patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu buổi học |
patthana.com xin tri ân cô Hồ Thị Vui chép lại lời giảng của Sư Sán Nhiên. |
---|
Lớp Phát thú 7 02/04/2022 Trả lời câu hỏi về Tâm Đáo Đại: Tâm Đáo Đại là những tâm thuộc về Sắc giới, Vô Sắc giới, nó đi đến cõi rộng lớn hơn cõi Dục giới cho nên nó được gọi là Tâm Đáo Đại Mahagata. (trang 75, 27 Tâm Đáo Đại) Sở dĩ Sư có thể chia sẻ được là Sư đọc nhiều. Sư có một cái khiếu, có một cái sở thích, một cái đam mê cái nào Sư cũng đọc: Kinh Tế, xã hội, chính trị, văn hóa, nhân văn,… tất cả Sư đều đọc hết. Hồi xưa Sài Gòn có 3 nhà sách lớn: Nhà sách Khai Trí (Lê Lợi), Thư Quán Xuân Thu (Nguyễn Huệ), Nhà sách Thanh Tuân (Lê Lợi). Sư đều đi tới. Sư làm văn dở, Ba Sư bắt Sư đọc sách nhiều. Học giả Nguyễn Hiến Lê là giáo sư đại học ở Cần Thơ, viết văn nhiều lắm, rất là hay, Sư phải đọc hết. Khi lớn lên, đi với mẹ đi chùa, Sư có một điều, không vào chùa làm công quả, Sư vào phòng mấy thầy mấy Sư mượn sách về đọc. Từ hồi nhỏ Sư mê đọc sách. Sư đọc nhiều lắm. Nhìn lại quý tăng, quý thầy, Phật tử làm biếng đọc sách, ai đọc thì thừa hưởng lại thôi. Giờ có mấy cô Việt Nam xin Sư đọc mấy cuốn sách của Sư vô audio cho dễ nghe, dễ nhớ, Sư nói được, Sư hoan hỷ hết. Quý Phật tử, quý thầy, quý Tăng, quý ni làm được gì cho Phật pháp Sư đều hoan hỷ, anumodana, tùy hỉ công đức hết. Nhưng làm xong phải có kết quả, có hiệu quả tốt, không có làm mất thời gian của mình là không thể nào tìm lại được. Thời gian đi qua không bao giờ có lại được. Do đó, mình bỏ thời gian nào ra phải có kết quả, lợi ích cho mình. Không thể nào phung phí, phí phạm thời gian. Người Mỹ dạy “Time is money” – Thời giờ là tiền bạc mà. Nếu mình bỏ trống không được. Sư buông lớp học ra, ngoài giờ thọ thực ra là ngồi gõ kinh, đánh máy, hay Sư ngồi thiền, Sư gõ kinh dữ lắm. Một ngày Sư dịch Chánh tạng Pali, một ngày, hồi xưa Sư viết, hồi xưa ở Việt Nam không có máy như bây giờ,một ngày Sư viết 82 trang Chánh tạng, Sư dịch, đèn chiến dịch, tối lù mù ngồi dịch. Một là cho mình học, hai là chia sẻ. Sư chỉ chia sẻ những sách Sư dịch, tại vì Sư biết Sư nói được, chứ còn ngoài ra, các vị khác dịch, Sư dè dặt, Sư ngần ngại. Ngay hòa thượng Minh Châu nhờ sư, mời Sư vô phòng, hòa thượng viết cuốn “Chữ Hiếu trong đạo Phật”, trang cuối hòa thượng viết, “Đức Phật độ vua cha Tịnh Phạn vương đắc quả A La Hán, thác sanh về Ngũ Tịnh Cư thiên”. Không đúng. Sư mới cầm cuốn sách đó, từ chùa Siêu Lý, Sư đi lên Thiền viện Vạn Hạnh ở Phú Nhuận Sư gặp. Lúc đó hòa thượng từ trong phòng đi ra, Sư dưới cầu thang Sư lên. Hỏi Sư ở đâu? Sư nói Siêu Lý, biết ngài Tịnh Sự. Sư giơ cuốn sách lên “Sách này hòa thượng viết phải không?”, hòa thượng nói “Tui viết”. Hòa thượng viết câu này, “Đức Phật độ vua cha Tịnh Phạn vương đắc quả A La Hán, thác sanh về Ngũ Tịnh Cư thiên” là không đúng. Hòa thượng nói “Không”. Đắc Sơ Quả cũng không phải. Khi đức Phật về đi bát ngày đầu tiên là đã độ được rồi. “Mời Sư vô phòng” Hòa thượng mới bật đèn lên, mở cuốn sách ra, bự, cầm kính lúp lên, rà xuống đọc. Sơ Quả, Nhị Quả, đắc quả A La Hán, buông kính lúp xuống “Bây giờ làm sao?” – “Nơi nào phát sanh, nơi đó phải tiêu diệt, nơi nào phát sanh, nơi đó phải diệt tận” – Hòa thượng nói “Chưa hiểu”. Sư nói, “Nơi đây phát hành thì nơi đây phải đính chính’’. Hòa thượng hỏi “làm sao?” – “Hòa thượng có 2 lớp thứ tư và lớp thứ sáu, chưa kể 8h sáng ngày chủ nhật nữa. Hòa thượng cứ dán tờ giấy nhỏ “câu đó không có”, đắc quả A La Hán Vô Sinh Niết Bàn chứ không có Ngũ Tịnh Cư thiên, Ngũ Tịnh Cư thiên chỉ cho hạng Bất Lai mà thôi.” – Hòa thượn nói “ờ đúng rồi”. Dán tờ báo, xin đính chính. Từ đó hòa thượng mới cầm mấy cuốn sách hòa thượng đã in “Tôi nhìn nhận, tôi còn nhiều sơ sót”. Sư nói “Ai cũng vậy, không riêng gì hòa thượng. Mình ăn cơm còn đổ mà’’. Như quyển này, trong thời giao thời Sư làm ra quyển này, rất nhiều phiền não, do đó, Sư có những sơ sót, chứ từ quyển 2, chương 4, Lộ trình Danh Sắc Sư hoàn chỉnh, hoàn chỉnh. Sư sẽ đính chính quyển này lại. Nhưng mình phải nhìn thấy, trong quá trình Sư dịch kinh sách, hướng dẫn, chia sẻ, chỉ có quyển nào Sư dịch thì Sư mới dám chia sẻ, chứ không dám cầm quyển sách của người khác Sư nói. Nếu mà nói không được, mình có tư kiến mình vô là phạm vọng ngữ liền. Cái đó là cái giới mình nó không chân thật. Thành ra, Sư khuyến khích là phải đọc sách nhiều. Ngay bản thân Sư, tối trước khi Sư ngủ, Sư phải đọc, con mắt Sư đỏ ké là Sư đọc sách mà Sư không ngủ. Khi Sư nhận thay thế cho ngài Siêu Việt đi giảng dạy cho các trường Phật học của Tăng ni, lần đầu tiên khóa 1, Sư là người đại diện, người thay thế thôi, không phải giáo thọ chính thức, nhưng khi hòa thượng Tuệ Thông giao Sư soạn giáo án Kinh pháp cú của khóa thứ nhứt, năm thứ nhứt, trường Phật học ở Vĩnh Nghiêm, thì trong giao ước, Sư soạn giáo án, trong vòng 1 tháng, phải đưa trước cho người ta đánh máy, cho in. 2 tuần sau Sư đem nộp liền. Chính thầy Thiện Nhơn, lúc bấy giờ là tổng thư ký hội Phật học, bây giờ là chủ tịch hội đồng trị sự nói, “Sư làm lẹ vậy. Sư làm cách nào?”. 26 phẩm, 423 câu, 300 trường hợp, Sư soạn 2 tuần lễ Sư đưa. Sư nói “Có gì đâu, 2 giờ Sư thức, 2 giờ Sư ngủ. Làm như cái máy. Không kể giờ ngọ, giờ sáng. Sư làm liên tục trong 2 tuần Sư đem lên nộp. 26 phẩm”. Hòa thượng Tuệ Thông mới chụp cái đó, mới bày ra các thầy giáo thọ khác “Thập nhị chương, Pháp bảo tạng kinh…” của các thầy khác, mình Sư Nam tông, “Mấy thầy cứ tối ngày lo đi tụng, lo kiếm tiền không, không lo làm xong giáo án cho Tăng ni người ta tựu trường không có giáo án. Đại đức Sán Nhiên đã làm xong rồi”. Sư muốn chia sẻ, Sư đọc sách, Sư viết sách, Sư soạn sách, Sư soạn liên tục, không bao giờ được cho phép âm. Thí dụ, trong phần dịch, Abhidhamma, hòa thượng Thích Minh Châu nói Abhi = thù thắng, nên ngài mới dịch là Thắng pháp tập yếu luận, tại vì cái này “Luận” là dành cho các vị tổ hay Chú giải viết. Còn Pháp của đức Phật là không được “luận”, tại vì Ngài có 3 tạng để lại là: Tạng Luật, Tạng Kinh và Tạng Abhidhamma. Chứ không có “Luận”, còn Luận là như : Thành Thật Luận, Câu Xá Luận, …các vị tổ Hay bộ Abhidhammatthasaṅgaha là Anuruddha viết ra, sau Phật lịch 1000 năm hơn, thì một vị tỳ kheo Ấn Độ viết quyển này. Thì mình có thể nói đây là một cái tham luận, luận án, luận giải, giải thích nội dung chính của tạng. Hòa thượng giận, khi Sư làm việc nghiên cứu phiên dịch Đại Tạng Kinh hòa thượng nói, tránh đừng có âm. Ngày xưa mình mới 75, Moscow – Mạc Tư Khoa thì là Mát-xcơ-va, đọc âm hết. Thì hòa thượng kêu, thống nhất trong đó, mình dịch, nếu không có từ điển dịch thì tra cứu đủ loại từ điển, hòa thượng không cho : Abhidhamm = A Tỳ Đàm. Chữ Dhamma đọc từ “Đàm” không được. Giống Bodhidhamma = Bồ Đề Đạt Ma. Chữ Bodhi = Giác ngộ, Dhamma= Pháp. Thì có thể mình gọi Giác Pháp. Nhưng bên Trung Hoa họ âm là Bồ Đề Đạt Ma. Do đó, hòa thượng Minh Châu ngài không chịu “Phải dịch ra” do đó, mình đi họp, đi hội, để làm việc chung với nhau, cho dễ sinh hoạt, dễ nói năng, thì tất cả từ ngữ phải phiên dịch ra. Học phải hiểu chứ không phải để nhồi sọ. Thành ra cái khó là các quý sư, quý thầy không chịu đọc nghiên cứu, tra cứu tìm hiểu hay mình muốn tạo một đường lối phong văn riêng thì được. Không ai bắt buộc, không ai chê trách, không ai đụng chạm, không ai chỉ trích mình hết. Nhưng, mình sẽ ở trong một thế giới riêng tư của mình. Nhất là đi vô cộng đồng chung, họ không hoan hỷ. Khi mình đem quyển này trao đổi quốc tế trong những cuộc kết tập Tam Tạng, các quý ngài đi trao đổi nhau, bên các ngài làm được bao nhiêu, bộ nào? Có thể cho chúng tôi nghiên cứu, trao đổi được không? Thì mình phải có. Những cái gì mình đưa ra, mà đưa ra thì phải thống nhất chung với nhau. Giống như bây giờ chữ Sāriputta = putta (con trai) bà mẹ Sāri nhưng người Trung Hoa đọc chữ “r” không được, đọc là “l”, thành ra đọc là Xá Lị/ Xá Lợi Phất (nếu đi tiếng Mỹ, “Phất” nói “mày chửi tao hả”, kẹt liền, đi vô quốc tế là kẹt rồi). Moggallana đọc là Mục Kiền Liên. Mình sai. Mình có những từ ngữ rất hạn chế, mình phải tìm, vì Moggallana, mẹ của ngài là Moggalī. Do đó, mình phải đi tới một cái thống nhất, chứ không chơi riêng tư của mình được. khi đi tới chung thì mình phải nhìn hệ quả chung, bỏ cái tôi ta của mình để hòa nhập hệ thống chung, để cùng nhau hưởng, chứ không có một mình mình hưởng. Ngài Tịnh Sự có cái khổ là ngài dịch Nho, Hán nhiều. Ngài có bộ từ điển Thái – Hoa, Sư đang thừa hưởng, cũng như bộ từ điển Oxford tiếng Anh – tiếng Hoa, Sư học, Sư nghiên cứu Sư thấy. Thí dụ mình nói chữ “trình pháp” mà cứ nói đi nói lại khi đi hành thiền Vipassana, chứ còn nếu hành thiền An chỉ là không phải trình pháp, người ta nhìn người ta biết mà. Cho nên, các vị thiền sư người ta biết liền. Mình nói từ ngữ: Interview, có 2 nghĩa: phỏng vấn (cảnh sát hỏi), phỏng đàm (một vị thiền sinh lên trình pháp với vị thiền sư, có nói qua nói lại). Trong phần từ điển họ giải thích, mình phải nói, khi đi phỏng đàm, tại phải hỏi qua hỏi lại, thì trong quyển sách mới của cô Diệu Giác biên soạn, trong đây có phần phỏng đàm – phỏng vấn, hỏi – vấn. Nếu dùng “trình pháp” Sư đọc rất nhiều nơi, mình lên trình “con thấy này, con có hiện tượng này, …” các vị thiền sư họ không có ngồi nghe như mình. Sự thật là, Khi Sư mở khóa retreat nào, Sư phải có mặt ở đó, quý Phật tử ngồi thiền sư có mặt, đi thiền sư có mặt, đứng thiền sư phải có mặt, quý Phật tử không phải trình pháp, không có, mà cũng không đúng nữa. Do đó, Sư phải thấy, nhìn. Nhưng tới khi 3 ngày có interview tới phỏng đàm với vị thiền sư thì họ hỏi, vị thiền sư trả lời, vị thiền sư hỏi, vị hành giả phải trả lời chứ không phải “trình”. Nên, trong khi Sư họp ovadacariya, trong hội các vị thiền sư thiền viện Mahasi, họ lắc đầu, không biết từ đâu có hiện tường trình pháp, nhưng các quý ngài không nói. Người Miến Điện họ im lặng. nói “thôi kệ, không sao”. Sư mới nói, “không được như vậy. Các quý nài phải phỏng đàm, phải cho người ta hỏi và mình phải hỏi họ để đi tới hiểu biết chung, chứ không có trình pháp, không được”. Sư luôn luôn phải cải cách, chỉnh lý lại. Do đó, các quý Phật tử thấy, có những cái, Sư phải đi song đôi với Chánh tạng, hay những bài học của mình là để chi? Cho các Phật tử cập nhật, để mình hiểu việc học tu của mình và trí thức về Phật pháp của mình trước nay chưa nắm vững thì mình phải điều chỉnh lại, sửa chính lại, chứ không thể nào xưa bày nay theo cứ như vậy. Sư luôn có điều chỉnh hết tất cả. Nên khi có những hiện tượng này, các quý ngài có nói, mình nói “ủa, cái này đâu ai nói, đâu ai dạy, đâu ai chỉ dẫn đâu” . Có nói, có in ra, có phát hành mà các quý Phật tử mình không có. Khi Sư tới bên Thái Lan, năm Sư tới, không có một đồng xu trong túi, sách của quý sư họ coi xong, họ giục, quăng trong vỉa hè, hàng hiên, sách nhiều lắm, họ ghi note xong họ giục. Sư đi ngang Sư hỏi “mấy cuốn sách này giục phải không? Cho tui lượm tui đọc được không?” . Sư lấy về Sư đọc. Mình học, mình mới hiểu cách dạy của họ, văn hóa, Phật giáo của họ đi như thế nào. Mỗi cái nó khác biệt nhau hết. Do đó, mình phải chịu khó. Đọc sách là điều quan trọng nhất. Phải đọc, đọc nhiều lắm, tới nào mù con mắt thôi. Phùng quân nhất dạ thoại thắng đọc thập niên thư = Một đêm nói chuyện người hiền hơn 10 năm đọc sách, tức là phải có 10 năm đọc sách. Nhưng mà đây không có đọc, độc hại không à. Do đó, Sư chia sẻ quý Phật tử quyển sách này tuyệt vời, được cả thế giới chuộng, quyển này của ngài Pandita về pháp hành. Do đó, Sư muốn chia sẻ, mấy chỗ này (nhà sách) họ biết Sư hết, vừa bước vô “con sách mới ra đó con” là Sư chạy vô liền. Sư đọc hết. Thành ra, khi Phật tử có đọc, có học, có dạy, có biết dịch thuật mới văn ôn võ luyện, mới nắm bắt được. Đức Phật nói, Đồng tiền kiếm ra phải chia làm 4 phần: (1) Trả nợ cũ = Nuôi dưỡng cha mẹ mình, vì mình vay mượn, cha mẹ sinh ra, nuôi mình. (2) Trả nợ mới = Nuôi con cái. Mình tạo ra thì mình phải trả nó. (3) Bỏ hố sâu = Miệng của mình, cái miệng này không đáy, sáng bỏ chiều hết, chiều bỏ sáng hết. (4) Chôn để dành = Làm việc thiện phước. Do đó, một người đức Phật Ngài dạy, lợi lộc của mình phát sinh mình chia làm 4, phải biết chia rất hợp lý. Có những người: Cha mẹ còn thì nuôi. Có 4 đồng: 1 đồng cho cha mẹ, 1 đồng cho con cái, 1 đồng cho mình, 1 đồng làm thiện phước. Nhưng giờ cha mẹ mất, thì có một số người họ không hiểu. Khi cha mẹ mình mất, 1 đồng đó là của mình, bỏ vô (3) nhưng nó là sai hoàn toàn, đồng này vẫn bỏ vô, tới ngày giỗ khui ra đi làm bố thí, cúng dường, trai tăng, in ấn kinh sách, lấy cái đó hồi hướng cho cha mẹ, cửu huyền, chứ không bỏ vô (3), bỏ vô là mình mắc nợ, mình thiếu, sau này mình không có để mình trả đó. Tại sao có khi cha mẹ sinh con là chủ nợ mà có khi cha mẹ sinh con là con nợ của con mình? Là vì sao? Nó đòi. Vì mình không biết cách dùng. Không ai chỉ mình. Dù cha mẹ mất rồi, cất để dành, cuối năm khui. Không lấy ngang. Hai bên vai mình ghi hết, đừng có tưởng. Mình may mắn sinh ra không có con cái thúc phược mình, bắt đầu xài thoải mái, bỏ vô (3), nhưng mà không phải. Cái này, không có thì mình chuyển qua (4) chứ mình đừng có giộng qua (3). Thành ra, khi muốn làm phước, có 16 quả, tức là phải có tam tư và phải có trí. Thấy người ta làm nhảy vô làm liền, không biết cách lấy cái này ra, lấy cái kia ra, tới cuối tháng thiếu nợ, làm không có kế hoạch, phiền não sanh lên. Hồi xưa, ông Cấp Cô Độc, gặp đức Phật Ngài ở trong rừng, đi tới nhà người anh thấy đang chuẩn bị lễ cúng dường Phật ngày mai với chư Tăng. Ổng chịu không được, ổng phải đi vô rừng, để gặp đức Phật, sau này được gọi là Anāthapiṇḍika, ông Cấp Cô Độc là bởi vì ông ta cung cấp không ai sánh bằng, một mình ông ta vô địch, chứ thật ra ông ta là Sudatta, dân gian đặt tên cho ngài biệt hiệu đó thôi. Khi ông tới gặp đức Phật, ông đắc Sơ Đạo Sơ Quả, xong rồi ông ta cũng hoan hỷ, cũng là người cận sự nam hộ độ Tam Bảo. Tới khi đức Phật Ngài tới vườn của ông hoàng tử Jeta ở nơi đó, Ngài với chư Tăng ở đó, ông Cấp Cô Độc mới hỏi có bán miếng vườn này không? Ông ta mua, để cúng cho đức Phật, ông hoàng tử Jeta, vườn ông ta (vana), nên Jetavana = vườn ông Jeta. Người ta đọc là Vườn ông Kỳ Đà. Thấy đức Phật chư Tăng ở đó an trú, ngài hoan hỷ, ông Jeta giàu có, ổng hoan hỷ, cứ ở. Ông Cấp Cô Độc thấy nếu thích hợp cho chư Tăng, cho đức Phật ở an trú, ông mới thỉnh nguyện để ông mua miếng đất đó để cúng dường đức Phật lập một trú xá cho đức Phật, chư Tăng ở. Ông Jeta nói “Ngươi mua nổi không?” - “Ngươi trải vàng tới đâu, ta bán tới đó”. “Này giai nhân, mang tất cả vàng ra trải”, trải tới đâu, ông Jeta lùi. Tới lúc ổng nói “không bán nữa, ngươi mua hết đất của ta”. Ông Cấp Cô Độc khủng khiếp như vậy đó, lấy vàng trải đất, cúng dường Jetavana cho đức Phật lập lên chùa Kỳ Viên Tịnh Xá. Do đó, khi người ta đã hiểu, đức tin người ta vững chắc, trí tuệ người ta hiểu biết làm việc thiện phước này thì họ bắt đầu phát tâm. Cũng như bà Visakha, bả để lại cái áo người ta đi cưới hỏi bà, áo đó cẩn ngọc hết, lên nghe pháp đức Phật xong bà đi về, bỏ quên, bà dặn người hầu “trở lại lấy, nếu chưa ai đụng vô, thì mang về, nếu có một vị sư trong chùa đụng vô thì ngươi không được lấy để đó ngày mai ta lên” Khi nàng hầu bà Visakha lên hỏi, thì đại đức Ananda quản thủ, ngài quản thủ sau khi pháp thoại đức Phật xong Phật tử ra về, chư tăng về tịnh thất, thì đại đức Ananda quét dọn lau chùi, ngài làm hết tất cả chánh điện, giảng đường đó. Ngài lấy áo rớt để lại, ngài lượm để lên kệ tủ coi mai có người chủ tới nhận. Người hầu tới “Thưa đại đức, bà chủ con có để quên cái áo, cái áo còn có không?” – “Có, cái áo đây. Đem về cho chủ đi” -“Dạ không, chủ con dặn, khi có vị sư đụng vô rồi là không được đụng tới, để mai chủ con tới”. Ngày mai bà Visakha lên hỏi đức Phật: Áo con làm rơi, giờ đại đức Ananda cầm lên như vậy, con không dám lấy lại, đó là của chư tăng rồi. Khi chư tăng cầm lên, bỏ lại là của chư tăng. Đức Thế Tôn dạy con nên làm thế nào với sự việc này. Đức Phật nói: Nên bán, xây một tịnh xá, xây một trú xá cho chư Tăng ở đi. Bà ta mới đem áo đi bán, không ai mua nổi số tiền đó: 90 triệu đồng tiền vàng. Bà mua trở lại. Pubbārāma = Đông Phương Tự. Cúng dường cho đức Phật, Ngài ở đây 7 năm sau đó bà ra đi. Bà Visakha nghe tin chạy tới, bà quỳ dưới chân đức Phật “Tại sao đức Thế Tôn không ở tịnh xá của con, con cúng dường cho đức Thế Tôn cũng như chư tăng, sao đức Thế Tôn lại ra đi?” – Đức Phật nói: “Đủ rồi Visakha, Như Lai còn phải đi độ chúng sanh khác chứ không phải ở đây hoài như vậy được” Bà ta phải lui ra, để cho đức Phật tiếp tục hạnh nguyện đi độ chúng sanh. Cuối cùng, chúng ta đi tới nước Ấn Độ chúng ta thấy. Ngài ở đâu? Ngài có Kỳ Viên Tịnh Xá của ông Cấp Cô Độc, Ngài có Đông Phương Tự của bà Visakha, Ngài có Trúc Lâm Tịnh Xá của vua Bình Sa Vương, mà Ngài ở trên núi Linh Thứu (Gijjhakutta), Ngài ở trên đó an trú. Mình mới thấy thương đức Phật. Đức Phật được sinh ra ngoài trời, rừng Lumbini; đắc đạo Ngài ở Bodhigaya, ngoài trời; và Ngài bỏ xác Ngài tại vườn Kusinara ở ngoài trời chứ không phải trong ngôi nhà nào cả, trong ngôi tịnh xá, tịnh thất nào cả. Bà Visakha bà cúng dường Pubbārāma này hồi 7 tuổi, đi theo ông nội lên để bát cho đức Phật, ông rủ cháu đi, đức Phật thuyết, bà Visakha nghe xong đắc Sơ Đạo, Sơ Quả liền. Từ đó, bả là một người thuần thành với đức tin kiên cố, bất thối với Tam Bảo. Bà hộ tăng. Mỗi buổi chiều bà lên chùa nghe pháp đức Phật, sau khi cha mẹ gả cưới, bà lên chùa không bao giờ bà Visakha đi tay không. Chiều nào bà lên, sắm sửa nước uống cho chư tăng, sắm sửa thuốc men cho chư tăng có bệnh có uống có dùng. Với một đức tin trong sạch như vậy, Do đó, mình phải làm với tam tư, với trí mình mới làm có kết quả. Làm vậy là bảo vệ Phật Pháp cho được an toàn, được lợi lạc chứ không gây phiền não, sứt mẻ gì trong đức tin cả. (56:00) Khi Sư nhận lệnh của ngài Siêu Việt trụ trì tổ đình Bửu Quang, lúc đó Sư mới 28 tuổi, còn trẻ lắm. Lúc đó, có bà Phật tử, bà Năm, bà nổi tiếng đi cúng dường ngài Hộ Tông, ngài Giới Nghiêm, ngài Bửu Chơn,… ở đâu bà cũng đi cúng dường hết, bữa đó bà nghe ông Sư trẻ về làm trụ trì tổ đình Bửu Quang ở Gò Dưa, Thủ Đức, bà lên xin trai tăng. Mấy sư nhỏ trong chùa lên: “Sư cả, có bà Năm, bà Phật tử kia tới xin cúng dường, sư cả xuống gặp đi”. Sư đi xuống “Chào bác Năm” – “Chào Sư”. Chia phước, hồi hướng “Mớ này xong xuôi hết rồi” Sư xuống Sư hỏi : Bác Năm có khỏe, an vui không? Bà đeo mắt kiếng màu đen, tức là không cần nhìn thấy ai hết trơn. Sư mới nói : “Bác Năm lên đây có chuyện gì?” - Chủ nhật này tui trai tăng đó nha. - Dạ, được. Bác trai tăng bao nhiêu phần trăm? Bả quay lại bả ngó Sư “Bao nhiêu phần trăm? Tại sao Sư hỏi tui vậy?” - Dạ không. Sư chỉ hỏi bác, chủ nhật này bác lên bác trai tăng cho hội chúng ở đây, bao nhiêu phần trăm? - “Tôi nói cho Sư biết, 100%. Nghe không? Từ trước tới giờ tôi đi trai tăng với ngài Hộ Tộng, ngài Bửu Chơn, ngài Giới Nghiêm các quý ngài không có người nào hỏi tui bao nhiêu phần trăm hết. Chỉ có Sư hỏi tui thui. Tui lặp lại cho Sư nghe 100%”. - Dạ, mời bác về. Bác khẳng định 100%, mời bác về. - Nghe không? Chủ nhật này tui lên, tui trai tăng 100%, Sư nhớ. - Dạ, mời bác về. Bà đi với đứa con gái. Chủ nhật bà lên. Quý Phật tử biết không? Không có điện, không có nước, không có nồi, không có muỗng, không có ghế, không có củi, không có gạo, không có muối, cất hết. “Ông Sư cả, ông Sư cả đâu rồi? Ông chơi tui. Ông chơi tui” Ông sư nhỏ chạy lên “Chết rồi kỳ này bà Năm bà đốt chùa mình Sư ơi” - Để Sư xuống. - Tại sao không có điện? Không có đèn cho tui? Tại sao không có nước? Mở nước cho tui. Không có củi cho tui hâm đồ? - Ủa, bác nói bác trai tăng 100% mà, tức là bác đem lên, chỉ cần múc ra cho chư Tăng mà tô bát là của Sư thôi, chứ đâu có gì đâu? - Như vậy hả? - Đúng. Tại vì bên Thái Lan, ôm bình bát đi là người ta nấu sẵn hết rồi, người ta bỏ bọc nylon về các Sư mở ra. Nhà chùa không bao giờ có cái bếp. Tất cả các chùa Thái Lan không có bếp, không có cuisine mà chỉ có lò thiêu. Người ta chỉ lo cái tử chứ người ta không lo cái sinh. Cái sinh là phải đi ra ngoài đường, làm biếng thì không có vật thực ăn. Phải đi bát khất thực. Trừ vua sãi thôi, còn phó vua sãi cũng phải đi bát. Còn không người ta hứa khả, người ta vô để bát thì ở chùa thôi. Còn không phải đi bát và không có nấu nướng. Bên Tích Lan, Cam Bốt cũng vậy, bên Miến Điện cũng có. Theo như người ta, khi một vị sư nói cho mình nghe “bao nhiêu phần trăm”, mình không biết, mình phải hỏi “Sư phải nói cho tui nghe bao nhiêu phần trăm, tới giờ tui chưa được nghe trường hợp này” Chứ không có ngã mạn, không có nạt nộ, không có ăn hiếp mấy sư, nhất là gặp ông sư hiền, nhỏ tuổi, trẻ, người nhát nhát, ăn hiếp. “100% nghe không” “Dạ được, mời bác về”. Nhưng “100%” sẽ trả quả lời nói của mình. Lấy của Tam Bảo điện, nước, bàn ghế, củi lửa,… của Tam Bảo. Chứ không thể nào nói “100%”là không có. Mà các quý sư nào biết mà không dạy là đưa họ vào đường tội lỗi, mình cộng nghiệp đó. Bật cái đèn lên, bật giếng nước lên, bật một hạt gạo lên là của Tam Bảo mà. Không chịu nổi đâu. Sư nói kỳ trước. Lấy của nhà nước, lấy của Tam Bảo là trả không nổi. Có nhiều người Phật tử, ông vua Pasenadi nằm mộng thấy một cái lu bự giữa sân chầu, và những lu nhỏ xung quanh lu lớn đó mà dân khắp nơi đi tới đổ lu lớn không còn lu nhỏ để khô rang hết, không đổ. Ông vua Pasenadi 16 điềm mộng mới lên hỏi đức Thế Tôn “Tại sao người dân đổ lu sân chầu ở giữa, mấy lu nhỏ không đổ? ” - “Người ta phải trả nợ, người dân phải trả sưu cao thuế nặng với chính phủ, chính quyền, là vì sao? Lấy của lần trước, bây giờ phải trả. Thắt cột nhịn ăn nhịn uống để mà trả nợ”. Cái nào sưu cao thuế nặng lên là dân đang phải trả nợ. Còn không, họ lấy của mồ hôi nước mắt trong sạch mình làm ra, thì họ sẽ mắc nợ, sẽ trả quả báo thôi. Cái thứ hai, có nhiều người Phật tử đến với chùa, lấy của Tam Bảo mà không biết, sau này quý Phật tử thấy, có những người họ làm ra bao nhiêu tiền họ đem vô chùa cúng dường cúng dường, nhưng thật ra không phải họ cúng dường mà đang trả nợ trong quá khứ. Con họ không dám ăn. Ở chùa trên … một vị sư kêu một vị Phật tử mua một tô phở đặc biệt, bỏ thêm vô mà 17 -18$/ 1 tô. Nhưng người con đi với người mẹ, baby nói “mẹ mẹ mua con cái bánh giò” mẹ nói “thôi đừng mua con, mắc lắm, để mẹ về làm cho con” mà dám mua một tô phở đem lên cho ông sư 17-18$. Thắt cổ con mình lại để đem lên cúng dường cho ông sư. Không phải là đem cúng dường, đó là đang trả nợ. Do đó, phải có Tam tư và phải có trí, chứ không phải sử dụng một cách rất là tập khí, hay thói quen của mình. Sư không đi đến với Phật tử với trạng thái vô trí. Sư đến với quý Phật tử với trạng thái Trí tuệ. Sư muốn chia sẻ quý Phật tử phải có trí. Khi ta làm gì phải có trí. Trí đó nó soi xét, dẫn đường đi cho mình một cách rất là trong sạch, và mình an toàn, không làm hại người khác, cũng không làm hại chính mình. Con đường đó là đường thanh tịnh, mới giải thoát được. Chứ không phải quý Phật tử cứ máy móc, tập khí, tui làm cái này để tui diệt cái này, làm sao mình biết mình diệt? Cái gì để mà diệt? Và làm đúng để mà diệt không? Không có. Còn lấy lên tính ngã mạn của mình, “tui đã từng đi trai tăng các quý ngài lớn, không ai hỏi tui, chỉ mình Sư hỏi tui”. Sư nói “Bác đi về. Bác không học thì Sư không chỉ. Bác không muốn biết thì Sư không cần nói. Bác cứ đi về rồi lúc đó bác sẽ có kết quả”. Mà Sư không làm gì sai. Tại vì Sư học rõ ràng, Sư học với ngài Tịnh Sự, ngài dạy Sư kỹ lắm. Lúc đó ngài bệnh, cô Tư nấu bếp cổ già cổ yếu lắm, Sư lấy củi ra chẻ củi cho cô Tư nấu bếp, lấy con dao ra sau hè, “Bốp. Bốp”, cái bốp thứ hai là ngài đứng sau lưng mà Sư không hay. Sư đang chăm chú chẻ củi cho cô tư nấu bếp. Ngài nói “Ông ơi, ông vô học dùm cho tui đi, tui mướn người ta chẻ củi được chứ tui không mướn người ta học cho ông được. Ông vô học đi”. Sư ứa nước mắt liền. Một vị thầy chỉ muốn cho học trò tới để học thôi, chứ không phải một vị thầy kêu học trò tới cung phụng, hầu hạ cho mình được, bắt người ta phải khuân xi măng, khuân vác đất cát xi măng gạch cả năm này qua năm kia mà không thấy người ta tu hành. Cái đó không đúng. Ngài không cho Sư làm gì hết. Phải học. “Tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc” = Đến học sửa mình 3 việc thường không đủ: nhất ngủ, nhì ăn, tam mặc. Sư phải học, Sư học để trả ơn cho ngài. Sư nói quý Phật tử nghe. “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý’’ mà học phải có sách vở, phải nương tựa học hỏi. Do đó, Sư muốn chia sẻ, quý Phật tử làm gì phải cân nhắc, phải có chuẩn bị, phải có trí soi đường dẫn lối cho mình đi cho được an toàn. (1:06:38) Một số các Phật tử hỏi Sư: Trong Thập phúc hành tông (dasa (10) puñña (phúc) kiriya (hành) vatthu (tông chỉ/phương pháp), trong 10 phương pháp tạo cho mình có phước. Định nghĩa chữ Puñña là chi? Puñña = Phước báu. Những cái chi làm thay đổi tâm tánh cho ta từ xấu ra tốt là phước. Hồi đó mình bỏn xẻn, keo kiệt giờ mình làm xả thí thì cái đó cho ra phước báu. Đó là phương pháp thay đổi tâm tánh của mình. Thí dụ, trước đây mình ngã mạn, hống hách, kiêu căng, phách lối, thì mình học cung kỉnh, phụng thị, lễ độ, lễ phép để diệt sự ngã mãn, sự kiêu căng, kiêu mạn của mình. Đó là Puñña. Cũng như chữ Pañña = Trí tuệ; Ñāṇa = Trí . Người Trung Hoa họ không dịch chữ Pañña mà dịch “Bát Nhã”, như Bát Nhã Ba La Mật Đa = Paññā Paramitta, Thập Ba La Mật/ Thập Toàn Thiện. 10 phương háp để ta tạo ra phước chứ không phải chỉ có 1. Giống như thói quen của các chùa hay các quý Phật tử đến chùa là xả thí, cúng dường. Khi có một số nơi chúng ta được nghe “phước – huệ song tu” tức là một bên làm việc phước, họ chỉ cúng dường chứ họ không cần tu gì hết, họ cứ cúng dường xong họ đi về. Nếu họ không tu, họ chỉ muốn cúng dường thôi, họ đi về, mình mới nói, người này là người nhị nhân, vô tham và vô sân, không có vô si. Nhưng người mà ta nói, họ tu huệ thôi, chứ họ không làm phước, họ vô họ tu không à, thì người này mình nói họ chỉ có phước trí không có phước vật phước đức. Do đó, khi mình nhìn mình biết. Có 10 phương pháp: 1. Xả thí , tránh chữ Bố thí, khi nào Bố thí? Từ 2 người trở lên, mình mới Bố. Cho một thì mình chỉ nói Xả thôi. Dāna, nhưng người Trung Hoa không dịch, Đàn Na, thành ra. 2. Trì giới 3. Tu tập 4. Cung kính 5. Phụng hành/ Phụng thị (vâng lời) 6. Thính pháp 7. Thuyết pháp 8. Tùy hỷ công đức 9. Hồi hướng 10. Chân (=chân thật) tri (=biết) chước (=đúng đắn) kiến = Biết thật, thấy đúng. Nếu không biết thật, thấy đúng làm cái đó không có phước. Trong 10 phương pháp để tạo ra phước, mình có cho người đang sống, hồi hướng cho người đã quá vãng, vì người chết họ không hưởng cái gì khác hơn là cái phước của mình, mình làm bao nhiêu công đức, mình tạo ra mình hồi hướng, họ mới hưởng được thôi. Chứ họ không có đón nhận được cái gì của mình hết trơn, tội nghiệp lắm. Nếu họ sanh thiên thì họ hưởng phước cõi trời, còn nếu ở 4 đường ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, A Tu La, súc sanh) họ khổ lắm, họ cần phước báu của mình, mình cứ làm ra, hồi hướng thì họ mới hưởng được. Trong 10 cái này, điều chính yếu, điều trọng yếu, cốt lõi là (10) Chân tri chước kiến là chủ yếu, lấy cái này mình xả thí, lấy cái này mình trì giới, lấy cái này mình tu tập, mình cung kính,… chứ còn nếu không có Chân tri chước kiến, làm nền, căn bản hay chỗ nương tựa thì quý Phật tử xả thí có khi đúng, có khi sai, có khi là tập khí, có khi thói quen xưa bày nay theo thì cái phước có nhưng nó ít thôi. Thí dụ nó 8 quả phước chứ không được 12 hay 16 tâm quả. Kiến -Diṭṭhi Từ đó mới thấy, qua phần Bát Chánh Đạo của mình, nó có sự liên đới với nhau. 1. Chánh Kiến 2. Chánh Tư Duy 3. Chánh Ngữ 4. Chánh Nghiệp 5. Chánh Mạng 6. Chánh Tinh Tấn 7. Chánh Niệm 8. Chánh Định Cốt lõi 1-2 thuộc về Tuệ Đạo. 3-5 thuộc về Giới Đạo. 6-8 Thuộc về Định Đạo. Trong Bát Chánh Đạo, cái xuyên suốt dẫn đến Đạo Quả Niết Bàn là Chánh Kiến (Sammā Diṭṭhi). Nếu con đường mình sống trong đời, tạo ra những thiện phước để mình được an vui trong đời này, thoát ra khỏi khổ đau phiền não thì chúng ta phải làm Thập Phúc hành tông. Nhưng chúng ta sợ hãi đời này, khổ đau trong đời này, muốn giải thoát khỏi khổ đau, muốn giải thoát khỏi tam giới này thì mình đi con đường Bát Chánh Đạo, hành đạo mình đi. Lấy gì mình đi? Lấy Chánh Kiến mình đi. Khi mình đi như vậy mình mới qua con đường Thập Ba La Mật/ Thập Độ. Thập Ba La Mật : 1. Xả Thí Ba La Mật 2. Trì Giới Ba La Mật 3. Ly Dục Ba La Mật 4. Trí Tuệ Ba La Mật 5. Tinh Tấn Ba La Mật 6. Nhẫn Nại Ba La Mật 7. Chân Thật Ba La Mật 8. Chú Nguyện Ba La Mật 9. Từ Ái Ba La Mật 10. Hành Xả Ba La Mật Trong 10 pháp Ba La Mật đưa tới giải thoát thì cốt lõi là Trí Tuệ. Chánh Kiến là tâm sở Tuệ quyền, Chánh Tư Duy là tâm sở Tầm. Do đó, khi mình nói, Chánh Tri Kiến phải là Trí Tuệ. Trong 10 pháp Ba La Mật, cốt lõi mình hành hay mình nguyện dưới đức Phật hay nguyện trong tâm “con nguyện đời này kiêp này hành Trí Tuệ Ba La Mật” nhưng khi đụng người đụng cảnh đụng trường hợp thì mình mới uyển chuyển trong 9 pháp Ba La Mật còn lại. Thí dụ, có khi mình phải Hành Xả, có khi mình phải Trì Giới, hay có khi mình gặp đối tượng Tinh Tấn,… Ở đây Sư muốn chia sẻ, chúng ta phải Nhẫn Nại không có Nhẫn nhục. Đức Phật không dạy con người đệ tử của Ngài chịu Nhẫn để nhục. Nhẫn Nại = Kiên nhẫn nại cái khó khổ để vượt qua. Khó khăn nào ta cũng vượt qua, đẩy nó đi, đuổi nó đi, diệt trừ nó đi chứ không nhục. Chưa có bao giờ, đức Phật dạy chúng ta có chữ “nhục” cả. Trí Tuệ Ba La Mật mới có Chánh Kiến, Bát Chánh Đạo, rồi chúng ta mới có Chân Tri Chước Kiến, từ đó chúng ta mới thấy chức năng Trí Tuệ rất quan trọng. Khi đọc tới Tam Đề thứ 9, thứ 10 trong Chánh Tạng Phát Thú. Đức Phật Ngài nói cho chư Thiên nghe, trên cung trời Đao Lợi mà các chư Thiên đắc Sơ Đạo Sơ Quả, quý Phật tử thấy khi ta học không có Chánh Tạng thì chúng ta tội nghiệp. Phát Thú, Chánh Tạng (Quyển Xanh) Quyển 2, Tam Đề, Tam Đề thứ 8, Tam Đề thứ 9 – trang 366. Tam Đề Thứ 8 - Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ (trang 339, quyển 2) rất quan trọng, chức năng Tam Đề này mà Đức Phật Ngài nói. Chữ “Kiến” được lặp lại lần nữa. Khi đọc tới chỗ này mới thấy đức Phật mở cửa cho mình đi vào con đường thoát, con đường tu tập của mình. Trong Tam Đề này có 2 đối tượng mà đức Phật Ngài nói: 1. Tam Đề đầu tiên, Dassanena Pahātabbā (Đoạn Trừ/ Phóng Khí): Kiến Giải Đoạn Trừ 2. Tam Đề thứ hai, Bhāvanā (Tu Tập): Tu Tập Đoạn Trừ 3. Tam Đề thứ ba, Nevadassanenanabhāvanaya : Bất Kiến Giải Bất Tu Tập. Trong Tam Đề thứ 8 (trong 22 Tam Đề Đức Phật nói), Tam Đề này có 2 vấn đề: 1. Kiến Giải Đoạn Trừ 2. Tu Tập Đoạn Trừ 3. Còn vấn đề thứ ba : Bất Kiến Giải Bất Tu Tập là nói về Sắc Pháp không nói đụng tới Tâm. Ở đây, trong Tam Đề thứ Tám mà chúng ta được nghe. Qua Tam Đề Thứ 9 – Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ Tác Nhân (Pahātabbāhetuka) – Trang 388 – Dassanena Pahātabbā hetuka = Nguyên nhân/ Mầm mống của nó. Mình diệt trừ mình được giải thoát. Ở đây phần Dassanena = Bậc Thất Lai/ Sơ Đạo Sơ Quả. Bhāvanā = 3 Tầng Đạo cao. Thế thì chúng ta mới thấy, con đường đi đến Đạo Quả/ Sơ Đạo Sơ Quả là Dassanena. Từ Chân Tri Chước Kiến, tới Chánh Kiến và đến Trí Tuệ này, quý Phật tử kiến giải được Thân kiến, sakaya diṭṭhi của mình, mình đắc được Sơ Đạo Sơ Quả. Rồi qua 3 đạo sau mới con đường Tu tập diệt trừ các kiết sử. Do đó quý Phật tử thấy chức năng, của Chân Trí Chước Kiến, chức năng của Chánh Kiến của Bát Chánh Đạo và chức năng của Trí Tuệ Ba La Mật là mãnh lực, rất mãnh lực. Có năng lực. Nên khi đức Phật nói Dassanena Pahātabbā là dành cho các bậc Thất Lai, như thanh niên Upatissa đến Assaji chỉ nghe và ngài diệt được Thân kiến là đắc Đạo Quả/ Sơ Quả rồi. Bà Visakha, 7 tuổi, lên với ông nội cúng dường, nghe là đắc Sơ Đạo, Sơ Quả rồi. Do đó, chúng ta sẽ thấy khi chúng ta học về Phát Thú này giải đáp hết tất cả con đường tu tập của mình. Nếu chúng ta muốn đi con đường hiệp thế thì chúng ta đi con đường hiệp thế một cách trong sạch. Chúng ta muốn đi con đường giải thoát, thì chúng ta đi con đường đó một cách rốt ráo. Chúng ta có 2 con đường đi rõ ràng và phân biệt. Ở đây, trình bày một cách đầy đủ hết tất cả mọi cái. Trong Tam Đề thứ Tám là Tam Đề Kiến Giải Đoạn Trừ thì đức Phật nói có 2 hàng: Bậc Kiến Giải = Thấy, nghe và biết là bậc Thất Lai; Bhāvanā là 3 thượng tầng Đạo, 3 Đạo cao qua sự tu tập họ mới đắc chứng 3 tầng Đạo cao: Nhứt Lai, Bất Lai, Vô Sinh. Tam Đề Thứ 9 là Diệt trừ căn gốc, trong Phát Thú thứ 2 Chánh Tạng Sư sẽ đưa ra chú giải quyển này. Trong nay mai chúng ta sẽ có, chúng ta sẽ phối chiếu lại, chúng ta thấy con đường đi của chúng ta rõ ràng chứ không phải nói một cách mơ màng là không có kết quả được. Khi chúng ta đi con đường chúng ta thấy được chức năng của kiến giải chức năng của tri kiến, chức năng của sự tu tập ở một khía cạnh, góc độ. Đầu tiên, người Phật tử, người tại gia hay người xuất gia đến là sửa đổi tri kiến mình trước, đừng đem những tri kiến cố hữu của mình đã có đem vào thì không có lợi lạc để mình dung nạp Pháp đức Phật mình vô được. Thì mình sẽ kiến giải. ==== ==== ==== Sư muốn chia sẻ những pháp chúng ta cần phải biết. Sư nhận được 1 email, nhiều khi Sư không coi, meo (mail) thành mốc, Sư muốn đọc một câu quý Phật tử coi: Anh Nhân Trần hỏi Sư mail, rồi theo đó Sư mới trình bày. Ở đây, Sư muốn nói một vài điều trong email của người Phật tử hỏi Sư, Sư có hứa đem lên để xin giải đáp cho các quý Phật tử chung luôn, cho các nơi đều biết. “Thưa Sư, Con xem bài kinh Tứ Niệm Xứ do Sư giảng, Sư cho con hỏi: Khi con đang đi, thì con biết nó là cảnh, còn thực tướng của nó là sự đẩy tới, thay đổi có phải vậy không Thưa Sư? Nó diễn tiến rất nhanh, con chưa kịp thời nhìn ra thì bước tiếp đã xen vào.. Xin Sư từ bi dạy cho con thêm ạ. Con xin tri ân Sư. Kính thư” Sư trình bày quý Phật tử nghe. Bắt đầu mình chia sẻ email này cho các quý Phật tử mình hiểu biết hết cả, nắm chung một cái tổng quát, đầy đủ hết. Đầu tiên, Sư không có dạy bài kinh Tứ Niệm Xứ, mà Sư có dạy bài kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna), bài kinh thứ 10 của Trung Bộ Kinh hay bài kinh 21 của Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭthāna) của Trường Bộ Kinh. Hai bài kinh đó nội dung khác biệt một chút thôi, là bỏ thêm phần Thập Bất Tịnh (Asubha) vào và 10 quán tưởng về tử thi từ khi bỏ ngoài nghĩa địa sình, chảy nước, tan rã thành bột khói bay, thì cái đó thêm trong phần Mahāsati thôi. Còn khi nói tới bài Sati thì không nói qua. Bài kinh đó được ngài Narada viết trở lại trong bài Phật học mà cô Bảy Đính soạn ra đó, Sư hiệu đính, có nói đến phần bất tịnh, tử thi ở các nghĩa địa. Đầu tiên, quý Phật tử khi nói tới bài kinh Niệm Xứ Satipaṭṭhāna, Trung Bộ Kinh, bài kinh thứ 10, Sư có giảng lớp thứ 6, phòng số 13 đường 50, do cô Phương mướn. Bài kinh đó, Sư muốn nói, mình phải nói Satipaṭṭhāna thôi, không có Tứ nhưng trong nội dung bài kinh, dù là Niệm Xứ hay Đại Niệm Xứ đều nói tới 4 lĩnh vực hay 4 phạm vi, 4 hoạt động, 4 chỗ, 4 trú xứ để mình sinh hoạt, tu tập, rèn luyện, trau dồi thì nếu như khi quý Phật tử qua interview mà nói chuyện với một vị thiền sư. Cái này là Sư chỉ kỹ thuật. Tại Sư ngồi trong Ovadacariya của Mahasi Sư lắng nghe, các quý ngài dạy Sư, nếu một vị hành giả/ thiền sinh đến nói “con muốn trình pháp với Sư/ ngài về bài Tứ Niệm Xứ” thì các quý Phật tử phải để ý, các vị thiền sư nói “Được, nói đi” Thì quý Phật tử phải nói hết 4 lãnh vực của niệm, chứ không thiếu được: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Phải đủ. Tại vì quý Phật tử nói “Tứ Niệm Xứ”. Không ai bắt buộc, nhưng quý Phật tử nói, thì phải nói. Nhìn vô nội dung bài này (thư), đâu có. Không có Thân Thọ Tâm Pháp, chỉ nói là khi bước đi là cảnh,rồi diễn tiến nhanh, bắt không kịp. Khi quý Phật tử đưa câu/ đề tài lớn vậy mà quý Phật tử teo nhỏ lại thì sẽ bị khiếm khuyết liền, trình bày không đủ. Hay đi qua phỏng đàm mà nói không đủ thì các vị thiền sư họ không chịu. Các quý Phật tử phải cẩn thận. Bạch Sư/ ngài, con muốn trình bày với ngài các câu hỏi này, con có mấy vấn đề phỏng đàm với ngài, ngài giải thích: Khi con đi nhanh quá, bắt không kịp, ngài giải thích cho con đi. Chứ đừng đem bài kinh ra. Đừng đem Tứ Niệm Xứ ra. Cũng được, không sao, nhưng các quý ngài ngồi nghe thì người ta giải đáp khúc đó liền. Ở khúc này là điểm chính (cảnh, sự đưa tới, diễn tiến nhanh, xen vào) chứ không phải bài kinh này. Đưa title lên mà vô cái này nó không phải điểm chính, nó loãng. Đó là Sư chỉ cho các quý Phật tử biết cách khi phỏng đàm/interview tới ngày tới giờ, mình sau khi có dự khóa thiền, mình có 3 ngày trình bày thì quý Phật tử phải cẩn thận điều đó. Cái thứ hai nữa, Sư muốn bổ túc cho quý Phật tử nghe, một điều quý Phật tử bị confuse, lọng cọng, hiểu lầm, nắm không chắc 2 từ ngữ “Sabhāva” = Thực tính và “Lakkhana” = Thực tướng. “Thực tướng là sự đẩy tới” là không phải. Thực tướng nó không phải là đẩy tới. Do đó, khi nói tới thực tính là đặc tính/ tính chất của nó (Sabhāva) Khi nói thực tướng là đặc tướng, đặc thù của nó, bất di bất dịch, nó không thay đổi (lakkhana). Khi ta nói cái Tâm: - Thực tính của tâm: Biết cảnh. - Thực tướng của tâm: Sinh diệt. Nói tới tâm Tham - Thực tính của Tham là: Đeo níu, dính mắc với cảnh, giữ lấy cảnh. - Thực tướng của Tham là: Vô thường, sanh diệt. Ta nói tới tâm Sân: - Thực tính của Tâm Sân : Hủy diệt đối tượng, thiêu đốt đối tượng. - Thực tướng của Tâm Sân: Sanh diệt, Vô thường. Tâm Si: - Thực tính của Si: Mê mờ với đối tượng, không sáng suốt, bất tri. - Thực tướng của Si: Sanh diệt, Vô thường. Còn nguyên nhân sinh ra nó mình nói tiếp. Ngài Tịnh Sự nói, Việt Nam mình kẹt quá đi. Người ngoại quốc qua hỏi : - Chùa ông có mấy chùa Nam tông? – Có 1 chùa thôi. - Ở đâu? – Bình Chánh. - Việt Nam có mấy chùa Nguyên Thủy? – 1 chùa, chùa Giồng Ông Tố, Cát Lái. Tại mình đặt cái tên đó. Người ngoại quốc người ta đâu có biết mình đặt tên đó đâu. Do đó, mình phải tránh đi. Mình đừng đặt cái tên. Thí dụ: Tâm Thiện đi, tâm bả sân không mà thiện gì. Tâm Thiện: - Thực tính của tâm Thiện: 5 đặc tính (Khôn khéo, lợi ích, mạnh khỏe, tốt đẹp, cho quả an vui) Ngược lại, tâm Bất thiện (Vụng về, không lợi ích/ bất lợi, bệnh hoạn, xấu xa, cho quả khổ đau). Thế thì, khi ta nói thực tính của tâm Thiện là gì? 5 đặc tính, phải nói đúng 5 đặc tính đó là thực tính của tâm Thiện. Anh là khôn khéo, có lợi ích, mạnh khỏe, tốt đẹp, cho quả an vui. - Thực tướng của tâm Thiện: Sanh diệt, Vô thường. Mà mình muốn có thì phải nuôi dưỡng nó, trau dồi nó, vun bồi nó, phải gieo trồng nó thì nó mới gắn bó, gần gũi với mình được. Do đó, khi ta nói tới tâm Thiện, thực tính là gì? 5 đặc tính. Khi ta nói tới thực tướng của tâm Thiện là gì? Sanh diệt. Anh không có tồn tại. Thực tướng là đặc tướng của ảnh, không ai giữ được. Chỉ trừ khi mình vun bồi, gieo trồng, tu tập, rèn luyện, gắn bó với mình đừng xa rời nó như học về Phát Thú thì phải Câu Sanh, Hiện Hữu với nó chứ đừng Bất Ly. Nó Bất Ly cái nó mất liền, tại vì đặc tướng của anh là Vô Thường, Sanh diệt. Nó có nó mất liền. Ngược lại, thực tính của anh Bất Thiện là gì? 5 đặc tính. Thực tướng của Bất Thiện là gì? Sanh diệt. Khi quý Phật tử nắm cái đó, quý Phật tử mới hiểu chữ Sabhāva = Đặc tính của Tâm đó/ Pháp đó. Thực tính của Tham là gì? Dính mắc với đối tượng, đeo níu đối thượng. Từ ngữ căn của nó là “lubh” = Không buông bỏ đối tượng. Còn từ ngữ căn của Sân là “du” = trạng thái hủy diệt đối tượng, nó gặp là nó tàn phá, hủy diệt đối tượng, không cho nó tồn tại. Còn từ ngữ căn của Si là “mu”, moha. Thành ra những cái đó nắm cho kỹ, phải đúng, nắm chắc, chính xác. =>>Mấy cái này (tâm, tham, sân, si, thiện, bất thiện) thuộc Danh Pháp Tất cả các thực tướng chỉ có 3 thực tướng: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Tuy nhiên, học phải biết thêm, ngài Pandita viết 3 loại thực tướng nữa, tuyệt vời. Do đó, mình hãy biết thêm nữa, còn không mình không có phát triển con đường tu tập của mình nắm chính xác được. Trang 270, cuốn của ngài Pandita (cuốn màu nâu). Ngài cho mình 3 loại lakkhana. 1. Sabhāva lakkhana (Thực tướng thực tính): Sắc pháp. 2. Saṅkhata lakkhana (Thực tướng hữu vi): Xúc, Thọ. 3. Samañña lakkhana (Thực tướng phổ thông): Tam tướng. 3 cái này là người hành pháp/ đi pháp hành cần phải biết. Khi nào nắm bắt được Thực tướng thực tính? - Khi ta quán về Sắc pháp: Địa giới, phong giới, thủy giới,... Khi nào nắm được Thực tướng hữu vi? - Khi nắm Thọ, xúc. Khi nào nắm tới Thực tướng phổ thông? – Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Như vậy trong Samañña lakkhana Khi chúng ta đi tới phần Thân, Thọ, Tâm, Pháp; Thọ niệm xứ, phải thấy Saṅkhata lakkhana; Khi tới Sắc pháp thì thấy Sabhāva lakkhana .Toàn khối Danh Sắc hiện bày thì thấy Samañña lakkhana. Lý do ngài muốn đi vào chi tiết là ngài muốn đào sâu Niệm lực của mình khắng khít hơn, bắt cặn kẽ với Pháp hiện bày sanh diệt hơn. Chứ thật ra, nắm 1 trong 3 pháp là cũng đủ để có kết quả rồi. Cái này cũng hay, lợi ích cho hành giả khi đi pháp hành. Nếu đi Thọ niệm xứ: Anh qua tới Saṅkhata lakkhana chưa? Họ lọng cọng. Khi họ đi tới Trong 4 Minh Sát Trí đầu tiên, chưa qua Phổ thông tướng, thì mình ở trong trạng thái Danh sắc này lúc đó bị chi phối bởi Sắc pháp thì mình mới biết họ trong giai đoạn nào. Và mình mới có thể gỡ những cái kẹt, tắc nghẽn của họ. Do đó, phải có cái này để hỗ trợ trong sự tu tập. Đó là Sư muốn nói dành riêng cho những người đi về pháp hành. Còn không đi pháp hành thì chúng ta có một khái niệm về Thực tính và Thực tướng một cách rõ ràng. Nói tới thực tướng là chỉ nói: Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, hay Sanh diệt. Như vậy thì, khi nói tới thực tính của Sắc pháp: - Thực tính: Hoại diệt (thuộc 1 trong 4 pháp siêu lý), không bao giờ nó tồn tại, không có trạng thái không thay đổi. - Thực tướng: Tam tướng. Do đó, khi nói tới Sắc pháp, mang tính hoại diệt. Sắc thân của ta từ khi sinh ra từ trong thai bào người mẹ, lớn lên, nó chỉ có tính chất hoại diệt, hoại diệt cho tới tan rã cho ta chấm dứt thôi. Thực tính của Sắc pháp là gì? Hoại diệt. Thực tính của Sân là gì? Hủy diệt. Khi ta nói tới đó. “khi con đang đi, con biết nó là cảnh” >>> Không phải, nó không phải là cảnh. Nó là cái gì? Khi nói nó không có một cái xác định. Nếu nói siêu lý thì nói siêu lý, nếu nói tới chế định thì nói chế định (paññatti). >>> Khi con đang đi, con thấy sự chuyển động. Đó là chế định. Chuyển động gì? Từ động tác chân duỗi đạp hay từ trạng thái điều khiển nhắc nhở chân giở lên. “thực tướng của nó là sự đẩy tới, thay đổi” >>> Không. Nếu nói tới thực tướng Cái interview này nó không nằm trong 1 pháp để mình đưa ra hay trình bày, để mình vấn hỏi vị thầy hay vị sư. “Có phải vậy không thưa Sư?” – Không. Một động tác, một hành động, cử động, chuyển động, thay đổi. “Nó diễn tiến rất nhanh, con chưa kịp thời nhìn” >>> Không có. Cái này nó không nằm trong pháp nào mình muốn trình bày. Thí dụ, con muốn trình bày với Sư về Thân Niệm Xứ nha Sư. Sư bắt đầu nghe cái Thân Niệm Xứ cô đọng. Hay con muốn nói Thọ Niệm Xứ nha Sư, thì cô đọng nó lại, Sư lắng nghe. Còn thí dụ, “nó diễn biến rất nhanh” con muốn nói cái này Pháp Niệm Xứ nha Sư, cô đọng cho Sư lại. Do đó, quý Phật tử phải cẩn thận. Không bao giờ nhảy ra chụp. Phải lọc ra trước. Đó là kỹ thuật Paṭṭhāna. Pháp tụ: Gom vô hết, rồi mình mới Phân tích, mổ xẻ ra, rồi mới dùng trí tuệ đức Phật lọc Pháp. “con chưa kịp nhìn ra thì bước tiếp theo đã xen vào” Do đó phải hiểu. Khi đi qua mấy trường thiền, là quý Phật tử rụng lá mùa thu. Phải cẩn thận. === Giờ chúng ta đi qua phần lãnh vực của Pháp Hành === Có một số Phật tử đang cần có, để biết quý Phật tử đi vấn đề quý Phật tử đang hành. Khi nói vấn đề Thân Niệm Xứ, nếu ta nói Paṭṭhāna là Kāya satipaṭṭḥāna là Thân Niệm Xứ, nhưng khi nói “Kāyanupassanā satipaṭṭhāna” là nó khác. Khi nói “Kāyasatiṭhāṇa” là nó khác. Khi đi tới 3 lĩnh vực này, nó thuộc về Thân (Kāya). (1) Kāya Satipaṭthāna = Thân Niệm Xứ/ Phát Thú. (2) Kāyanupassanā satipaṭṭhāna = Thân Tùy Quán Niệm Xứ. Anupassana = Tùy Quán. (3) Kāyasatiṭhāṇa (Xứ) = Thân Niệm Xứ. >có chữ Aṭhāṇa (Phi xứ) Khi đi vào pháp hành, người ta sẽ lắng nghe hay người ta giải thích con đường của mình đang đi. Khi đang đi trên 3 lãnh vực này, Sư nghe, Sư mới lọc. (1) Kāyasatiṭhāna thuộc về Kammaṭṭhāna, gọi là Nghiệp xứ, có 2: a. Samadhi kammaṭṭhāna: An Chỉ nghiệp xứ. b. Vipassanā kammaṭtāna: Minh Sát nghiệp xứ. Khi rời khỏi “thāṇa” là “Aṭhāṇa” (phi xứ). Nên ở trong phần Tam Đề thứ 8, 9, đức Phật Ngài nói trong phần Cận Y Duyên sẽ có phần Xứ & Phi xứ. Khi nắm bắt được cái đó mới biết mình trong niệm xứ hay phi xứ. Khi đang đi, trong pháp hành của Thân Niệm Xứ có 6 pháp đúng không? 6 pháp niệm về Thân: 1- Hơi thở. 2- 4 oai nghi. 3- Biết mình tỉnh giác. 4- Tứ đại. 5- 32 thể trược. 6- Tử thi. Hôm nay chúng ta không có đi vô xuyên suốt được cả 6 pháp, chúng ta đang ở 3 pháp (1-3). Khi quý Phật tử đang trong 3 pháp = Kāyasatiṭhāṇa. Quý Phật tử rời khỏi trú xứ niệm thì đang trong Phi xứ. Khi hơi thở vô, ra, nhanh, chậm = Anupassanā (nương theo nó, tùy tùng theo nó mà quán biết nó đang vô, biết đang ra, đang nhanh, đang chậm). Khi đang vô, ra nhanh và chậm trong hơi thở nó có trạng thái sanh, diệt, khi có khi không = satipaṭṭḥāna. Quý Phật tử đang hành thiền. Một là hành An Chỉ. Hai là hành Minh Sát. Quý Phật tử phải xác định. Khi đang đi trong An Chỉ, phải biết An Chỉ. Khi đang đi trong trạng thái Minh Sát thì phải biết Minh Sát. Chứ không nhập nhằng bên An Chỉ rồi đi qua Minh Sát. Khi ta theo dõi hơi thở, là việc thiện, pháp ta đang trau dồi là Bhāvanā, ta đang tu tập. Xác định là An Chỉ hay Minh Sát. Do đó, Khi đi tới An Chỉ thì đi tới 2 cõi giới: Sắc Giới – Vô Sắc Giới. Phần Minh Sát đưa tới : Sơ, Nhị, Tam, Tứ Đạo – Quả. Nếu ta đi An Chỉ, thì chúng ta đi qua con đường về các cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Nếu ta đi con đường Minh Sát thì ta đi tới con đường đắc chứng Đạo Quả. Khi ta đi con đường đắc chứng Đạo Quả. Khi đi con đường đi qua 16 tuệ Trí/ Minh Sát Trí là quý Phật tử đi con đường An Chỉ rồi. Nếu quý Phật tử đi con đường Minh Sát, đi con đường Sơ, Nhị, Tam, Tứ Đạo – Quả thì quý Phật tử phải lấy Bát Chánh Đạo, trên góc độ đầu tiên là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy mới làm việc với hơi thở vô,ra. Chứ không đi Danh, Sắc, nhân, quả danh sắc,…Cái đó quý Phật tử đang đi An Chỉ rồi. Quý Phật tử đang bám theo Kāyasatiṭhaṇa. Chưa tới Satipaṭṭḥāna mình mới xác định mình đi tới con đường Đạo Quả. Nếu con đường Satipaṭṭhāna, thì phải đi con đường Bát Chánh Đạo. - Chánh Kiến => Tứ Đế : Khổ, Tập, Diệt, Đạo. - Chánh Tư Duy => Ly Tham, Ly Sân, Ly Oán hận. Thì: Hơi thở >> thấy vô, ra; Chánh Kiến nhìn vô: đây là Tập hay đây là Khổ (Chánh Kiến)? >> Ly tham, mình muốn thoát ly, không cột trói nó nữa; Ly Sân, Ly oán hận (Chánh Tư Duy). Chỉ một hơi thở vô và ra là quý Phật tử phải có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, bắt đầu mình đang Satipaṭṭḥāna. Sau khi có Anupassanā bám sát ṭhaṇa mới ra được Satipaṭṭhāna. Ta nói Khổ đế, có 8 hay có 3: - Khổ khổ : 8 Khổ. - Hành khổ: - Hoại khổ: Ta mới thấy Lakkhana của nó ăn khớp trong 3 cái này. Khổ Khổ - Samañña. Hành khổ - Saṅkhata. Hoại khổ - Sabhāva. Pháp hành đi tới nắm danh pháp không phải đi tới nắm sắc pháp. Không thấy được cái đó thì mình không đi được. Ngài Pandita mới nói tới Vô Minh, cảnh tùy miên phiền não, thì bên này mở quyển 324 -325 thấy được tính chất của nó. Khi không thấy được 3 thực tướng thì ta không nắm bắt được phía sau. Hơi thở vô ra, có Chánh Kiến là đang hành đạo. Có niệm: Hơi thở vô ra = đang An Chỉ. Giữ được cái niệm là hay lắm rồi đó, vì có nhiều khi mình bị thất niệm, phóng niệm, lạc niệm, bắt cảnh ngoài không bắt vô trong cảnh mình đang chú niệm. Khi chúng ta đang đi, trong phần Thân Niệm Xứ, mà quý Phật tử không nắm bắt được thế nào là Kāyasatiṭhāṇa và Aṭhāṇa, quý Phật tử đi Kāyanupassana, kāyaSatipaṭṭhāna quý Phật tử không nắm bắt được, cái phần này (kāyanupassana satipaṭṭḥāna) là trung chuyển để đi tiếp phần cuối là kāyasatipaṭṭḥāna để quý Phật tử nắm lấy kết quả. Do đó, quý Phật tử đang ở trong những giai đoạn chuyển tiếp trong pháp hành, mà mình chỉ mượn một cơ sở là Thân, Thọ, Tâm, Pháp để làm đối tượng niệm thôi. Và mình phải đi theo con đường Bát Chánh Đạo. Khi đi như vậy, mới tới phần Dassanena- Kiến Giải. Như Thực chứng. Mình thấy Chân Tri Chước Kiến, mới đi tới Thất Lai/ Sơ Đạo - Sơ Quả, chứ không phải ai nói cũng không phải người ta bàn, trao đổi với mình. Mình ngồi niệm hơi thở vô, ra với Chánh Kiến mình thấy nó, nhưng quý Phật tử vô ra với Chánh Niệm biết nó, với Chánh Kiến mình mới thấy thực tính thực tướng của nó. Quý Phật tử chọn cái nào? Lấy Chánh Kiến nhìn thì có Kiến Giải; Thở vô ra có Chánh niệm thì có Niệm xứ. Sư hỏi lại: Như vậy, khi quý Phật tử ngồi thiền với trạng thái vô, ra hay đi kinh hành với trạng thái giở chân, duỗi chân thì quý Phật tử có cái gì: Chánh Kiến hay Chánh Niệm? Có Niệm -> Chánh Niệm -> Chánh Định -> Chánh Kiến, 1 vòng tròn, the wheel. Đi cái này là quý Phật tử đi Bhāvanā. Muốn có cái này phải có Chánh Tinh Tấn, có 4: Tứ Chánh Cần: (1) Bất thiện chưa sanh đừng cho nó sanh. (2) Bất thiện đã sanh (3) Thiện chưa sanh (4) Thiện đã sanh Ngoài ra, ta có Bát Đoan cần trong bài kinh Thập Thượng (34, Trường Bộ Kinh). Tám điều chúng ta phải nỗ lực tinh tấn, không bỏ qua, siêng năng liên tục. (1) Bất thiện nào chưa từng sanh đừng cho nó sanh ra. Bất thiện là Tham, sân, si. Khi nào ta khởi lên tham, ta biết thực tính của nó là dính mắc đối tượng, có cảnh có đối tượng, nhưng dính mắc; hay đối tượng của Sân, hủy diệt đối tượng. Tâm sân sanh lên, mình thấy nó từ trong ý, nó đang bắt đầu nuôi dưỡng, hay nó ngấm ngầm phát triển thì ta có gắng diệt nó đi. Nhưng không phải diệt trong lý thuyết hay diệt trong ý niệm suông, ta phải Bát Đoan Cần, phải năng nổ, phải hoạt động. Chúng ta không phải Tứ Chánh Cần suông trong khái niệm mà ta phải bằng hành động. Trong Bát Đoan Cần, chia là 4: 1. Đi xa/ Mới về: Đã mất hết thời gian rồi, phải cố gắng làm. 2. Sắp bệnh/ hết bệnh: Sắp bệnh không làm việc được, hết bệnh >> ráng làm. 3. Đói/ no: Khi đói cái gì mình làm được mình ráng làm, khi no mình không làm được mình ráng làm. 4. Lạnh/nóng: Nói chung cái nào cũng làm, như cái máy, làm việc hoài. Đói cũng làm no cũng làm, nóng cũng làm lạnh cũng làm, sắp sửa đi xa cũng làm, mới về ráng làm. Sắp sửa đi du lịch, ráng tu. Đi du lịch về, ráng tu. Trong phần Bát Đoan Cần, khi quý Phật tử muốn có Niệm phải có Chánh Tinh Tấn, tại mình đang tu mà. Tu là đi ngược lại những thói quen, tập khí, mình phải sửa đổi, mình phải trau dồi, mình phải chuyển đổi nó đi, hóa giải, diệt trừ nó đi. Do đó mình phải làm dữ lắm. Còn cái này, như ngài Assaji, nghe một cái “Mọi pháp sanh lên bằng Duyên , chính Duyên hiển bày các Pháp” ngài đắc Sơ Đạo – Sơ Quả. Hay như bà Visakha theo ông nội lên chùa nghe pháp, đức Phật nói, 7 tuổi đắc Sơ Đạo Sơ Quả. Do đó, con đường đó phải Kiến Giải. |