷ pháp, chương 4: Một cách tổng quát Ngài Tịnh Sự đã làm cho chúng ta thấy. Bản đồ Lộ trình tâm, ta nhìn thấy 4 phần chính: 1. Lộ ngũ môn = lộ xuyên qua 5 căn (nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn). 2. Lộ ý môn = ý căn. 3. Lộ kiên cố/ lộ đặc biệt. 4. Lộ Niết Bàn, dành cho các bậc thánh. Khi đắc đạo như thế nào thì khi Niết Bàn cũng như vậy. Như Ngài Xá Lợi Phất, khi đắc đạo bằng trực giác chứng tri, đắc Tam Tướng không qua con đường thiền. Ngài nghe Asajji đắc Sơ Đạo, Sơ Quả thì lúc bấy giờ các Ngài đi cũng đi con đường đó. Ngài viên tịch Niết Bàn trong trạng thái trực giác ra đi. Nhưng con đường đi của ngài Mục Kiền Liên là thiền, hiện bày thần thông, do đó, tới ngày Ngài viên tịch Ngài cũng hiện bày thần thông. (???) Đa phần, từ Đức Phật Ngài làm gương, khi Niết Bàn Ngài nhập liên thiền, liên thông. Ngài đi bằng 2 triệu tâm thiền, sau khi chấm dứt trong Tứ Thiền sắc giới, thì Ngài viên tịch. Ngài tục sinh với tâm Xả thọ, Ngài viên tịch Niết Bàn với tâm xả thọ. Khi ta nói tới Lộ trình tâm, để ta có khái niệm, quy ước: Mình tu cách nào thì khi Niết Bàn, Đạo Quả của mình mình ra đi con đường đó dễ dàng, không gì thay đổi hết. Bản này, Ngài Tịnh Sự quy ước là 455 lộ, nhưng đi vào chi tiết của từng các lộ thì quý Phật tử thấy, có thêm phần li ti, nhân cái này ra thành ra lớn hơn con số 455 này. Sư viết trong phần chương 4, tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp là 18xxx lộ. Đối với phần Nhân duyên, trang A2, câu 1 là Thiện làm duyên cho Thiện, lộ trình tâm có bao nhiêu? Có 3 loại : Lộ ngũ môn, lộ ý môn, & lộ kiên cố (đắc thiền, đắc Sơ đạo, đắc 3 đạo sau, hiện thông, nhập thiền quả, nhập thiền Diệt). Không nói tới Niết Bàn vì thời bình nhật mà. Niết Bàn là cận tử rồi. Đại Phát Thú, Công lao Ngài Jotika làm mình có sẵn rồi, Đại Phát Thú quyển I, trang 33, phần I, Biến Hành hiệp lực = Phổ thông. Khi hiệp lực thì có tính chất phổ thông, luôn luôn 4 duyên có mặt. Cái này là công thức, đức Phật đã khổ công đi tìm, biết được. 4 công thức, 4 công dụng mỗi duyên đều có chức năng ảnh hưởng thiện làm duyên cho thiện của mình được. Trang 34, hồi nãy nó có 5 duyên, thì giờ nó qua thành 6 duyên, thêm Hỗ Tương Duyên. Qua tới Hỗ Tương & Tương Ưng, nó có thêm duyên Tương Ưng vô nữa, là 7 duyên. Những cái này là những công thức. Mãnh lực của hiệp lực đi theo chức năng của nó không phải theo ý mình muốn. Việc thiện khi làm một mình, không có người hỗ tương/ hỗ trợ thì đi 5 bước. Còn nếu có người hỗ trợ thì anh hỗ trợ đó vô anh đi 6 bước, giai đoạn nào anh hỗ trợ? Sau khi anh câu sanh với tui, chưa câu sanh, hỗ tương không được. Tương ưng = vừa tâm, thân, trí, Tương Ưng vô sau khi nương tựa, hỗ trợ nhau thì Tương Ưng mới được. Cái này là trí tuệ Đức Phật Ngài tìm ra. Tuần tự như vậy. Để khi làm việc thiện nào đó cá nhân mình thì coi đủ 5 duyên này chưa. Thí dụ, Sư ngồi dịch kinh mình Sư, cô Vân làm combine mấy tập kinh sách một mình, không có ai hỗ tương thì cổ làm một mình cổ có 5 chức năng, mãnh lực duyên này chưa? Sư dịch kinh có 5 chức năng này không? Quý Phật tử học có 5 chức năng này không hay làm Bố thí, xả thí có đủ 5 chức năng này không? Thứ hai, cô Vân muốn hỗ tương với Sư thì Sư phải coi chức năng nào cô vô hỗ tương trong giai đoạn cô muốn hỗ tương, hay cổ muốn tương ưng với các pháp cô đã làm, cuốn sách cô đã làm, thì sư coi cô giai đoạn nào mới vô được, mà nó có kết quả được. Đó là công thức. Nên phần này Ngài Jotika đưa ra trước tất cả những công thức, mình học hết mấy công thức này, nếu không nhớ mình ghi ra. Giống như trang A2, sau khi học xong trang A2, A3, A4, qua A5, lằn xanh – Vô Dị thục quả và Hữu dị thục quả, chức năng làm việc này không có trổ quả & Chức năng làm việc này có trổ quả. Cái thứ hai, khi đang làm việc thiện, có quả dị thục quá khứ hợp tác với mình để mình có làm. Chẳng hạn, giờ muốn làm việc xả thí thì quả dị thục quá khứ từng làm việc bố thí nên giờ có phước vật, mới làm việc xả thí, thì mình phải coi phần hữu tương, tương ưng của Hữu dị thục quả. Còn nếu mình làm mà xoay xở không có gì hết, tự làm ra. Thí dụ, ông thợ đóng giày, ổng nghèo khổ ghê lắm, nghe tin mai Đức Phật và chư Tăng về làng thuyết pháp giảng đạo, dân làng, các vị bá hộ quyên góp để làm việc thiện để bát cho Ngài. Ông này xoay xở đủ cách, kiếm tiền, kiếm vật thí để cúng dường Đức Phật, vì về tới nhà không có gì, thì chỉ có duy nhất: Sửa đôi giày người khách mới đưa hôm qua, phải sửa cho xong, vì ngày mai người ta tới lấy mới có kịp biến đồng tiền sửa giày thành vật thí. Đó là vô dị thục quả, ngay hiện tại. Còn mai muốn bố thí mà hôm nay có đủ hết là có hữu dị thục quả, ngay hiện tại. Quả dị thục quá khứ. Nó có 2 vế: 1. Vô dị thục : Hiện tại thực hiện việc thiện, không có quả dị thục quá khứ hỗ tương. 2. Hữu dị thục: Hiện tại có quả dị thục quá khứ >>> Thực hiện được việc thí. Tâm thiện >>> Làm việc thiện: (1) thiếu tư (2) thiếu trí, khi có khi không thiếu cái này thiếu cái này. Giờ mình nghiệm lại, ghi nhận nó thì từ đây về sau phải đủ tam tư & trí. Bất cứ việc thiện nào mình muốn thực hiện, cho dù là xả thí, trì giới, tu tập,… luôn luôn có hỗ tương, hỗ tương của chính mình hay của người cho mình. Xả thí, lúc đó mình nghĩ của mình là mình có vật thí/ tài thí ngay trong tay làm xả thí liền; Hay muốn xả thí có người tới hỗ tương để người góp công người góp của để làm việc xả thí, hỗ tương này. Trì giới: Có người tới nhắc nhở mình, có người tới hỗ tương mình cho việc trì giới được thực hiện. Tu tập: Một mình & có người giúp (minh sư, bạn tốt, người hay tới giúp mình). Như vậy thì khi đi làm việc phần bên ngoài (xả thí trì giới), còn tu tâp, khi khởi lên tu tập có người giúp đỡ, có người hỗ trợ, có thầy hay, bạn giỏi để dìu dắt mình đi, quý Phật tử có cái nào? Khi ta làm việc thiện, có khi ta quên. Học cái duyên, mình nghiệm lại được, vì có 3 thời mà. Thời quá khứ mình thiếu, không có đủ, nhưng bây giờ biết, từ hiện tại tới vị lai mình chuyển khởi, mình phải chuyển đổi, thay đổi, vun bồi, chứ mình không nói, mình có 2 bên mình không thèm làm nữa. Tại sao Bồ Tát mình 6 năm tìm đạo, các vị Bồ Tát khác 100 ngày, 1 năm, 2 năm,…. Vì thời của Ngài, trước 4 A Tăng Kỳ là 16 A Tăng Kỳ Ngài vô dị thục nhiều lắm, Ngài cũng xuống làm khỉ chúa, làm cá sấu, Súc sanh là 4 đường ác đạo rồi. Chưa kể tới cảnh khổ. Ngài Mục Kiền Liên, trong bài Kinh Hàng Ma, Ngài Mục Kiền Liên trong một kiếp làm Ác Ma đi phá người ta, phá đệ tử Ngài Chánh Đẳng Giác, giờ lên tu nữa. Rồi có kiếp ngài đánh cha mẹ, rớt xuống, kiếp này lúc Niết Bàn tan nát thi thế. Vì sao? Vô Dị thục. Giờ có Hữu dị thục là phút cuối rồi. Đời trước ta có vô dị thục, nhưng nay ta có pháp, có duyên thì nguyện chỉ nên làm những gì hữu dị thục thôi, nhất là việc thiện. Mà trong hữu dị thục phải hỗ tương, tương ưng trổ sanh quả cho ta được thành tựu mọi ước nguyện được. Mình phải đi từ đây qua (Vô dị thục). Vô Dị thục có 4 à, mà hữu dị thục có 5. Khi ta học về Abhidhamma, ta mới thấy. Bất thiện chỉ có 12 tâm bất thiện này thôi, tức là 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si. Quả dị thục nó cho ra chỉ có 7 quả dị thục vô nhân thôi. Tuy nhiên, nói tới thiện, thì khi ta nói tới thiện, nói tới 37 tâm thiện lận (8 tâm đại thiện, 9 tâm thiện đáo đại, 20 tâm thiện siêu thế) thì chúng ta mới nghiệm ra: Ta làm bất thiện, cho dù nó nhiều, nhưng khi ta hồi tâm quay trở lại thiện làm thì quả và việc thiện làm được rất là nhiều. Giữa 12 tâm bất thiện và 37 tâm thiện. Quả nó trổ sanh ra, 7 tâm quả thôi, quả dị thục vô nhân. Nhưng bên đây, trổ sinh ra tâm quả là gì? 37 (8 quả dị thục vô nhân/ 8 đại quả, 9 quả đáo đại, 20 quả siêu thế). Do đó, khi ta ngồi nghiệm lại, những gì quá khứ vì vô minh hay vô ý mà ta tạo ra những điều bất thiện thì làm trong vòng 12 bất thiện nhưng hôm nay biết Phật pháp, biết đường tu, ta biết nhân quả, ta sợ hãi với bất thiện rồi, biết việc thiện là quý báu rồi thì ta sẽ thấy, nó trổ ra bao nhiêu? Tha hồ. Chúng ta cứ chạy. === Việc thiện Níp Bàn - Có 1: Tịch tịnh/ tĩnh lặng, tâm mình không có phiền não (tham sân si, ngã mạn, hoài nghi,…) ta đang hưởng Niết Bàn tại thế. - Có 2: Hữu dư y Niết Bàn – Vô dư y Niết Bàn. - Có 3: Rỗng không (Vô ngã)– Vô Nguyện (Khổ đau) – Vô Tướng (Vô thường). Người ta chứng đắc về thực tướng Vô ngã, họ có được rỗng không Niết Bàn. Họ chứng đắc trên thực tướng Khổ đau, thì họ chứng đắc Vô nguyện Niết Bàn. Họ chứng đắc trên thực tướng Vô thường thì họ sẽ thấy được Vô Tướng Niết Bàn. Ở chỗ này, cần lưu ý: Hữu dư y Niết Bàn : Còn dư sót nương nhờ. (hữu – còn; dư – dư sót; y – nương nhờ). Lúc bấy giờ, người đắc chứng Hữu dư y Niết Bàn là những người còn mạng sống, chưa tịch diệt. Chẳng hạn, Đức Phật đắc đạo quả Hữu dư y Niết Bàn lúc Ngài 35 tuổi. Nhưng Ngài viên tịch Niết Bàn thì 80 tuổi Ngài mới viên tịch. Trong khoảng 45 năm này, Ngài là Hữu dư y. Còn Bakula đang đi bị con bò húc bên hông, ông chết liền, ông đắc chứng Đạo Quả là Vô Dư y, không có dư sót để nương nhờ. Vừa đắc Đạo Quả xong đi liền. Tuần trước sư nói, người đắc Hữu dư y Niết Bàn là còn mang thân nghiệp báo chưa hết. Như Đức Phật còn bị rớt xuống chảy máu chân làm mủ, ông Jivaka là lương y cạo mủ Ngài ra; hai nữa là Ngài bị thọ bệnh kiết lỵ, 3 tháng trời Ngài cạn luôn. Như là Ngài Mục Kiền Liên, Ngài đắc Đạo Quả, nhưng tới chót Ngài cũng bị 500 tên kiếp bằm thịt Ngài luôn. Nên cẩn thận. Người vừa đắc đạo xong, tịch diệt luôn, người đó hoàn toàn Vô dị thục quả. Không còn dị thục quả dư sót. Hữu dư y, còn dư y mình không biết quả dị thục mình trổ lúc nào. Mình thấy các vị mình giật mình. Cakkhupala – Hộ Nhãn, Ngài đắc chứng Đạo Quả xong nổ luôn 2 con mắt liền. Từ ngày đắc chứng đạo quả A La Hán tới lúc viên tịch sống trong tăm tối mù mịt. Ngài về thăm Đức Phật. Ngài ở chùa Kỳ Viên, được chư Tăng bố trí cho một tịnh thất để sáng ở đó tới chùa Kỳ Viên gần, tới đảnh lễ Đức Phật, trong khi Ngài mù không thấy. Ngài đi kinh hành, đạp con chuột dưới đất, chư tăng vô méc Đức Phật, Cakkhupala đạp dẫm con chuột chết dữ lắm. Đức Phật nói “Ổng không có tác ý nữa”. Tại vì Ngài đắc A La Hán hữu dư y, còn dị thời nghiệp. Do đó, tiếp tục, Ngài vẫn trải qua, trả những gì còn dư sót. Do đó, khi tới Niết Bàn, người tới mức cuối như Đức Phật nằm trên tảng đá tại vườn Kusinara Ngài nhập liên thiền sau đó Ngài viên tịch Niết Bàn, lần đó lần cuối cùng lúc 80 tuổi thì Ngài vô dư y. Còn Hữu dư y Ngài trải 45 năm nữa. Có một lúc, cái làng Ấn Độ mà Ngài đi tới không có lương thực, cả làng đói hết. Ông nuôi ngựa thấy thương Ngài, lấy thực phẩm Ngựa ăn đem lên cho Ngài dùng, chư Tăng dùng. Đại đức Mục Kiền Liên nói “Đức Thế Tôn cho con, con dùng thần thông, một tay phải đưa hết chúng sanh qua, một tay trái lật quả địa cầu lại, lấy phần dưới của quả địa cầu màu mỡ đất đai còn phì nhiêu, bỏ chúng sanh vô, ăn. Đức Phật nói, những thời gian sau khi Như Lai đi, Mục Kiền Liên đi, chư Thánh tăng đi, chư Tăng phàm tăng còn lại rơi vào trạng thái đói khát người ta tới gõ cửa chư tăng làm không được thì lúc đó sao? Đức Phật Ngài không cho, thì Đức Phật và chư Tăng phải trải qua đói chung với dân làng. Vẫn là Hữu dư y. Thiện -> Pháp Thiện Thiện thông thường gọi là Pháp thiện. Thập thiện nghiệp lực có : Thập phúc hành tông, Thập thiện nghiệp lực. Còn cái thứ hai. Cái thiện Phật tử làm là pháp toàn thiện giải cứu ta, giải cứu người -> Pháp Ba La Mật. Chữ Paramitta, người Trung Hoa nói chữ r không được, do đó họ đổi thành chữ ‘l’. Paramitta = Đáo bỉ ngạn (Đáo = Đến; Bỉ = An vui; Ngạn = Bờ sông) = Đến bờ an vui, thoát khổ. Ta giải cứu cho ta trước, ta giải cứu cho người sau. Với hạnh nguyện đó, ta gọi người đó là Bodhisatta = Bodhi - Bồ Đề, satta – tát đõa = Bồ Đề Tát Đõa, họ bỏ chữ Đề, và chữ Đõa, gom lại là Bồ Tát. Nhưng nó không có nghĩa, mà phải dịch bodhi = Giác ngộ. Satta = Loài hữu tình. Họ hết lầm mê rồi, nhưng họ chưa giải thoát, họ mới ý thức giác ngộ từ trong ý niệm thôi. Ta gọi là bậc Giác hữu tình, tức là chúng sanh có ý thức giác ngộ được gọi là Bồ Tát vì họ đang hành Ba La Mật với các pháp toàn thiện. Thiện thông thường với Thiện toàn thiện, chọn cái nào? Nếu thiện thông thường thì có 2 quả báo: Nhân – Thiên. Thiện toàn thiện thì có 3 quả báo: Nhân – Thiên – Giải thoát. Chưa đến sự giải thoát, giác ngộ, có được 6 điều/ 6 quả phước báu: 1. Có tuổi thọ đầy đủ (Āyusampadā): Người hành Ba La Mật, họ sanh ra kiếp nào cũng đầy đủ tuổi thọ (của kiếp đó). 2. Nhan sắc đầy đủ (Rūpasampadā). 3. Sanh trong dòng giống cao sang (Kulasampada). Thời Ấn Độ xưa có 4 dòng giống/ giai cấp: a. Sát Đế Lỵ (Dòng vua) - Khattiya b. Bà La Môn (Giáo sĩ) c. Thương buôn d. Nô lệ Kiếp chót của Bồ Tát Chánh Đẳng Giác chỉ sanh 2 dòng Sát Đế Lỵ & Bà La Môn. 4. Danh vị/ Tước vị đầy đủ (Issariyasampadā). 5. Công chúng kính trọng (Ādeyyavacanatā). 6. Có đại uy lực (Mahānubhāvata) : Không có gì sợ hãi/rụt rè, kiên tâm. 6 quả phước báu này gắn liền với người hành Ba La Mật. Khi hành Ba La Mật, có 4 bậc: 1- Bậc Chánh Đẳng Giác, có 3 bậc: a. Bậc trí tuệ : 20 A Tăng Kỳ & 100.000 đại kiếp bổ túc. b. Bậc tinh tấn: 40 A Tăng Kỳ & 100.000 đại kiếp. c. Bậc đức tin: 80 A Tăng Kỳ & 100.000 đại kiếp. 2- Bậc Độc Giác: Thời kỳ không có Chánh Đẳng Giác & Thinh Văn Giác. 3- Bậc Thinh Văn Giác: có 2 cách chia. a. Có 2: i. Đại Thinh Văn ii. Thinh Văn b. Có 3: i. Chí Thượng Thinh Văn, có 2 vị, bên hữu đại trí tuệ, bên tả đại thần thông, Thời gian tu 1 A Tăng Kỳ trở lên ii. Đại Thinh Văn, mỗi vị Phật khác nhau, Phật Gotama có 80 vị Đại Thinh Văn, từ 100.000 đại kiếp tới 1 A Tăng Kỳ iii. Thinh Văn thông thường : 1250 vị Thiện Lai Tỳ khưu, không có gì xuất sắc (???). Thời gian tu 1000 kiếp thường. 16 pháp Ác ma không có 1. Xả Thí 2. Trì Giới 3. Ly Dục 4. Trí Tuệ 5. Tinh Tấn 6. Nhẫn Nại 7. Chân Thật 8. Chú Nguyện 9. Từ Ái 10. Hành Xả 11. Trí Tuệ thấy được ngũ căn. 12. Trí Tuệ thấy rõ Thụy Miên phiền não (có 11 pháp trị). 13. Trí tuệ liễu tri vận hành thắng trí. 14. Trí tuệ vận hành đại bi lực 15. Trí tuệ toàn giác liễu tri Pháp Hành (pháp hữu vi, saṇkhāra: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã). 16. Trí tuệ thông suốt các pháp hiệp thế & Siêu thế. Ác Ma chỉ có Hiệp thế thôi. Ác Ma không hành Ba La Mật. Người hành Ba La Mật, đệ tử Đức Phật là con đường thoát Ác Ma quản lý. Người không hành Ba La Mật là trong quản lý của Ác Ma. Do đó, phải hành Ba La Mật rốt ráo, nỗ lực, tận cùng, không dễ duôi, không giãi đãi được. |