patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu buổi học |
patthana.com xin tri ân cô Hồ Thị Vui chép lại lời giảng của Sư Sán Nhiên. |
---|
Phát thú 6 Tâm từ ái (Mettā) có 2 thể loại: - Rải tâm từ ái. - Hành thiền tâm từ ái. 1/ Khi ta rải tâm từ ái Chúng ta có 20/24/48 câu mình rải tâm từ Chúng ta rải tâm từ ái tới: (1) Tất cả loại hữu tình (2) Tất cả lọa hữu sinh mạng (3) Tất cả loại hữu mạng căn (4) Tất cả loại người (5) Tất cả chư thiên (6) Tất cả chúng sanh (3 giới, 4 loài) : 3 giới ( Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới); 4 loài (Noãn, thai, thấp, hóa sanh) a. Noãn sanh : Chúng sanh sanh ra từ trứng giống như mấy con chim, gà, vịt,… b. Thấp sanh: Chúng sanh sanh ra từ nơi ẩm thấp, hôi mốc như rận, rệp, dòi, gián,… c. Hóa sanh: Những chúng sanh được sanh ra do nghiệp, phước mà sanh ra, không từ người mẹ. i. Nghiệp sanh ra: Địa ngục, không do người mẹ người cha nào sanh ra cả, do nghiệp ác mà họ sanh vào cõi địa ngục; Ngạ quỷ; A Tu La, những hạng chúng sanh này sanh ra từ nơi Ác nghiệp, do nghiệp đó họ phát sanh ra, to lớn lên. ii. Chư thiên: 6 cõi trời Dục giới, chư Phạm thiên cõi Sắc giới & Vô Sắc giới. Do phước mà họ đi. Phước Dục giới là do khi ở cõi người làm thiện phước như Thập phúc hành tông, Thập thiện nghiệp mà chúng ta thấy, biết. Chư Phạm thiên sanh vô cõi Sắc Giới & Vô Sắc giới do năng lực thiền, lúc cận tử lâm chung không hoại thiền thì được tái sinh về các cõi trời tương ứng với tầng thiền họ chứng đắc. Vị chủ cai quản cõi trời đó gọi là Thiên chủ, giống cõi trời Đao Lợi thiên có 33 vị Thiên chủ cai quản gọi là cõi Tam Thập Tam thiên. Các chư thiên được sanh về nơi đó, ở địa phận nào thì thuộc về vị Thiên chủ đó. Vị Thiên chủ nhận vị này là Thiên tử (con vị thiên chủ đó). Có câu chuyện xảy ra, có vị cận sự nữ làm việc thiện tích cực, không chứng thiền, khi chết lọt vào ngay giữa biên địa cõi giới này với cõi giới kia (quyển màu cam, 31 cõi 12 hạng người, chương V). 4 vị Thiên chủ giành là của tôi, “nếu tôi không có cô này tôi sẽ chết” đem thưa lên Thiên chủ Đế Thích/Sakka (Ngọc Hoàng Thượng Đế), Thiên chủ Đế Thích nhận của Thiên chủ “tôi không có thiên nữ này tôi cũng chết”, 4 vị kia đồng ý. Cư sĩ nữ lúc này là 1 thiên nữ, thuộc vua trời Đế Thích. Trong quy luật của chư Thiên, được sanh về cõi trời có 2 điều: - Nếu là người con thiệt họ sinh trên bắp đùi vị chư thiên đó: Vị thiên đang ngồi, thì họ sinh trên bắp đùi vị thiên đó. - Vị đó sanh mà mặt hướng về đâu, hướng về đâu thì thuộc về vị Thiên chủ nơi mặt vị ấy hướng về. Lúc bấy giờ, do khi ở cõi người mình không học, không hiểu, không xác định được mình đi về đâu, do đi lưỡng lự nên đi vô ngay giữa trung tâm. Chư Thiên họ vui chơi thỏa thích, vườn hoa của vua trời Đế Thích, chư thiên vô đó là không biết trời trăng mây nước gì hết, tới khi họ quên ăn. Chư Thiên ăn 1 bữa no 1 tháng. Mình ăn 1 bữa no 7 ngày, ở cõi nhân loại. Có những chư Thiên chết vì đói, tại vì lo chơi. Do đó, cõi này nó như vậy. Còn nếu cõi chư Phạm thiên. Phân biệt: - Chư Thiên: Có thiên tử là con, ở 6 cõi Dục giới. - Phạm thiên: Ở cõi trời Sắc giới, Vô Sắc giới. Phân biệt: Đời sống Phạm hạnh -> gọi Phạm thiên. Đời sống của các vị Từ Bi Hỷ Xả. Đa số họ đi về con đường Brahmāvihara (phạm trú = trú trong đời sống phạm hạnh, trú ở trong đó). Ngài Mahasi có viết phần đó chúng ta cần nắm bắt. Năng lực Phạm thiên chia làm 3, trừ cõi Ngũ Tịnh Cư thiên. Ngũ Tịnh Cư thiên có 2 loại: - Phạm thiên thông thường - Thánh Phạm thiên, bậc A Na Hàm, ở cõi người đắc Tam quả, viên tịch sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên, tiếp tục hành ngũ quyền, ngũ lực, từ nơi đó vô sanh Niết Bàn. Ngũ Tịnh Cư thiên chia 5 bậc. Các tầng thiền khác chia 3 bậc: Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Đại Phạm thiên. d. Thai sanh: Sanh ra từ bé dần dần lớn lên, giống như những đứa con nít chúng ta sanh ra. 2/ Hành thiền tâm từ ái thuộc Bhāvanā Lúc họ hành thiền, chứ họ không rải. Còn mình rải chứ không có hành. Do đó, mình chỉ có tâm từ ái chứ mình không tu tập thiền từ ái, khi hành thiền từ ái cũng phải có 5 chi thiền, bình thường như các pháp môn thiền định khác, có : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Xả (Nhất thống/ nhất tâm). Họ hành thiền rải tâm từ. Thí dụ, khi họ hành tâm từ ái “tất cả hữu tình đừng oan trái lẫn nhau” họ có tầm, tứ, hỷ, lạc trong đó chứ không có rải tâm từ không. Do đó, mình phải hiểu 2 cái khác biệt nhau. Khi rải tâm từ thường xuyên, mỗi ngày. Có 11 quả phước báu của rải tâm từ (chú Minh 3 của Biên niên sử, phần Từ Ái Ba La Mật, ngài Mingun cắt nghĩa rõ ràng tất cả, có tới 480 hay 520 câu) Khi rải tâm từ ái, có 4 điều không được thực hiện: 1. Người nữ rải tâm từ ái cho người nam >>> người nữ rải người nam sanh dính mắc, ái luyến trong tình ái. 2. Người nam rải tâm từ ái cho người nữ. 3. Khi chúng ta rải tâm từ cho người chết. Người chết chỉ chia phước/hồi hướng thôi chứ không rải được. Cầu nguyện phước báu nào mình có được hồi hướng đến cho người quá vãng đó, thì cái đó được thực hiện. 4. Tâm không có sân. Có tâm sân rải tâm từ không được. Người ta sân mình, mà mình không có tâm sân, thì mình rải được. Nếu mình có tâm sân thì mình không rải tâm từ được. Khi hành thiền từ ái phải đủ chi thiền. Ta tụng kinh Paritta, đọc chú, cầu nguyện,… có 3 điều không thực hiện được: (1) Tụng như con vẹt, không hiểu nội dung, ý nghĩa của câu cầu nguyện đó. (2) Tâm mình đang bị phiền não không hiệu quả khi tụng kinh Paritta. (3) Ác nghiệp nặng không chuyển được. (3 điều này nằm trong Milinda sở vấn kinh, đức vua hỏi ngài Nagasena Paritta thành tựu không thành tựu) Phần chú nguyện Parami (quyển xanh), cần nắm bắt, có những lúc mình gặp khó khăn, nghịch cảnh, phiền não những cái gì đang tấn công mà tâm mình không phiền não, thí dụ: con mình bệnh, gia đình mình gặp khó khăn hoạn nạn, thì mình sáng suốt mình tìm câu nào mình cầu nguyện. Hay mình muốn đem lại sự an vui cho người khác, hay mình muốn cầu nguyện cho họ hết bệnh,… có hết trong đây. - (Tất cả loài hữu tình) Đừng có oan trái lẫn nhau. - Đừng ép uổng cùng nhau: Đừng lấy mạnh hiếp yếu, lấy lớn hiếp nhỏ,… - Đừng nạn khổ thân tâm: thân có nạn, tâm sầu khổ - Tự cẩn phòng hằng trọn được an vui. Chữ “cẩn phòng ” = cẩn thận, đề phòng (ngài Tịnh Sự dịch trong bộ Thanh Tịnh đạo) Do đó, 6 x 4 = 24 câu. Và không thực hiện 4 điều không được làm. Đầu tiên, rải cho chính mình (Tôi không có oan trái ai hết, tôi không ép uổng ai hết, tôi không nạn khổ than tâm, đang được an vui, tôi luôn luôn đề cao cẩn phòng hằng trọn an vui). Sau mình rải cho người thân gần nhất. Vợ rải cho chồng được, tại vì vợ với chồng là một hôn phối, có kết nghĩa rồi. Bốn câu này ngài Tịnh Sự dịch trong bộ Thanh tịnh đạo (visuddhimagga), phần tứ vô lượng tâm. Ngài dịch ra, cho phổ biến, tới ngày hôm nay nhiều người áp dụng, thực hành có kết quả. Ngoài ra, rải theo hướng: 8 hướng, 10 hướng: (1) Hướng Đông, (2) Hướng Đông Nam, (3) Hướng Nam, (4) Hướng Tây Nam, (5) Hướng Tây, (6) Hướng Tây Bắc, (7) Hướng Bắc, (8) Hướng Đông Bắc, (9) Hướng trên, (10) Hướng dưới. Nếu rải thế này thì nó có hiệu quả trong vòng từ 7 ngày tới 3 tháng. 11 quả phước báu sanh ra liền. (1) Trước khi đi ngủ, tâm được an vui (2) Thức dậy được an vui (3) Trong giấc ngủ không gặp điều ác mộng (4) Chư Thiên thương yêu mình (5) Nhân loại quý mến mình (6) Phi nhơn cung kính mình (7) Thuốc độc, lửa, binh đao không hãm hại người có tâm từ (8) Gương mặt hồng hào tươi tốt (9) Tâm được an vui, có niệm lực (10) Cận tử lâm chung không bị tán loạn tâm thức (11) Nếu chưa đắc Đạo Quả được sanh về cõi trời Sắc giới. Người có tâm từ được mọi điều an lành cho chính họ và họ có thể chia phước báu rải tâm từ cho thân bằng quyến thuộc. Nhưng không có cho người quá vãng được, mà chỉ hồi hướng phước thôi. Quý Phật tử rải tâm từ xong, có phước, lấy phước đó hồi hướng cho người quá vãng, không phải rải tâm từ cho người quá vãng. Hành thiền tâm từ ái thì phải vô ngồi thiền đàng hoàng. Lấy đề mục tâm từ là đề mục hành thiền, lúc đó mình phải ở trong tâm từ :Tầm (đem tâm tới tâm từ ái), Tứ (quán sát từ ái), cứ làm liên tục vậy đắc thiền trong đó luôn. Đó là tầng thiền sắc giới dành cho các chúng sanh về Phạm thiên Sắc giới, thấp nhất là Sơ Thiền Sắc giới. Cõi trời Sắc giới, Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên vô số nhưng chỉ có 1 vị Đại Phạm thiên thôi, cai quản cõi trời Sắc giới, như Đại Phạm thiên Baka, Sahampati, những vi có trong kinh điển, cai quản cõi đó. ĐỪNG RẢI TÂM TỪ CHO 4 ĐIỀU CẤM KỴ: - Cho người chết - Khi có tâm sân - Người nam rải cho người nữ - Người nữ rải cho người nam sinh ái luyến. Tụng kinh Paritta hay bất cứ cái gì: - Phải hiểu nghĩa cái đó - Tâm ta không bị phiền não - Người đó ác nghiệp nặng không lay chuyển được. Akusala (bất thiện nghiệp) => Pāpa kamma (ác nghiệp lực) Thế nào là Bất thiện nghiệp? Khi nào là Ác nghiệp? Nói tới Bất thiện, ta nói tới Phúc thiện, nói tới Thiện nghiệp, ta nói tới Ác nghiệp. Phúc thiện nằm trong Thập phúc hành tông: Xả thí, mình không xả thí, mình keo kiệt là bất thiện. Bất thiện Phúc thiện (thập phúc hành tông) Thiện nghiệp Ác nghiệp ( 3 thân, 4 lời, 3 ý) Keo kiệt, không thí Xả thí Không sát sanh Sát sanh Không giữ giới Trí giới Trộm cắp (lấy của người chủ không cho) (a) Không tu tập Tu tập Tà dâm Không cung kính Cung kính (b) Vọng ngữ Không phụng hành Phụng hành Ly gián ngữ (nói lời 2 lưỡi, đâm thọc) Thính pháp (d) Thô ác ngữ (những lời thô ác, không thanh tịnh) Thuyết pháp Hồ ngôn loạn ngữ Ý tham Ý sân Ý tà kiến (c) Giảng: (a) Hồi xưa đại đức Kassapa, hạnh đầu đà, sau khi đức Phật độ 3 anh em đại đức Ca Diếp, ngài sống trong rừng, có dịp về gặp đức Phật ngài mới ở trong chùa. Đời sống các vị xuất gia không tài sản không của cải sống an tịnh. Bây giờ, người xuất gia có của cải sống hồi hộp. Sau khi ngài đi bát khất thực xong ngài về. Bữa đó, ngài đi khất thực về thấy có bộ y trên tấm ván ngài nằm mà xung quanh sàn nhà sạch bóng, nước trong mấy lu đầy đủ. Ngài nói : Y này của ai? (3 lần). Trong luật hỏi 3 lần, cái đó được dùng mà không phạm Adinādāna. Ngài là A La Hán chắc chắn ngài hoàn thiện, hoàn bị rồi. Ngày hôm sau, ngài đi bát, nhưng về sớm, thấy một vị thiên nữ đang quét tước, “Con muốn cúng dường cho ngài nên xuống làm công đức”. Ngài hỏi chuyện ngày hôm qua, “Dạ, con làm”. Có 2 điều chúng ta lấy mà trả không hết, trả không nổi, kiếp này sang kiếp kia: - Lấy của nhà nước: Lấy của nhà nước trả kiếp này sang kiếp kia bao giờ đất nước chìm xuống biển sâu mới thôi. - Lấy của Tam Bảo: Đời nào có Tam Bảo ta tiếp tục trả hoài trả hoài 2 cái này trọng đại. Cái đó thuộc ác nghiệp. (b) Ở dưới cõi người, người nhỏ cung kính người lớn, trưởng lão, cao niên, cha mẹ, ông bà, thầy tổ,… đảnh lễ hay quỳ lạy. Nhưng trên cõi chư Thiên nó khác. Đại đức Mục Kiền Liên, có 2 vị thiên tử chạy tới “Vị tỳ khưu này học trò của mình mà, (giơ tay) đại đức khỏe không?”biến mất liền. Vì họ mê chơi dữ lắm, không có thời giờ đảnh lễ. (c) Trong Ngũ nghịch đại tội/Cực trọng nghiệp trong chương V tổng hợp nội dung Vô Tỷ pháp, trong 16 loại nghiệp lực, có cực trọng nghiệp. Nếu cực trọng thiện nghiệp được sanh về cõi trời Sắc giới, Vô Sắc giới,.. Nếu cực trọng ác nghiệp: - Tội giết cha, - Tội giết mẹ - Giết 1 vị A La Hán - Làm chảy máu thân Phật - Phá hòa hợp Tăng ( 4 vị tỳ khưu, có nơi nói 8 vị, 6 vị tùy theo quốc độ, số lượng Tăng nơi trú xứ đó): Tăng đoàn từ 4 vị trở lên đang hòa hợp mà làm xích mích, không hòa hợp thì phạm. Nhưng 5 trọng nghiệp này không bằng Chuẩn xác tà kiến (Niyata micchādiṭṭhi) Đề Bà Đạt Đa, A Xà Thế hiện đang ở Āvīci nīraya :Vô Gián địa ngục. Khi trả hết nghiệp họ đã gieo/ tạo thì họ được tục sinh và có cơ hội tu tập, có cơ hội được giải thoát. Nên đức Phật Ngài xác định, sau khi Đề Bà Đạt Đa và A Xà Thế trả hết ngũ nghịch đại tội, trong Āvīci sau này sẽ thành 2 vị độc giác, mỗi vị có tên và được giải thoát. Tuy nhiên, Micchādiṭṭhi, cho dù hết tuổi thọ quả địa cầu, quả địa cầu này thành trụ hoại không, hoại diệt, tới quả địa cầu khác thành trụ hoại không thì chủng xác tà kiến họ tiếp tục đi qua quả địa cầu khác, không đi giải thoát được. Người chấp thủ tà kiến, chấp sai, thấy lầm không có cơ hội giải thoát. Chẳng hạn họ tin thường kiến, đoạn kiến, vô nhân kiến, vô hành kiến, vô hữu kiến,.. mấy vị đó không có cơ hội giải thoát được. Họ trôi lăn hoài tái tục hoài trong dòng sinh tử 6 cõi. Thường trong cảnh khổ không. Ngũ nghịch đại tội Nīraya = không ngừng thọ khổ, mỗi sát-na khổ liên tục. Nhưng họ có con đường giải thoát khi trả hết nghiệp. Nhưng người chủng xác tà kiến thì họ cứ tái tục sanh tử trong cảnh khổ hoài không ra được. Nên phần ý tà kiến là 1 ác nghiệp lực. Tà kiến có 1, 2, 3, 62 (trong bài kinh Phạm Võng, Trường Bộ Kinh) cái đó thuộc ý tà kiến ác nghiệp lực. Ác nghiệp lực đi ngược lại Thiện nghiệp. Còn 10 Phúc hành tông đi ngược lại Bất thiện. (d) Thí dụ, chúng ta không muốn nghe pháp, không thính pháp hay có tâm bất kỉnh trong khi người ta thuyết pháp mình ngồi trong hội chúng, sau này mình sinh ra, quả báu của người trong hội chúng đang thuyết pháp thí dụ có vị pháp sư thuyết pháp, mình ngồi trong hội chúng đang thính pháp nhưng mình nói lào xào thì sau này sinh ra mình có tâm không yên ổn, nói lịu, hay quên. Nếu là Bất thiện, mình cầu Paritta được. Nhưng nếu là ác nghiệp, mình cầu Paritta không được. Bên Việt Nam muốn in ra những cuốn sách mình đang học, sư hoan hỷ lắm. Sư có họp với bên lo phần kinh sách bên Tứ Phương Tăng Tự, ban Tu thư có nói, trong website Vietheravada có các kinh sách của sư rồi, nên quý Phật tử nào bên Việt Nam muốn biết hay hiện nay trên thế giới muốn biết thì vô website: Vietheravada, mục sách, có đủ các loại sách trong đó hết. Trong tuần lễ này sư gởi đi. Bên Úc sư tiếp tục gởi 2 box nữa. Bên Thụy Sỹ, chùa Linh Phong, sư gởi 5 quyển về Pháp hành của ngài Pandita. Bên Pháp, cô Thanh Tịnh, của bác sỹ Tuệ Hiển, 1 quyển pháp hành ngài Pandita. Bên Đức, sư gửi 2 bộ Phát Thú cho quý Phật tử có yêu cầu. Nhiều lắm. Sư còn gởi tiếp tục nữa. Hôm nay ban tu thư nói, tạm thời quý Phật tử vô trang Vietheravada, mục sách. Sau mùa khai thuế 15/4, ban Tu Thư Tứ Phương Tăng tự ra sách nữa. Lúc đó, quý Phật tử có thể vô trang đó để song đôi kịp cô Nhị Tường, Những Kỷ niệm xưa. Lời Phật nói thì mình nói, nhưng trọng tâm sư muốn nói là quý Phật tử cần có sách giáo khoa về những bộ môn học của đức Phật, phải có trong tay của mình hay ở chỗ trú xứ của mình, để vì sao? Ai cấm mình quên? Khi tuổi thọ chồng lên, trí nhớ giảm, không gần thầy gần bạn thì chúng ta có sách để y chỉ, nghiên cứu, đọc lại, ôn lại. Văn ôn, võ luyện. Sách về đức Phật chúng ta cần phải có nếu muốn trau dồi về mặt tâm linh, có kim chỉ nam dẫn lối đưa đường cho quý Phật tử đi cho được thành tựu, may mắn, thành tựu như ý nguyện. Hôm nay quý Phật tử có các bộ Chánh tạng này, sư cố gắng nỗ lực làm ra, chúng ta cố gắng có, nhiều khi đau, ôm cuốn sách ngủ cũng được nữa. “TU MÀ KHÔNG HỌC LÀ TU MÙ HỌC MÀ KHÔNG TU LÀ ĐÃY SÁCH (GIỎ CHỨA SÁCH)” (Ngài Mai Thọ Truyền – Hội trưởng hội Phật học Nam Việt) DO ĐÓ HỌC PHẢI HÀNH Sư đang hỗ trợ cho quý Phật tử ở đây và những nơi hữu duyên, sư ra sách học rồi sách hành, đi đôi với nhau, pháp học, pháp hành pháp học pháp hành, đi đôi nhau. Khó khăn lắm. Vì sư không có đủ điều kiện để làm hết sức. Nhưng sư cố gắng hết sức nỗ lực. Qua một quyển kinh tạng, một bộ chú giải Chánh tạng thì quý Phật tử có sách để đối chiếu, áp dụng, học hỏi thêm. Những cái sư đang hướng dẫn, Phát Thú, ngài Ledi Sayadaw viết trong The Manual of Dhamma, ngài nói 24 duyên, tuy nhiên, ngài chỉ nói khái lược nội dung của duyên đó thôi chứ ngài không nói sâu vào trong lãnh vực Paṭṭhāna hay bộ chánh tạng đức Phật Ngài thuyết ra. Nếu chúng ta có trong tay bộ Paṭṭhāna quý Phật tử sẽ có 5 quyển, hiện trong tay quý Phật tử đang có 2 quyển chánh tạng rồi, từ từ chúng ta sẽ có tiếp thêm 3 phần nữa và 5 quyển bộ chú giải nữa. Cái thứ 3, tuần vừa rồi anh Việt Đỗ chia sẻ, trong quyển Tổng hợp nội dung Vô tỷ pháp tập 1 có những sai sót về con số, Tâm hữu nhơn, Tâm vô nhơn,… sư có trả lời: Có những sai sót trong kỹ thuật đánh máy, khi đánh cuốn tập 1 có những trở ngại, khó khăn trong giai đoạn đầu, lúc sư bắt đầu cho ra sách. Giai đoạn đó, trở ngại lắm. Sư gặp nhiều khó khăn lắm. Giờ sư có tác ý: Sau khi xong chú giải quyển 2 Phát Thú, sư sẽ hiệu đính lại toàn bộ 9 chương của Tổng hợp nội dung Vô Tỷ pháp, kết tập lại thành tập bìa dày, phát hành lại lần nữa. Mong quý Phật tử thông cảm cho những lúc giai đoạn đầu có những lúc đánh máy hay nhờ người đánh máy có những sai sót về kỹ thuật. Phần Tấu hợp & Hiệp lực Ngài Ledi Sayadaw chia ra Tấu hợp (Paccaya Sabhāga – Tấu hợp duyên hệ), tiếng Anh là The Synthesis of Relation. Sư sẽ chia sẻ trong phần Chánh tạng. Thứ hai, phần Hiệp lực (Paccaya Gaṭanā – Hiệp lực duyên hệ) – The Synchrony of Relation. Khi ta học về Gaṭanā = Học những cách các duyên vô hiệp lực làm một pháp. Khi ta học về hiệp lực chúng ta sẽ học các duyên, chẳng hạn 9 duyên hợp lực cho pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, sẽ thấy : Các hiệp lực càng vô, các duyên càng ít; Các duyên càng vô, các chi pháp càng giảm. Tuy nhiên, trong phần Tấu hợp, khi chúng ta nói một cách biến hành này hay cách hữu tương ưng thì số duyên càng vô, chi pháp càng giảm. Điều thứ hai, học Paṭṭhāna rất là khó. Giống như tuần rồi sư hỏi “nghe được không?” – “Con nghe được hết”. Nhưng chuyện hiểu không hiểu là chuyện của con. Cái đó là một cái echo, nó dội ngược lại sư. Trong phần Tổng lược nội dung Đại Phát thú, ngài Jotika đã nói cái này hết sức khó, thậm thâm, vi diệu, thù thắng. Nội dung Paṭṭhāna này khó lắm, rất là khó. Sư mong các Phật tử cố gắng nhẫn nại, sư cũng cố gắng truyền tải, chia sẻ để chúng ta lĩnh hội được, nắm bắt được, thâu nhận được kỹ thuật về Paṭṭhāna để vừa học vừa hành đem lại kết quả cho đường tu tập của mình, về mặt tâm linh chúng ta được thành tựu, được mọi điều an lành. Trong phần The Manual of Dhamma, ngài Ledi Sayadaw nói toàn pháp không. Như đầu tiên sư nói, học Phát thú = học Pháp thôi, không học về con người. 2. Học Phát thú hiểu trong ta, ngoài ta, những gì ta muốn đạt tới chứ không đụng chạm, mất lòng, va chạm bất cứ người nào hết. Bộ môn Phát thú là chuyên sâu cho việc tu tập cho cá nhân mình thôi. Những ai có tâm huyết gột rửa tâm mình cho được thanh tịnh, an vui, đời này đời sau hay cho ngay kiếp sống này được giải thoát thì bộ môn này thích hợp và không có đụng chạm, soi mói, tìm hiểu của bên ngoài, của người khác, hay đối tượng nào khác hết. Chỉ cho mình thôi. Nó thích hợp lắm. Do đó sư sẽ cố gắng chia sẻ những gì nội dung chính yếu của Paṭṭhāna cần nói tới. Trở lại, sư sẽ hiệu đính 9 chương Tổng hợp nội dung Vô Tỷ pháp, Abhidhammatthasaṅgaha, và sư hiệu đính trong năm nay xong xuôi, phát hành lại, dưới hình thức bìa dày. Tiếp qua phần Paṭṭhāna sư muốn chia sẻ. Hôm nay sư mừng, trong lớp học zoom các nơi cũng có bộ sách này, sư muốn chia sẻ, Phát thú cuốn 1, trang 9, lời mở đầu, sư muốn nói trọng tâm Paṭṭhāna, chúng ta sẽ giải thích phần in đậm trước: “Bộ kinh Đại Phát thú có nội dung kỳ diệu, đặc thù hơn 6 bộ trong tạng Vô Tỷ pháp, trình bày mối tương quan nối tiếp nhau giữa 6 giới pháp” Chúng ta học Đại Phát thú theo cách đức Phật Ngài chỉ dạy: Người đi trước (bhante) chia sẻ cho người đi sau (avuso). Họ biết gì họ chia sẻ lại, chứ không gọi giảng dạy, dạy bảo ai hết. Do đó, ở đây, sư không có ý nghĩ giảng dạy, mà sư có phước duyên được học, được nghiên cứu do sự chỉ dạy, sự truyền thừa của ngài Tịnh Sự, thì sư nay chia sẻ cho quý Phật tử, chứ không giảng dạy. Quý Phật tử biết thì chia sẻ cho người sau, những người hữu duyên, những người có tâm tầm cầu hiểu biết. Ở đây, phần Lục Phát thú, chúng ta có 6 nhóm pháp: Sư muốn chia sẻ cách viết từ ngữ, Cam Bốt, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan các nước họ viết họ không viết hoa, viết chữ giống nhau hết. Chữ Thái, chữ Cam Bốt viết giống nhau hết. Nhưng người Anh, người Pháp có uppercase, viết hoa. Do đó Phật tử cũng vậy. Nhưng với người Anh, người Pháp họ dạy cho mình viết hoa, cho có sự cách biệt, tôn kính, hay cái gì đó. Khi đọc, sư dịch sư phải đọc kỹ, sư mới bold lên, do đó sẽ có những phần in hoa lên. Đối với đức Phật, Tam Bảo, mình phải có trí kính lễ, đặt hàng đầu, với sự tôn kính, lễ phép với các bậc tôn túc, Tam Bảo. Nên đức Phật Ngài nói “tôn kính bậc đáng tôn kính, cúng dường bậc đáng cúng dường” Lục Phát Thú/ Sáu Nhóm Pháp, (mở trang 19, giải thích Lục Phát Thú này) 1. Tam Đề Phát Thú. 2. Nhị Đề Phát Thú. 3. Nhị Đề Tam Đề Phát Thú. 4. Tam Đề Nhị Đề Phát Thú. 5. Tam Đề Tam Đề Phát Thú. 6. Nhị Đề Nhị Đề Phát Thú. Tứ phần Pháp (trang 20, 21): 1. Phần Thuận Tùng Duyên (Pháp Thuận Duyên). 2. Phần Đối Nghịch Duyên (Pháp Đối Nghịch). 3. Phần Thuận Nghịch Duyên. 4. Phần Nghịch Thuận Duyên. Thất Giai Đoạn (trang 25): 1. Giai đoạn Liên Quan (Paṭiccavārā) 2. Giai đoạn Câu Sinh (Sahajatavārā) 3. Giai đoạn Duyên Sinh (Paccayavārā) 4. Giai đoạn Y Chỉ/ Nương Đỗ (Nisayavārā) 5. Giai đoạn Tương Tạp/ Hỗn Tạp/ Hỗn Hòa = hòa vào không tách ly (Saṁsaṭṭhavārā) 6. Giai đoạn Tương Ưng (Sampayuttavārā) 7. Giai đoạn Vấn Đề (Pañhavārā) (Vòng tròn) Các bộ chú giải không nói điểm này. Sư, ngài Tịnh Sự sau khi học, dịch, nghiên cứu mới luận Phát Thú này, có điểm thù thắng trí tuệ đức Phật : Mình học phải suy nghĩ. Học giáo lý mà. Không phải nghe thuyết pháp, mà học giáo lý, có sách giáo khoa, sách vở, chi tiết bài vở,… phải động não, phải học, đóng góp, chia sẻ, phát biểu, lãnh hội, tiếp thu. Khi học Abhidhamma, có 7 bộ Vô Tỷ Pháp (trang 8, quyển 1; Chánh Tạng màu xanh, trang 6 – dẫn ngôn): 1. Pháp Tụ : Trình bày hết tất cả các pháp = Quy tụ/ Tập hợp các Pháp một cách đầy đủ. 2. Phân Tích = Chia sẻ các pháp theo Trạng thái, Phận sự, sự Thành Tựu, Nhân cần thiết. Mỗi pháp phải phân tích, nắm rõ ý nghĩa chặt chẽ. 3. Nguyên Chất Ngữ = Những yếu tố hình thành chi pháp của Pháp đó. 4. Nhân Chế Định = Những ví dụ, minh dụ (ví dụ làm sáng tỏ), dẫn chứng minh họa Pháp đó một cách rõ ràng. 5. Ngữ Tông = Những điều đối chiếu, tranh luận, đối chiếu qua lại. 6. Song Đối = Cả 2 Thuận & Nghịch 7. Phát Thú = Duyên Sinh, Duyên Hệ, Tác Nhân, Hệ Quả. Khi một vị pháp sư thuyết Pháp họ phải đi 7 pháp như vậy. Thí dụ vị Pháp sư nói: Tôi sẽ thuyết 7 pháp hiền triết (nhân sanh bậc hiền triết) Đạo Phật mang lại sự an vui trong đời sống của con người/ chúng sanh chư thiên và nhân loại hay cảnh khổ cũng được an vui nếu ta hành theo những lời dạy của đức Phật. Thì vị đó phải nói 7 Pháp: 7 Pháp đó là pháp gì? Phân tích 7 pháp đó? 7 Pháp đó có chi pháp nào, yếu tố gì hình thành ra, minh dụ/ thí dụ để thấy pháp hơn,... .Thì mới hoàn hảo một bài pháp thoại. Một vị Pháp sư muốn thành tựu trong truyền đạt, chia sẻ giáo pháp đức Phật, họ thường đi theo 7 tuần tự Pháp này. Đức Phật Ngài cho chúng ta thấy, Giải quyết 1 vấn đề gồm có 7 bước: 1. Vấn đề đó có tính chất liên quan ở góc độ nào? Bác sĩ muốn khám bệnh người bệnh phải hỏi : hôm qua ăn gì, uống gì, sinh hoạt ra sao,… hay bị té thì té đâu? Té lúc nào? Té ra sao?.= Giai đoạn liên quan của vấn đề đang giải quyết. 2. Vấn đề đó câu sinh ở đâu? 3. Duyên nào sinh ra? 4. Hiện bày dưới góc độ nào? 5. Hỗn tạp/ Phức tạp ở góc độ nào? 6. Có tính chất tương ưng/ hòa trộn trong pháp nào, góc độ nào? 7. Giải quyết vấn đề Như vậy thì, ví dụ chúng ta nói vấn đề Tu tập hay Xả thí, thiện/ bất thiện/ Dị thục quả/ Duy tác cũng có 7 giai đoạn tuần tự như vậy. Đức Phật Ngài nhìn vô cái đó. Từ Liên Quan tới Câu Sinh dẫn tới Vấn Đề phải có mối liên hệ nhau. Khi học tới đó, ngài đặt câu hỏi sư, Tại sao giai đoạn thứ 7 là Vấn Đề? - Ah, giải đáp vấn đề có 7 bước. Tuyệt vời chưa? Trí tuệ của đức Phật chúng ta phải khai thác, không bỏ qua được. Giải quyết vấn đề nào cũng có 7 bước. Mình học Phát Thú xong thấy không có cái gì tự nhiên hết, mà nó có 7 giai đoạn và 7 yếu tố hình thành ra Pháp đó, gọi là Mãnh lực duyên. Mỗi một cái đều có Pháp hết, có yếu tố hình thành nó hết. a/ Ngay cả muốn thực hành Xả Thí. (1) Muốn Xả Thí trong đầu, Liên Quan là mình có điều kiện xả thí không? Mình có mối liên quan với việc xả thí không? – Mình không có. Mình không có tài thí, mình không có Pháp thí, mình không có vật thí, mình không có thời gian thí, thì mình không có mối liên quan. (2) Rồi Câu Sinh được không? – Người ta cho nhiều, mình cho ít, người ta có nhiều mình có ít mình có câu sinh với họ được không? Cái xả thí này mình đắn đo. (3) Mình có Duyên Sinh với họ không? Mình không Câu Sinh được với họ thì mình chỉ Hợp Duyên, Tùy Duyên thôi. Mình có bao nhiêu mình xả thí bấy nhiêu thôi. Những tâm lý dằn vặt, sanh khởi trong nội tâm từng giai đoạn. (4) Mình nương vào đâu? Nương vào cái mình có thôi chứ không theo người được. Thí theo khả năng, theo hoàn cảnh chứ không phải nương đỗ theo người ta mình với không được mình sụp đổ sao? Giai đoạn y chỉ. Y chỉ ở đâu? Y chỉ ở nơi mình, y chỉ mình có chứ không phải y chỉ người đang có hay người họ có đầy đủ mà mình thì thiếu thốn. (5) Lúc đó hỗn tạp, phần Tương Tạp: Đấu tranh tâm lý dữ lắm: Cho - không cho? Rút lui – thực hiện? Tiến tới – thụt lùi? Lúc đó tâm lý mình bị dao động. (6) Kế là mình bắt đầu Hòa Trộn vô, bắt đầu xả. Do đó tâm lý của người nghèo, 2 vợ chồng có 1 cái áo, họ 7 giai đoạn, cuối cùng “Ta đã chiến thắng, ta đã chiến thắng” = Ta đã giải quyết được Vấn đề (7) cuối cùng 32 cái áo còn 2 cái thôi, 30 cái dâng hết. Bị mất sau thời gian Tư Tiền Tư Hiện mà ổng bị giằng co là lúc này. Nắm bắt được cái này, từ đây về sau, khi chúng ta giải quyết vấn đề phải đi 7 giai đoạn. Học Phát Thú thấy rõ ràng, quá khoa học và rất logic. Nên khi ngài Tịnh Sự hỏi : Tại sao giai đoạn thứ 7 là Giai đoạn Vấn Đề? – 7 bước để giải quyết 1 vấn đề. Dù là thiện, bất thiện, phước, tội chúng ta cũng đi 7 bước. Tu tập Tứ Niệm Xứ cũng vậy. Thân Niệm Xứ: Vấn đề liên quan là gì? – 6 pháp (Niệm hơi thở, 4 oai nghi, 32 thể trược, bất tịnh,…) -> Câu Sinh: Mình chỉ đi được 3 Pháp thôi mình không câu sinh được 6 pháp, tại vì 3 pháp kia không còn nữa -> 3 pháp Câu Sinh có Duyên Sinh nào để liên hệ với nhau (Duyên Sinh) ? Y Chỉ vào pháp nào (Hơi thở, sổ tức quan, oai nghi..) -> Lúc bấy giờ tâm chúng ta Hỗn Hòa với nó, pháp triền cái, pháp kiết sử đang giằng có với Niệm Xứ, sau đó hòa trộn trong Niệm, bỏ pháp Hỗn Hòa và Giải quyết vấn đề là Thân Niệm Xứ tu tập thành. 7 giai đoạn này là 1 pháp. Do đó, mình mới thấy trí tuệ đức Phật. Giải quyết vấn đề gồm mấy bước? Những nhà điều tra, nghiên cứu cũng phải đi 7 bước vậy đó. Về khoa học, tâm lý,… cũng vậy. Mối liên quan phát sinh từ đâu mà nó xảy ra vấn đề này? Câu Sinh của nó ở điểm nào? Duyên Sinh nào hình thành ra hiện tượng, giai đoạn này? … Đặt xuống theo 7 bộ Vô Tỷ Pháp. Vấn Đề thuộc phần Pháp Tụ, mình phân tích vấn đề đó ra theo 7 giai đoạn này, theo 7 bộ Abhidhamma, cuối cùng tìm được mối Duyên Sinh, Duyên Hệ, Nhân nào Quả nấy, Liên Quan Phát sinh vấn đề. Trong phần Hiệp Lực, Nhân Duyên không có Thiền Na Duyên. Nhân Duyên chỉ có Đồ Đạo Duyên mà thôi. Như thế Thiền Na Duyên nó không nằm trong lãnh vực của Nhân Duyên mà Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Nhưng trong Thiền Na Duyên (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Thống) là các chi thiền nên các chi pháp nó không vô được. Hiệp Lực cũng không Tấu hợp vô được. Hành thiền không là nhân đưa đến Đạo Quả. Hành thiền là nhân đưa đến Chánh Định thôi. Do đó, Nhân Duyên có Đồ Đạo Duyên. Trong phần Hiệp Lực, chúng ta coi lại. Giải quyết một vấn đề chúng ta phải cẩn thận, soi xét từng mỗi vấn đề một cách cẩn thận, chi tiết, thì chúng mới nắm bắt được kết quả mình muốn mong cầu giải quyết. Bất cứ vấn đề gì phải đi qua 7 giai đoạn. Giai đoạn khó nhất phải vượt qua là giai đoạn Hỗn Hòa. Giai đoạn này phức tạp lắm, nó trì kéo, cản ngăn, làm thụt lùi mình lại = Đấu tranh tư tưởng, đấu tranh tâm lý thắng/ Thua. Còn mấy cái này là pháp hiện bày. Cái Hỗn Hòa nó vi tế lắm. Mình diệt cái tôi, cái ta, kiến chấp của mình khó lắm. Đây là những cái gì trí tuệ đức Phật Ngài đi xuyên suốt qua hết, Ngài thấy được các pháp và Ngài nói lại, truyền lại cho hậu sinh, đệ tử của Ngài nắm bắt được. 24 Duyên (trang 28, 29), có từ Nhân Duyên đến Bất Ly Duyên. 24 duyên này xiển thuật = Giải thích sơ qua, sơ lược, khái lược thôi. Xiển minh = Tỉ mỉ, kỹ càng, rõ ràng, minh bạch. Giai đoạn Chỉ Số (trang 24) Giai đoạn Đơn Thuần và Giai đoạn Giải thích. Khi đi vô phần Giai đoạn Chỉ Số có ý nghĩa gì? Vô Chánh Tạng sẽ thấy những phần, thí dụ, trang 114, chánh Tạng quyển 1, có phần toán thuật tức là mấy phần này thuần tịnh trong phần Chánh Tạng sẽ cho thấy rõ hơn. Giai đoạn/ Thời Kỳ (Vārā) Chỉ số - Saṅkhayā vārā: Chỉ số thời lượng & Thời kỳ: 1. Suddhasaṅkhayāvārā (Thuần tịnh) = Mỗi duyên một. Nhân Duyên có 7 Thời kỳ, Cảnh duyên có 9 thời kỳ. 2. Giai đoạn thứ 2 : Nhân Duyên đi với Cảnh Duyên thì có bao nhiêu thời kỳ? Nhân Duyên đi với Trưởng Duyên có bao nhiêu thời kỳ? = Duyên này đi với Duyên kia là Nhị Thức trở lên. Đó gọi là Căn nguyên cũng được (Mūla). Thí dụ trong phần đầu tiên, Hetumūla = Nhân Căn Nguyên, căn nguyên về yếu tố Nhân tương ưng. Có trình bày trong phần Chánh Tạng, trình bày rõ phần đó (quyển xanh, trang 183). Mấy con số phải học, đó là công thức, không coi thường. Sư sẽ đưa ra cái quan trọng của nó, kinh khiếp. Mình học mình phải có con số. Nhưng qua phần Suddha này tới phần Nhị Thức tức là phối hợp với Căn nguyên khác, phần trang 184 (quyển xanh), căn này với căn kia có mãnh lực và có sự tạo tác. Nhị Căn nguyên rồi Tam Căn Nguyên, 12 Căn Nguyên, đi hết luôn. Phải học. Nên bắt buộc phải có sách. Các con số này không thể nào thuộc hết được, phải giở . Giống vị dược sỹ muốn bào chế thuốc, nó có bao nhiêu yếu tố hình thành? Bao nhiêu dược phẩm để bỏ vô bào chế được viên thuốc đó, vị đó phải học thuộc. Công thức những yếu tố làm nên dược phẩm đó có trong sách. Đầu tiên vị dược sĩ thuộc lòng, sau đó năm tháng dài ổng quên, mở sách ra coi, cũng như người đông y có sách thang thuốc, có bao nhiêu dược phẩm, bỏ vô. Nhưng tới khi già quên, phải có sách để nhắc lại. Sư yêu cầu quý Phật tử phải có sách để cùng với sư mình chia sẻ nhau, nói tới đâu, mình mở ra mình coi, coi, mình nhớ, ghi trang. Tứ Duyên Phần– Phần này bắt buộc lấy quyển Chánh tạng màu xanh, quyển 1, trang 17. 1- Phần thứ nhất Pháp Năng Duyên. 2- Pháp Sở Duyên 3- Pháp Thục Duyên 4- Pháp Địch Duyên Ở đây Chánh tạng có nói nhưng trong phần ngài Jotika ngài nói 3 Duyên Phần thôi : Năng, Sở, Địch Duyên không có Thục Duyên. >>> Tại sao như vậy? >>> Học thiếu, Chánh tạng có 4 mà tới ngài còn có 3. Kinh khiếp chưa? Tới thế hệ mình xong tới thế hệ con cháu còn 2 (Năng & Sở), sẽ đi tới giai đoạn đó; tới thế hệ cuối là giai đoạn hoại của Abhidhamma (400 năm) chỉ có 1- Tác nhân; 2- Hệ quả chứ không có Liên Quan. Nó chỉ còn 1 pháp thôi. Thấy sợ chưa? Một cái đó chúng ta phải động não liền. Mình có phước lắm, là mình còn có chánh pháp, còn có nguồn gốc chính của Phật dạy để mình còn học được, cho tới thế hệ sau mình toàn học chú giải của các ngài viết, học đâu nhớ đó, viết đâu hiểu đó thì bắt đầu cắt dần, chưa kể tam sao thất bổn. Học Phật pháp sai một ly đi một dặm. Còn nếu học sai thì mình đi nhiều kiếp lắm, mình chưa giải thoát. Thứ hai, nếu lọt vô tà kiến, chủng xác tà kiến thì coi như đi tàu suốt luôn, không có con đường đi ra. Học Paṭṭhāna là phải học đủ. Thục Duyên là gì? Năng Duyên = Tác nhân Sở Duyên = Hệ quả. Thục Duyên = Giai đoạn Năng chín muồi, Giai đoạn Sở chín muồi bắt đầu trổ sanh. Mình học Năng thì dính vô Thời kỳ chế định, còn nếu học Thục Duyên là thời kỳ chuyển khởi đến chín muồi của tác nhân, của sở duyên, quả đang trổ sanh chín muồi. Do đó chúng ta cần nắm bắt 4 duyên phần. Tuyệt vời chưa? Giai đoạn 4, Địch Duyên, ngoài hệ quả, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp. Ở đây, trong 3 phần Năng – Sở, bộ chú giải của ngài Jotika có nói, trang 51 tập 1 (Chú giải), Pháp Nhân Năng Duyên, Pháp Nhân Sở Duyên, Pháp Nhân Địch Duyên Chứ không nói Pháp Nhân Thục Duyên. Thấy kinh sợ không? Tại vì nói không cần thiết? Có Chánh Tạng rồi các ngài lướt qua thôi. Nếu mình không bám Chánh tạng sẽ mất ý nghĩa Thục Duyên. Cái này nó thời thôi. Nó có thời gian chín muồi, chín muồi của tác nhân, chín muồi của hệ quả, cụ thể rõ ràng mới ra được thời gian chuyển khởi. Thời gian chuyển động. Nếu chúng ta học phần Nhân Duyên, thì các nhà chú giải sẽ nói về 3 pháp duyên phần thôi, chứ không có Tứ pháp duyên phần. Điều thứ hai, sư muốn nói trước khi vô Paṭthāna. Trang 29, khi học về phần Tiếp nối, quý Phật tử sẽ thấy, từng mỗi duyên xiển minh là chi tiết, kỹ càng, đầy đủ nội dung. Đức Phật có 2 thể loại thuyết giảng: Giải thích & Giải ngộ. Mình học cái nào Ngài giải thích rồi mình phải giác ngộ/ chứng ngộ/ tỏ ngộ chớ không bỏ qua được. Khi ta học Phát Thú là ta được Giải thích và Giải ngộ chớ không được bỏ qua. Do đó, yếu chỉ của Paṭṭhāna. Khi người ta nắm bắt được, người ta giác ngộ/ chứng ngộ/ tỏ ngộ liền, đáp ứng được nhu cầu của họ, cầu pháp của họ được. Khi chúng ta áp dụng qua phần Liên Quan Tương Sinh / 12 Nhân Duyên: Vô Minh duyên Hành … mình phải giải thích phần Vô Minh, phần Hành; còn phần duyên kết hợp vô duyên Vô minh qua Hành làm chúng ta giải ngộ/ giác ngộ được chứng năng của Duyên này tạo ra được Vô Minh, chức năng duyên này làm Vô Minh tạo ra được pháp Hành này. Mỗi cái minh bạch rõ ràng, minh hiển, xác định được. Từ đó đường tu tập ta mới xác định, có kết quả được. Như vậy thì, khi chúng ta áp dụng vô phần Paṭṭhāna sẽ thấy có 1 mối liên hệ, nhưng sự thật 2 bên khác biệt nhau. Khi đọc vô phần Paṭṭḥāna này, trang 9 tập 1. Do đó, phần 6 nhóm pháp, đoạn 2 “Do đó từ ngữ Phát Thú trong bộ kinh …khác biệt với từ ngữ Phát Thú trong bộ Satipaṭṭhāna/ Niệm Xứ trong bài kinh Trung bộ/ Trường Bộ. Mà satipaṭṭhāna chỉ nằm trong bộ Đẳng Giác Phần mà thôi. 37 phẩm trợ đạo có phần Niệm Xứ. Còn Paṭṭhāna này bộ này là bộ lớn, Satipaṭṭhāna không đủ giải đáp nổi chức năng của Paṭṭhāna. Mà bộ này giải đáp được tất cả những yếu tố hình thành satipaṭṭhāna. Do đó, bộ kinh này được gọi là có nội dung to lớn, rộng lớn, mà chúng ta gọi là Đại Kinh điển Phát Thú. Trang 24, dưới phần Giai Đoạn chỉ số, “do đó bộ Phát Thú này được các Chú giải sư đặt tên là gì? Vô Gián, Đẳng Vô Gián, một bộ kinh lớn có nhiều phân loại kỳ diệu và vô cùng trọng yếu” Nên khi lấy Paṭṭhāna này ta giải quyết được tất cả các pháp trong thế gian, hiệp thế và siêu thế. Satipaṭṭhāna chỉ là 1 trong 37 Đẳng Giác Phần, con đường tu tập để chúng ta đến sự giác ngộ, giải thoát, nó chỉ là một yếu tố thôi. Không thể nào nói Satipaṭṭhāna là Paṭṭhāna mà chúng ta nói Satipaṭthāna là một yếu tố nhỏ trong 37 Đẳng Giác phần, và nó nằm trong các mối duyên sinh duyên hệ của phần Paṭṭhāna này đáp ứng. === Khi nói tới phần Tu tập, giải quyết Vấn đề. Qua phần Xả Thí, chúng ta sẽ thấy nó có những Câu Sanh, Y Chỉ,.. . mình có nhiêu xài nhiêu mình xả thí theo khả năng, theo hoàn cảnh, theo điều kiện, theo duyên mình có, mình không giằng co mà mình phải đấu tranh trong cái tư duy của mình. Lúc nào mình cũng sống hòa trộn với Pháp, tương ưng với Pháp, thực hiện được Pháp và mình hành được Pháp thì vấn đề nào chúng ta cũng giải đáp được. Tuần vừa rồi chúng ta đi qua phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện. Hôm nay sư giải đáp thêm phần Paṭṭhāna, quý Phật tử sẽ hiểu thêm Paṭṭhāna qua 6 nhóm Pháp. 6 nhóm Pháp này sư sẽ nói nữa. Mỗi tuần lặp đi lặp lại với cảnh khác cho quý Phật tử nắm bắt thêm. Chẳng hạn, hôm nay sư không nói tới, đá động tới phần này. Có thể tuần sau mới đá động tới. Trang 23, Tóm lược số lượng Phát Thú trong kinh: - 22 Pháp Thuận - 100 Pháp Thuận - 6600 - 4400 - 1386 - 19800 Cộng lại 32308 nhân 4 Pháp, 129 nhưng thật ra còn nhiều nữa. Trang 24, 1386 đó chỉ một phần thôi, Tuần sau sư sẽ nói tới đề tài đó. Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện, Đi phần Thuận tùng trước, muốn nói phần Nhân Duyên, mai mốt Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện phần Cảnh Duyên nó khác nữa, Trưởng Duyên khác nữa, Vô Gián duyên khác nữa. - Thuận Tùng : đi qua 7 giai đoạn sau khi 7 giai đoạn xong mới đi qua phần - Đối Nghịch: tức là, phần đối nghịch là Phi Nhân Duyên. Nó nhiều chi tiết lắm. Trong Chánh Tạng: 1 uẩn đi cho 3 uẩn, 3 uẩn đi cho 1 uẩn. Trong phần Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện (Nhân Duyên) thì chúng ta sẽ thấy có Thiện = 3 nhân (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si). Tuy nhiên, khi chúng ta nói tới phần này, chúng ta có quyền đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề. Khi nói Vô Tham, Vô Sân, thuộc ở đâu? 19 Tịnh Hảo Biến Hành, Tâm Sở. Khi chúng ta học tới 19 Tâm Sở Tịnh Hảo Biến Hành, tức là khi có một lượt, một lúc, cùng sanh 19 tâm sở luôn. Cũng như 7 tâm thọ biến hành Xúc Thọ Tưởng Tư… ở trên lúc nào nó cũng có một lượt không tách rời được. Vậy thì, sư muốn cho quý Phật tử thấy mà giật mình. Mình học phải có những cái đối chiếu và phải trắc nghiệm. Như vậy khi đọc trong phần Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện, trang A2, mình mới suy nghĩ: 3 nhân thiện, 1 nhân trí, thì sẽ thấy: 3 nhân thiện, tức có 3 cái này (Vô Tham, Vô Sân, Vô Si), tới phần Đồ Đạo hay Trưởng Duyên có 1 nhân thôi: Trí, tách ra 2: Vô Tham & Vô Sân. Khi chúng ta thực hiện một pháp thiện nó có 2 vấn đề chúng ta tìm ra được: Có khi ta tâm Thiện tương ưng Trí, có khi tâm Thiện bất tương ưng Trí. Khi nào pháp Thiện tương ưng Trí? Đối với Câu Sanh TRưởng, Câu Sanh Quyền, Đồ Đạo bắt buộc tương ưng Trí. Đối với con đường đến Đạo Quả hay đối với con đường Câu Sanh Trưởng/ Thẩm Trưởng lúc nào chúng ta cũng phải dùng Trí Tuệ để giải đáp, thì lúc đó, tâm đó đòi hỏi chúng ta phải có Đại Thiện Tương Ưng Trí. Khi làm việc thiện làm duyên cho nhân Thiện này, ta nói 3 nhân Thiện, thì không thể nào chúng ta tách rời ra có trí và không trí. Trong Đại Thiện có 2, Đôi thứ nhứt - Đại Thiện Tương Ưng Trí Hỷ Thọ, và đôi thứ 3 – Đại Thiện Tương Ưng Trí Xả Thọ. Đôi thứ 4- Đại Thiện bất tương ưng Trí Xả Thọ, đôi thứ 2 – Đại thiện bất tương ưng Trí Hỷ thọ. Do đó, khi ta làm việc thiện ta thấy, tâm Đại thiện có 2, là tương ưng trí và bất tương ưng trí, nhưng ở đây khi ta làm việc thiện làm duyên cho nhân thiện, thì ở đây, ta phải có 3 nhân thiện, hay chúng ta cần phải có 1 nhân Vô Si, không thể thiếu được. Thế thì, khi làm việc xả thí, trì giới, tu tập, cung kính, phụng thị, chúng ta phải làm việc máy móc. Chúng ta không phải làm theo Tập khí, làm theo kiết sử, làm theo thói quen mà phải làm theo 3 nhân thiện. Khi 19 tâm sở tịnh hảo: Tín, Niệm, Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Hành Xả/ Trung Gian, 6 đôi này, ngài Kundala nói trong pháp thoại là khi ta đạt tới sanh diệt trí họ mới có 6 đôi tâm sở tịnh hảo biến hành này, mở trang 145, thân khinh nhu, tâm khinh nhu, thân thuần thích, tâm thuần thích.. Thế thì, nếu nói 6 đôi tâm tịnh hảo biến hành này, nó là 19 tâm sở đi chung được mà? Trang 145, màu đỏ, quyển của ngài Kundala Thấy khủng khiếp chưa? Khi đi qua pháp hành mình phải có những kim chỉ nam, những cuốn sách, để hướng dẫn cho ta thực hành. Những cuốn sách đó là của những ngài thiền sư hay những người đi trước họ nói, họ viết ra, dịch thuật ra, trải nghiệm qua kể lại. Nhưng nếu không học Abhidhamma chúng ta lãnh hội bằng trải nghiệm của họ, cái trình bày của các vị thiền sư. 6 đôi tâm sở tịnh hảo biến hành này chỉ có tới Sanh Diệt Trí mới có, nhưng mình biết 6 đôi tâm sở tịnh hảo biến hành này nó là một bộ của 19 tâm sở tịnh hảo biến hành một lượt và không có tách rời được. Muốn có 6 đôi tâm sở này phải qua các phối hợp này (7 tâm sở Tín Niệm Tàm Quý,…). Như vậy thì khi nói giai đoạn Sanh Diệt Trí thấy Danh Sắc đang sanh Diệt phải có Niệm, và Tín. Tàm Quý mới thấy tội, lỗi, bất tịnh của Danh Pháp, và lúc bấy giờ Vô Tham, Vô Sân với Danh Sắc, lúc bấy giờ đứng Khách quan với pháp này thì 6 đôi này mới hiện bày vô Sanh Diệt Trí mới nắm bắt được minh sát trí này. Không thể nào chúng ta nói suông cho thấy thế này được. Do đó, cẩn thận. Rất quan trọng. Khi quý Phật tử đi tới pháp hành Vipassāna qua phần tu tập, chúng ta lấy Pháp Thiện làm duyên cho Pháp Thiện này, 3 nhân thiện, nó có cho biến hành và có riêng biệt. Biến hành là Vô Tham, Vô Sân, trong nhóm 19 tâm sở. Nhưng có riêng biệt là có khi chỉ có một mình Trí thôi chứ nó không có 2 nhân kia. Tuy nhiên đứng về pháp hành, khi đến giai đoạn Minh sát trí thì giai đoạn nào sẽ trải qua và quý Phật tử sẽ nắm bắt được. Nếu theo bộ Abhidhamma, phân tích, bỏ vô Nguyên Chất Ngữ vô thì nó kết hợp đúng chi pháp mới ra hệ quả Duyên Sanh, Duyên Hệ chính xác, qua phần Minh Sát Trí đó mình mới tỏ ngộ được, mới nắm bắt được. Chỉ có Patṭhāna giải thích và giải ngộ được yếu tố của Minh Sát Trí trong đường tu tập Phúc Hành tông. |