patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu buổi học |
patthana.com xin tri ân cô Hồ Thị Vui chép lại lời giảng của Sư Sán Nhiên. |
---|
Lớp Phát Thú 8 09/04/2022 Ngài Tịnh Sự, Ngài dạy về Abhidhamma lâu lâu Ngài hay khôi hài chút, hay Ngài hay pha trò chút, Ngài nói riêng với Sư lớp học hồi đó cô Năm Hồng Bàng, cô Bảy Vĩnh Phúc, lớn tuổi đầu bạc hết trơn, do đó lâu lâu Ngài cũng hỏi han, sau khi lớp học tan, đi về, còn lại 2 thầy trò với nhau, Ngài nói “lớp học nó khô quá do đó tui phải có chút xíu khôi hài, giống như lên dốc mà không đủ nước máy hay nhớt thì máy nó hay bị cháy máy”.Ở đây Sư thấy mình học đây chia 2 phần: Già thì phải cho khôi hài chút cho tỉnh, Trẻ mình phải khôi hài không họ ngủ hết. Thành ra, quý Phật tử có nhận xét lớp học giỡn vui, Sư cũng hoan hỷ, Sư chia sẻ. Tại vì, thật ra, mình học Pháp này rất là khó, nó khô lắm, nên nó đòi hỏi các học viên phải tập trung dữ lắm, phải nghe đi nghe lại. Có những cái Sư không diễn tả hết trong lời nói, nhưng cách Sư viết trên bảng, phối hợp lại trong lời nói, sau khi nghe lại mình nghiệm ra được ý nghĩa chính. Thành ra, khi Sư chia sẻ, có đôi chút có hơi khôi hài. Thứ hai, lớp học mình giống như gia đình nó mới có sự thân mật, mình mới chia sẻ sự học có sự hưng phấn hơn. Quý Phật tử hoan hỷ nha. Sư nói tới 7 Giai Đoạn của Phát Thú: 1- Giai Đoạn Liên Quan (Paṭiccavāra) 2- Giai Đoạn Câu Sinh (Sahajatavāra) Trong năm tới Sư sẽ xây dựng Phật Học Viện ở đây, với 2 Building nữa, Sư sẽ xây, xây thêm 2 Building nữa. Bây giờ đang vẽ, xin phép, nếu thành tựu từ đây tới cuối năm mình xây 2 Building, một là Thiền Đường, 2 là Tăng Xá cho các học viên họ tới lưu trú ở đây họ tu. Tại vì bên đây cơ sở mình 2 tòa nhà không đủ. Trong năm nay đang vẽ họa đồ với xin giấy phép. Trong năm tới mình sẽ xây 2 tòa nhà. Sư nói các quý Phật tử phải cố gắng, mình có Tam Tạng, mình có Chánh Pháp mình cố gắng lấy mình đọc, đọc mỗi ngày 5 câu 2 chữ gì đó. Mình cố gắng mình đọc, vì cái đó phước cho mình dữ lắm, đừng bỏ qua sách kinh, không lấy làm thờ phượng hay sách kinh không để trong tủ mà lấy ra đọc. Hồi xưa, các quý Phật tử thấy mà thương Ngài, Sư hồi đó học, bộ Tam Tạng giờ Sư có, hồi đó Ngài có, Ngài lấy cái đó làm nền tảng. Ngài muốn dạy Sư, Ngài cũng lấy ra cắt nghĩa đọc cho Sư hiểu, chỉ dạy Sư cách dịch thuật Pali, tiếng Thái, Pali – Thái ngữ. Pali- Thái là quyển màu cam có hình con voi, còn Thái ngữ quyển màu xanh, Sư có. Khi có 3 vị Sư tới cùng học với Sư, tức là 2 vị nữa với Sư. Ngài nói “Chết cha, mấy ông không có sách mà đọc ha” Ngài đi xuống dưới bếp, Ngài không nói gì hết, lấy con dao lên, quyển sách Tam Tạng đó, Ngài cắt làm 3 “Ông đọc quyển” “Ông đọc quyển” “Ông đọc quyển”. Sư rúng động liền. Ngài không có gì để làm của làm cải hết, lấy dao cắt ra “Mấy ông đọc”. Không có ngừng, tức là Ngài muốn cho mình học liên tục. Vì ông này phải chờ ông kia đọc xong. Ngài không, mấy ông cắt ra. Sư nói “Ngài đừng cắt” –“Không, sách đọc mà chứ đâu có gì đâu”. Ngài la sư cái, lấy dao rọc 3 cái , mỗi ông một phần một phần vậy đó. Học chút xíu đổi qua ráp lại. Do đó, Sư cảm động lắm. Thứ hai nữa, năm đó 80 -81, lúc đó không có tiền, nghèo khổ lắm. Sư học trên lá chuối mà. Ngài lấy cái dao Ngài rọc lá chuối, lấy lá chuối cho Sư học, 214 bộ chữ Hán trên lá chuối, Ngài để cái giỏ, rồi Ngài mài mực, mực Tàu, rồi Sư cầm cọ sư viết. Hồi xưa bút lông cọp cọ. Viết xong xuôi, giấy mực Tàu còn ướt, lấy cục đá dằn lên. Nó khô, bỏ xuống cái giỏi dưới chân, tới cuối giờ cầm cái giỏ đem xuống cho cô Tư nấu lửa, lấy cái lá chụm lửa chứ không bỏ. Lúc đó, 80-81 nghèo lắm, Sư đâu có giấy học, những cái giấy này đâu như bây giờ các học viên bây giờ có đâu. Ngài dắt Sư ra tiệm thuốc Bắc, ở Ngã sáu Cây Gõ đó, Ngài dắt tới. Mấy thuốc hoàng tán bọc sáp vàng, bóp lột thuốc ăn, Ngài giữ 2 miếng sáp lại, thành một cái giỏ, tới bữa sáng đó Ngài kêu “đi với tui, tui ra ngoài tiệm thuốc Bắc tui hốt thuốc”. Đi với Ngài. Ngài kêu đổ vô bọc, đổ vô thùng, bỏ trong bọc. Sư nói “Bạch Ngài, cầm cái bọc này đi đâu?” – “Đi ra ngoài tiệm thuốc Bắc với tui”. Ra tiệm thuốc Bắc gặp ông chủ nói “Ông Thầy tui có bịch thuốc sáp này nè, tui đổi ông bớt cho tui bao nhiêu tiền thuốc Bắc được không?” - “Ông cần tui cho ông thêm nữa chớ, cái này tui đâu có xài được đâu”. Ngài trữ lại. Không đổi được bọc sáp đó. Ngài ngó qua một thùng, ổng để trong góc, Ngài hỏi : “Ông có xài mấy cái giấy tờ trong thùng đó không?” Lặt mấy cái áo nhang mẹ Quan Âm, hiệu áo nhang bọc giấy kiếng, Ngài tinh mắt lắm, hỏi: “Mấy cái giấy đó có xài không?” – “Không, ông Thầy muốn lấy không? Cho ông Thầy đó”. “Cho tui đi. Cho tui đi”. Ổng đổ vô bọc, đưa qua Sư, Sư mang về, trên đường mang về “Ông lấy cái đó ông học đó!”. Lấy cái giấy đó học. Sư học trên giấy áo nhang, chứ Sư đâu có sách vở này đâu. Mà đối với kinh tạng, sách vở, Ngài rọc cắt. Ngài đánh máy cho thầy Chánh Pháp, đánh máy bằng rồi quay video, tối cô Tư phải lên gác, tại sợ bị bắt. Tối quay, rồi sáng cổ đóng cái đinh, may chỉ, chứ đâu có đóng bìa sách này được. Ở nhà đóng. Bữa đó, Ngài đi ra tiệm thuốc Bắc, nó gói thuốc Bắc cho Ngài, xong xuôi Ngài về uống thuốc Bắc đem cô Tư sắc mấy thang mấy thang vậy đó. Mở ra, giấy của Ngài đó. Ngài buồn, Ngài ngã bệnh “Ông thấy không, mình không có tiền mình ăn, mình để dành tiền để quay in kinh sách cho Phật tử học mà bây giờ họ không học đem bán kí lô. Giờ gói thuốc Bắc lại cho tui” Đọc vô “Căn Song, Uẩn Song, Giới Song,… ”bộ Yamaka thứ 6. Ngài buồn, Ngài bệnh. Sư trải qua những thời thăng trầm Ngài khổ, năm 80-81 với Ngài, thương Ngài lắm. Ngài hết lòng vì Phật Pháp thôi. Học, sách vở nào Ngài cũng đáp ứng hết, Ngài không có tiếc. Mà không bao giờ. Ngài nhịn ăn nhịn uống nhưng không bao giờ Ngài tiếc sách vở. Phật tử mà cần sách, muốn có sách, Ngài phải làm, cái đó, ngày hôm nay Sư chỉ noi theo thôi. Sư làm theo những gì Ngài đã làm. Chứ không có gì riêng tư của Sư mới hết. Mình thấy, công đức của Ngài lớn lao lắm. Vāra = Thời kỳ, giai đoạn. aṃ đọc là “ăng”, âm nó dài hơn, cái này là trường âm. Thí dụ “taṃ” đọc là “tăng”. Am đọc là “ăm” ṭ đọc giọng nặng, như giọng Huế vậy đó. Nếu không chấm chân thì đọc giọng nhẹ. Nếu chữ a không có dấu huyền ở trên, ā là trường âm đọc à, a là đoản âm đọc á. 7 Giai Đoạn Phát Thú: 1- Giai Đoạn Liên Quan (Paṭiccavāra) 2- Giai Đoạn Câu Sinh (Sahajatavāra) 3- Giai Đoạn Duyên Sinh (Paccayavāra) 4- Giai Đoạn Y Chỉ (Nisayavāra) 5- Giai Đoạn Hỗn Hòa, có chỗ trong Chánh Tạng Sư để Hỗn Tạp (Saṃsaṭṭhavāra). Điểm này chúng ta lưu ý chút xíu, chỗ này Ngài dịch Tương Tạp. Nếu quý Phật tử coi Chánh Tạng bổn cũ Ngài viết ra Ngài dùng “Tương Tạp”. Tại vì sao? Ngài dùng cái đó, xuống dưới giai đoạn thứ 6 là Giai Đoạn Tương Ưng. Nó trộn lẫn nhau, giống như mình đổ Sương xa, mình nấu rau câu lên. Hồi đó mẹ Sư nấu sương xa chia làm 2, một người giữ lon cà phê, một người giữ lon sữa. Rau câu thì trắng tinh, bên đây đổ một muỗng sữa vô, bên kia đổ muỗng cà phê vô, chút nữa thấy nó hoa văn đỏ đỏ vàng vàng. Cái đó là Hỗn hòa, nó trộn lẫn với nhau. Chữ “Hỗn Hòa” “Hỗn Tạp” nó có khi ổn định, trộn lẫn với nhau mà ổn định, có khi nó phức tạp lắm, nó có nhiều thứ vô trong đó. Do đó, Sư dịch phần này trong bộ Pali Từ điển, họ cho rằng đây là Hỗn Hòa, Hỗn Tạp sát cận từ nghĩa Saṃsaṭṭha này hơn. Còn nếu Tương Tạp thì nó không có, trong bộ từ điển đó. Cái này Ngài nghĩ như vậy. Trộn lẫn nhau, nó không có hòa. Cơm chiên Dương Châu nó trộn, nhưng đâu ra đó, mình muốn lựa ra mình lựa. Chỗ này nó hơi khác trong phần bản cũ của Ngài Tịnh Sự Ngài dịch là Tương Tạp. Nó không thành một khối với nhau. 6- Giai Đoạn Tương Ưng (Sampayuttavāra) = Hòa trộn. Sữa với Cà Phê hòa nhau là Tương Ưng, thành một khối với nhau, quấy ra, tí mình tách không được. Chữ Sampayutta khác chữ Saṃsaṭṭha. Mình phải hiểu nghĩa đó. Khi hiểu nghĩa đó, mình mới vô chi pháp, mình mới hiểu được chi pháp hiển bày với tác dụng của nó. 7- Giai Đoạn Vấn Đề (Pañhavāra). Đây là 7 bước diễn tiến mà trong cuộc đời của mình, trong sự tu tập của mình hay trong mọi sự việc xảy ra trong đời sống này. Giải quyết một vấn đề gì đó, thí dụ giờ mình bị bệnh: Vấn đề: Bệnh >> Bệnh là chuyện bình thường, nhưng vấn đề “Bịnh” này nó có nhiều chuyện phức tạp trong đây: Nan y, giải quyết, cách chữa trị, những vấn đề này được nêu ra. Bệnh>> Muốn biết rõ Bệnh gì? Nan y là bệnh có lâu rồi, nhiều năm nhiều tháng, bao nhiêu thời gian rồi, mà không hết, chữa trị chạy đủ thứ cách. >> Giải quyết sao? Có điều kiện để giải quyết không? Có điều kiện để chữa trị nó không? Những vấn đề này, mình muốn giải quyết vấn đề đó, mình phải đi từ trên xuống dưới (bước 1-> bước 7). Tất cả: Chuyện nhà của mình, chuyện đời sống của mình, chuyện riêng tư của mình hay chuyện sinh hoạt tập thể chung với nhau đều có 7 bước như vậy hết. Hiểu chưa? Chứ không riêng dành cho Vipassanā không, không phải chỉ riêng dành cho phần tu thiền Minh Sát Tuệ của mình không. Do đó, trong cái 22 Tam Đề và 100 Nhị Đề Phát Thú nó có 7 Giai Đoạn này. Mỗi cái mỗi cái. Quý Phật tử thấy: Tam Đề Thiện: Kusala tika mà một quyển như vậy. Còn 21 Tam Đề còn lại là quyển thứ 2, Phát Thú phần 2. Nên Ngài đặt vấn đề trọng tâm Thiện – Bất Thiện, Quả báo của Thiện – Bất Thiện rất nhiều. Ngài xoáy mạnh vào cái đó là điểm chính. Nếu quý Phật tử đọc, quý Phật tử phải nghiệm ra “Tại sao Ngài 1 quyển thôi”. Thành ra, mình mới nói “Tại sao đức Phật xoáy 1 Tam Đề Thiện là một quyển?” Đó là Sư dịch nguyên trong Chánh Tạng đó, mà đó là những gì Ngài nói nguyên như vậy với chư Thiên trên cung trời Đao Lợi cho mẹ của Ngài và chư Thiên nghe. Một quyển này nè, Phát Thú phần 1 mà Ngài nói một Tam Đề Thiện thôi, kinh khiếp không? Có chút xíu đằng sau Tam Đề Thọ Sư bỏ vô chút xíu đằng sau thôi. Một quyển vậy này nè là Tam Đề Thiện, Ngài xoáy trọng về Thiện, Bất Thiện và quả báo của Thiện, Bất Thiện nhiều lắm. Quyển thứ hai. Hai quyển này đâu xê xích bao nhiêu trang đâu, nó cũng như 9 với 10 thôi mà 21 Tam Đề còn lại nằm trong này (quyển 2). Như Tam Đề Thina tika Ngài nói có 1 trang, tức là trên chư Thiên cung trời Đao Lợi, Ngài nói một thoáng thôi. Tức là Ngài không muốn nói tới những pháp xấu làm cho con người, chúng sanh nghe tới bị gợi nhớ hay ám ảnh mà Ngài muốn nói những pháp Thiện, pháp tốt, để chi? Mình nhắm tới, hướng tới điều đó thôi, chứ đừng nhắm tới những điều xấu, những điều mình đã trải qua, buồn phiền không được an vui, không được thích thú. Chư Thiên không bao giờ nghe những điều xấu hết. Chư Thiên toàn là họ nghe những điều tốt không. Khi Ngài chưa thành Phật, Ngài ngồi dưới cội bồ đề, cội cây đa thôi, chứ đâu phải cây Bồ Đề, sau khi thành Phật thì cây đó được đổi tên là cây Bồ Đề. Thì, chư Thiên ở quanh Ngài, thấy Ngài tu hành chư Thiên hoan hỷ lắm, hoan hỷ vô cùng, nhưng tới khi Ác Ma đem binh ma tới là những thứ xấu xí, ghê gớm, chư Thiên bay hết, bỏ chạy hết. Ngài ở lại với Ba La Mật thôi. Quý Phật tử phải cẩn thận. Mình để ý. Đức Phật Ngài tế nhị lắm. Ngài sensitive lắm. Ngài nhẹ nhàng lắm. Ngài nhạy cảm cái đó. Ngài giảng Pháp, Ngài đọc trọng tâm Thiện, Thiện nhiều. Đừng nghĩ tới Bất Thiện nữa. Trong đời này, ai cũng có sai lầm, lầm lỗi, những sự sai trật hay lỗi lầm mình tạo ra trong quá khứ, giờ mình biết Phật biết Pháp rồi thì mình phải nhắm tới, nghĩ tới con đường Thiện thôi, chứ đừng nghĩ tới điều Bất Thiện. Và cũng không có nói người khác nữa. Không nên nói người khác. Thì nó vui hết, an lạc hết. Nên Đức Phật Ngài đặt cái Thiện lên hàng đầu. Chút nữa Sư sẽ mổ xẻ tiếp tục. Từ đây, bắt đầu mình đi vô phần Phát Thú, trọng tâm của nó, Sư sẽ triển khai nhiều hơn, đầy đủ hơn. Để Sư trở lại. Khi chúng ta giải quyết vấn đề gì, bất cứ vấn đề gì xảy đến cho ta, ở ngoài đời, ngoài xã hội, trong gia đình, bạn bè hay trong sinh hoạt, chỗ làm ăn hay chỗ sinh hoạt cá nhân, thì mình phải đi qua 7 bước này. Luôn luôn. Thường xuyên. Mình đi thận trọng. (1) Đầu tiên, vấn đề đó, mình coi tính chất liên quan của nó. Như người điều tra viên, khi có chuyện gì xảy ra họ đi lối xóm trước “Bà có nghe tin đó không? Có biết chuyện đó không? Bà hiểu trường hợp đó xảy ra như thế nào không? Vào lúc nào? Bà có biết không?” – “Không. Tôi không biết, tôi ngủ tôi không hay”. Thí dụ vậy. Thì họ phải đi tìm các tính chất liên quan của vấn đề đó trước. Thí dụ, khi người ta nói bệnh đó thì Sư biết tính chất liên quan của vấn đề đó liền: Ăn đồ seafood nhiều quá nó tạo chất vôi, nó tạo xương, làm nhức mình mẩy, thì mình hỏi tính chất liên quan liền. => Giai Đoạn Liên Quan mình có thể gọi là Tư Tiền. (2) Còn Câu Sinh là cùng sanh lúc đó. Diễn tiến của câu chuyện đó, vấn đề đó nó câu sanh, diễn tiến cùng lúc đó, mình phải hiểu nó như thế nào. => Câu Sinh là Tư Hiện, đang hiện bày, đang sanh ra, cùng sanh với mình đó. (3) Duyên Khởi/ Duyên Sinh là: Do cái gì sinh ra? Có Yếu tố gì? Có cái gì tác động nó không? Có tác nhân đó không hay có kích khởi nó không để nó phát nổ? Trong giáo án Sư soạn, khi Hòa thượng Minh Châu hỏi “Soạn giáo án đi”, Hòa thượng Thanh Từ nói “Tôi không soạn, tôi làm cố vấn”, Hòa thượng Từ Nhơn “Tôi không soạn, tôi làm cố vấn”, hỏi Hòa Thượng… “Tôi không soạn, tôi làm cố vấn, hỏi qua tới Sư, lúc đó họp 5 người “Đại đức Sán Nhiên, soạn giáo án đi”. Sư nói, Dạ, để Sư làm vậy đó. Hòa thượng nói “Cho xin tờ giấy” Hòa thượng chụp tờ giấy đưa qua cho Sư, Hòa thượng ngồi đầu bàn, Sư ngồi dưới đây “Soạn đi!”. Bắt đầu Sư viết, 4 câu : 1- Xuất Xứ, 2- Duyên Khởi, 3- Chánh Kinh, 4- Kết Luận. 7 Giai đoạn Sư làm 4 cái thôi. Bài kinh nào cũng vậy, phải có Xuất Xứ, Đức Phật thuyết bài pháp này, Đức Phật thuyết bài kinh này ở tại Kỳ Viên hay tại Trúc Lâm, ở tại nơi nhà ông Cấp Cô Độc hay tại đâu, phải có Xuất Xứ, có gốc tích, có cơ sở rõ ràng, chứ không không nên nói. Rồi, Duyên và Khởi nào, Nguyên tố, nguyên nhân, kích khởi nào, kích động nào làm cho Ngài nói bài pháp này? Rồi bắt đầu vô Nội Dung gọi là Chánh Kinh. Nó gồm 7 phần, 8 phần, 2 phần, 6 phần,… . Kết Luận: Sau khi nghe ông Bà La Môn trở lại Chánh Kiến đưa tới trạng thái giác ngộ, đưa tới Đạo Quả, còn hội chúng thì hoan hỷ, tín thọ nhận lời, … Đó là xong một bài kinh. Soạn giáo án là vậy đó. Thành ra khi Hòa thượng Minh Châu đưa tờ giấy cho Sư, Sư viết, Sư đưa lại Hòa thượng, Hòa thượng nói “Ở đâu?” Sư nói “Mahachulalongkorn”. Hòa thượng nói “Được. Làm đi”. Từ đó, Sư bắt đầu soạn giáo án, Sư soạn giáo án cho trường Phật học, cho Tăng ni học. Cái đó là mình đi giải quyết vấn đề. Thì mình phải có Duyên Sinh – Duyên Khởi, nó có điều kiện giống như tại sao nổ? là ngòi nổ nó nằm trong đây. Trái lựu đạn nó nổ, là tại sao? Nó có ngòi nổ! Nếu Sư chích cái nòng vô cái ngòi nổi hay giựt cái chốt ra là coi như nổ. Thì coi như vấn đề nó bùng nổ ra. Duyên Khởi – Duyên Sinh phải có. Y Chỉ = Nó nương vào đâu mà nó phát sinh cái này ra? Nó ỷ lại hay nó có điều kiện? Tại sao nó gây gổ? Nó nương vào cái gì nó gây mình? Nó lấy cái gì mà nó ăn hiếp mình đây? Nhứt thân = Mình dựa vào quen biết, cha tui, ba tui, dượng tui cậu tui “Mi biết ta là ai không?” Nhì thế Tam quyền = Người này có chức. Tứ chế = Chế độ Cái đó nó y chỉ. Mình phải tìm vấn đề này nó nương cái gì? Nó lợi dụng chỗ nào? Nó cậy vào chỗ nào mà nó phát ra? Mình phải tìm cái góc đó nữa, thì mình mới giải quyết vấn đề dứt gọn nó luôn. Nếu quý Phật tử không đi sát vô. Cái này là Trí tuệ Đức Phật thôi. Trí Tuệ Đức Phật Ngài tuyệt vời lắm. Do đó, Ngài lập 7 Giai Đoạn liền. Giải Quyết 1 vấn đề là 7 bước, bất cứ vấn đề gì. Trí Tuệ Ngài lược qua 7 bước liền. Nó có những sự trộn lẫn, sự hòa trộn hay kích động, xen lẫn vô, nó có những cái /ba dzớ/ trong đó không? Quý Phật tử nhớ có lần sư nói Nghiệp tạo tác 1 thành 4 không? (1) Người tạo tác (2) Người giúp đỡ (3) Người đốc thúc (4) Người hoan hỷ 1 x 4 = 4 bằng nhau hết, không có cái nào cao thấp. Quý Phật tử thấy: Một người làm thiện, mà mình hoan hỷ việc làm thiện đó là Tùy hỷ công đức Anumodāna. Khi người ta làm bất thiện mà mình cũng hoan hỷ thì mình cũng đồng Nghiệp với họ. Ở đây, nó có tính chất Hỗn Hòa, Hỗn Tạp trong này. Có người đốc thúc không? Nó cũng trộn lẫn vô. Lúc 2 bên đang gây gổ nhau nó xen kẽ vô, nó hò hét trong đó, nó đốc thúc vô “Quánh nó đi!Quánh nó đi!” bắt đầu mình sôi máu lên, mình làm chuyện sai trật đi. Anh Hỗn Hòa này là một yếu tố rất nhỏ nhưng nó len lỏi rất là sâu sắc, quý Phật tử phải để ý. Nên trong Giai Đoạn Hỗn Hòa/ Hỗn Tạp nó có nhiều chi pháp lắm, nhiều chi tiết lắm. Mình đọc cho kỹ mình thấy nó cũng đầy đủ. Nên quý Phật tử đọc cho kỹ. Mình có phước là mình có Chánh Tạng, mình có Chánh Kinh, mình có nguyên bản, nguyên gốc, khi mình đọc, mình ngồi nghiệm từng tí từng tí. Hỗn Hòa là Người tốt người xấu nó xen kẽ nhau luôn. Vấn đề đó nó có 2 mặt luôn. Giai Đoạn Tương Ưng = Giúp đỡ nhau, Hòa trộn. Tới Giai Đoạn Vấn Đề hiện ra. Khi mình muốn giải quyết Vấn Đề này, có 2 cách: 1- Người ta giải quyết từ trên xuống dưới = Giai Đoạn (1) -> (7) 2- Có nhiều khi người ta đi ngược trở lên = Giai Đoạn (7) -> (1), đi tìm người đồng lõa trước, đi tìm vấn đề tương ưng, sự hòa trộn trước thì mối liên quan hiển bày. Chính chỗ phút cuối này, nếu đi từ dưới đi lên, thì nó sẽ trở thành Liên Quan Tương Sinh (Paṭiccasamuppada). Rất chính xác. Nên khi nói tới Liên Quan Tương Sinh phải nói tới Duyên Sinh – Duyên Hệ. Nó có mối Paṭicca mà mình phải nhìn thấy được cái đó để mình tu tập được đó, mà mình giải quyết được đó. Do đó khi hôm nay Sư muốn nói với quý Phật tử: Khi giải quyết một vấn đề, nó có 2 cách: Mình đi từ dưới đi lên, giống như Liên Quan Tương Sinh, đối với Đức Phật Ngài là Ngài đi từ dưới đi lên khi Ngài thấy hiện tượng Già, Bệnh, Chết là bắt đầu Ngài đi con đường Xuất Gia. Còn mình cứ làm Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, … mình cứ làm như thế và mình cứ đi tuần tự từ trên xuống. Còn cách Ngài Bồ Tát, các Ngài tu tập đi từ dưới đi lên, chỉ thấy một hiện tượng Già, một hiện tượng Chết, hay một hiện tượng Bịnh là họ thức tỉnh rồi, họ bắt đầu đi vào con đường tu tập liền, không để cho tới trạng thái Vô Minh duyên Hành,… họ cũng giảm bớt, hay là cắt đứt Nghiệp Lực hay Nghiệp Báo trong đời thì họ đi từ ở dưới đi lên. Đó là những Bậc Bồ Tát, những Bậc Thức Tỉnh. Họ có sự giác ngộ, sự tỉnh thức. Đó là Sư giải đáp 7 Vấn Đề === === === === Câu Thứ Nhứt Tam Đề Thiện: Thiện làm duyên cho Thiện Trang A2, 4 Giai đoạn Sư muốn nói hôm nay. Đó là Thời kỳ nào? 1- Bình nhật thời kỳ (Pavatti kāla): Khi ta làm việc thiện, hay nội tâm ta làm việc thiện, cái này là từ trong ý thôi. Lúc đó nó đang hiện bày tại lúc điểm đó, chứ không quá khứ, cũng không vị lai. Thiện làm duyên cho Thiện nó hiện bày trong thời Pavatti kāla, thời bình nhật, thời đang diễn tiến, thời đang hiện bày ra, chứ không phải quá khứ cũng không phải vị lai. Thí dụ, quý Phật tử muốn làm việc thiện, Xả thí, hay muốn ngồi trì giới, ngồi thiền,.. trong Thập phúc hành tông, thì tư tưởng khởi lên trước “Ta muốn xả thí”. Ngay lúc đó, Tâm khắng khít với việc xả thí đó, tính tới việc xả thí đó, thì đó là pavatti kāla, chứ không phải quá khứ. Tâm tư mình đang suy tư nghĩ tới việc xả thí thì pavatti kāla là điểm đó. Việc Thiện này làm từ nơi thời hiện tại. Sư có cắt nghĩa, trong phần Duyên Sinh – Duyên Hệ chỉ có 2 thời thôi: (1) Pavatti kāla: Thời Chuyển Khởi/ bình nhật/ đang hiển bày trước mắt (2) Paṭisandhi kāla: Thời Tái Tục/ Tái Sinh. Hồi xưa Ngài dịch là Tái Tục là tiếp tục tiếp nối từ đời này tới đời sau, từ đời trước tới đời sau, nhưng trong từ điển Pali thì kêu là Tái Sinh. Tức là thời này đi tục sinh hay thời sinh trở lại. Ngay sát-na tái sinh thì lúc đó đi Tục Sinh. Sau khi Tục Sinh Tâm Tử (Cuti citta) = thời chết, Tử này là Tử của một kiếp sống chứ không phải Tử của lộ trình tâm > Tâm Paṭisandhi citta = Tâm Tục Sinh/ Tâm Tái Sinh cho một kiếp sống mới. Hồi xưa Ngài Tịnh Sự dịch là Tâm Tái Tục. Bây giờ Sư xài Tâm Tái Sinh. Có đôi khi Sư xài Tâm Tái Tục, có đôi khi Sư xài Tâm Tái Sinh theo Pali Text Society (PTS) họ dịch, tức là qua một kiếp sống mới. Tức là, Tử liền Sanh không gián đoạn một xen kẽ nào hết. Do đó, khi mình đi tới một lộ trình tâm, khi qua tâm Paṭisandhi citta là Bhavaṅga citta (Tâm Hữu Phần, hồi xưa Ngài dịch là Tâm Hộ Kiếp = Giữ gìn, bảo hộ kiếp sống của Danh Pháp; Sau đó Ngài điều chỉnh lại. Bhavaṅga = Bhava (hữu/ hiện hữu/ kiếp sống) + aṅga (chi phần). Bhavaṅga citta này có một vài chỗ trong Chánh Tạng, quý Phật tử đọc thấy là Vuṭṭhānā = Sinh Xuất, nó thuộc Vipāka citta (Tâm Dị Thục Quả). Bhavaṅga đều là Vipāka hết. Hữu Phần, Hữu Phần Vừa Qua, Rúng Động, Dứt Dòng hay Hữu Phần Khách đều gọi là Vipāka citta cả, nó thuộc Dị Thục Quả cả. Do đó, khi mình nói tới Lộ trình tâm ở đây, của việc làm thiện này, tức là phải của thời bình nhật. Nó phải trải qua giai đoạn đằng sau của những tâm này. Quý Phật tử phải nắm bắt chỗ này cho kỹ. Có một số ngày hôm nay họ bị confuse vấn đề 49 ngày. Họ lo lắng vấn đề 49 ngày phải lo cầu siêu. Thì Sư có giải thích trong Tập III, quyển III, chương V, Tổng hợp nội dung Vô Tỷ pháp, trang 149-150 – 152. (Cuốn màu vàng). Quý Phật tử sẽ giải đáp được hết tất cả cái này. Có một số người ta bị confused, ngay cả chư tăng, ngay cả những người xuất gia. Có kỳ Sư lên Trường Hạ Massachusetts, có quý Thầy nói là bên chư Tăng Nam Tông nói bên Bắc Tông tổ chức bày vẽ 7 tuần thất là để cúng dường không à, chứ không có cái gì hết. Cái Sư nói “Không. Mấy Sư nói vậy là không đúng. Có. Có ý nghĩa. Có 7 tuần thất, có giải thích đàng hoàng”. Các quý Thầy mới hỏi “Có sách không?” – “Có sách” . Mầy Thầy hỏi “Trang mấy?” Lúc đó Sư có nói ra mấy Thầy cũng không tìm ra nữa, vì không có sách, còn ở đây lớp học mình có. Và hiện nay, quý Phật tử có bộ Tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp mà Sư dịch, thì có, về lật lại. “Đó là nhóm người Trung Hữu Ngôn Kiến Luận họ cho rằng có một Thân Trung Ấm diễn tiến 1 kiếp sống nữa trong giai đoạn đó, do đó phải cúng 7 tuần thất. Nhưng họ cúng là gì? Bữa nay Chủ Nhật cúng, nghỉ 6 ngày, Chủ Nhật tuần sau cúng, nghỉ 6 ngày; Chủ Nhật tuần sau cúng. Có nghĩa là: Cho ăn 1 bữa, 6 ngày kia nhịn. Ông bà mình ngồi vậy. Quý Phật tử coi cái này, giải đáp được hết. Cái đó là có một nhóm Trung Ấm Ngôn Kiến Luận, họ đặt ra, họ suy nghĩ, nhưng cách giải quyết của nó không phải Phật dạy. Mình phải đọc, phải học, phải nghiên cứu cho kỹ, phá giải sự kiến chấp hay sự thấy sai chấp lầm của mình. Trong lời Phật dạy có nói. Do đó, nó có giải thích hết. Do đó, quý Phật tử phải nắm bắt được. Phần Thiện làm duyên cho Thiện không phải thời kỳ của Tâm Tử (Cuti Citta) nó không phải thời kỳ của Paṭisandhi kāla (Thời kỳ Tái Sanh/ Tục Sanh kiếp sống mới) Thời kỳ của nó là Pavatti kāla (Thời kỳ Bình nhật/ Thời kỳ đang chuyển biến/ Thời kỳ đang Chuyển Khởi/ Đang sanh ra diễn biến liên tục không gián đoạn). Khi quý Phật tử đứng trong Pavatti kāla nó khác trong Paccuppanna, nó khác Anagata, và nó khác Atīta. Thời gian chế định có : Atīta kāla (Thời Quá Khứ), Paccuppanna kāla (Thời Hiện Tại), Anāgata kāla (Thời Vị Lai) Pavatti kāla là Thời gian Siêu Lý, nó không thuộc loại Thời gian chế định. Quý Phật tử phải phân biệt được 2 thời gian đó. Trong phần Thiện làm duyên cho Thiện, Pavatti kāla là Tâm này phải diễn tiến liên tục, nghĩ tới Thiện, nghĩ tới Thiện, do đó nó thành tựu. Nó phải diễn tiến liên tục. Nó Chuyển Khởi mà. Thí dụ mình nói 2h15 nhưng không phải, 2h15 16 giây, 17 giây, nó tiến tiến, là Pavatti. Còn cái này (thời gian chế định): Thời Quá Khứ qua rồi, Thời Hiện Tại đang đứng đây, còn Thời Vị Lai chưa tới, sắp tới, nó có sự cố định, đứng một chỗ hay là xác định thôi. Khi ta nói tới Thiện thì chúng ta phải chia làm 2, bên đây là quý Phật tử biết rồi, Dasa kiriya puñña vatthu, nói về Thập phúc hành tông là nói trên một cái tổng quát, nào là: Xả Thí, Trì Giới,… nhưng nếu Sư đi về chi tiết, đi về chi pháp, cắt nghĩa với đầy đủ 7 Giai Đoạn này thì Dasa kiriya puñña vatthu này là một nhiệm vụ tu tập đầy đủ. Sư chưa có đủ điều kiện về thời gian với khả năng quý Phật tử ngày hôm nay để chúng ta lãnh hội được. Nên quý Phật tử nói tới dasa kiriya puñña vatthu không có nói đơn giản, sơ sơ khởi khởi, nói sơ sơ 10 tông chỉ, 10 phương pháp, 10 phương thức tạo ra phước báu. Phước báu là chi? Là những chi thay đổi tâm tánh ta từ xấu ra tốt gọi là puñña, phước, nên nhiều lắm. Chẳng hạn, 1. Xả Thí/ Dāna trong phần Tam Đề Thiện của Phát Thú nói chữ Xả Thú kinh khiếp lắm, nhiều ghê lắm. 2. Trì Giới: Người làm thiện sau khi xả thí xong, tuân thủ giới luật, thọ trì Bát Quan Trai trong phần Thường Cận Y Duyên của Tam Đề Thiện cắt nghĩa rõ ràng thì quý Phật tử sẽ thấy chi tiết, không có kinh sách nào có thể giải đáp nổi dasa kiriya puñña vatthu một cách sơ sài như vậy được với cái Phát Thú này. Do đó mình may mắn mình có phước là mình đọc Chánh Tạng đúng như lời Phật dạy. Mình học Phát Thú có 3 cách, 3 ý nghĩa: 1. Duyên Hệ : Giới thiệu 24 Duyên Sinh Duyên Hệ 2. Phân Tích : Phân tích nó ra 3. Trí Tuệ Đức Phật: Thấy trí tuệ Đức Phật giải thích rất sâu sắc. Mình học cái này đúng là Câu Sanh Nghiệp với Trí Tuệ Đức Phật được. Do đó, hôm nay Sư đi từng bước chậm. Cách Sư truyền đạt, Sư chia sẻ với các Phật tử nó tiếp nối. Nếu quý Phật tử không biết kỹ thuật đó, không biết cách của Sư quý Phật tử sẽ bị gián đoạn và bị mất khúc. Quý Phật tử phải review cái trước mới tiếp nối được cái này. Nếu quý Phật tử coi lại 63 bài Sư giảng ở Tâm Pháp, hôm nay Những kỷ niệm xưa đều post, những lúc Sư nói giỡn, hay Sư cười cũng là do Pháp hết. Sư không bỏ sót cái nào hết. Quý Phật tử phải nghe lại, phải kết nối nhau mới được, còn không quý Phật tử bị thất thoát rất nhiều. 3. Tu Tập Chút nữa Sư nói phần tuần trước Dassanena và Bhāvanā. Thế nào là Bhāvanā, thế nào là Dassanena mà đắc Sơ Đạo mà Ngài Tịnh Sự gọi là Sơ Đạo Đoạn Trừ, mà Sư dịch trong đây, Dassanena là Kiến Giải Đoạn Trừ. Mà Kiến Giải từ góc độ nào? Từ Chánh Kiến Bát Chánh Đạo, từ Chấn Tri Chước Kiến của Thập Phúc Hành Tông. Quý Phật tử thấy nó đi kết nối rất rõ trong tuần trước mà hôm nay Sư sẽ nói tới phần đó, quý Phật tử sẽ nắm bắt được. 4. Cung Kính 5. Phụng Thị/ Phụng hành 6. Thính pháp 7. Thuyết pháp 8. Tùy hỷ công đức 9. Hồi hước phước báu 10. Chân Tri Chước Kiến 10 BA LA MẬT 1. Xả Thí 2. Trì Giới 3. Ly Dục 4. Trí Tuệ 5. Tinh Tấn 6. Nhẫn Nại : Có 3 Nhẫn nại người lớn hơn mình, nhẫn nại người bằng mình, nhẫn nại người dưới mình. Trong 2 cái trên không bằng cái nhẫn nại dưới. Nhẫn nại với người thua mình, kém mình là cao thượng. 7. Chân Thật 8. Chú Nguyện 9. Từ Ái 10. Hành Xả Bây giờ ta mới bắt đầu phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện. Quý Phật tử đọc lại câu mà Đức Phật Ngài nói với Ngài Ānanda trong bài Mahāparinibbaṇa suttam, Đại Viên Tịch Niết Bàn. Ngài Ānanda nói: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn ra đi, chúng con lấy cái gì mà nương tựa? Lấy gì mà tu tập?” Đức Phật nói “Tự Thắp đuốc lên mà đi, lấy Chánh Pháp làm thầy, tự nương tựa nơi mình, tự xây mình làm hòn đảo lấy 37 phẩm trợ đạo/ 37 boddhipakkhiya ( 37 Đẳng Giác Phần) làm pháp hành không có nương tựa nào khác”chứ Ngài không nói Paṭṭhāna, Ngài không nói Dhammasaṅgaṇi, Ngài không nói Vibhaṅga. Ngài nói 37 Phẩm. Lấy 37 Phẩm làm Pháp Hành, lấy đó mà tu, lấy đó mà nương, lấy đó mà thực hiện, lấy đó mà đưa đến con đường giải thoát. Ngài Ānanda y giáo phụng hành, nhận lời, bắt đầu Ngài truyền ra. Do đó, quý Phật tử thấy, cái đó là cái chánh yếu, chớ không phải bất cứ cái nào hết. Nhưng những cái gì nó bổ túc cho 37 phẩm trợ đạo này, hay 37 Đẳng Giác Phần này, 37 đưa đến sự Giác ngộ này. Cái đó gọi là pháp Phân tích của Paṭṭhāna sẽ giải đáp chỗ đó. Khi ta nói hồi tuần trước, Sư nói phần Thân Niệm Xứ. Có 6 phần. Sách mới Ngài Pandita, mở trang 36. Nguyên Nhân Cận nhân, kāyadisatipaṭṭhāna là 2 từ kết hợp lại kāyadi + satipaṭṭhāna mình dịch ra là Thân Niệm Xứ. 4 Nền tảng của sự chú niệm = Bốn Niệm Xứ. Tại sao ở chỗ đó Ngài nói, tại sao hôm nay mình phải mổ xẻ, phân tích phần này để mình áp dụng được phần Thiện làm duyên pháp Thiện này. Với Phát Thú quý Phật tử mới ra được. Tuần trước Sư nói, riêng về Thân Niệm Xứ thôi: 1. 4 oai nghi 2. Hơi thở 3. Biết mình 4. Tứ Đại 5. 32 Thể trược (những phần ô uế/ uế trược/ bợn nhơ của sắc thân, gồm có 32: Tóc, lông, móng, răng, da,...) 6. 10 Bất Tịnh (Tử Thi hôi thúi, sình lên, chảy nước, chó gặm,...) Ở đây, 3 phần trên (1-3) phổ thông, ngày nay mình có thể làm Thân Niệm Xứ được. 37 Phẩm Trợ Đạo gồm: 1. Tứ Niệm Xứ 2. Tứ Chánh Cần 3. Tứ Như Ý Túc 4. Ngũ Quyền 5. Ngũ Lực 6. Thất Giác Chi 7. Bát Chánh Đạo Ở đây, Đức Phật nói mình có 37 Phẩm Trợ Đạo, 37 Đẳng Giác Phần này thôi. Trong Tam Tạng Kinh Điển, từ Tạng Luật, Tạng Kinh tới Tạng Vô Tỷ Pháp, Đức Phật nói chỉ có 37 phẩm này thôi, tu hành thực hiện nó một cách rốt ráo sẽ đưa đến Đạo Quả, đưa đến giác ngộ, đưa đến sự giải thoát. Chứ Ngài không nói cái gì nữa hết. Lúc đó, Ngài nằm trên tảng đá vườn Kusinara, Đại Đức Ānanda hỏi “Sau khi Thế Tôn đi chúng con nương tựa vào đâu?” – 37 Phẩm. Phẩm đầu tiên Ngài nói là Tứ Niệm Xứ. Nhưng trong quyển Ngài Pandita, Ngài nói Kāyadi là phần Thân Niệm Xứ , cái đó là cái mối, mình mới minh bạch nó ra. Mà Kāyadi này nó là một trong 4 nền tảng của Tứ Niệm Xứ, phải không nà? Mình nói lý do này sau. Chút nữa mình sẽ tìm ra được cái đó. Ở đây, nói tới Kāyadi. Kāyadi ở đây mình nói tới Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện là trong phần Biết mình. Biết mình làm cái gì, biết mình đang làm việc Thiện, Thiện này xài tâm gì? Mình sẽ ra được cái phần đó. Và chính cái đó là Thiện làm duyên cho Thiện với mãnh lực của Phát Thú, Duyên Sinh, Duyên Hệ, những Tác nhân/ yếu tố kích khởi, kích động hay những yếu tố trợ khởi phát sinh lên việc thiện này. Ở đây mình không nói tới oai nghi. Mình không nói tới Hơi thở, mà mình nói “Biết mình” Thì trong giai đoạn các Ngài: Ngài Kundala, Ngài Pandita hay Ngài Mahasi, hay Ngài Janaka khi nói tới phần biết mình, ngoài giờ oai nghi mình ngồi, thiền tọa, thiền hành, thiền trụ về giường nằm là thiền ngọa là 4 oai nghi. Còn ngoài ra, hơi thở là mình theo dõi vô và ra, lúc nào cũng vô và ra. Nhưng ngoài 2 yếu tố này ra (Tứ oai nghi & hơi thở) mình đánh răng, bước xuống giường, đi vệ sinh, đi tắm, ôm bình bát đi khất thực,… nó nằm ở phần biết mình. Các Ngài giải thích đó. Ở đây, khi quý Phật tử làm việc Xả Thí quý Phật tử phải biết mình làm gì. Vậy thì khi quý Phật tử làm Thiện làm duyên cho pháp Thiện, ở phần Thân Niệm Xứ là biết mình. Biết gì? Biết Xả Thí. Biết Trì Giới. Biết Tu Tập. Biết Cung Kính. Biết Phụng Thị trong “biết mình” mà trong cái Niệm. Chứ không phải mình làm với hình thức. Do đó, ở đây, hôm nay Sư ráp chữ Thiện làm duyên cho Thiện này với 9 Duyên trong trang A2 (Câu Sanh, Câu Sanh Hiện Hữu, Câu Sanh Bất Ly, Tương Ưng, Đồ Đạo, Quyền Lực, Trưởng,… . Tới phần Câu Sanh Bất Tương Ưng. Quý Phật tử phải thấy trong Tâm mình Câu Sanh với Xả Thí. Thiện với Thiện. Chứ không có Tôi, Ta trong đây, không có Tập khí. Mà muốn được cái đó, phải có Chánh Niệm. Vậy thì bắt đầu mình nói tới cái Niệm. Rồi mình mới nói tới làm việc thiện được. Chứ làm việc thiện mà không có Niệm là làm việc thiện không đúng, không có kết quả, không có thành tựu. Giờ ta đi qua phần Giải thích cái Niệm trước, rồi Thân ta hành động, rồi đi qua 3 giai đoạn Tư Tiền - Tư Hiện - Tư Hậu, chúng ta phải đi từng bước. Giải Quyết Liên Quan, Câu Sinh, Duyên Sinh, Y Chỉ nè mình lấy gì mình nương? Niệm có 4 ý nghĩa/ trạng thái hay 4 ý nghĩa của Niệm (Sati). 1- Trạng thái. 2- Phận sự. 3- Sự thành tựu. 4- Nhân cận/ nguyên nhân cận lân. Nhân cận có nhân cận trực tiếp và gián tiếp, quý Phật tử phải coi chừng, chứ mình nói một phía không được. Sư sẽ cắt nghĩa phần gián tiếp, nó cũng quan trọng lắm mà nó cũng là một yếu tố làm cho mình có niệm. Sư sẽ nói 2 phần, phần Chú Giải và phần Chánh Tạng. Sư nói phần Chánh Tạng trước, chút nữa Sư qua phần Chú Giải. Mình học cả 2 vế luôn. Nó nằm trong quyển Xanh, nó nằm trong quyển Đỏ chứ không phải quyển tập I, tập V. Trạng thái của sự niệm: Mình nhìn người có niệm hay không có niệm mình biết. Làm gì có niệm không? Niệm là gì? Mình dịch nghĩa là “ghi nhớ” nhưng chữ “ghi nhớ” có thêm nghĩa nữa là động sát (tiếng Nho) = nhận thức sắc bén. Động sát lực = năng lực nhận thức rất sắc bén, rất tinh vi, rất chuẩn xác. Chữ Niệm có 2 nghĩa = 1. Ghi nhớ; 2. Động sát/ Nhận thức sắc bén. a- Chúng ta đi phần đầu tiên, Chánh Tạng. Nói tới Niệm, trạng thái của Niệm là gì? Không có sự dễ duôi. Phận sự của Niệm là gì? Không có sự quên lãng, mình không khinh suất thì mình không được quên, phận sự của Niệm giúp cho mình không được quên lãng, không được bỏ qua. Thành tựu của nó là gì? Duy trì, gìn giữ được đối tượng. Nó không làm mất đối tượng. Khi có niệm, thì đối tượng nó phải khắn khít, diện đối diện nó không mờ me được. Thí dụ, chức năng Niệm giúp mình khắn khít với đối tượng, duy trì với đối tượng hay là cảnh. Quý Phật tử có phân biệt được 2 từ Pali về Cảnh và đối tượng. Không nắm bắt được sẽ hiểu lầm. Alambana = Đối tượng, thuộc về ý thức. Ārammaṇa = Cảnh, thuộc về Sắc, thinh, khí, vị, xúc. Tâm, Ý, Thức có biết không? Quý Phật tử nắm được Tâm – Ý- Thức không? Tiếng Pali là Manoviññāṇacitta: Tâm: Biết Cảnh Ý: Biết Đối tượng Thức: Biết Pháp của ý hướng tới. Thí dụ. Mình đi vô một vườn hoa. Tâm – cảnh: Vườn hoa nhiều màu sắc. Ý biết đối tượng: Mình chọn được một loại hoa thôi mà mình thích nhất, cái đó là ý cá nhân của mình mà, không ai bắt được hết, thí dụ người ta thích hoa hồng đỏ, thích màu hồng, thích hoa màu trắng,... Thức biết Pháp là nghĩ suy của mình, nếu bạn đọc quyển sách đó, tôi biết ý bạn là gì, hiểu biết của bạn là gì, tri thức của bạn là gì? Sự thành tựu của Niệm là gì? Nó giữ gìn hay duy trì đối tượng còn hiện hữu, không mất, nó đối diện được đối tượng đó, nó có sự ghi nhớ, nhận thức với đối tượng đó. Nó gọi là chức năng của Niệm thành tựu là duy trì, gìn giữ được đối tượng. Nhân cận của nó là gì? Trực tiếp: Có sự ghi nhớ chính xác Gián tiếp nè: Xa lánh người hay quên. Trong cái niệm là mình biết phải ghi nhớ rồi, nhưng mình phải biết ghi nhớ chính xác, mà muốn chính xác là phải duy trì, gìn giữ đối tượng sự ghi nhớ này với cảnh phải khắn khít nó hoài. Quý Phật tử nghe kịp ha? Thì chút nữa quý Phật tử mới hiểu được chức năng của Duyên... Cái niệm phải khắn khít, gắn bó với nó, không có rời nó. Gặp anh chàng hay quên là thôi. Đó là 4 ý nghĩa của Niệm thuộc phần Chánh Tạng. Sư đi qua phần Chú Giải của Ngài Pandita (trang 36) b- Phần Chú Giải. Mình học cho đủ. Quý Phật tử có gặp người hay quên không? Trạng thái : (1) Bất phiêu phù (không nổi trôi từ cảnh này qua cảnh kia). Phiêu phù là nổi trôi, giống trái banh nhựa rỗng ruột, thảy nó xuống dòng sông/ mặt nước nó nổi lên, theo con nước nổi trôi. Người đi câu cá, lưỡi câu có cái phao nó phiêu phù, nó nổi. Bất phiêu phù là không được nổi trôi, không được bắt nhiều cảnh. Quý Phật tử bắt nhiều cảnh quá đi thì quý Phật tử sẽ quên, thất niệm. (2) Bất dao động (có sự rúng động mất niệm liền). (3) Bất phiêu nhiên ly khứ đối tượng (không được rời xa, bỏ đi khỏi đối tượng). Phận sự: (1) Bất kiện vong (không được quên lãng/ quên mất) (2) Không có Bất xác định Không có sự không xác định, vì nó là chính xác, sắc bén nên không xác định là không phải). Khi quý Phật tử có niệm lực biết khi nào khởi sanh, khi nào diễn tiến, khi nào diệt, xác định được, chứ không quý Phật tử không nắm được cái nào đang sanh, cái nào đang diễn tiến, cái nào đang chấm dứt, qua một lộ trình khác hay tiếp nối sự diễn tiến khác hay tiếp nối hiện tượng khác. Niệm nó sẽ đi tới mức độ như vậy. Nó niệm được. Khi nào bắt đầu khởi lên. Nó chớp lên là mình niệm được liền. Nếu mình niệm mạnh, có niệm lực và sự ghi nhớ chính xác. Chức năng của Niệm là Luôn luôn xác định được đối tượng. Sự thành tựu, có 2 chức năng: (1) Diện đối diện với đối tượng (face to face).Do đó khi người hành Niệm Xứ, hay hành Tứ Niệm Xứ hay trong đời sống hằng ngày, người dân xứ Kuru sống trong chánh niệm hay sống trong niệm là họ luôn luôn diện đối diện với hoàn cảnh, diện đối diện trong tình huống, diện đối diện trong cảnh trạng, diện đối diện trong đối tượng, diện đối diện với những sự việc xảy ra với họ, không xao lãng, không lo ra. Thí dụ họ ngồi dệt cửi, dệt vải thì họ diện đối diện với việc làm của họ, không xao lãng (ngồi đây nhớ tới ủa sao giờ này ông chưa về, ổng đi đâu?); Tâm tư họ khắng khít vô việc làm của họ, hay những nghĩ suy của họ trong ghi nhớ của họ, niệm của họ. s (2) Bảo hộ tâm mình được bình tĩnh/ thuần tịnh tâm thức, ngăn chặn không cho phiền não sanh lên (tham, sân, si, hoài nghi, phóng giật, ngã mạn, tà kiến, ...). Tâm có niệm là tâm họ sáng suốt, trong sạch lắm. Có niệm lực tâm họ thuần tịnh, tâm họ thanh khiết, rất là hiển tích, sáng suốt, trong suốt, không có phiền não xen lấp tâm họ vẩn đục đi, không có. Đó là sự thành tựu của Niệm. Nhân cận, có 2: (1) Động sát lực: Sự nhận thức của họ kiện khang ( kiên cố, kiên định, không lay chuyển, không lung lay). Nhân cận này phải quyết định để có niệm là họ phải có động sát lực kiên cường, kiên cố. Sự nhận thức của họ phải kiên cố, kiên cường, họ nói đúng, họ nghĩ đúng, họ hành đúng, họ làm đúng, họ không có gì lung lay họ sợ hãi hay có người tác động họ được. Người không có lập trường, không có trí tuệ để phán quyết, xét soi thì niệm của họ không bao giờ chính xác được. Tại vì họ nay này mai kia, niệm của họ không nhận thức được chính xác. Người ta nói vô – nghe, người ta nói vô – nghe, sự ghi nhớ, sự nhận thức của họ bắt đầu bị lung lay thì người đó thiếu niệm, hay thiếu chánh niệm. Vì nhận thức họ kiên cố, kiên định : “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vững chắc như kiềng ba chân”. Đó là yếu tố rất quan trọng cho sanh Niệm, trợ sanh Niệm. Niệm của mình là mình nhứt định như vậy. Nếu quý Phật tử không nắm được cái này thì Ngũ Ma nó đánh quý Phật tử bay ra khỏi Niệm liền, khi quý Phật tử đi vào đường tu tập. Anh Ngũ Ma: Chẳng hạn, Pháp Hành Ma nó đánh mình văng liền, hay Ngũ Uẩn Ma, hay Phiền Não Ma đánh mình văng liền. Mình nhất định, không có thất niệm. Tại vì mình có sự kiên định, có sự nhận thức chính xác và kiên cố không lay chuyển được. (2) Thân Niệm Xứ hay Tứ Niệm Xứ. Chỗ này rất quan trọng. Cả 2 có yếu tố bổ túc cho nhau. Sau khi ta giải thích về cái Niệm, thì khi chúng ta làm một việc thiện, ta mới coi lại trong phần Phát Thú. Đức Phật Ngài cắt nghĩa cho chư Thiên “Muốn làm việc thiện thì phải có 9 mãnh lực này xuất sinh lên một lượt và bảo hộ cho việc thiện này tồn tại ổn định được” 1- Đầu tiên, phải có mãnh lực của Câu Sanh (Duyên). Mãnh lực Câu Sanh là gặp cái gì là Năng, có gì là Sở. Nếu quý Phật tử làm việc thiện từ trong ý là Tư tiền, tác ý trước; rồi mới ra hành động. Thì Tư tiền quý Phật tử phải Câu Sanh với việc thiện, phải Niệm với việc thiện, cái gì là Thiện? - Vô Tham, Vô Sân, Vô Si (Năng Duyên). Anh có 3 tác nhân này, 3 yếu tố liên quan Câu Sanh, mình nương vào cái này thì mới ra được tâm thiện, 37 Tâm Thiện (= 8 Đại Thiện+ 9 Đáo Đại+20 Siêu Thế) và 38 Tâm Sở ( = 13 Tợ Tha + 25 Tịnh Hảo) (Sở Duyên). Muốn làm một việc thiện mình phải Câu Sanh nó. Câu Sanh nó không phải bằng lời, Câu Sanh nó phải bằng ý, bằng Tâm, bằng tư duy, bằng tác ý. Với cái gì? – Với cái Nhân Thiện của nó. Tôi muốn làm thiện, tôi phải làm việc thiện, tác ý của tôi thiện. Là gì? Tôi không Tham. Nếu trong 10 Phúc Hành Tông, quý Phật tử làm việc thiện là phải Vô Tham thì mới làm việc thiện chứ. Tham đâu có được, tham về danh cũng không được nữa. Xả Thí – mình xả vật chất ra, nhưng mình háo danh, mình muốn cho người ta khen tặng mình, thì cái đó, chưa gọi là Câu Sanh Thiện. Tâm này không phải tâm thiện mà có thể là tâm bất thiện ẩn tàng, nó ẩn khuất ở trong không hiện ra thôi. Nên Đức Phật nói: Nếu Thiện thật là Thiện thì phải Câu Sanh với Nhân Thiện thì mới hiện bày Tâm Thiện và làm việc Thiện được. Sư học với Ngài, sư học hết 52 duyên. Nếu duyên đầu chưa chẻ được, thì Sư không qua Duyên thứ 2. Sư nói “Cái này không được bạch Ngài”. Ngài hỏi “Sao không được?” - Vô Tham, Vô Sân nó là một bộ 19 Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành, nó đâu có tách rời đâu, khi nó có, có mặt 1 lúc 19 cái. Tại sao lại tách ra 3 nhân này, 3 tác nhân này thôi: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si? Vô Si ok, Vô Si nằm riêng được. Nhưng Vô Tham, Vô Sân thì Ngài phải kể luôn 19 Tâm Sở chứ. Quý Phật tử thấy chưa? Đúng không? Nghẹn ngào. Mai mốt quý Phật tử đứng lớp, quý Phật tử đi giảng, quý Phật tử làm giáo thọ, nói “Năng Duyên : Vô Tham, Vô Sân, Vô Si” - Họ nói “Không được, Thưa thầy/ cô, đây là Tịnh Hảo Biến Hành”. Sư nói “Được”. Họ nói “Không được. Tại Tịnh Hảo Biến Hành đâu có được đâu.”. – Cái này là Câu Sanh tức là Tâm và Tâm Sở cùng sanh nhau trong tứ đồng. Thắng. Hiểu chưa? Khi ta học Chương II, Tâm Sở. Chúng ta học về Tổng hợp Tâm Sở thì trong chương II (Tổng hợp Nội dung Vô Tỷ Pháp, tập I, trang 94), tứ đồng: 1- Đồng sanh ; 2- Đồng diệt ; 3- Đồng cảnh; 4- Đồng căn. Chỗ Đồng Sanh, Tâm với Tâm Sở không rời nó được gọi là đồng sanh/ Câu Sanh. Vậy thì đây Câu Sanh. Như vậy thì khi mình có Niệm, Vô Tham, Vô Sân nó nằm trong bộ Tịnh Hảo Biến Hành câu sanh với tâm Thiện. Quý Phật tử Nắm bắt được chưa? Nghe kịp không? Quý Phật tử nhớ nè: Khi ta làm việc thiện, mình phải Câu Sanh với Tịnh Hảo, mà Tịnh Hảo này phải biến hành cùng một lúc, và không có riêng, nhưng chức năng anh Vô Tham, Vô Sân nổi trội, hay điểm dẫn, nó là tác nhân để nó dẫn dắt, tạo tác hay kích động, kích khởi việc thiện từ trong ý. Muốn làm việc thiện mình phải có Vô Tham, Vô Sân. Tuy nhiên Vô Tham, Vô Sân nằm trong 19 Tâm Tịnh Hảo Biến Hành, nó nằm trong đó. Trong phần của Ngài Kundala, 6 đôi Tâm Sở Tịnh Hảo nó cũng tách rời ra. Nhưng thật ra, trong lý thuyết, trong phần Chú Giải thì nó không tách rời ra, nó là phần Tịnh Hảo Biến Hành nó là cùng một lúc, cùng sanh một lượt không có riêng rẽ được. Nó biến hành mà, cùng biến sanh ra. Cái thứ hai, mình học mình phải biết phân tích và suy luận không phải học một cách mù quáng. Trong cái thứ hai, trong phần Phát Thú, 1 Uẩn làm duyên cho 3 Uẩn, 3 Uẩn làm duyên cho 2 Uẩn đó là anh tính chất này. Thì quý Phật tử thấy, trong lời Đức Phật Ngài dạy, tách ra từng Uẩn, mà trong bộ Chú Giải, bộ này (Tổng hợp Nội dung Vô Tỷ Pháp) là Ngài Anuruddha viết chứ không phải Đức Phật viết, cái này (Chánh Tạng- cuốn màu xanh) mới là Đức Phật Ngài thuyết. Do đó, quý Phật tử phải thận trọng. Thế thì khi học cái này, vô Chánh Tạng quý Phật tử bị confuse. Không có! Khi Sư nói với Ngài Tịnh Sự “ Không được”. Ngài hỏi “Sao không được?” - Khi Ngài dạy con ở chương II, Tổng hợp Tâm Sở, cetasikasaṅgaha, chương I là Cittasaṅgaha, Sư đọc từng chương cho Ngài. Ngài nói 19 anh này là Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành, làm sao có Vô Tham, Vô Sân riêng, mà không kể tới 17 cái kia? Không rời, nó đi liền một lúc, đồng sanh đồng diệt mà. Tính Chất của Tâm Sở nó câu sanh với Tâm Thiện, nó đồng sanh, năng- sở nó tương tác nhau. Nhưng phải tách ra mình mới thấy được. Khi tách ra được, học được thì mới đi ra tới sát-na Tâm Đạo- Quả riêng biệt được. Còn không quý Phật tử cứng liền. Nó một chùm, một khối, một ổ. Do đó, vô trong Chánh Tạng, Đức Phật Ngài đi tới cái vi tế Ngài lọc, còn phần Chú Giải của các Ngài Anuruddha, Ngài Kundala, Ngài Pandita, Ngài nói phần đó là phần chi tiết nhưng tổng hợp phần chi tiết cũng phải nằm trong lời Phật dạy: Uẩn làm duyên cho Uẩn. Để quý Phật tử nắm bắt được cái Chánh Tạng với phần Chú Giải, có khi giống có khi khác, có khi riêng, có khi tổng hợp. Khi anh Năng Duyên chỉ có 3 nhân thôi: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Trong 3 duyên này có 1 cái cộm lên phức tạp là Vô Tham, Vô Sân không riêng được, Vô Si thì riêng được. Vô Tham, Vô Sân là một khối, một cụm tổng hợp 19 Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành, khi có có một lúc, không riêng được. Do đó, khi nói, nói tách ra Vô Tham, Vô Sân là Năng làm cho Sở là 37 Tâm Thiện và 38 Tâm Sở phối hợp làm ra Câu Sanh Duyên trong việc Thiện này thì quý Phật tử phải hiểu. Lấy Vô Tham Vô Sân trong 19 Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành, 2 chức năng này trội lên, là leaders dẫn 17 Tâm Sở kia cùng phối hợp đi theo. Nhưng trong các bộ Chú Giải các Ngài tách ra được, khi tới Hoại Diệt Trí các phần Tâm, Thân, Tâm, Thân tách rời ra trong Hoại Diệt Trí. Như vậy thì, khi quý Phật tử làm việc thiện, từ trong ý – Tư tiền, từ trong tác ý là phải có Năng Duyên, mãnh lực phải Câu Sanh với cái Thiện. Từ ý đi tới hành động: Hành động về thân, hành động về lời. Nó thuộc thứ 2 là Sở Duyên; Từ Ý tới Ý tức là nghĩ rồi nghĩ nữa nghĩ nữa cũng vẫn phải Câu Sanh. Tâm mình không được phóng ra, bất phiêu phù, bất dao động. Như thế nào là bất dao động? Lúc đầu mình cho, sau nghĩ lại tiếc không cho, là mình dao động. Hay mình đang nổi trôi, cho ông này, cho ông kia. Trong phần thí, có cá nhân tiễn thí hay Tứ phương tăng tiễn thí hay Tăng đoàn tiễn thí, hay cá nhân một ông sư tiễn thí. Quý Phật tử nổi trôi theo tâm ý của mình đang lựa chọn. Niệm này, anh làm chức năng của mình là không nổi trôi, không phiêu lãng, không dao động, không rời khỏi đối tượng của mình là gì? Cảnh, tác ý thiện; chứ không phải là đối tượng đang có trước mặt mình, tại vì thiện làm duyên thiện là đang trong nội tâm. Tâm Niệm Xứ rồi qua Thân Niệm Xứ biết mình trong các pháp này. Khi quý Phật tử muốn làm việc thiện, quý Phật tử nghĩ “Ta nên làm việc thiện, ta nên làm việc thiện, ta nên xả thí” (Việc thiện quý Phật tử chọn là Xả Thí thôi chưa nói tới Trì Giới, Tu Tập,.... Ta nói Xả Thí trước, rồi những Phúc Hành Tông khác chúng ta mổ xẻ theo). Chúng ta phải Câu Sanh với nó trước. Câu sanh cái gì? Câu Sanh với Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Và từ Năng câu sanh với Sở, ta có tác nhân thiện ta mới có Tâm Thiện, và Tâm Sở Thiện phối hợp cùng nhau trong Thiện làm duyên cho Thiện. 2- Câu Sanh Y (Y chỉ). Tức là, một Câu Sanh Duyên này, quý Phật tử thấy quý Phật tử đi qua 3 Giai Đoạn. Kinh không? Phải Duyên Sinh, Câu Sinh, rồi phải có Liên Quan. Những yếu tố nào làm ra tâm thiện này? Mình có yếu tố liên quan mình liệt kê nó trước. Khi quý Phật tử có được mấy cái đó xong, thì bắt đầu quý Phật tử phải Y Chỉ nó. Nương nhờ, nương náu, nương đỗ với nó. Không rời nó. Tâm mình nghĩ tới việc thiện khắng khít nó, y chỉ trong đó, chứ không rời nó. Bởi bằng cái Niệm. Niệm muốn có trong việc Xả Thí thì mãnh lực Câu Sanh Y làm cho Niệm khắng khít với việc xả thí. Những mãnh lực đó làm Niệm kiên cố lên, làm Niệm mạnh lên, gọi là Niệm lực = Từ Niệm thành Niệm Lực. Do đó không phải ngẫu nhiên mà ta có niệm lực được. Muốn có niệm lực mình phải Câu Sanh với nó, Y Chỉ với nó, Nương đỗ với nó, Câu Sanh Hiện Hữu với nó, Câu Sanh Bất Ly với nó. 3- Câu Sanh Hiện Hữu – Bất Ly một đôi. Nó sẽ đi đối ngược lại là Vô Hữu và Ly Khứ. Nếu Ly Khứ, thí dụ mặt trời mọc ban ngày lặn về ban đêm. Mặt trời mọc ban ngày là hiện hữu, bất ly, ở trong ban ngày. Nhưng chiều tối là nó bắt đầu nó đi nó không có nữa là vô hữu, mà không có là nó đi đâu? Ly khứ rồi, bỏ đi rồi. Thì anh Niệm này muốn nghĩ tới việc xả thí thành tựu việc thiện này là câu sanh hiện hữu, câu sanh bất ly. Coi lại “bất ly khứ đối tượng”. Thế thì trạng thái “bất ly khứ đối tượng” do mãnh lực nào? Do mãnh lực Câu Sanh – Bất Ly và Hiện Hữu nó làm mới được Niệm Lực này. Như vậy: Tại sao khi ta làm việc Thiện mà ta lại lo ra? - Tại vì ta thiếu mấy mãnh lực này. Tại sao khi ta đang làm việc thiện mà ta phóng giật? – Là ta thiếu những mãnh lực này. Mình không Hiện Hữu – Bất Ly với nó mà mình đang Vô Hữu – Ly Khứ. Ngồi đó nhìn cái xác mà không hồn. Cũng như ngồi thiền, thấy cái xác ngồi thiền nhưng đụng vô cái là ngủ. Hiểu không? Mình thiếu cái gì? Câu Sanh Hiện Hữu, Câu Sanh Bất Ly. Nó đi từng chi tiết chính xác lắm. Quý Phật tử mới tìm ra được tại sao anh thất niệm? Tại vì anh thiếu mấy mãnh lực duyên này. Anh không có Câu Sanh Duyên. Anh không có Câu Sanh Y Duyên. Anh không có Câu Sanh Hiện Hữu. Câu Sanh Bất Ly Duyên. Anh thiếu Niệm là vì anh thiếu những mãnh lực duyên này. Ra được chưa? Như vậy thì khi muốn rèn luyện cái Niệm, muốn cho có Niệm thì mình phải có những mãnh lực này. Những mãnh lực này phải hỗ trợ, giúp đỡ, duy trì, gìn giữ đối tượng này với những mãnh lực này thì niệm mới tồn tại, mới có thành tựu việc ghi nhớ và nhận thức một cách sắc bén. Vậy thì mình ra được kết quả tại sao mình ngồi thiền không được, phải không? Sư chưa nói tới phần Dassanena và Bhāvanā. Kinh khiếp nữa. Con đường Sơ Đạo Đoạn Trừ hay Kiến Giải Đoạn Trừ, nó có hết tất cả, Paṭṭhāna giải đáp được tất cả mà mình coi thường. Mình không học, mình không chịu đọc, mình không có sách để mình biết. Do đó, mình cứ mò mẫm, mình làm theo tư kiến, làm theo quán tính, làm theo sự hiểu biết đơn giản của mình thôi. Kế tiếp. Sau khi quý Phật tử có 4 yếu tố này có (4 mãnh lực duyên) thì cái nữa là cái gì? 9 Duyên đó. 4- Câu Sanh Trưởng. Trong cái Trưởng Duyên nó thuộc Tứ Trưởng, nó thuộc Danh Trưởng không phải Sắc Trưởng. Trưởng đây ta nói có 4: Dục Trưởng - Cần Trưởng – Tâm Trưởng – Thẩm Trưởng. Vihaṁsa là trí tuệ, thẩm tra, thẩm duyệt, thẩm xét, thẩm sát dùng trí tuệ không à. Chi pháp: Dục Trưởng – Tâm Sở Dục Cần Trưởng – Tâm Sở Cần Tâm Trưởng - Tâm Thẩm Trưởng – Trí Tuệ. Thì bên Nhân Duyên có 6 Nhân: Tham – Sân – Si (bất thiện), Vô Tham – Vô Sân – Vô Si. Nếu hiệp lực thì cái gì có mới hiệp lực. Nếu nó không có thì nó không hiệp lực được. Thí dụ ta hùn vốn mua quyển sách này, ta hùn vốn mua chiếc xe này, anh có bao nhiêu tiền thì anh bỏ vô, anh không có tiền thì anh không bỏ vô được, không có hiệp lực. Vậy Trưởng Duyên muốn câu sanh với việc thiện này thì anh phải có chi pháp của ảnh để vô được Nhân Duyên, chỉ có Trí vô được với Vô Si. Do đó gọi là Câu Sanh Trưởng. Mấy cái này: Câu Sanh Y Chỉ (Câu Sanh + Y Chỉ) - Câu Sanh Bất Ly (Câu Sanh + Bất Ly) – Câu Sanh Hiện Hữu (Câu Sanh + Hiện Hữu) – Câu Sanh Trưởng (Câu Sanh + Trưởng) là 2 mãnh lực kết hợp nhau. Câu Sanh Trưởng là anh phải dùng Trí. Khi làm việc Thiện, mình có tình thương, vô tham, vô sân nhưng khi mình nghĩ Nhân Quả Phước Báu gì đó phải dùng lý trí, không còn nói tới tình thương, tình cảm. Lý trí sẽ phán quyết nó chứ không có tình cảm xen kẽ vô được nữa. Mấy cái trên là mình còn tình cảm, mình còn nhẹ nhàng, nhưng đi tới cụ thể thì Trí nó giải quyết hết, chứ không có tình cảm xen vô. Ngài Tịnh Sự, nói “ Tui có phước trí chứ tui thiếu phước đức với phước vật” Ngài nghèo. Chùa Ngài nghèo lắm, Ngài khổ lắm, Ngài thiếu thốn đủ thứ hết. Nhưng trí của Ngài vô cùng tận. Trí tuệ của Ngài phát triển ghê lắm. Ngài suy nghĩ dữ dội lắm. Ngài suy nghĩ tới nỗi mà không ai nghĩ tới nổi gọi là appamana – vô lượng. Có câu chuyện Ngài dùng trí. Bữa đó Sư đang học, Ngài nói: Ông nghỉ đi = Ngài cho Sư giải lao đó. Ông vô phòng tôi đặt cái chúm bắt muỗi ra (giết không được, sát sanh). Sư mới nói “Bạch Ngài, chúm là cái gì?” “ Vô trong đó, tôi đặt mấy cái trứng trong đó, ông vô ông thấy” - “Đặt ở đâu?” – Đặt dưới nền nhà. Ông vô ngó coi dưới nền nhà đó. Bắt đầu Sư vô Sư ngó, chạy ra “Thấy đôi dép” – Không phải. Đôi dép đâu phải chúm đâu. “Thấy cái gậy” – Cái gậy không phải chúm. Đặt cái chúm bắt con muỗi ra. Sư vô thấy 4-5 cái hộp, lưới không, khung gỗ bọc bọc, rồi kéo lên giống như mình nuôi dế vậy đó. Mấy bà bán dế hay kéo lên bắt con này ra, kéo lên bắt con nẩy đó. Sư nói “À, thấy rồi” - “Thấy mấy cái chúm?” Thấy 6 cái. Ông đặt đi. Nói chứ “Con đặt đâu?” Ngài nói “Trời ơi, ông không biết dùng trí” . Hai thầy trò nhau la um sùm trong chùa, chùa có chút xíu la um sùm hàng xóm nghe hết trơn. Ngài nói: “ông tìm đường bay con muỗi ông đặt” Oh my god! Tôi nói chứ “Con lạy Ngài! Sao con biết đường con muỗi bay mà đặt” . Trời ơi, ông không biết hả? Chỗ nào tối tối là nó bay. Chỗ nào sáng nó đâu bay đâu. Ông đặt chỗ nào kẹt cửa, gầm tủ ... À, vậy đó. Sư vô Sư đặt hết: Hộc tủ, kẹ cửa, cầu tiêu, nhà tắm. Ngài nói “Ông lo học đi, tui vô tui canh”. 3-5 phút sau Ngài ra: “Tui bắt được 3 con muỗi ông ơi” Ngài thả 3 con muỗi ra. Ngài dùng trí ghê lắm. Khi mình học tới, tới khi mình làm việc thiện nếu còn trạng thái vô tham vô sân, quý Phật tử dùng cái trí suy xét. Chỉ có lấy Nhân và Quả, quả phước nhiều, quả phước ít, ảnh hưởng nó hữu lậu hay vô lậu, lúc đó Câu Sanh Trưởng nó dẫn đường cho mình đi. 5- Câu Sanh Quyền (= Câu Sanh + Quyền Duyên) Có 22 quyền, trong đó có Tuệ Quyền paññindriya kết hợp Vô Si nên nó vô. Do đó, khi quý Phật tử làm việc thiện từ trong Ý, đi tới hành động bằng thân, hành động bằng lời, quý Phật tử phải dùng quyền năng/ quyền lực của Trí Tuệ, nó dẫn đường dẫn lối cho mình đi, chứ không làm theo tập khí hay tình cảm riêng tư của mình mà mình có thiên lệch hay thiên vị trong việc làm thiện này. Như vậy khi quý Phật tử làm việc thiện mà quả báu không đến như mình nghĩ hay nó không đến nhiều như mình mong thì mình xét lại những yếu tố này. Quý Phật tử thiếu Trí, thiếu Quyền, thiếu Trưởng, không Câu Sanh, không Hiện Hữu, không Bất Ly với nó mà quý Phật tử xao lãng, hay quý Phật tử dao động. 6- Đồ Đạo Duyên Có 12 chi đạo: 8 Bát Chánh Đạo + 4 Tà Đạo. Có Chánh Kiến (Sở hữu Trí Tuệ) => kết hợp được với Nhân Duyên (Vô Si). Như vậy khi quý Phật tử làm việc thiện này quý Phật tử có đang hành đạo không hay quý Phật tử đang làm việc thiện này vì danh, vì lợi, hay quý Phật tử làm theo tập khí. Quý Phật tử làm việc đạo là làm với Chánh Kiến. Ta làm đây, ta xả thí đây, ta diệt cái keo kiệt của ta, cái bỏn xẻn của ta, dính mắc ái luyến tập đế của ta để cho ta thoát khổ đế trong đời. Ta có Đồ Đạo duyên, thôi thúc nó làm cho việc thiện làm duyên cho thiện. “Ta làm việc đây để ta diệt cái bỏn xẻn của ta, diệt cái keo kiệt của ta, để ta hành đạo diệt cái Tập đế ái luyến của ta, dính mắc của ta để ta thoát khổ đế trong đời này” Lấy Đồ Đạo Duyên làm việc Xả Thí. Do đó, khi muốn làm việc Thiện làm duyên cho việc Thiện nó gồm có bao nhiêu yếu tố? Giờ Sư nói Trì Giới thôi. Quý Phật tử giữ 5 giới thôi, mà trong đó Thập Phúc Hành Tông làm một việc thiện tạo ra phước báu thì quý Phật tử phải có Câu Sanh về Ý thiện thuộc về Giới, Câu Sanh Y với ý thiện để hành Giới,.. những cái đó quý Phật tử bắt đầu thay những yếu tố này vô mãnh lực duyên này tạo tác cái thiện, tạo duyên cho thiện chính xác như vậy thì quý Phật tử thành tựu một thiện công đức, hay là một thiện pháp. Từ đây quý Phật tử thấy mình làm việc thiện có đủ chưa? Chưa. Có sự hiểu biết không? Chưa. Giờ mình làm lại. Pháp thiện làm duyên cho Pháp thiện đang trong tâm thôi. Chính cái đó, quý Phật tử đọc vô bài kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna bài thứ 10 Trung Bộ Kinh, bài 22 của Trường Bộ Kinh) thì các Phật tử đọc phần Tâm Niệm Xứ: Tâm ta Biết Thiện, tâm ta biết Bất Thiện, Tâm ta biết Đáo Đại, Tâm ta biết Bất Đáo Đại,… Cái đó đang nội tâm mà. Với Mãnh lực duyên này, cái gì làm cho tâm biết? Ta Câu Sanh Y, ta Câu Sanh Hiện Hữu, ta Câu Sanh Bất Ly với cái Tâm Thiện, Ý Thiện, Tác Ý Thiện Pavatti với thời bình nhật. Ta có Tam Tư: Tư Tiền (trước khi làm) – Tư Hiện (Ngay khi đang làm) – Tư Hậu (sau khi làm hoan hỷ, tịnh tín). 7- Câu Sanh Bất Tương Ưng không vô được. Khi quý Phật tử làm Xả Thí, Trì Giới khi Trì Giới phải Câu Sanh, Câu Sanh Y, Câu Sanh Hiện Hữu, Câu Sanh Bất Ly, còn quý Phật tử phải có Câu Sanh Trưởng “Ta làm việc thiện này, ta thọ trì ngũ giới hay bát quan trai là ta phải có trí, làm việc này phải có sự suy nghĩ mới được”Đưa tới quyền năng đạt được kết quả mình mong cầu đạt thành tựu như sở nguyện được. Đây là con đường đạo lộ dẫn tới giải thoát cho mình. III – TU TẬP Nó có 2 giai đoạn. Con đường Đạo Quả trong Tam Đề Thứ 8 và Tam Đề Thứ 9 Dassanena Pahātabbā, chúng ta nói sơ qua để làm cái tiếp tục cho tuần tới chúng ta đi qua phần Phát Thú này. Sư chưa nói hết phần này. Sư kể chuyện Sư đi dự họp thay Ngài Tịnh Sự bị bệnh. Ngài Tịnh Sự dạy khi Phật tử cúng dường nếu tay không chạm tới thì đưa chân ra, vì quá 1 hắc tay thì không hợp luật, đưa chân ra chạm trước, tay có thể cầm lấy sau. Khi quý Phật tử Kiến Giải là chỉ Thân Kiến thôi. Dassanena Pahātabbā (Đoạn trừ/ phóng khí/ tiêu trừ/ Diệt bỏ) Trong Chánh Tạng quyển 2, Dassanena là Kiến Giải. Nhưng Ngài Tịnh Sự dịch theo bộ Chú Giải kêu là Thất Lai Đạo, tức là tầng đạo thứ nhất của bậc Thất Lai. Tức là ngay sát-na Đạo của bậc Thất Lai Kiến Giải 3 hạ tầng kiết sử liền: Đầu tiên là Sakāyadiṭṭhi (sa+kāya+diṭthi = thủ thân kiến) Tôi có kiến thành ra chấp. Do đó, khi Upatissa vừa nghe Assaji “Mọi pháp sanh lên bởi các duyên. Chính cái duyên hiện bày các pháp, bậc Đại Sư đã dạy tôi điều đó. Nay tôi nói lại điều này” Upatissa đắc Sơ Đạo liền. Kiến Giải = Phá kiến chấp. Sau đó khi trở lại với đức Phật phải bhāvanā tu mới đắc được Đạo Quả A La Hán. Giờ Sư qua phần Bhāvanā, có 4. Mà nó thuộc tầng đạo gì? 3 Thượng tầng Đạo (3 tầng Đạo cao) ngoài Sơ Đạo: Nhất Lai, Bất Lai và Vô Sanh. Trong quyển Biên niên sử Chư Phật tập I, quyển đỏ, trang 102. 1- Tu tập viên mãn : Quý Phật tử phải tu tập viên mãn toàn thiện. 2- Tu tập vô gián: Quý Phật tử phải tu tập một cách không gián đoạn toàn thiện. 3- Tu tập trường kỳ: Quý Phật tử phải tu tập trường kỳ, liên tục, lâu dài, nhẫn nại với Ba La Mật 4- Tu tập tôn kính: Tôn kính Ba La Mật Quý Phật tử sẽ thành tựu 3 thượng tầng Đạo. Bhāvanā có 4 chi. |