patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com

Tài liệu buổi học
patthana.com xin tri ân cô Hồ Thị Vui chép lại lời giảng của Sư Sán Nhiên.
Phát thú 5

Chương trình học lớp Phát thú mình, chúng ta đi qua phần Phát thú 1 tháng rồi nhưng sự thật sư đi qua chỉ mới giới thiệu vòng vòng, chưa đi vô trọng tâm, chính thức của lớp học Phát thú hôm nay.
Quý Phật tử thông cảm, trình độ các Phật tử có sự sai biệt rất nhiều, có một số họ biết rất rõ, có một số họ chỉ biết khái niệm, khái quát thôi. Do đó, môn học Phát thú này đòi hỏi nhiều phần chi tiết cần nắm bắt, nên sư muốn đi từng bước, đi chậm để các quý Phật tử có thể đi theo dõi kịp. Quý Phật tử nào có vốn liếng sẵn có, nhẫn nại chờ các bạn đạo với nhau để đi cùng bước với nhau. Chứ còn đi nhanh quá, các Phật tử mới họ không thể bắt kịp có thể họ bỏ cuộc không đi tiếp chương trình học của lớp Phát thú này. Nên sư cứ suy nghĩ mà sư đi từng bước chậm, để phần quý Phật tử đều nhau được mình sẽ đi với tốc độ nhanh hơn một chút.
Tại vì lớp học Phát thú này nó nhiều chương trình, chi tiết cần phải biết nắm bắt.
Hôm nay ta đi tiếp qua phần Phát thú Paṭṭhāna.
Paṭṭḥāna = Xuất xứ, xuất phát, nguồn gốc, căn nguyên của nó.
Nó nhiều từ ngữ trong phần Paṭṭḥāna này lắm. Riêng về đức Phật đã nói rồi tới phần các ngài chú giải lại giải thích thêm, do đó, mình nắm lại toàn bộ giữa chánh tạng của đức Phật và phần của chú giải, chúng ta sẽ thấy nhiều từ ngữ được dịch thuật/ diễn giải/ xiển minh ra.
Thành ra chữ Paṭṭḥāna có nhiều điều kiện để mình học hỏi mình biết thêm.
Paṭṭḥāna là bộ thứ 7 đức Phật Ngài tìm ra, phát hiện được trong thời gian Ngài tìm cầu đạo giải thoát. Ngài nói, phần này là Pháp tột cùng, cuối cùng của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai tìm cầu, tìm thấy được. Ngài lấy pháp này Ngài suy niệm. Trong thời gian Ngài suy niệm,.
Chúng ta có tới Bồ Đề đạo tràng, đằng sau lưng Bồ Đề đạo tràng người ta xây một căn nhà nhỏ, đó gọi là 7 chỗ động tâm của Bồ Đề đạo tràng. Bodhigaya có 7 chỗ động tâm. Tuần thứ 4 đức Phật Ngài ngồi trong đó Ngài nghiệm 7 ngày về Paṭṭḥāna này. Do đó, Ngài mới thấy toàn bộ nội dung của pháp Paṭṭḥāna.
Học mình tìm ra mỗi một câu đầy đủ chi tiết lắm.
Mà chúng ta được biết qua, nó có:
(1) 22 Tīkā (Tam đề, có 3 câu): Thí dụ Tam đề thiện, nó có 3 câu “Pháp thiện – Pháp bất thiện – Pháp vô ký”
(2) 100 Duka (Nhị đề, có 2 câu): Thí dụ Nhị đề nhân có 2 câu: Pháp hữu nhân - Pháp vô nhân. Nó có 2 câu.
Mỗi câu như vậy nó có pháp cộng lại. Khi ta học với Paṭṭḥāna Pháp gồm có 2:
Các quý Phật tử nắm bắt cho kỹ. Khi ta nói Pháp nó gồm có 2:
- Tâm
- Tâm sở
Thì lúc bấy giờ chúng ta mới nói đủ một Pháp. Nếu nói Tâm, chưa đủ; nếu nói Tâm Sở cũng chưa đủ.Một pháp gồm luôn thành phần Tâm & tâm sở.
Như vậy thì, thí dụ như ta nói tới Pháp thiện = ta nói tới Tâm thiện & tâm sở thiện, 2 cái này phối hợp nhau nên mới gọi là 1 pháp.
Khi ta nói tới pháp thiện, ta nói tới pháp gồm có:
- Tâm thiện
- Tâm sở thiện
Hai cái này phối hợp nhau, nó gọi là 1 pháp.
Khi ta nói tới pháp Bất thiện thì nó có: Tâm bất thiện & tâm sở bất thiện phối hợp với nhau. Nó mới đủ ra từ ngữ “pháp”, phối hợp với nhau.
Khi ta học Paṭṭhāna cũng như ta học Abhidhamma chúng ta cần phải hiểu nhiều từ ngữ lắm. Nhiều từ ngữ mà trong kinh tạng, trong luật tạng không có nói tới mà chúng ta cần phải nắm bắt. Trong sự nắm bắt mình phải hiểu được nội dung, ý nghĩa của pháp hay từ ngữ đó. Do đó, chúng ta chịu khó, phải học nhiều từ ngữ lắm.
Khi ta nói tới Pháp vô ký ( vô = không có; ký = để lại; vô ký = không để lại), gồm có 2:
- Dị thục quả (Vipāka): Chúng ta cần phải hiểu từ ngữ này. Dị = sai biệt. Thục = chín muồi. = Quả trổ sanh chín muồi trổ ra sai biệt với thời gian tạo tác gọi là Dị thục quả. Thành ra khi ta học chữ “dị thục quả” thì Quả có 2 loại:
o Quả trổ sanh liền = Phala, khi ta gieo nhân nào nó trổ sanh liền quả đó, gọi là Phala. Khi ta gieo nhân đạo Magga thì đạo liền quả không chậm trễ sát-na, ta dùng Phala.
o Quả trổ sanh khác biệt thời gian = Vipāka. Nếu nó sai biệt thời gian nó trổ, ví dụ ta đánh người ta, hoặc ta mắng người ta, năm sau, hai năm sau người ta mới đánh lại, mắng lại mình là vipāka. Nó sai biệt thời gian trổ sanh lúc tạo tác nhân đó.
- Duy tác (Kiriya): Chỉ có hành động thôi. Sự duy tác. Hồi xưa ngài Tịnh Sự dùng “duy tố” Thứ nhất, chữ “tố” không thích hợp, chữ tố chỉ hành động thôi. Tố = hành động. Nhưng nó kết hợp thời điểm ngài dịch Tạng Abhidhamma phối hợp với hòa thượng Thích Minh Châu thì Kiriya thấy nó hợp hơn, chỉ có hành động thôi, không để lại kết quả của hành động đó. Duy tác có 2:
o Duy tác vô nhân: Phàm phu vẫn xài được. Bậc A La Hán/ Vô Sanh cũng xài được. Có 2 tâm duy tác là Khai ngũ môn và Khai ý môn. Hai tâm này thuộc tâm duy tác, vô nhân, trong 18 tâm vô nhân. Duy nhất chỉ có 2 anh này phàm phu cũng xài được mà thánh nhân cũng xài được.
o Duy tác hữu nhân: Duy nhất chỉ có bậc Vô Sinh xài/ có thôi. Tức là 8 tâm đại duy tác, 5 tâm duy tác sắc giới, 4 tâm duy tác vô sắc giới. Cái đó dành cho các bậc A La Hán thôi. Còn ngoài ra, các bậc thánh nhân khác Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả không có xài được. Không có. Do đó, duy tác hữu nhân nó thuộc về pháp vô ký, pháp không để lại kết quả, tại vì chính nó là quả rồi.
Bậc A La Hán sau khi chứng đắc đạo quả xong, họ chưa Vô Dư y Niết Bàn, họ còn sống với cái nghiệp lực của họ còn, chưa hết, thì lúc đó họ sống với hành động cho hết phần nghiệp lực đó, cho tới cuối cuộc đời dài ngắn họ sống với trong tâm duy tác mà thôi, không tạo tác nghiệp báo nào cả. Còn ngoài ra, khi ta học được tâm duy tác hữu nhân dành cho bậc A La Hán hay Vô Sinh ta mới thấy rằng, chúng sanh còn trong đời là còn tạo tác dữ lắm. Không ngừng tạo tác. Do đó, khi chúng ta hiểu được cái đó, chúng ta mới thấy rằng: Không tránh được việc tạo tác, mà buộc phải sống trong tạo tác, và sống trong đời có tạo tác thì có để lại kết quả của tạo tác, thì mình phải biết chọn lọc, hay là mình phải biết hướng tâm mình đi trong con đường tạo tác mà nó có trổ sinh quả thì chỉ hưởng quả thiện thôi, chứ đừng có để cho tạo tác ra những quả bất thiện rồi cho ra những quả bất thiện, gặt hái những quả bất thiện, gặt hái những sự khổ đau của mình. Thì chúng ta mới có lợi ích cho việc tu tập của mình.
Tiếng Pali :
Pháp thiện = Kusala dhammā, pháp thiện này là số nhiều. Dhamma là số ít, Dhammā là số nhiều.
Pháp bất thiện = Akusala dhammā, nó ngược lại pháp thiện.
Pháp vô ký = Abyakatā dhammā: Pháp vô ký này cũng đi như vậy. Tâm Dị Thục Quả & Tâm sở phối hợp Hay là : Tâm duy tác và tâm sở phối hợp. Cái đó gọi là một pháp.
Khi chúng ta học thì chúng ta biết một tam đề có 3 pháp. Ta có 22 tam đề.
Do đó, khi chúng ta học mà ta nắm từng mỗi tam đề thì mỗi pháp trình bày ra đó nó có nhiều yếu tố, trong nhiều yếu tố đó, chẳng hạn: Mãnh lực, thí dụ như là:
- Pháp chủng/ chủng loại/ Jāti nó có bao nhiêu chủng loại? – Nó có 9 giống/ 9 chủng loại /9 pháp chủng.
- Mãnh lực: Có 3 mãnh lực (Satti):
o Có một mãnh lực riêng nó tạo ra thôi, gọi là Janaka, Xuất sinh. Như là ngài Janaka ở thiền viện Chanmyay dịch ra là Xuất sanh. Ngài ở thiền viện Chanmyay ngài dạy thiền ở đó, mà bây giờ ngài yếu lắm. Chân cẳng ngài sưng hết trơn, cái thận của ngài nó hết hoạt động rồi. Chức năng của ngài bây giờ liệt rồi.
o Mãnh lực bảo hộ: Nó chỉ là việc bảo hộ thôi, nó không làm việc xuất sanh.
o Vừa xuất sanh vừa bảo hộ:
Mấy phần này quý Phật tử cần phải có quyển sách như sư trình bày cho quý Phật tử. Quyển Phát thú Chú giải tổng lược này thì phần này trong tập V, trang 92-93. Nó có sẵn hết trơn. Quý Phật tử không cần học gì hết trơn. Muốn nhớ mở trang ra coi. Đóng sách lại quên.
(Bữa nay Tứ phương Tăng tự chúng ta về được một bộ sách mới, chuyên về pháp hành, của ngài Pandita, mà cô Diệu Giác dịch thuật trong vòng 2 ngày, bây giờ in ra xong rồi, bây giờ quý Phật tử sẽ có dịp đọc quyển này. Sau quyển này có quyển kế nữa : In this very life. Mà chúng ta sẽ nối tiếp nhau. Quyển sách này chính thị kim sinh, chuyên về pháp hành, 37 Bồ Đề phần mà cô Diệu Giác dịch nửa ngày 400 trang. Quý Phật tử cần có những loại sách này để phối hợp với việc tu học của mình, pháp hành của mình. )
Những phần này quý Phật tử cố gắng, giống như trong tay của các quý ni sư, quý thầy, quý Phật tử mình có, mình cố gắng phối hợp.
Tuần tới, sau tuần hôm nay, sư hướng dẫn các pháp xong rồi, pháp thiện làm duyên cho bất thiện, thì tuần tới sư nói về vấn đề sắc pháp. Vì mình qua vấn đề pháp thiện làm duyên pháp vô ký tới phần sắc pháp. Thì sư sẽ nói 4 nguyên nhân sanh ra xuất sinh xứ, 4 nguyên nhân sanh ra Sắc pháp: Nghiệp lực, Tâm, Quý tiết, Vật thực. Thì quý Phật tử sẽ mở nội dung chương VI, quyển sách màu hồng. Mở ra, nó có trình bày hết, để bắt kịp với sư những cái gì sư sẽ trình bày tới. Quý Phật tử sẽ có sách hết trơn. Nên những gì sư trình bày nó có trong sách. Sách thì hôm nay các quý Phật tử có trong tay, 2 bên cùng phối hợp nhau để đọc, xem, hay nghe, và mình đối chiếu lại, có sự dẫn chứng, việc học của mình nó có lợi ích cho sự ghi nhớ mình được lâu dài.
====
Câu hỏi: Pháp bất thiện có phối hợp với tâm sở bất thiện, nhưng tâm bất thiện nếu của vô ký nó không để lại tác nhưng ví dụ tâm vô ký, có khi nào tâm vô ký kết hợp với tâm sở thì nó tác thành nhưng để lại quả.
Trả lời:
Khi mình học về chương thứ nhất tổng hợp tâm là Cittasangaha thì chúng ta học chúng ta có: 12 tâm bất thiện ( 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si), nó để lại quả dị thục, chỉ có 7 quả dị thục vô nhân thôi. Quả dị thục nó nằm trong đây nè. Thì Quả dị thục nó là 1 trong 2 cái vô ký.
Vô ký có 2 phần: Dị thục quả & vô nhân nữa. phần vô nhân mình có nói đây nè.
Khi ta làm điều bất thiện tham, sân, si quả trổ ra lẹ lắm, ít lắm, mình không kịp là mình bắt đầu tạo tiếp nữa rồi. Thí dụ, quý Phật tử sân lên, thì sân này chồng sân kia liên tục tới khi rớt xuống địa ngục (Sân rớt xuống địa ngục mà) đụng vô lửa đỏ/ chảo đỏ/ cảnh hành phạt tội nhân thì tâm sân nó liên tục sanh ra quả sanh ra quả không ngừng. Do đó không biết bao giờ mình mới hết được kết quả của hành động này.
Còn tâm thiện mà ta làm đây, dù nhị nhân hay tam nhân, có trí hay vô trí, nhưng nó ra 8 tâm quả dị thục hữu nhân và 8 tâm quả dị thục vô nhân. Khi 8 tâm đại thiện thì nó ra 8 tâm quả, hay 12 tâm quả, hay 16 tâm quả. (Chương I, Tổng hợp nội dung Vô tỷ pháp)
Do đó mình có tới 3 bực. Khi ta làm một việc thiện nó trổ quả 3 loại:
- 8 : Thiếu tam tư + thiếu trí => 8 tâm quả dị thục. Vô nhân.
- 12: Có tam tư, thiếu trí => 12 quả dị thục. Vừa hữu nhân (4) vừa vô nhân (8).
- 16 : đủ tam tư, đủ trí tuệ => Cho ra 16 (8 hữu nhân, 8 vô nhân).
Cái này chúng ta thấy. Cho dù cái thấp nhất cũng được 8 tâm rồi. Còn tâm bất thiện khi ta làm 1 trong 12 tâm bất thiện nó chỉ cho ra 7 quả thôi, rồi bắt đầu nó tạo ra nữa rồi. Mà nó không ngừng. Ở dưới cảnh địa ngục, chúng sanh sống trong tâm sân, đau khổ không à. Nó chưa hưởng nó tạo ra nữa, chưa hưởng được nó tạo ra nữa. Giống như cảnh Ngạ quỷ cũng vậy.
Còn tâm thiện, ở trong con người hay trong quả thiện vô nhân/ hữu nhân, ít ra còn hưởng.
Do đó, khi ta làm ra 1 trong 12 tâm bất thiện này thì quả dị thục nó trổ ra, chứ nó không có quả hữu nhân mà quả vô nhân. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tiếp thâu, thẩm tấn, trong đó là quả dị thục bất thiện vô nhân. Nó tác tạo ra quả bất thiện, liên tục.
Câu hỏi:
9 pháp chủng tìm đọc ở đâu? – trang 92, 93 tập V Đại phát thú
Chúng ta đi tiếp
====
Do đó, khi chúng ta nói tới Tam đề, nhị đề thì từng pháp hiển bày ra nếu chúng ta học lên, như kỳ trước sư nói Tam đề với Tam đề, Nhị đề với Nhị đề chúng ta thấy biết bao nhiêu là pháp nữa. Mà chúng ta được thấy trong phần Phát thú này, quý Phật tử mở trang 23, tập I, quý Phật tử sẽ thấy, có : 22 tam đề, 100 Nhị đề, 6600 thuận đề, 4400... Chúng ta sẽ có trùng trùng duyên khởi pháp.
Quý Phật tử cố gắng học. Số lượng này quý Phật tử học trong 1 ngày sẽ hết.
Những điều kiện sư giới thiệu với quý Phật tử là quý Phật tử phải có đủ sách hết. về mình đọc lại, nghiền ngẫm ra. Mình thấy: Pháp có sẵn trong tay của mình, mà quý Phật tử không dùng tới rồi quý Phật tử lại lôi ra chuyện khác nó uổng mất thời gian đi. Hôm nay chúng ta có phước được gặp Phật pháp, chúng ta được học thì chúng ta cố gắng đừng bỏ qua, đừng đánh mất cơ hội được học Phật pháp này.
Nói tới Paṭṭhāna là quý Phật tử phải có sách, có dẫn chứng trong sách để đọc thêm, chứ không thể nào mà chúng ta nắm bắt được hết. Sư cố gắng trình bày hết chi tiết phần Paṭṭḥāna nhưng phải có đối chiếu với sách. Quý Phật tử phải có.
Quý Phật tử học được sư rất hoan hô, hoan nghênh.
Sư có những cái hạn chế là sư muốn trình bày các Phật tử biết: Dịch thuật, đánh máy sư tự lo hết, rồi sư gởi đi in, qua phần in thì vuột khỏi tay sư. Phần in ấn có các Phật tử phụ lo cho sư.
Sau quyển mới vừa nhận sách, nói về pháp hành của ngài Pandita, thì chúng ta tiếp tục Chú giải của Paṭṭhāna nữa, tập 2. Sư cố gắng từ đây đến cuối năm sư hoàn tất hết 5 quyển, 5 bộ còn lại của Paṭṭḥāna, chánh tạng. Từ nay tới cuối năm chúng ta sẽ xong và chúng ta có nhiều chương trình khác nữa.
Sư biết nhu cầu của quý Phật tử sư sẽ liên lạc gởi các nơi, chỗ trọng tâm thôi. Thí dụ, bây giờ sư gởi: Thụy Sỹ, Đức, Pháp, Úc, Mỹ, Việt Nam. Những tụ điểm mà sư đã liên lạc được, thì sư cứ gởi đó. Sư xin nhờ những điểm đó, chẳng hạn như Việt Nam: Những kỷ niệm xưa của cô Nhị Tường hay Vietheravada. Các Phật tử Việt Nam liên lạc với cô Nhị Tường để nắm bắt được tất cả kinh sách. Những kinh sách nào mới nhất sư gửi qua bên anh Việt Đỗ, cô Nhị Tường thì quý Phật tử liên lạc. Những băng đĩa mà trước đây sư có thuyết giảng thì sư cũng gởi về cho cô Nhị Tường. HIện bây giờ còn một số nữa, khoảng chừng 20 băng đĩa, bên Thụy Sỹ, bộ đó sư sẽ liên lạc anh Tình, bộ sư giảng ở chùa Linh Phong. Gởi về cho bên Việt Nam.
Quý Phật tử cố gắng nghe băng đĩa của sư. Sư có trình bày đủ thể loại, đủ chi tiết, đủ mọi trường hợp. Quý Phật tử liên lạc với nhau.
===
Như chúng ta đi qua pháp trước đây, từ đầu buổi chúng ta học là Pháp thiện làm duyên Pháp thiện.
Chúng ta đi từng bước.
Mà cái này, chúng ta đang học chuyên phần này, chỉ là Nhân duyên thôi, chứ chúng ta chưa học phần các duyên khác. Nếu qua phần Trưởng duyên khác nữa, qua phần Vô Gián duyên khác nữa.
Các quý Phật tử sẽ thấy, Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, riêng phần Nhân duyên này không chúng ta sẽ thấy nó nhiều chi tiết trong đó, để chúng ta nắm bắt được.
Như phần trang A2 sư có trình bày, pháp thiện làm duyên cho pháp thiện có tất cả 9 duyên. Chúng ta sẽ trình bày từng chi tiết. Quý Phật tử theo dõi phần Năng, sở duyên chúng ta thấy.
Khi ta nói tới duyên thì ta nói tới mãnh lực. Ta thấy, mỗi duyên (Paccaya – Paccayo)
Ngài Tịnh Sự có dạy cho sư cách thức tụng niệm Paccayo. Bên Thái Lan, các quý sư đi đầu đà, trong rừng già, trong sâu chứ không phải ở ngoài gần làng gần phố đâu. Vị trưởng đoàn, cao hạ, lớn tuổi, họ đi trước, quý sư nhỏ đi theo sau. Thẳng một đường, đeo bình bát, cầm cây gậy,... đủ thứ để đi vô rừng hành thiền, tối đi tới sáng, khi chuyển động từ vùng này qua vùng kia, cầm bó củi/ bó rơm bện lại làm cái đó, người lãnh đạo, vị tăng trưởng châm ngọn lửa lên thì nó là cây đuốc đỏ lên. Ngài đi ngài cầm cái gậy, gõ xuống đất, để rắn, những con trùng dưới chân mình không dẫm đạp nó, vừa gõ vừa đi. Bên đây cái đó, có ngọn lửa, quý sư đằng sau đi theo ngó cây đó đó. Vị đó đọc “Hetu paccayo” đọc lớn lắm, đọc vang dội. Quý sư đằng sau đọc lại “hetu paccayo hetu paccayo” họ đi một đoàn như vậy đó. Ngài vừa đi vừa gõ cái cây, cầm cái đuốc.
Quý Phật tử học Paccayo nó có trở ngại trong phần dịch thuật.
Nó có 1 chữ Paccayo nhưng có 2 nghĩa:
- Đầu tiên là Duyên : arammana paccayo là cảnh duyên, ...
- Phần thứ hai, nghĩa của Paccayo là Năng duyên.
Do đó, trở ngại cho người dịch thuật là khi nào dùng Năng duyên, khi nào dùng Duyên. Duyên là một cái. Mà năng duyên là chức năng tạo tác hay là tác nhân. Do đó họ đọc tiếng Pali phần Paccayo, paccaya này họ bị khó xử, họ không biết dịch cái nào là năng duyên, cái nào là duyên.
Năng duyên => Tác nhân
Còn Sở duyên là paccuppana, thì dễ rồi. Sở duyên => Hệ quả
Hay phần Địch duyên là đối nghịch lại thì nó dễ rồi. Địch duyên => Không phải hệ quả, ngoài tác nhân. Đội banh, ra sân banh có 5 người cầu thủ thôi, nhưng số ngồi trên khán đài chờ thay thì số lượng còn nhiều lắm.
Do đó, khi chúng ta học về duyên, bất cứ duyên nào trong 24 duyên thì chúng ta sẽ được hiểu biết năng duyên và sở duyên. Đó là phần phổ thông nhất. Phần Địch duyên là đọc nghiên cứu thôi. Mà ngài Tịnh Sự, ngài có công, ngài chịu khó, ngài viết ra trong phần Nội dung Vô Tỷ Pháp (sách photo), rồi sư với ngài soạn ra, soạn xong bắt đầu cho in, trong đây có. Mấy cái đó ngài để vô đây hết tất cả luôn.
Tức là câu 1, câu 2, câu 3, địch duyên, sở duyên, năng duyên, .. có để sẵn đây hết. Quý Phật tử nào chưa có, quý Phật tử cho sư biết, cuốn này là cuốn copy, sư sẽ nhờ bên đây quý Phật tử in. Quyển này là quyển gối đầu nằm cho mình, để mình cần thì mình mở ra.
Quyển thứ 2 là trong bộ chú giải màu đỏ, sư có in ra, Năng, sở duyên, địch duyên, cho quý Phật tử có thể nghiên cứu làm nền tảng đi vào Paṭṭḥāna đầy đủ chi tiết hơn.
Cái đó là mình tìm để hỗ trợ cho việc học của mình đạt những kết quả tốt.
Hôm nay sư muốn trình bày với quý Phật tử:
Chữ paccaya có 2 nghĩa:
- Duyên là paccaya/paccayo
- Năng duyên.
Ta học về duyên = học về Nhân quả. Sau khi chúng ta thấu triệt được các nhân quả chúng ta sẽ thấy được Vô Ngã trong mọi pháp. Do đó, khi chúng ta học về đức Phật ngài nói trong kinh tạng, chúng ta sẽ thấy:
Sabbe saṇkhārā aniccati. Sabbe saṇkhārā dukkhati. Sabbe dhammā anattati.
Saṇkhārā = các pháp hữu vi, pháp hành là vô thường.
 Tất cả pháp hữu vi, pháp hành là vô thường. Tất cả các pháp hữu vi, pháp hành là khổ đau. Tất cả pháp đều là vô ngã.
Khi ta học phần này chúng ta mới thấy từ ngữ của Ngài dùng có ý nghĩa lắm, chứ không phải ngẫu nhiên mà Ngài dùng từ ngữ này.
Sabbe saṇkhārā aniccati = Tất cả các pháp hữu vi là vô thường. Ta học pháp hữu vi vô thường này ở đâu? – Ta học ở Lộ trình tâm/ lộ trình Danh pháp, Lộ trình Sắc pháp thì ta sẽ thấy được sự vô thường. Nó sanh sanh diệt diệt.
Sabbe saṇkhārā dukkhati = Tất cả cá pháp hữu vi, pháp hành là khổ đau, vì nó sanh diệt làm chúng ta khó chịu, bất toại nguyện.
Sabbe dhammā anattati = Tất cả các pháp, nói chung tất cả pháp hữu vi, vô vi, ngoài ra pháp Niết Bàn, tất cả các pháp nói chung, pháp siêu lý hay pháp chế định đều là anattati, vô ngã.
Ở đây, chúng ta sẽ thấy Ngài cũng nói tới Vô Ngã. Khi ta muốn nói tới Vô Ngã chúng ta phải tìm được cái Nhân & Quả. Hai cái này có liên đới với nhau và không có cái tôi cái ta của mình trong đó thì mới thấy được cái vô ngã này.
Sư sẽ trình bày hết tất cả từng chi tiết mà chỉ Paṭṭḥāna giải thích được rất rõ ràng. Với những chi tiết đó, quý Phật tử đi vào pháp hành, ngoài pháp học ra, chúng ta kiến thức, đi vào pháp hành thì chúng ta thấy lợi ích ghê lắm, khi học Paṭṭḥāna.
Nhưng chẳng hạn như trong quyển thứ V này, sư viết ra trong phần Bản đồ lộ trình tâm, trang C3 – C4; cái thứ hai là quý Phật tử sẽ học Duyên hệ với Sắc, Danh pháp. Trên đây sư trình bày sắc tâm, sắc nghiệp, sắc quý tiết, sắt vật thực liên hệ với tâm qua phần danh pháp. Lúc bấy giờ khi chúng ta đi pháp hành Thân trong thân, Thọ trong thọ, Tâm trong tâm thì chúng ta thấy được phần sắc pháp, Danh- sắc nó đối chiếu nhau rất chặt chẽ, mà chỉ Paṭṭḥāna giải thích được thôi. Chứ còn chương thứ 4, bộ Tổng hợp chi pháp chưa giải thích được.
Qua phần Bản đồ lộ trình tâm C6, chúng ta thấy, thế nào là cảnh siêu lý, thế nào là cảnh chế định, thi thiết, chỉ Paṭṭḥāna mới giải thích được. Do đó, khi một vị hướng dẫn pháp tu thiền, hay vị thiền sư mà không có Paṭṭḥāna họ không
Quý Phật tử có khóa tu với sư ở Tứ phương tăng, sư ít có thời giờ lắm,
Thế nào là cảnh siêu lý? Sư nhìn một vị hành giả, thiền sinh ngồi sư biết tâm vị đó đang ở trong cảnh siêu lý hay cảnh chế định. Trong bảng Lộ trình tâm, cắt nghĩa ra từng cái.
Có đầy đủ hết. Quý Phật tử thấy nó có những lợi ích đó.
Những lộ trình tâm từ lộ ngũ môn qua lộ ý môn, quý Phật tử sẽ được học hết trong phần Paṭṭhāna này. Nó có nhiều chi tiết lắm.
Khi ta học về Paṭṭhāna thấy rõ từng chi tiết, do đó nó bổ túc bảng lộ trình danh pháp/ lộ trình tâm pháp, lộ trình sắc pháp trong chương IV của Tổng hợp nội dung Vô Tỷ pháp mà bộ Paṭṭhāna này sẽ đưa ra hết. Mãnh lực duyên này sẽ làm cho lộ trình tâm đầy đủ chi tiết và cụ thể hơn.
Chúng ta bắt đầu bằng phần Nhân Duyên. Sư bắt đầu trình bày phần Nhân duyên trước, sau đó sư mới đi qua phần Cảnh duyên, sau đó sư mới đi qua phần Trưởng duyên... thì chúng ta đi phần Pháp thiện làm duyên cho Pháp Thiện.
ở đây, nó có 2 từ ngữ mà quý Phật tử hỏi sư:
Thế nào là Tấu hợp? Thế nào là hiệp lực?
Tấu hợp (Sabhāga), Hiệp lực (Ghaṭanā)
Có giải thích trong quyển thứ V.
Có giải thích rồi, nhưng ngài Tịnh Sự dạy cho sư hồi lúc sư học với ngài về Duyên.
Cái nào là tấu hợp? cái nào là hiệp lực?
Thí dụ bưng một vật thể nặng thì chúng ta cần phải hiệp lực với nhau, 5, 3, 4, 7 người tới bưng vật thể đó lên. Đó là hiệp lực. Hiệp lực tức là mình cùng phụ nhau.
Giống như ta nấu ăn, một người nấu nhưng dọn đồ ăn ra, nhiều đồ ăn thì nhiều người hiệp lực vô ăn cho hết.
Còn tấu hợp là? Mình có phần nào mình hợp tác vô cái đó. Thí dụ người ta nấu ăn, ngài Tịnh Sự cho ví dụ: người ta nấu ăn, tui thiếu ngò, tui có ngò tui phụ vô, tui thiếu hành thì tui có hành phụ vô. Tấu hợp tức là một ban nhạc có nhiều nhạc công, nhạc sĩ, mỗi người có món nghề của họ, người đàn violon, người đàn guitar, kèn trompat,... tới phần nào ông nhạc trưởng ổng cho tấu hợp vô, tới phần nào ổng kêu ngưng, phần này không phải của ông, ông không cần vô. Thí dụ, bên đây bên đây ông kêu ngưng, bên đây ngủ hết, tới hồi ổng kêu bên đây ngừng đi ngủ, bên đây đánh lên thì bên đây đi ngủ. Còn kết thúc bản nhạc là nó phải hiệp lực lại, một cái hùng tráng lên.
Trong cái phần đây, như trang A2, chúng ta đang nói tới Hiệp lực.
Qua trang thứ 3, phần A5 nó qua phần Tấu hợp.
Khi ta học về Hiệp lực = Ta học về pháp (Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký).
Khi ta học về Tấu hợp = Ta học về duyên (duyên này vô duyên này không vô, duyên này có duyên này không có). Chi pháp này năng duyên, sở duyên, ... có mấy duyên vô thôi. Nó nói duyên thôi.
Phần tấu hợp anh Duyên ảnh không trình bày chi pháp nữa. Tôi có thì anh vô, tôi có những pháp cần có thì anh được vô, anh vô tấu hợp.
Do đó, khi ta học về hiệp lực = Ta học về Pháp, gồm có Tâm, Tâm Sở hay là Sắc pháp.
Nhưng nói về Tấu hợp = Ta nói Duyên thôi.
Như phần, Tấu hợp biến hành = Có bao nhiêu duyên? 5 duyên.
Tấu hợp Hữu hỗ tương (Hữu = có; Hỗ tương = có sự hòa trộn, hỗ trợ lẫn nhau) = Có hỗ tương duyên vô. Hồi nãy phần biến hành không có, thì nó thành 6 duyên tấu hợp.
Rồi tới phần Hữu tương ưng, thì chúng ta sẽ thêm phần Tương ưng duyên vô.
Khi ta học tới đó, ta sẽ đi vô chi tiết hơn. Nếu ta nói trở lại, học về Hiệp lực là ta học về Pháp. Pháp gì? Pháp thiện thì ta lấy hết về pháp thiện ra, ta bỏ nó vô, có bao nhiêu duyên làm việc với nó, hiệp lực với nhân hiệp lực này.
Còn phần tấu hợp là nói về duyên thôi, không nói tới pháp. Cái phần duyên đó, đương nhiên ta phải biết: Câu sanh duyên, câu sanh y, câu sanh hữu tương, ... phần đó có chi pháp rồi. Tức là ở phần hiệp lực đã trình bày rồi. Phần tấu hợp kết thúc lại có bao nhiêu duyên.
Duyên hợp = Duyên hệ.
Duyên hiển bày các pháp = duyên sinh.
Do đó ta học thì ta phải nắm bắt được, thế nào là Hiệp lực? Hiệp lực là ta nói pháp thôi.
Như vậy, hôm nay ta đang học Nhân Duyên phần Hiệp lực. Thế thì khi ta nói phần Nhân duyên hiệp lực thì ta nói phần Pháp thiện thôi. Thiện làm duyên cho pháp thiện thì ta nói phần pháp thiện thôi.
Trước khi vô phần Nhân duyên hiệp lực thì ta nói phần Nhân trước đã. Ta nói phần Nhân xong ta mới nói phần Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện theo phần hợp lực ta mới rõ hơn.
Trong bộ chú giải, nói về nhân/ Hetu/ Root Ta nói là căn gốc, cội rễ. Nó không phải là tác nhân không, nó là cội rễ, căn gốc. Khi cái cây ta trồng xuống, cái rễ nó phát triển ra.
Có 2 loại rễ: Trồng cây xuống, rễ đây là rễ cái, rễ chuột, rễ chính. Cái cây cao bao nhiêu thì chiều sâu rễ cái nó phải bằng cái đó. Rễ bàng là nó tỏa ra mặt đất, nó tỏa tán bao nhiêu thì cây bàng nó ra tới đó.
Pháp nó cũng vậy.
Khi quý Phật tử nhìn cái cây, nó cao bao nhiêu? 50ft, thì rễ dưới cũng phải sâu vậy đó. Rồi cái tán nó tỏa ra thì mặt trời chiếu tới đâu, mà nó phủ bóng mát tới đó thì rễ bàng nó mọc ra tới đó. Tán bề ngang bao nhiêu thì rễ nó ngang bấy nhiêu. Thì Hetu nó phải như vậy đó. Mình học Hetu nó phải như vậy đó. Nếu quý Phật tử không hiểu được hết nghĩa hetu này thì sẽ underestimate/ đánh giá thấp nó liền.
Quý Phật tử phải từ từ học, từ đây cho tới hết đời mình phải từ từ học. Cố gắng. Có anh Phật tử ở bên Úc nói “Con học hết đời con chưa hết 1 duyên”. Sư nói, đừng nói vậy, vì pháp cú nói đâu có đó. Quý Phật tử phải sợ, mình phải cẩn thận hay là cẩn ngôn. “cái này học không nổi đâu, nhưng ta sẽ học được”. Ta là con rùa, ta chậm chậm từng bước, từ từ ta cũng tới, đừng bao giờ bỏ cuộc, nhưng con thỏ chạy nhanh chưa chắc nó đã tới đích, nó bỏ cuộc, con rùa nó bò bò nó tới đích.
Do đó, có 4 hetu. Chúng ta phải học qua phần này là phần chú giải thì chúng ta mới chúng ta vô phần này mới địch nổi.
1. Nhân nhân (hetuhetu): có 6 nhân (tham, sân, si – thuộc lãnh vực pháp bất thiện, vô tham, vô sân, vô si – thuộc lãnh vực của thiện, hay là vô ký).
2. Duyên nhân, có nơi dịch là Nhân duyên, nhưng không phải nhân duyên trong 24 duyên (Paccayahetu) : Phần duyên nhân mà chúng ta học nó học Tứ sắc đại hiển (Mahābhūtā. Chữ này phải dịch cho chính xác. Bhūtā = rõ ràng, minh hiển, thấy rõ. Còn trước là ta nói sắc tứ đại thôi mà không nói chữ hiển nó chưa đủ, chữ “hiển” này nó rõ ràng hiển bày khắp cùng nơi của tất cả sắc pháp, là tác nhân của mọi sắc pháp. Hay của mọi sắc uẩn.
Trong tất cả sắc pháp hữu tri hay vô tri trong con người của ta là sắc uẩn, nó cũng là nền tảng, tạo ra, nó là sắc uẩn, tứ đại, nhưng nó hiển lộ, rõ ràng đầy đủ chi tiết nó sẽ thấy một cách cụ thể, do đó nó là Bhūta. Ngày xưa kinh sách dịch là sắc tứ đại thôi, không có chữ bhūta. Thì cái đó chưa hiểu hết chữ bhūta này. Ngài Tịnh Sự ngài coi lại thì ngài nói, tại sao tứ đại là mahā thôi, tại sao chữ bhūta này trong Pali đức Phật có nói, các bộ chú giải có giải thích, sau đó ngài có coi kỹ lại từ ngữ này, ngài mới bổ túc là Sắc Tứ đại hiển, tức là nó nổi trội hiển rõ và nó minh hiển, sáng tỏ cho mình mọi vấn đề về sắc pháp.
Tứ đại hiển nó là Duyên nhân sanh ra mọi sắc pháp vô tri, tức là như bàn ghế, nhà cửa,... sắc pháp đó là sắc vô tri. Còn con người ta là sắc uẩn, nó là nền tảng sanh ra, gốc rễ sanh ra.
3. Chí thượng nhân (uttamahetu): Phần nói về pháp thượng nhân, quý Phật tử coi Tập I, trang 49, Đại Phát thú. Phần Chí thượng nhân nói 2 loại nghiệp: Thiện nghiệp lực & bất thiện nghiệp lực, tạo tác ra các quả dị thục (quả dị thục thiện, quả dị thục bất thiện). Cái này chúng ta sẽ thấy mãnh lực này như thân cây, nãy sư nói rễ cây, chúng ta đi vào chi tiết chúng ta thấy mới sợ. Uttama nó trên đỉnh, nhân này trên đỉnh nó tạo tác ra nghiệp lực đó.
4. Phổ thông nhân (Sādhāranahetu) = Pháp Vô Minh dẫn đầu các pháp cho đi luân hồi. Tạo tác mọi pháp hữu vi, pháp hành. Hữu vi là pháp tạo tác. Vi = tạo tác (tiếng nho), hữu = có. Có tạo tác. Anh tạo tác là anh vô minh, dẫn đầu tất cả mọi pháp, ta gọi là vô minh duyên hành.
Đó là 4 pháp nhân mà ta học trước phần này để sư giải thích cho các Phật tử thấy sao nó như rễ cây vừa sâu vừa rộng.
1/ Nhân nhân
Thứ nhứt, với nhân tham, sân, si hay vô tham, vô sân, vô si, nó đưa con người từ địa ngục tới Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không ngừng. Nhân nào nó cũng tạo ra được hết. Tham, sân, si nó dẫn đi tuốt tầng địa ngục, qua ngạ quỷ, A Tu La, súc sanh, nó dắt đi từ sâu tới rộng không ngừng. 3 nhân này thôi tham, sân, si dẫn đi, sâu cũng có, rộng cũng có, đủ loại chúng sanh.
Trong quyển Tổng hợp nội dung vô tỷ pháp, chương V, chúng ta thấy, 8 tầng địa ngục, 32 cửa địa ngục, 32 chúa Diêm Vương cai quản trong mấy địa ngục, rồi ngạ quỷ, A Tu La, súc sanh, người nhị nhân, người tam nhân... chúng ta sẽ thấy nó có hết trơn. Mấy anh nhân này là dẫn dắt tạo tác. Khi nói tới Nhân nhân, nói 3 cái tác nhân này thôi, bên bất thiện (tham, sân, si) nó dắt đi không hết, không ngừng, lên tới người nó vẫn dắt đi được, lên cõi trời nó cũng dắt đi được nữa. Nếu còn là phàm nhân hay phàm thiên thì nó dẫn đi được hết. Tham sân si là dẫn đi cùng tột. Nhân nhân này rất khủng khiếp với bộ rễ của nó.
Vô tham, vô sân, vô si cũng vậy, nó dẫn cho con người làm người, làm trời hay tới giải thoát luôn.
Trong khi học về Nhân, nó có:
- Tâm nhị nhân: Sinh ra người nhị nhân, người có vô tham, vô sân. Có tâm xả thí dễ dàng, trạng thái cho ra, bố thí, chẩn tế, giúp đỡ người ta với trạng thái vô tham họ làm dễ dàng lắm. Vô sân, họ có tâm từ hay tình thương bác ái rộng lắm, nhưng họ không có trí. Họ ngồi học Phật pháp, tu học Phật pháp hay hành thiền Phật pháp họ không vô được, họ trở ngại. Người nhị nhân họ sanh ra có 2 nhân thiện này thôi, thì trong đời này họ chỉ đi đến trạng thái cận định chứ không đắc định được. Con đường đạo quả của họ không có cơ hội.
Câu hỏi: Người nhị nhân kiếp này có thể học để kiếp sau làm tam nhân được không? – Khó lắm, vì nhân này từ quá khứ rồi, quá khứ không có gieo. Đối với thời kỳ đức Phật cũng vậy, người nhị nhân đức Phật Ngài độ không được chớ nói chi mình hôm nay.
Do đó, quyển Phật đạo đưa đến sự an vui & hạnh phúc ngài Janaka có nói tới 4 hạng người, hạng người thứ 4 là chỉ gieo duyên cho kiếp này, cho kiếp sau họ mới có được đạo quả được. Do đó, mình phải nghiệm. Vị thiền sư họ biết. Mình tu với vị thiền sư, giáo thọ. Họ biết người này nhị nhân, người này tam nhân. Hay các vị học viên, hành giả của vị thiền sư đó phải biết người đó nhị nhân hay tam nhân.
Người nhị nhân, mình kêu xả thí họ làm liền, họ sẵn sàng. Ngoài đời, người tu phước dễ mà tu huệ khó là người đó đó. Kêu họ tu phước cái gì họ cũng làm được hết, nhân sanh ra phước báu: Bố thí, trì giới, cung kỉnh, phụng thị,... nhưng qua tu tập họ dừng lại. Có khi học còn buồn ngủ nữa.

- Tâm tam nhân: Sinh ra người tam nhân, người vô tham, vô sân, và vô si.
Người tam nhân ngồi học tỉnh bơ, ghi chép dữ lắm. Cái gì họ cũng có. Họ làm mỗi hành động, cử chỉ, nghĩ suy họ đều có tam nhân hết, nói họ cẩn thận, họ hành động cẩn thận, suy nghĩ họ cẩn thận lúc nào họ cũng có nhân vô si dẫn dắt, dìu dắt, hướng dẫn cho họ trong cái vô tham, vô sân này.
Các quý Phật tử sẽ biết được mình. Còn không qua 1 lần, 2 lần trắc nghiệm vị thầy sẽ biết được người học trò, đệ tử đó là người nhị nhân hay tam nhân. Có khi các vị đó có nói ra, có khi các vị không nói ra, họ âm thầm theo dõi mà họ dìu dắt, tạo cơ hội cho người nhị nhân đó.
Khi học về chương thứ V của Tổng hợp nội dung Vô Tỷ pháp về 12 hạng người, có nói về người nhị nhân và người tam nhân. Khi học tới đây ta mới suy niệm được ta là loại người nào.
Khi ta học phần Nhân nhân quý Phật tử thấy nó kinh khiếp không? Như bộ rễ của cây, nó dẫn đi xuống, nó dẫn đi lên, nó dẫn đi hoài hoài không có ngừng. Nó còn nhân nó còn tạo tác nữa, và quả này trổ không hết. Nói tới quả của tác nhân, không có tả nổi.
Trong bộ kinh Milindā pañha suttam (vua Milindā sở vấn kinh). Thời này là thời sau. Vua Milindā hỏi đại đức Nagasena, ngài là bậc A La Hán, Vô Sinh, từ cung trời, chư tăng dưới nhân loại phải thỉnh ngài xuống để đối trị vua Milindā này. Ngài trí tuệ ghê lắm. Quý Phật tử đọc kinh Milindā pañha này quý Phật tử thấy có sự hấp dẫn, hào hứng để biết được những trí tuệ hai ngài đối đáp với nhau, người vấn người đáp, rất là xuyên suốt nhiều câu hỏi rất có giá trị.
Nó có một câu hỏi: Vipāka nó trổ sanh như thế nào?
Đại đức Nagasena trả lời: Ví như cây trổ sanh ra quả, không ai chỉ được chỗ này trổ quả, trổ bao nhiêu quả, bao nhiêu trái. Không có. Nó trổ cùng khắp. Khi nó chín muồi, nó trổ cùng khắp hết, chỗ nào nó cũng trổ được hết. Nó không có giới hạn về thời gian, giới hạn về số lượng, nhiều hay ít.
Như chúng ta trồng hồng trên Đà Lạt có hồng trứng lóc, của ông Nguyễn Văn Lóc, nó sai trái lắm, ra tới đầu ngõ luôn. Dân buôn thu hoạch mùa hồng trứng của ông Lóc đặt tên hiệu là hồng trứng lóc ra trái nhiều lắm, người ta mới lấy nhánh nó về trồng ra những cái khác. Thời gian sư trên Đà Lạt sư có nghiên cứu sư biết. Cây hồng ... nó lạ, mỗi năm nó ra thêm lên. Thí dụ năm nay nó ra 30kg, năm tới ra 100 kg, năm tới 2 tạ,.. nó lên hoài. Hồng của ông Lóc được mấy tấn vậy đó, nó cứ lên hoài không có ngừng.
Chúng ta trồng một cây chuối, ta trồng xuống. sư hỏi người nông dân, 3 đời nông dân, một cây chuối trồng ra nó ra được bao nhiêu bụi chuối con? Không ai trả lời được. Một buồng chuối ra bao nhiêu nải? Không ai trả lời được. Một nải có bao nhiêu trái chuối? Không ai trả lời được. Mà vùng này khác vùng kia nữa. Vùng cao nguyên khác vùng đồng bằng, vùng đất tốt so với vùng sàng sỏi khác nữa.
Do đó, khi mà ta nói tới Nhân trổ ra Quả không thể nào tìm câu trả lời được, nên đức Phật gọi là Nhân nhân. Nó kinh khiếp lắm. Do đó, khi quý Phật tử hiểu được, học về Nhân duyên này, nội cái ý nghĩa của nó chúng ta phải thận trọng rồi.
Chúng ta mà bước vô lĩnh vực nhân bất thiện, tham, sân, si, thì quả nó trổ ra như ta học, quả bất thiện nó không bao giờ hết, mà cái nhỏ cái lớn, cái nhẹ cái nặng,... đều trổ ra hết. Nhưng đối với cái nhân thiện thì cái lớn trổ sanh, cái nhỏ mất. Do đó, ta phải cẩn thận.
Do đó, học phần Nhân Nhân như học cái rễ cây vậy đó. Quý Phật tử trồng cây xuống, không có cách nào mà nói một năm rễ cây ra bao nhiêu hết. Có một người nông dân đó họ trồng cách mà mình phải học: Mỗi năm nhổ cây coi rễ xong trồng xuống lại.
2/ Cái thứ 2, Duyên Nhân: Sắc tứ đại hiển
Nếu mình sống, tứ đại hiển hình thành. Con người có tứ đại, sắc nhẹ sắc mềm, sắc nhãn thần kinh, sắc nhĩ thần kinh,... trong 28 sắc pháp mình có 27 sắc nhưng tới khi mình chết, thì khi chết, sắc tâm hết, sắc nghiệp cũng hết, sắc vật thực cũng hết. Nhưng sắc quý tiết cho tới khi tro bụi nó cũng còn sắc tứ đại.
Thấy dễ sợ chưa.
Khi mình chết, tâm ngưng, như bậc A La Hán, sắc tâm hết đi, sắc nghiệp ngừng, sắc vật thực nuôi dưỡng sắc thân này hết. hễ nó có thêm, nó nuôi dưỡng 3 ngày, 7 ngày cho nó sình thúi. Nhưng khi đốt thiêu ra tro, hạt tro vẫn là tứ đại. Nó không hết. và nó tiếp tục ra một loại vật thể khác của sắc tứ đại nữa.
Nên cái đó mãnh lực ghê lắm. cũng như rễ cây. Tứ đại hiển là tác nhân cho mọi sắc pháp, hay sắc uẩn của mình đây. Tới tận cùng nó cũng còn tứ đại.
3/ Chí thiện nhân: Thiện nghiệp lực & Bất thiện nghiệp lực
Nghiệp lực này là do 3 nhân:
Thiện nghiệp lực, do 3 nhân: vô tham, vô sân, vô si làm nền.
Bất thiện nghiệp lực do 3 nhân: tham, sân, si làm nền.
Chúng ta có 3 loại:
- Nghiệp lực: Hành động tạo tác
- Nghiệp quả : Trổ sanh quả, quả dị thục
- Nghiệp báo: Nghiệp lực và nghiệp quả luân chuyển xoay tròn, nó tạo tác, trổ sanh, mình gặt hái mình thọ lãnh gọi là nghiệp báo. Nghiệp báo này tới tâm tử Vô Sanh mới hết được. Như đức Phật mình, tới lúc Ngài viên tịch Niết Bàn, nghiệp báo cho uống thuốc lầm mà Ngài phải trổ bệnh kiết lỵ , 3 tháng Ngài chịu đựng từ vườn Ca Tỳ La Vệ Ngài đi về tới Kusinara bỏ thân mạng viên tịch Niết Bàn, nghiệp báo vẫn đuổi theo Ngài mà từ trong vô lượng kiếp quá khứ Ngài cho thuốc lầm thôi, mà nó theo Ngài tới kiết lỵ.
Chúng ta thấy Nghiệp báo này đáng lo nghĩ lắm, rất kinh sợ.
Nghiệp thuộc loại Aciñtāya , Bất khả tư nghì, nói tới đó không thể trả lời được. Tại vì sao? Không ai trả lời được hết, mà trả lời không hết mãnh lực của nghiệp báo.
Không đo lường được mãnh lực của nó.
Nó rượt đuổi hoài, không hết được, với mãnh lực của thời gian.
4/ Phổ thông nhân: Vô minh tạo tác vô cùng tận.
Hành động vô minh này, avijjā trong chương thứ 7 của Tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp phần liên quan tương sinh, có giải thích avijjā = bất tri, không có sự hiểu biết.
Nó có 8. 8 bất tri, có 8 điều mình không biết:
1-4 Bất tri tứ đế
5 Bất tri nhân đã qua
6 Bất tri quả hiện tại
7 Bất tri nhân quả tương quan
8 Bất tri liên quan tương sinh
Bộ đó, phần giải thích Bất tri, chương thứ 7 của Tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp phần liên quan tương sinh.
Khi nói tới Nhân, ta thấy nó như bộ rễ. Chức năng của rễ, kinh khiếp. Mà 4 loại này, 4 ý nghĩa của nhân cái nào chúng ta cũng sợ hết. Phần mà Nhân duyên này, chúng ta đang học bữa nay là Nhân duyên hiệp lực, chúng ta chỉ nói phần Nhân Nhân thôi. Còn 3 yếu tố này chúng ta sẽ bàn riêng rẽ nó chứ không bỏ qua, trong lãnh vực của Paṭṭhāna, hi vọng lúc đó quý Phật tử còn sống.
Khi ta nói tới Nhân Duyên sẽ thấy nó có 4 pháp chủng (jāti) của Nhân:
1. Nhân thiện (pháp chủng thiện): Vô tham, vô sân, vô si. Vô tham, vô sân, vô si trong nhân thiện chỉ phối hợp với tâm thiện.
2. Nhân bất thiện (pháp chủng bất thiện): Tham, sân, si chỉ phối hợp với tâm bất thiện.
3. Nhân vô ký Quả dị thục : vô tham, vô sân, vô si phối hợp với tâm quả dị thục hữu nhân.
4. Nhân vô ký duy tác: vô tham, vô sân, vô si phối hợp duy tác hữu nhân.
Đó là 4 pháp chủng của nhân, trong phần Nhân duyên này chúng ta sẽ có dịp được tiếp xúc, chúng ta sẽ học thêm phần đó.
Chúng ta nói tới phần Nhân Duyên.
Khi ta làm tam tư = Tư tiền- tư hiện – tư hậu, tức là 3 thời, thời trước khi tạo tác, ngay khi tạo tác, sau khi tạo tác một hành động nào đó.
Ta gọi cetana/ tư/ tác ý đó.
Thì chúng ta phải cẩn thận. Khi ta làm việc thiện mà chúng ta có đủ tam tư, trước khi ta làm việc thiện ta phải có suy nghĩ, hay ý nghĩa, có sự hiểu biết thì ta mới làm, không phải làm một cách ngẫu nhiên, máy móc, hay làm theo tâm, theo lời người khác hướng dẫn, đốc thúc, xúi giục ta làm thì ta mất tư tiền. Bất cứ việc thiện nào của chúng ta, chúng ta phải có tam tư.
Tam tư này nó có lợi lắm.
Khi ta làm đủ tam tư thì quả báu trổ sinh nhiều lắm.
Thứ hai nữa, khi ta làm có trí tuệ thì quả báo nhiều hơn là không có trí tuệ.
Ta có sự hiểu biết.
Ngay khi ta làm, ta cũng phải biết hành động ta làm.
Tác ý ta chia 3 phần thì mỗi cái nó có ý nghĩa :
- Trước khi ta làm: có sự hoan hỷ
- Ngay khi làm: có niềm tin tịnh tín, trong sạch
- Sau khi ta làm: có sự hoan hỷ.
Chúng ta có đầy đủ tam tư.
Có những người làm, có khi thiếu tư tiền, không nghe. Thí dụ có cuộc trai tăng, người ta để bát, hay cúng dường cho Phật, chư tăng, hay để bát cho một nhà sư, người ta chuẩn bị ngày hôm qua, bữa trước, tuần trước rồi, bữa nay ta tới chùa ta thấy ta xin hùn phước vô thì ta mất tư tiền, ta không chuẩn bị, ta không hay biết, hay không ai rủ, không ai báo mình biết.
Ngay đang tư hiện mà ta không tịnh tín, đức tin ta trong sạch mà ta còn giận hờn “chị xấu quá, chị không cho tui hay” tay thì bỏ bát, miệng thì giận dỗi “không chơi chị nữa đâu” thì ta mất đi tư hiện luôn rồi. Mình giận mà.
Sau đó, Anumodana, hoan hỷ. Tư hậu. Có khi thiếu tư tiền mà thiếu tư hậu là sao? Cho rồi mà hối tiếc, tiếc nuối. Có ông Bà La Môn kêu người nô bộc, tiền thân đại đức Anuruddha, về bảo vợ ta bỏ bát cho vị Độc Giác Phật này đi, bà hoan hỷ lắm, bà làm tới khi cho bát xong, ổng lại mở ra coi, “trời ơi ta đâu ngờ vợ ta cho nhiều vậy, ta biết thì bớt lại” do đó, khi kiếp sau họ sanh lên, họ có đầy đủ tài sản mà họ không dùng được.
Nên quý Phật tử biết, có nhiều người có tiền có của nhiều lắm, mà đếm cất giấu, không dám xài. Tại họ thiếu tư hậu trong kiếp quá khứ.
Có ông Bà La Môn, bá hộ, trong thời đức vua Pasenadi, ông ta giàu có lắm, tới khi chết, để tài sản lại không có con thừa tự, cuối cùng sung vô ngân khố quốc gia của đức vua Pasenadi, sau khi sung quỹ, đức vua hỏi đức Phật: Vì sao mà vị bá hộ đó tiền của vậy mà chết không có người thừa tự, cuộc đời sống không được hưởng tài sản. Đức Phật nói ổng thiếu tư hậu trong quá khứ, ổng bố thí, xả thí xong ổng tiếc nuối. Sau sinh lên có của cải tài sản nhưng không thọ dụng, không xài được.
Thứ hai, khi ta làm việc thiện mà ta không rủ rê, báo tin cho người ta biết thì sinh ra trong đời này ta là chư thiên cô đơn. Có vị thiên tử ở trên cung trời, ổng lên cung trời tòa thiên cung ổng lớn, đẹp lắm, nhìn qua thiên cung khác chư thiên đông vui chơi đờn ca xướng hát, còn ông ta một mình cô đơn.
Quý Phật tử nhớ, các vị chư Thiên không bao giờ muốn xuống cõi nhân loại này đâu. Chư Thiên sợ mùi hơi của người, hôi lắm, chư Thiên đợi con người ngủ hết mới xuống hỏi đức Phật.
Vị thiên tử đó ổng cô đơn lắm, tất cả nhân loại ngủ hết ổng đi xuống hỏi đức Phật: Vì sao con là thiên tử cô đơn? Đức Phật nói: Khi làm người ngươi làm thiện phước không rủ ai hết, ngươi tự làm mình ên. Không rủ ai hết, do đó, sanh ra cũng là con một trong gia đình, lên trời cũng là một vị thiên tử cô đơn.
Nên quý Phật tử nhớ. Mình làm gì mình rủ hết đi. Lúc đó mình sinh ra trong gia đình 100 người con, con bà Âu Cơ – Lạc Long Quân.
Do đó, những cái này là tư tiền, tư hiện, tư hậu.
Nói tới trí.
Chúng ta học tới trí thì trí có 3:
- Trí văn (suttanta)
- Trí tư (cintā)
- Trí tu (bhāvana)
Lúc nào chúng ta cũng phải có đủ 3 trí.
Ta làm việc gì ta phải có kiến thức, hiểu biết việc làm đó, ta suy nghĩ hành động đó cho ta nhân nào, quả nào. Ta tu tập ta phải sửa.
Chuyện cho ra là diệt bỏn xẻn, keo kiệt.
Khi ta muốn biết 1 tâm thiện cho ra 8 tâm quả, 1 tâm thiện cho ra 12 tâm quả, 1 tâm thiện cho ra 16 tâm quả ta học, ta biết trong chương I tổng hợp nội dung Vô tỷ pháp. Thì từ nay về sau, ta phải chắt chiu, tìm cách nào mà tối đa số lượng này để ta có nhiều cái thiện thì ta mới đánh bạt được bất thiện. Bất thiện của ta trùng trùng điệp điệp trong quá khứ rồi. Từ Phổ thông nhân đã làm ra/ vô minh trong quá khứ mình đã tạo biết bao nhiêu rồi. Bây giờ ta biết Phật pháp ta mới làm được cái Nhân Nhân này, để ta chạy qua khỏi phần này (Duyên nhân), không còn sắc uẩn để hiển bày, không còn thiện nghiệp nghiệp lực tạo tác ra mà còn phải luân hồi và trong phần phổ thông nhân này nó làm cho ta phải đắm chìm trong tam giới không ra khỏi vòng luẩn quẩn sanh tử này.
Chúng ta phải làm nhiều, làm nhiều, làm nhiều. chứ không thể làm ít, trì hoãn, thư thả được. Chúng ta phải cấp tốc làm.
Khi học Nhân duyên, chúng ta phải hiểu như vậy.
Nói tới phần thiện, thì chúng ta mới coi, trong phần thiện, chỉ có pháp chủng thiện. còn 3 phần (nhân bất thiện, Nhân vô ký quả dị thục, Nhân vô ký duy tác) ta không nghĩ tới. Nghĩ tới cái đó nó có thể ta bị ám ảnh, bị chi phối.
Đức Phật nói chúng sanh không làm việc thiện chúng sanh trở lại bất thiện liền.
Mà việc thiện này làm duyên cho pháp thiện này như chúng ta leo núi, càng leo càng khó, càng lên cao càng khó, càng cực, càng khổ, trăm chuyện khó khăn. Nên chúng ta phải nỗ lực ghê lắm, nên chúng ta phải trì chí, kiên nhẫn ghê lắm chúng ta mới làm được.
Chúng ta qua phần Tam tư và trí tuệ mà chúng ta có được 1 trong 3 loại quả của việc thiện:
- 8 quả dị thục vô nhân
- 12 quả dị thục
- 16 tâm quả dị thục
Chúng ta phải biết như vậy đó là đầy đủ tam tư, đầy đủ trí tuệ.
Ta làm việc một cách rất sáng suốt, có sự hiểu biết, chọn lọc, chúng ta cần nhất trước khi chúng ta tạo tác một việc thiện.
Trước khi ta đi vô nữa, chúng ta cần nắm bắt được một vài yếu tố mà chúng ta phải biết, nó thuộc loại nào.
Nhân duyên này thuộc giống gì? Giống câu sanh (Sahajāta jāti)
Câu sanh này chúng ta phải học, cần phải biết.
Câu = cùng
Sanh = sanh ra, sinh khởi.
Câu sanh = cùng sanh.
Câu lạc bộ = câu (cùng vào) + lạc (vui chơi) + bộ (hội họp/ hội tụ) = chỗ hội họp, hội tụ lại cùng nhau vui chơi nên gọi là câu lạc bộ.
Trong phần Paṭṭhāna chúng ta thấy 2 từ ngữ: Câu sanh & câu hành (cùng hành động chung với nhau).
Câu hành, sahagata là cùng hành động chung với nhau.
Tâm si (moha citta), ta có 2 câu hành (sahagata) = hoài nghi (vicikiccha), câu hành trạo cử/ phóng dật (Uddhacca).
Còn tất cả các tâm thiện thì câu sanh/ tương ưng.
Khi ta nói tới phần tâm si có 2 câu hành, cùng hành động. Anh si thì anh có 2 hành động :
1/ liên hệ hoài nghi
2/ liên hệ phóng dật/ trạo cử.
Khi quý Phật tử học qua phần Paṭṭḥāna bộ chú giải. Quý Phật tử phải có 4 quyển này. Bộ chú giải này (quyển đỏ) chú giải cho quyển 1 (quyển xanh).
Quý Phật tử sẽ đọc thấy giải thích rõ ràng.
Tâm si mà câu hành hoài nghi, câu hành trạo cử trong phần thiền na hay phần đồ đạo thì ta thấy nó không làm duyên tâm vô nhân. Vì sao? ở đây cắt nghĩa hết, cắt nghĩa từng chi tiết hết. Nên quý Phật tử cần có quyển này, để quý Phật tử đọc quyển Phát thú xanh.
Quý Phật tử có quyển đó, thì giải thích được quyển xanh.
Chú giải Phát thú này hay ghê lắm.
Mình có phước, trong tuổi đời quý Phật tử đây mà quý Phật tử được học chánh tạng, chú giải, có sách đọc, phước lắm. Mẹ của sư, cha của sư mất rồi, không có duyên được gặp, được học cái này. Sư thấy tiếc lắm. Thôi. Mình biết vậy. mình chỉ cầu nguyện, chia phước cho song thân, cửu huyền của mình thôi.
Còn quý Phật tử có quyển này là phước báu. Trong này, chánh tạng Pali, phần chú giải nữa. trong đây giải thích đầy đủ hết.
Khi sư dịch sư thấy sư hoan hỷ lắm.
Xiển minh Trưởng duyên thì nói tới Trưởng duyên có câu sanh trưởng, cảnh trưởng. Quý Phật tử nắm bắt được thì đầy đủ chi tiết, nó chia ra cõi giới hay chủng loại, chia cho tâm.
Từ đó trong pháp hành chúng ta ngồi thiền hay chúng ta tu tập chúng ta sẽ biết ta sử dụng cái đó với tâm nào, với mãnh lực duyên nào. Áp dụng vô đó mới có kết quả được. Chứ không nói chung chung, riêng tư, tổng quát được. Không có chi tiết, không nói được, khó có kết quả lắm.
Do đó, sư hơi ưu tư, ngày hôm nay với số lượng sách này chưa phổ biến hết cho mọi nơi, mà nhiều chỗ họ dạy thiền, sư hơi ưu tư không biết kết quả như thế nào.
ở đây, chúng ta nói tới Nhân duyên nó thuộc giống câu sanh.
Là ta nói tới cái thời của nó là thời hiện tại (paccuppanna kāla) hay ta còn gọi là pavati kāla (thời chuyển khởi, nó không đứng yên).
Lúc bây giờ ta đang nói là thời hiện tại, cái đó là quy ước thôi, thật ra nó đã di chuyển, đã qua rồi.
Thời hiện tại khác thời quá khứ, vị lai.
Khi ta nói paccuppanna, quý Phật tử phải lưu ý, hay nói pavatti kāla là ta nói tới sát-na. trong một tâm ta có 1 sát-na đại 3 sát-na tiểu.
1 lộ trình tâm có 17 tâm thì có 3 sát-na tiểu trong mỗi tâm thì ta có 51 sát-na tiểu.
Trong sát-na tiểu này, sinh-trụ-diệt, thì paccupanna là 1 sát-na đại, còn pavatti kāla là nó chuyển sinh qua trụ, trụ qua diệt. nếu chúng ta học kỹ, vị thầy chỉ cho mình kỹ chúng ta mới chắc, mới bắt được. Lúc đó thời gian ta tu tập rất lợi hại cho sự học hiểu của mình.
Pavatti kāla, thời kỳ chuyển khởi là thời kỳ sinh qua trụ, trụ qua diệt. Nó không đứng yên mà nó được gọi là một thời hiện tại.
Khi học cái này mà chúng ta nắm được giống câu sanh, thời hiện tại, đang chuyển khởi liên tục và không ngừng chúng ta mới bắt được 1 sát-na Đạo. Tâm quả người độn căn có 2, tâm quả người lợi căn có 3. Lúc đó ta mới tính được hiện tại, giống câu sanh được. Nó không phải giống hậu sanh, không phải giống tiền sanh.
Do đó, quý Phật tử phải nắm bắt cho kỹ giai đoạn này.
Thời hiện tại này là chúng ta nói tới: sát-na sanh, sát-na trụ, sát-na diệt đang hiện tại.
Vậy thì khi chúng ta học 17 sát-na trong lộ trình tâm, từ lộ ngũ môn, hay lộ ý môn, hay từ lộ ngũ môn na tuần lưu hành qua lộ ý môn chúng ta từ khi bắt cảnh sắc là lộ ngũ môn (nhãn môn), qua bên lộ ý môn (chúng ta thu dung nhìn ra cảnh sắc đó với ý tưởng, suy nghĩ của ta, thấy thực tính pháp, hay là thấy kiết sử pháp của mình trong đó). Chúng ta sẽ nắm bắt được phần thời này.
Nếu chúng ta không nắm bắt kỹ cái đó, chúng ta không kiểm soát được pháp vô, với cửa ngõ chúng ta cho phép nó vô.
Nhân duyên này thuộc mãnh lực gì? Mãnh lực (satti):
- Xuất sinh: Làm cho sinh ra.
- Bảo hộ: cho nó tồn tại, không mất.
Có người mẹ người cha sinh ra ta mà không nuôi ta. Có người mẹ người cha không sinh ra ta mà nuôi ta. Có người mẹ vừa sinh vừa nuôi ta
Trong pháp cũng vậy, có mãnh lực sinh ra và nó không nuôi là mãnh lực gì? Giống vô gián, khi ta nói tới vô gián là không gián đoạn, đẳng vô gián hay vô gián cận y, trùng dụng duyên hay thường cận y hay dị thời nghiệp nó sinh ra thôi mà nó không nuôi. Tâm này sanh ra tâm kia, nhưng nó không bảo hộ.
Còn cái giống bảo hộ là giống như hậu sanh. Nó sinh sau nhưng nó bảo họ trong giống hậu sau.
Còn 35 duyên còn lại, quý Phật tử mở tập V, trang 92-93.
Nó sinh ra mà nó không nuôi.
Bảo hộ: Nó chỉ nuôi mà không có sinh.
Có phần vừa sinh vừa nuôi.
Bộ puggala paññatti, có 4 loại chuột:
- Đào hang & ở
- Đào hang & không ở
- Không đào hang & có chỗ ở
- Không đào hang & không có chỗ ở
Quý Phật tử thuộc loại chuột nào?
Mình đọc tới đâu mình soi lại, mình là loại nào.
Thí dụ, xây chùa xong mình ở; xây chùa xong bỏ cho người ta ở, mình đi;
Cũng như trời có 4 loại.
- Trời gầm – mưa = Thấy sân mà giận
- Trời gầm – không mưa = Thấy sân mà không giận.
- Trời không gầm – mưa = Không thấy sân mà giận.
- Trời không gầm – không mưa = Không thấy sân không giận.
Mình thuộc loại chuột nào, mình biết, mình thuộc loài trời nào, mình biết.
Trong pháp mình học mình nghiệm ra được. trong puggala paññātti nhiều cái chi tiết hay lắm, có dịp sư sẽ giải thích trong phần Paṭṭḥāna cho quý Phật tử thấy pháp rõ hơn.
Paṭṭḥāna không đụng với người nào hết, nó pháp không. Tức là, sabbe dhammā anattati, chứ không nói tới dukkhati, không nói tới aniccati. Phần đó trong Tổng hợp nội dung Vô tỷ pháp có nói. Nhưng qua bộ Paṭṭḥāna này, phần duyên sinh duyên hệ nói anattati thôi. Nó pháp thuần, mà trong pháp thuần chỉ liên hệ vô ngã thôi.
Nó có hợp thì nó sinh. Nó rã thì nó tan.
khi nói tới phần nhân duyên, chúng ta đi vô phần Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện.
mấy yếu tố này, quý Phật tử nắm bắt trước rồi chúng ta vô phần chi tiết, chúng ta sẽ thấy được mỗi ý nghĩa của nó.
Trang A2, phần Nhân duyên Hiệp lực
Năng duyên >>> Sở duyên
Hồi nhỏ chúng ta học highschool chúng ta học phần tăng tốc học có 2 phần mình biết:
- Tập hợp: hợp nhau, giao nhau, hội
- Phần tử
Qua phần hiệp lực, cái gì giao nhau thì nó không, cái gì không giao thì đứng bên ngoài.
Chúng ta học Nhân duyên hiệp lực, phần Năng duyên của Nhân duyên nó có cái gì thì các duyên nó sẽ hiệp lực nó có nó vô, còn không có nó vô không được.
Thứ nhứt, ta coi về giống trước: giống câu sanh, giống vô gián, giống tiền sanh, hậu sanh,...
Giống câu sanh 15 duyên thì nó vô được bao nhiêu duyên.
Đây ta học về Nhân Duyên, trang A2.
Nhân duyên của hiệp lực, năng duyên có 6 nhân. Sở duyên là 103 tâm hữu nhân (= 121 – 18 tâm vô nhân).
121 tâm chia làm 2: 103 hữu nhân – 18 vô nhân
Tâm si có 1 nhân thôi; tâm sân có 2 nhân: sân & si; tâm tham có 2nhân tham & si.
Tâm thiện có 2 nhân (vô tham, vô si) hay (vô sân, vô si) hay (vô tham, vô sân) và 3 nhân.
Tâm hữu nhân, bất thiện :
- 1 nhân : 2 tâm si
- 2 nhân: tham -si; sân – si. Si này là si biến hành
Tâm hữu nhân , thiện:
- 2 nhân: Vô tham, vô sân
- 3 nhân: Vô tham, vô sân, vô si
Đôi đại thiện thứ nhất & đôi đại thiện thứ 3 là 3 nhân vì nó tương ưng trí. Còn 2 đôi đại thiện thứ 2 & thứ 4 bất tương ưng trí, chỉ có 2 nhân thôi.
Còn tâm thiền đều là tương ưng trí cả: 5 thiền sắc giới, 4 thiền vô sắc giới hay tâm đạo siêu thế, Quả siêu thế đều tương ưng trí.
Khi ta học tới phần tâm hữu nhân ta chia làm 2 thể loại đó: Thiện & bất thiện.
>>> Sở duyên:
- 103 tâm hữu nhân
- 52 tâm sở có hết. Qua tới mấy phần duyên khác có khi không đủ.
- 17 sắc tâm hữu nhân
- 20 sắc nghiệp tái tục/ tái sinh
ở đây chúng ta sẽ nói rõ 2 phần: sắc tâm, sắc nghiệp, sắc quý tiết, sắc vật thực vào tuần tới sẽ được mổ xẻ cho quý vị, chương thứ 6.
Anh Nhân duyên ảnh có 2 năng – sở như thế này.
Trong đó, có bao nhiêu duyên hợp với nó? 24 duyên thì có 11 duyên hợp với nó. Mà bao nhiêu duyên có 6 nhân? – câu sanh duyên có 6 nhân, câu sanh y có 6 nhân, câu sanh hiện hữu, câu sanh bất ly, câu sanh bất tương ưng, tương ưng, hỗ tương.
Có 3 duyên không có đủ 6 nhân: Trưởng, Quyền & Đồ Đạo.
Nhưng nó vô được nó vô hiệp lực được tại nó có nhân vô si.
24 duyên trừ đi 11 duyên này, những duyên kia vô không được Nhân duyên này.
Thí dụ, mấy duyên chúng ta học: cảnh duyên, không vô được cái này. Tiền sanh nó không vô được cái này, tại nó là câu sanh mà. Hậu sanh cũng không vô được cái này. Vô gián không vô được cái này.
Nếu nói nhân duyên, chỉ có 11 duyên này thôi. Dị thục quả vô được vì nó có tâm vô ký.
Trang A4: vô ký trợ vô ký: có 54 tâm vô ký hữu nhân, nó vô được. Vô ký có tâm dị thục quả, nên anh dị thục quả vô được 3 nhân vô ký, có 37 tâm quả hữu nhân; trừ đi 15 tâm quả vô nhân .
Nên cái vô ký, anh dị thục quả vô được.
Còn mấy nhân thiện & bất thiện ảnh không vô được, tại ảnh không có đủ chi tiết.
Từ thiện, dị thục quả trống. thiện vô ký: dị thục quả duyên không vô. Bất thiện – Bất thiện : không vô. Bất thiện – vô ký: không vô. Nhưng vô ký nó vô.
Nó có chi pháp có pháp thì nó vô còn không có thì nó đứng bên ngoài.
Bây giờ chúng ta đi qua phần Câu sanh duyên:
- Câu sanh duyên
- Câu sanh y duyên,
- Câu sanh hiện hữu,
- Câu sanh bất ly.
- Kế tiếp, Trưởng: Câu Sanh trưởng, tại sao trưởng vô được? Vì nó có Thẩm trưởng = vô si/ trí tuệ , ảnh vô được.
- Quyền lực duyên (tuệ quyền = vô si, trí tuệ )
- Đồ đạo duyên (chánh kiến – tuệ) 12 chi đồ đạo, thiền có 7 chi thiền chúng ta sẽ học cái đó. Đồ đạo duyên vô được. Nó có một chi tiết thôi, trong 6 cái đó mà nó có 1 nó cũng vô được, nó hiệp lực được.
- Câu sanh bất tương ưng: Nó không hòa trộn nhưng nó cũng sanh.
Tương ưng = hòa trộn như nước với sữa
Hỗ tương = tương tác nhau, hỗ trợ nhau.
- Dị thục quả
Trong pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, nó có bao nhiêu duyên? Nó có 9 duyên. Quý Phật tử cộng duyên hiệp lực hàng xanh, màu xanh blue đó để thấy cộng duyên hiệp lực trong câu 1 thiện làm duyên cho pháp thiện nó có bao nhiêu duyên? 9 duyên. Nó loại duyên nào? Dị thục quả & bất tương ưng.
2 cái đó cho chúng ta cái suy nghĩ:
Danh và sắc nó không hòa trộn với nhau.
Trong phần này, nó chỉ là Danh pháp thôi.
Trong phần Tương ưng & hỗ tương: Nó cũng thuộc Danh pháp mà thôi.
Danh và Sắc không hòa trộn nhau, nhưng cùng sanh ra. Một đứa bé vừa sanh ra có thân và tâm, nhưng thân và tâm bất tương ưng, danh pháp & sắc pháp nó không hòa trộn nhau, nó riêng với nhau.
Như vậy, khi học kỳ trước ta học 10 Phúc hành tông, Thiện nghiệp (3 thân, 4 lời, 3 ý), Ba La Mật. Như vậy thì Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện mà theo Nhân duyên là ta nói ở Thiện nghiệp (3 ý)
Ta đi qua Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Pháp Thiện làm duyên cho Pháp thiện theo Nhân duyên chỉ có Tâm pháp mà thôi chứ không có Tâm biết thân, Tâm biết thọ, Tâm biết Pháp.
Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện phần nhân duyên, Ý nghiệp thôi.
- Ý đầu tiên : Vô Tham
- Thứ hai: Vô sân
- Thứ ba: Vô tà kiến ( tà kiến đây là gì? Bọn tâm tham)
Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện chúng ta đang nói phần Ý thiện nghiệp mà thôi.
Chưa nói phần pháp thiện làm duyên cho vô ký, là sắc pháp đó. Pháp thiện làm duyên cho vô ký là cái này nè: Tâm ->Thân, nếu ta nói về Tứ Niệm Xứ. Còn pháp Thiện làm duyên cho pháp thiện theo nhân duyên là ta nói Tâm trong tâm và Tâm biết pháp. Chưa có đi qua phần thứ 2, thứ 3 kia.
Như vậy thì đi qua phần phúc hành tông:
- Đầu tiên là Xả thí, là thân, nhưng đang trong ý thì Ý trong Thiện nghiệp là tư tiền, còn ý trong xả thí là Tư hiện. Khi trong ý muốn cho ra = ý vô tham, thì phải câu sanh với vô tham, tâm ta không được phóng dật, gọi là niệm xứ. Y chỉ là nương vô, không được ra ngoài, trong lúc đó tập khí hay là pháp nghịch nó xem vô nó làm cho ta ra khỏi vô tham này, thì ta phải câu sanh ý vô tham và hiện hữu trong vô tham, hay vô tham hiện hữu trong tâm của ta, nghĩ đến việc xả thí này. Bất ly là không rời, khắng khít với nó thì tới lúc xả thí mới được. Nếu không hiện hữu bất ly câu sanh với cái này thì chúng ta có thể bị tập khí hay một pháp nghịch hay tác động nào đó làm bẻ chiều, việc xả thí bị gián đoạn, đứt ngay.
Từ đó, mình câu sanh nó. Thì tâm nào cấu hợp mới ra được tâm thiện, tâm thiện tâm thiện. Thì Xả thí mới thành tựu trong ý thôi.
Tâm niệm xứ.
Cẩn thận.
Do đó đức Phật nói, nếu muốn thiện anh phải đi cùng những mãnh lực này (câu sanh,... ) đừng đi vô tập khí của anh hay bị tác động bên ngoài. Tập khí nó xen vô. Hay tác động bên ngoài nó cản vô.
Mình có 2 lực mà: Lực cản & lực kéo. Do đó, phải đi sát vế bên này. Vế bên này có gì mình hiệp lực với nó, nó hiệp lực với mình, mới tạo tác ra nghiệp thiện mình thành tựu từ trong ý thôi.
- Còn nếu với cái Trưởng, câu sanh trưởng này, với trí tuệ là cảnh trưởng của mình để đi tới Đạo Quả, thì mình đi qua ngả nào? Thập phúc hành tông đi qua Ba La Mật.
Làm sao mình có mãnh lực nào? Mãnh lực duyên này mới có, chứ không phải ngẫu nhiên mà có được. Mình phải Tu tập và mình phải gắn bó với nó.
Nên khi mình nói, nó phải có logic, mình phải có sự hợp lý, nó có sự cụ thể, chính xác với nhân nào quả đó, chứ không phải nói theo tư kiến hay một cách ngẫu nhiên. Làm sao mình có Ba La Mật? Mình có Trưởng duyên, lấy đối tượng làm trưởng.
- Làm sao mình có con đường giải thoát? Đồ đạo đi tới phần đó. Do đó, khi chúng ta đi vào Đồ Đạo duyên làm mãnh lực cho nhân duyên trong phần Thiện làm duyên cho Thiện, đó là gì? Phải có chánh kiến. Tại vì chánh kiến thuộc chi đạo thứ nhất trong Bát chánh đạo, nó dẫn đường cho nhân thiện này làm duyên nhân thiện kia, mới thành tựu kết quả theo mãnh lực nhân duyên.
Như vậy thì, khi ta nói cái thiện làm duyên cho thiện trong thiện nghiệp thì ta đang ở trong ý thiện nghiệp: ý vô tham, ý vô sân, ý vô tà kiến. Ý không tà kiến là đồ đạo duyên.
Do đó, những cái này là những yếu tố đưa ta tới làm việc thiện tạo ra phước hay tạo ra sự giải thoát.
Chúng ta nói qua Đồ Đạo duyên.
Thập nhị chi đồ đạo: Đồ đạo duyên có 12 chi.
Trong cuốn chú giải Phát thú đỏ, phần đồ đạo duyên, trang 81, 12 chi đồ đạo: (1-8: Chánh đạo; 9-12: Tà đạo)
1. Tuệ (Chánh Kiến)
2. Tầm (Chánh Tư duy)
3. Chánh Ngữ
4. Chánh Nghiệp
5. Chánh Mạng
6. Tín (Chánh Tinh Tấn)
7. Niệm (Chánh Niệm)
8. Định (Chánh Định)
9. Tà kiến
10. Tà tư duy
11. Tà mạng
12. Tà định
8 chi phần trên (1-8) là Bát Chánh Đạo. 4 chi phần dưới (9-12) là Tà Đạo.
Do đó mình đi con đường hành đạo sai lầm từ đâu? Từ tà kiến: Thấy sai chấp lầm. Rồi mình tà định.
Tà định = tà thiền, đi con đường hành thiền sai.
Tà tư duy = Đi ngược lại con đường chánh tư duy (ly tham, ly sân, ly ...)
12 chi đồ đạo chia làm 2 nhánh: 1 nhánh chánh đạo, 1 nhánh tà đạo.
===
Có bài sư giảng 4 phàm là gì?
- Người Khổ thú (trong 4 cảnh khổ),
- Người Lạc/thiện vô nhân: họ sinh ra bị khuyết tật (mù, điếc, câm, giới tính,...) không phải do người mẹ, người cha mà do nghiệp dư sót khổ thú lên không hoàn bị.
- Người nhị nhân: Chỉ có vô tham, vô sân. Họ không thiền, không đắc đạo được.
- Người tam nhân: Có vô tham, vô sân, vô si.
Cái này gọi là 4 phàm. Như chúng ta gọi là Phàm tam nhân.

Mục lục

sannhien.com.au