patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com

Tài liệu buổi học
patthana.com xin tri ân cô Hồ Thị Vui chép lại lời giảng của Sư Sán Nhiên.
06/03/2022
Phát thú 4
Phát thú 004 - Sư Sán Nhiên - YouTube

Trả lời câu hỏi có phần tiếng Anh Paṭṭḥana không?

1/ Conditional relations part I- II (Paṭṭhāna) Sayadaw U Nārada (Miến Điện). Pali Text Society (PTS) vẫn còn nên có thể kiếm được.
2/ Guide to Conditional Relations; Part I – II – U Nārada bây giờ hiếm có, dường như không tái bản nữa, nên kiếm hơi khó.

Trong 75 Ưng học pháp các vị tỳ khưu đi không ngoáy đầu cổ , phần trang nghiêm. Không ngoáy đầu qua ngoáy đầu lại trong khi đang đi trong phố, ngoài đường gọi là loay hoay (Fidgeting). Khi nghiên cứu cái này, thì nghiên cứu qua 3 bộ:

(1) Bộ Patimokkha của PTS, Chánh tạng, thuộc tạng Luật: Ngày hôm nay sư hơi ngạc nhiên là tạng Luật nước Việt Nam mình chưa có người viết, do đó, thành ra rất khó cho các Phật tử nào biết được đọc được, nghe được, nghiên cứu. Tất cả sư đang làm.
(2) Bộ của Miến Điện dành cho người xuất gia tỳ khưu. Bộ này sư có được ngài Jatila cho sư lúc sư nghỉ ở Nay Pyi Taw. Trong bộ xuất gia Patimokkha cho thọ Cụ túc giới, chỉ dành riêng cho các bộ giáo thọ có. Sư có bộ này. Dành riêng, cắt nghĩa chi tiết giới luật.
(3) Tập của Sayadaw U Janaka. Ngài có nói qua. Ngài Janaka cho sư để hướng dẫn mấy vị tu gieo duyên bên Việt Nam mình, bên mỹ qua bển tu để nắm bắt được, không phạm sai lầm làm hư tăng đoàn, hội chúng có vị này sinh hoạt thế này vị kia sinh hoạt thế kia làm tập thể không hoàn bị. Ngài Janaka đưa cho sư bộ sách này để sư nắm bắt, hướng dẫn. Vì mỗi năm sư về Miến Điện sư thường hay cho các Phật tử bên Mỹ đi xuất gia gieo duyên, ngài dự phòng trước để không hư tăng đoàn, tập thể chung, thì ngài đưa cho sư bộ sách này, ngài kêu sư nghiên cứu rồi dạy cho người Việt Nam mình. Tại vì người Việt Nam mình chưa có người viết tạng Luật. Hồi ngài Giới Nghiêm còn sống, ngài có viết ra, ngài đánh máy có một manh giấy nhỏ này thôi, khoảng 30 trang bằng giấy pơ-luya mỏng lắm. Đánh xong ngài không dịch nữa. Do đó nó có những phần vi tế mà người Phật tử không được phép đọc, mà ngài cân nhắc ngài gởi đánh máy đó đưa qua ngài Tịnh Sự cho ngài tham khảo, vì ngài Tịnh Sự bấy giờ là cố vấn ban chưởng quản của giáo hội Phật giáo nguyên thủy xưa. Ngài Tịnh Sư đưa cho sư “đọc đi rồi cho ý kiến”, sư nói “phần đánh máy này rất tốt, quý lắm, nhưng không hiểu tại sao ngài Giới Nghiêm không cho phát hành, không cho phổ biến” Ngài Tịnh Sự nói rằng : “Cái này là giới luật dành cho chư tỳ khưu tăng” do đó không phổ biến ra bên ngoài cho cư sĩ được. Thành ra, ngài Tịnh Sự nói. Nhưng sư có đưa ý kiến, Tăng tàn là tứ chúng đồng tu để cùng học, để biết được, tu hành được, để có những người họ chuẩn bị vào con đường xuất gia họ phải coi giới luật để họ chuẩn bị thân, ngữ, ý, hay đi đứng nằm ngồi cho họ hoàn mỹ, không phạm lỗi. Nhưng các quý ngài trong ban chưởng quản cũng như các vị cao tăng trưởng lão, từ ngài Hộ Tông, ngài Giới Nghiêm, ngài Bửu Chơn, ngài Tịnh Sự không cho biết. Đó là riêng về Việt Nam.

Còn ngày hôm nay bên Cam-bốt, Thái Lan, Miến Điện .. tất cả đều có quốc ngữ hết thì sư nghĩ cái đó quý Phật tử biết có những cái nước nhà của mình, người Việt Nam mình còn rất nhiều hạn chế vấn đề Tam Tạng kinh điển lắm.
Hôm nay sư đưa cho các Phật tử thấy, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp HCM gởi cho sư một lá thư yêu cầu sư phải làm lại bộ tạng Abhidhamma của ngài Tịnh Sự tạng Vô Tỷ Pháp này. Yêu cầu sư phải làm lại toàn bộ tạng Abhidhamma của ngài Tịnh Sự. Lý do là trong nội dung đây họ cho rằng ngài viết văn nói, mà các vị tăng, ni không có Phật tử, làm xong, gởi trả lại cho Phật học viện, sư hoan hỷ sư làm. Cái này họ đã yêu cầu sư lâu rồi, cũng như chương trình soạn tác giáo án cho các Phật học viện để đáp ứng cho việc tu học.
Một quyển tạng Vô Tỷ Pháp, bộ Paṭṭhana hồi xưa ngài Tịnh Sự để Bộ Vị trí, hôm nay sư làm lại, 1 quyển này bằng 2 quyển này. Do đó, quý Tăng ni, Phật tử sẽ học cái này thuộc Chánh tạng (bản của ngài Tịnh Sự), này là chú giải ( 2 bản của sư) của đại học đường Mahachulalongkorn (cuốn 1), này là đại học đường Mahamakut (cuốn 2) để chú giải lại bộ này (cuốn 1). Chúng ta có phước đó.
Có một vị giáo thọ người Tích Lan 38 tuổi hạ, sư hỏi ngài, ngài đang dạy gì trên Tích Lan bộ môn của ngài, ngài dạy Trung Bộ Kinh. Ngài hỏi lại sư, sư nói sư dạy đủ hết Tam Tạng không dạy riêng gì Trung Bộ. Sư hỏi câu hỏi thứ 2, vị giáo thọ đó: Bên Tích Lan ngài có bộ chú giải không? Ngài nói: Không có. Bên Tích Lan không có bộ chú giải mà chỉ có duy nhất, ở bên Thái Lan có bộ chú giải vừa Pitaka vừa Atthakātha của đại học đường Mahamakut bằng tiếng Thái. Chỉ có đó thôi. Duy nhất trên thế giới, chỉ có trường đó thôi. Ngài quay lại hỏi sư: Ông có cái đó không? Sư nói: Có. Quyển đó ngày hôm nay quý Phật tử có trong tay.
Ngài quay lại hỏi sư: Ủa ông biết tiếng Thái hả? sư nói, có học. Tại sư phụ, ngài Tịnh Sự xưa có dạy. Các quý Phật tử sẽ thấy một quyển từ bên Phật học viện Việt Nam trả qua bên đây kêu hiệu đính lại, hay biên tập lại, và gởi trả lại cho học Phật Viện Việt Nam thì cái đó hôm nay sư đang làm với tốc độ 1 thành 2. 1 quyển này sẽ thành 4 quyển. Quyển đỏ chú giải cho quyển xanh. Và quý tăng ni, Phật tử sẽ phải có và tìm học đầy đủ như vậy đó. Đó là điều sư muốn trình bày.
Cái thứ hai, các giáo án Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh khi sư làm việc bên viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, hòa thượng Thích Minh Châu có yêu cầu sư hiệu đính lại tất cả các bộ Nikaya. Là vì sao? Vì tốc độ ngài dịch thì nhanh do đó có sơ sót. Ngài không có người phụ giúp. Do đó giờ sư đang điều chỉnh lại, rà soát lại theo phối hợp PTS và bên bộ Tam tạng Pali của đại học Phật giáo Miến Điện sau khi kiết tập Phật giáo lần thứ 6. Họ có đưa cho sư nguyên một bộ chú giải và chánh tạng bằng Pali của Miến Điện, sư mới rà coi lại. Để chi, cho Tam Tạng Kinh điển của Việt Nam mình nó hoàn bị.
Nên quý tăng ni Phật tử hoan hỷ, với sức lực của sư hôm nay sư làm tối đa để đáp ứng cho Phật giáo nước nhà, hay Phật giáo Việt Nam mình trong nước cũng như ngoài nước đầy đủ phương tiện tu học. tránh đi nói mình bị mạt pháp mình không có Phật pháp hay không có chi tiết về Phật pháp thì tội nghiệp.
Cái thứ hai. Có một cô Phật tử hỏi sư: Đức Phật và chư Tăng ăn Thượng vị. Thì cái đó, sư hơi ngạc nhiên.
Thượng vị: Thực phẩm của đức Phật và chư Tăng ăn uống trong bát, cho tới ngày hôm nay đứng trước mặt quý Phật tử đây, sư không được phép và chư Tăng dù đó là vua sãi Thái Lan, Cam bốt, Miến Điện được nhìn cái bát đức Phật được. Tại vì, trong luật là “thu thúc các căn” và trong khi ăn chỉ chăm chăm vô phần bát của mình thôi, chỉ niệm và quán tưởng vật thực mình đang thọ dụng thôi. Còn đức Phật Ngài ai cũng vậy, Ngài nói “Như Lai được ăn những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm” đó là dịch thuật của hòa thượng Thích Minh Châu. Nhưng ngài Janaka cũng như ngài Kunala gọi là “hảo khẩu vị” cũng được vậy. Nhưng, đúng về giới luật, Phật tử hỏi “Đức Phật ăn thượng vị là cái gì trong đó?” thì sư trả lời “Sư không biết được”. Sư quên hỏi. nếu có đức Phật sư hỏi Ngài ăn gì trong đó thì ngài nói ăn bún tai chua chả giò,trứng,... thì lúc đó sư hỏi sư trả lời được. Ngoài ra, sư quên hỏi đức Phật “Ngài ăn thượng vị là gì?” nhưng mà sư nhớ lại trong bài kinh thứ 3 của Trung Bộ kinh, kinh Thừa tự pháp, Ngài dạy cho 2 vị tỳ khưu đến sau ngọ của Ngài dù rằng Ngài còn vật thực thừa nhưng Ngài cũng không cho. Ngài dạy, “Người xuất gia chỉ nên thừa tự giáo pháp, không nên thừa tự tài vật”. Do đó, hai vị kia cũng không biết Ngài có thượng vị gì.
Do đó, Sư trả lời “không thể nào biết được” Đức Phật ngày xưa, cũng như chư Tăng, ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên ăn thực phẩm gì là thượng vị. Tuy nhiên, sư đọc trong kinh tạng, Abhidhamma không nói, nhưng trong kinh Tạng, đức Phật ngài có được 3 vị vua cúng dường Ngài:

(1) Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương, là cha) : Cúng dường cho Ngài Trúc Lâm Tịnh Xá, vị vua đầu tiên cúng dường cho Ngài, để bát cho Ngài đầy đủ.
(2) Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) : cúng dường cho đức Phật nhiều vật thực lắm.
(3) Vua Ajātasattu (A Xà Thế, là con)

ajāti = chưa sanh ra, chúng sanh chưa sanh ra đã có tâm giết cha rồi, các Bà La Môn tướng số kêu hãy diệt ngay trong bụng người mẹ Videhi , vợ Bình Sa Vương, nhưng vua Bình Sa Vương không chịu. Lớn lên, nghe lời Đề Bà Đạt Đa tống giam Bình Sa Vương trong ngục thất, và dùng thợ cạo đem tới cạo hết lòng bàn chân ngài, ướp muối, đêm đó ngài BÌnh Sa Vương ngài băng hà với quả vị Sơ Đạo, Sơ Quả. Sau khi Ajātasattu phạm ngũ nghịch đại tội giết cha thì ông ta hoàn lương, hối hận, qua bài kinh Quả báo Sa môn, mà đức Phật thuyết cho Ajātasattu với chư Tăng trong rừng già, ông ta thức tỉnh và từ đó, ông ta là một nhà hộ pháp cho đức Phật đầy đủ lắm.
3 vị vua này cúng dường đức Phật thực sự hơn cả thượng vị con người mình biết nữa, toàn là vua mà. Họ cúng dường thù thắng. Sư thấy qua chuyến đi Ấn Độ, thù thắng của Ấn Độ là nước cà ri, cái gì cũng cà ri. Trước sau ngày nào cũng vậy. Thì cái đó là thượng vị của nước Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong câu chuyện của Ajātasattu,có câu chuyện sư muốn nói đến các Phật tử là sau khi ông ta hoàn lương, mỗi chuyện nhỏ to Ajātasattu đều đến hỏi đức Phật hết. có một đề tài sư muốn chia sẻ với quý Tăng, quý ni, quý Phật tử là có một pháp thoại về Ajātasattu trước khi tiếp tục:
Bài kinh này nằm trong Đại viên tịch Niết Bàn, mahāparinibbana suttam. Lúc bấy giờ trên đường đi đến Kusinara để viên tịch, lúc bấy giờ đức Phật ở trên đất nước trên con đường đi là Kosala, Ajātasattu cử một vị đại thần tên là Vassakāra đến tham vấn với đức Phật, tìm mưu kế để muốn xâm chiếm một đất nước nhỏ gần đất nước của Vajji (Bạt Kỳ). Ajātasattu ở đất nước to lớn, có đất nước nhỏ xíu ở kế bên. Ông ta nổi lòng tham muốn chiếm lấy tiểu quốc này. Khi đại thần Vassakāra được Ajātasattu sai đến hỏi đức Phật có nên chiếm tiểu quốc này không? Đức Phật không trả lời có nên đánh hay không nên đánh với ông đại thần Vassakāra này mà đức Phật Ngài quay qua hỏi đại đức Ananda 7 điều : Điều kiện thịnh suy 1 đất nước. Ngài hỏi Ananda có 7 điều này thì chúng ta tính tiếp:

1. Dân chúng trong thành thường hay tụ họp, gặp gỡ với nhau trong tình đoàn kết không? – Đại đức Ananda nói: Có. Đất nước Vajji dân chúng thường hay tụ họp, gặp gỡ trong tình đoàn kết.
2. Sau khi tụ họp, họ có chung vai, chung sức gánh vác trách nhiệm/nhiệm vụ của mình trong tình đoàn kết không? – Có.
3. Đất nước Vajji không ban hành những đạo luật mới, không hủy bỏ những đạo luật đã có. Họ sống thích hợp với lề lối cổ truyền, truyền thống của họ. Có hay không? – Có.
4. Họ thường thường hộ độ, tôn kính, đảnh lễ các vị trưởng lão, cao niên trong xứ, và lắng nghe những lời chỉ dạy của các vị này. Có hay không? – Có.
5. Đối với người phụ nữ trong đất nước Vajji có bị quyến rũ làm những điều xấu xa hay có bị cưỡng ép với ngoại nhân. Có hay không? – Không có. Biết bảo vệ, thương yêu, lo lắng cho người phụ nữ, không có trường hợp cưỡng ép.
6. Họ biết bảo hộ và tôn kính, gìn giữ các chùa chiền, tôn miếu, các nơi tôn thờ tín ngưỡng dù ở tỉnh lẻ hay thị thành hay không? – Có.
7. Họ bảo hộ, tôn kính, săn sóc các bậc thánh nhân trong xứ, các bậc thánh nhân ngoài xứ, chưa đến, sẽ đến hay không? – Có.

Với 7 pháp này, đức Phật trả lời với đại đức Ananda, đất nước Vajji dù là nhỏ, tiểu quốc, thì không có đất nước nào chiếm, chinh phục được nữa.
Sau khi đức Phật ngài hỏi đại đức Ananda 7 điều đó, đại thần Vassakāra trở về báo với đại vương Ajātasattu là không nên xâm chiếm, cướp lấy đất nước Vajji này.
Cũng như vậy, đối với hàng chư Tăng. Đức Phật Ngài xoay qua nói với chư tăng là nếu chư tăng biết sống:

1. Tụ họp với nhau trong đoàn kết, thương yêu nhau trong đoàn kết.
2. Săn sóc, bảo vệ nhau trong sự đoàn kết.
3. Không để các vị tỳ khưu bị lôi cuốn bởi tham ái hay các dục tình bên ngoài lôi cuốn
4. Luôn nuôi dưỡng các vị có tâm niệm, hay tu tập trong thiền định.

Thì hộ đoàn, tăng đoàn của chư tăng đó không thể nào bị phá vỡ, hủy hoại được. Do đó, điều hôm nay chúng ta chia sẻ nhau phần đồ ăn thượng vị thì sư thành thật trao đổi quý Phật tử là sư không biết “thượng vị” của đức Phật hồi xưa ăn như thế nào. Sự thật ngoài tầm hiểu biết của sư. Nhưng chỉ nghe đức Phật Ngài nói “Như Lai hôm nay được các vị vua/ các vị Phật tử cúng dường các món ăn thượng vị, hảo vị”.
Bình bát do Tứ thiên vương, mỗi vị cúng dường cho Ngài một cái bình bát, khi 2 người thương buôn Miến Điện tới đảnh lễ Ngài lúc Ngài đắc quả Phật, ngồi dưới cội cây, cúng dường cho Ngài vật thực, Ngài không có bát. Vì sao? Đêm hôm trước Ngài ra dòng sông Ngài nguyện nếu đắc đạo quả bình bát trôi ngược dòng sông, Ngài thả dòng sông thì bình bát trôi lên, chìm xuống. Ngày hôm nay hết bát. Khi 2 vị thương buôn này tới, người Miến Điện, tới cúng dường cho Ngài vật thực. Đức Phật ngự ở đâu thì Tứ Thiên Vương ở đó. Đó là điều bắt buộc, đó là quy luật. Cũng như đức Phật ngự trong Kỳ Viên tịnh xá thì Tứ Thiên Vương cũng phải đứng hầu bên ngoài khuôn viên chùa Kỳ Viên của Ngài. Cũng như các tự viện đây, cũng Tứ Đại Thiên Vương quản lý, cai trị. Lúc bấy giờ Tứ Thiên Vương thấy đức Phật Ngài không có bát, mỗi người dâng cho Ngài 1 bát, Ngài lấy 4 cái bát nhập vô thành 1 cái bát, bát đó 45 năm Ngài xài có 1 cái bát đó. Bát của Tứ Thiên Vương.
Sau đó, khi dâng bát xong, 2 vị đảnh lễ Ngài ra đi. Đức Phật mới bứt tóc cho, 2 người xin quy y, 2 vị thương buôn đó là đầu tiên chỉ có Nhị Bảo thôi :Phật bảo, và Pháp bảo, chưa có Tăng bảo.
Sau khi 2 vị có tóc của Ngài làm kỷ niệm, đi về trú xứ của họ. Ngày hôm nay tại Shwe Dagon, họ đem về trình cho vua, vua quý quá, mới xây trên ngọn núi xây bảo tháp lên, ngày hôm nay chúng ta có dịp qua Miến Điện thấy, tóc của Ngài ở đó. Tóc của Ngài sau khi cắt tóc, ra khỏi cung thành, tới dòng sông Ni Liên Thiền ngài cắt búi tóc đi, Ngài nguyện “Nếu búi tóc này ta thảy lên trời mà không rớt trở lại thì ta sẽ thành Phật trong kiếp này” Khi Ngài quăng tóc đi, vua trời Đế Thích mới túm tóc đó đi, bỏ vô tháp thờ ở cung trời Đao Lợi. Từ ngày cắt tóc cho tới ngày 80 tuổi thọ Ngài không cắt nữa, không phủi nữa. Tóc của Ngài xoắn tròn như trôn ốc, nên từ ngoài nhìn vô người ta nhìn đức Phật Ngài “đội mũ len”. Có nhiều Phật tử nói : Ủa sao đức Phật dạy Phật tử vô chùa không được đội mũ, tại sao đức Phật đội mũ len? – Không phải. Tóc ngài xoắn. Do đó, khi 2 vị thương buôn nhận được tóc của đức Phật thì tóc Ngài xoắn như lò xo vậy đó, kéo lên thì thẳng, buông ra nó xoắn lại trong cái chén nhỏ. Khi tới Shwe dagon có đường hầm xuống, chìa khóa đó có người quản thủ cái đó. Cây gậy, bình bát, tóc đức Phật ở dưới hầm chứ không nằm ở trên bảo tháp. Quý Phật tử không được biết cái đó. Cái đó đặc biệt mà sư biết được thôi.
Bên Luật thì đức Phật nói: 2 tuần, tức 1 tháng 2 lần các vị Tỳ khưu phải cạo/phủi tóc. Ngày trăng tròn hay ngày 30 phải cạo tóc. Tóc vị tỳ khưu không được để quá 2 core là 2 lóng tay của mình. Thí dụ, người cao thì lóng tay dài, người thấp thì lóng tay nhỏ. Nên quý Phật tử sẽ thấy mỗi ngày rằm, 30 chư Tăng Thái Lan, Cam Bốt họ hay phủi tóc chứ không “cạo đầu”. Bên Miến Điện họ không làm vậy. Sư qua mỗi xứ họ có luật địa phương của họ. Trong phần tạng Luật đức Phật có nói, Luật Như Lai ban hành như vậy, nhưng chư tăng còn tùy thuộc địa phương. Khó lắm. Ngài đặt 227 giới là 1 tràng hoa cho chư tăng đeo vô rất là đẹp. nhưng cũng là 227 mũi tên mà chư tăng đứng đó bị đâm, nhúc nhích qua chảy máu liền. Phạm giới này chảy máu, phạm giới này chảy máu, cái đó rất là khổ. Ngài muốn khuôn khổ, kỷ luật cho chư tỳ khưu để hoàn hảo thôi, về thân, ngữ, ý trong sạch thôi. Do đó, đối với Miến Điện, họ không phải đợi tới 2 tuần, họ đi tắm là họ cạo tóc. Lúc nào cũng vậy.
Sư qua Thái Lan, cứ 2 tuần có 1 ông sư tới đảnh lễ sư, xin cạo tóc, bắt ghế cho sư ngồi, xong thỉnh sư đi tắm hay giặt y áo, thì ổng lo phần đó săn sóc ở ngoài cho sư. Qua Miến Điện, sư thấy ngài Jatila ngài có đồ cạo tóc ngài có chén nước trước mặt, ngài nói chuyện với sư, ngài ngồi ngài phủi phủi, mỗi ngày.
Đâm ra, mỗi địa phương có cái như vậy. Nhưng đối với đức Phật Ngài không có. Từ ngày sống cho tới ngày viên tịch Ngài không cạo nữa. Ngài để luôn vậy, mà tóc Ngài cứ xoắn vậy. Nên bên Bà La Môn họ cũng làm theo, nên gọi là du sĩ tóc bện.
Quý Phật tử qua Ấn Độ, mình thấy các vị du già (yoga) tóc họ bện, xoắn như thắt bím. Nhưng đối với Phật, không có. Đức Phật Ngài tinh khiết lắm.
Mỗi địa phương, họ có một cái sinh hoạt riêng của họ, nên quý Phật tử hoan hỷ. Đó là câu trả lời “thượng vị” của đức Phật. Sự thật không để lại trong kinh điển về món ăn của đức Phật. Có một món ăn mà đức Phật bảo món ăn đức Phật bảo chư tỳ khưu và đại đức Ananda là món ăn cuối cùng. Trong đời Ngài có 2 bữa vật thực quý báu.
1. Trước khi đắc đạo, bữa cơm nàng Sujātā
2. Trước khi viên tịch, ông Cunda (Thuần Đà), thợ săn, cúng dường Ngài bữa vật thực đó. Ngài ăn xong, Ngài bảo Ananda đem chôn đi, Ngài không cho chư tỳ khưu dùng. Trong luật chôn: Lấy lá, đào hố thật sâu, khoảng tới đầu gối con người mình, lấy lá tủ vật thực, đậy kín như gói bánh chưng bánh tét, chôn xuống thiệt sâu để mấy con thú hoang nghe mùi tới đào bới nó ăn. Bữa đó đức Phật dùng xong không hết, Ngài kêu đem đi chôn vật thực đó đi. Các nhà chú giải chăm chú trong bữa ăn đó mới đặt ra một nghi vấn, cho tới ngày hôm nay chưa có câu trả lời xác thực, chính xác là bữa cơm cuối cùng đó, khi chư Thiên biết Ngài sẽ ra đi do đó cúng dường vật thực lần cuối với Cunda. Mà vật thực chư Thiên con người thọ không nổi.
Một bữa ăn của con người mình, học về Sắc pháp, một bữa ăn nuôi dưỡng trong cơ thể được 7 ngày. Sáng mình ăn breakfast có thể nuôi dưỡng 7 ngày. Con người mình không kiệt sức. Nhưng chư Thiên ở Tứ Thiên Vương với Đao Lợi, một bữa của Ngài no 1 tháng. Nên khi vật thực chư Thiên bỏ vô vật thực trong người mình sình luôn một tháng. Đức Phật bảo vật thực này không cho chư tăng dùng và phải đem đi chôn liền. Khi chôn xong, Ngài bước ra khỏi nhà ông Cunda, Ngài thọ bệnh kiết lỵ. Ngài thọ bệnh kiết lỵ suốt cho tới Ngài tới vườn Kusinara, bỏ mạng giữa 2 cây Song Long Thọ là vậy đó.
Các nhà chú giải nói có vật thực chư Thiên bỏ vô. Sư chưa xác minh được trong bộ chú giải nào.
Hôm nay có một vài chỗ họ nói như vậy. Sư có 1 quyển của PTS họ in ra : 10 ngày cuối cùng của đức Phật. Sư sẽ đưa ra cho quý Phật tử nghiên cứu. Trong đó đức Phật nói “Này, Ananda, nên tuyên bố cho hậu thế biết, có 2 bữa cơm quý báu trong đời mà Như Lai được thọ nhận. Thứ nhất là bữa cơm của nàng Sujātā trước khi Như Lai đắc đạo, và bữa cơm cuối cùng của ông Cunda thợ săn trước khi Ngài viên tịch Niết Bàn, đừng để cho Cunda và tất cả chư tăng lên án Cunda cúng dường vật thực mà Ngài thọ bệnh. Bệnh kiết lỵ hôm nay là do Như Lai trong một kiếp quá khứ cho thuốc lầm một người bệnh nhân, Ngài cho thuốc lầm mà quả dư sót cho tới ngày hôm nay mà Ngài phải trả, không phải do vật thực của Cunda làm Như Lai thọ bệnh kiết lỵ. Phải bảo vệ phước báu này cho Cunda.”
Con người chúng ta thường hay đổ thừa lắm, có chuyện gì xảy ra là “tại ông đó, tại bà đó,...tại vật thực đó làm đức Phật Ngài bệnh,...” Đức Phật Ngài muốn bảo vệ cho Cunda không có cảm giác mặc cảm tội lỗi, thì đức Phật kêu Ananda tuyên bố, bữa cơm này có nhiều phước báu, bữa cơm cuối cùng Ngài thọ vật thực giữa nhà thợ săn tên Cunda.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là nấm hương, nấm rừng. Nhưng trong bộ PTS thì nói là vật thực heo rừng. Đó là vấn đề sai biệt nhau một vài chỗ mà chúng ta cần đối chiếu lại.
Cái thứ ba, tuần rồi bị trục trặc kỹ thuật nên có một số Phật tử theo dõi zoom bị ngắt quãng lời nói của sư. Sau đó nhờ anh Tình, cô Diệu Giác bổ túc lại thì phần sau nghe rõ hơn. Phật tử hỏi sư: Asaṇkheyya là cái chi?
(đã chép ở Phát thú 3)
Asaṅkheyya là mốc thời gian dài vô cùng tận. Hộp vuông cạnh 16yojana bỏ đầy hạt cải (mustard), mỗi 100 năm nhân loại chư thiên Đao Lợi xuống lấy 1 hạt cải. Bao giờ hết hạt cải trong hộp vuông là được 1 asaṅkheyya.
Chú giải ghi 1 yojana = 16km, nhưng ngài Mingun viết trong biên niên sử nói là : 18km.
Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác có 3 bậc:
1. Bồ Tát Trí tuệ: Tu 20 A Tăng Kỳ. Qua 3 giai đoạn: Nguyện trong tâm (9 A Tăng Kỳ), nói ra lời (7 A Tăng Kỳ), được đức Phật thọ ký (4 A Tăng Kỳ).
Có một kiếp đức Phật là Bồ Tát là con thỏ mẹ, có con thỏ con, chạy chơi bên bãi cát, khi đó, con thỏ con chạy ra mé biển, nước giựt đi, con thỏ con chìm xuống biển, con thỏ mẹ thấy vậy ngồi kế bờ biển lấy đuôi tát lên, tát ngày tát đêm không nghỉ. Động lòng vua trời Đế Thích ở cung trời Đao Lợi, đi xuống hỏi: Thỏ kia, ngươi làm chuyện gì đấy ? - Ta nguyện tát cạn biển đông này. Để làm chi? – Con ta chìm xuống đó, ta tát cứu con ta.
Vua trời Đế Thích nói “Chuyện phi thường. Không ai làm được vậy”. Nhưng mà Ngài lập đại nguyện.
Do đó mình mới thấy mãnh lực của một Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác. Họ làm chuyện phi thường mà sức con người không tưởng tượng được. Như tình thương của người mẹ thương con muốn tát cạn biển để cứu con khỏi.
Mốc thời gian Asaṅkheyya, yojana nhân loại hôm nay không có.
Ta bây giờ có: Giờ, phút, giây, sao.
Trong kinh, trong lời đức Phật dạy có : khaṇa (sát-na) thì nhân loại ngày hôm nay không có. Nhân loại có thể tính được giờ, phút, giây, sao (tốc độ người chạy điền kinh), không tính được sát na.
1 sát-na, 1 búng móng tay = 2 triệu x 2 triệu = 1 khảy móng tay.
1 lộ trình tâm con người chuyển rất nhanh.
Tâm Đạo, Tâm Quả chỉ 1 sát na thôi.
Những cái này ngày nay khoa học đứng ngoài. Khoa học hôm nay có thể nói 1 cơn mưa, 1 đám mưa bao nhiêu inches nước chứ không đếm nổi giọt mưa, chưa có khả năng đó, nhưng ngài Xá Lợi Phất, ngài nhìn đám mưa ngài đếm được từng hạt mưa. Tốc độ trí tuệ của ngài Xá Lợi Phất đó.
Khi chúng ta nói nhà tâm lý học, khoa học hôm nay người ta nói một tư tưởng như Pitago, Decarte,... họ ra những tư tưởng nhưng họ chưa ra được lộ trình tâm. Khoa học ngày hôm nay chưa đi vô được từng sát na, cấu trúc từng tâm. Tâm lý học ngày hôm nay đứng bên ngoài, không đi sâu được, họ còn phải đi tìm và học lại từ nơi đức Phật. Abhidhamma = Tâm lý học Phật giáo mà chúng ta đang nghiên cứu.
Đó là sư trả lời câu hỏi về Asaṅkheyya và yojana, nếu chúng ta nghiên cứu nó nằm trong bộ Biên niên sử chư Phật.
Ý nghĩa của Paṭṭhāna?
Paṭṭhāna = Phát thú.
Lớp hôm nay là lớp thứ 3 sư trình bày.
Mỗi lớp đều khác hết. Nếu như trong tương lai, sư còn sống, nếu quý Phật tử yêu cầu lớp thứ 4 cũng khác lớp thứ 3 này nữa. nó kinh khiếp lắm. Đó là sự thật mà các quý sư Miến Điện, các ngài trong các cuộc họp ovadācariya meeting, họ ngồi với nhau, họ nói chuyện với sư, không thể nào đo được sức hiểu biết của sư và trình bày của sư khi ngài Yesagyo cũng như các vị Tam Tạng hỏi chuyện sư thì nói là sư ở bên Mỹ hướng dẫn học Paṭṭhāna các quý ngài đều dội ngược. Không nổi. Tại vì ngày hôm nay không ai dạy nổi Paṭṭḥāna cả. Vô cùng tận (Mái xim xuộc: tiếng Thái). Từ này là ngài Buddhghosa. Ngày hôm nay chú giải lớn thứ 2 mà chúng ta biết là Ledi Sayadaw. Ngài Buddhaghosa nói: Học Paṭṭhāna cho người ta sống 100 năm tuổi thọ nghiên cứu để kể lại về Paṭṭhāna vô cùng tận, không đủ tuổi thọ kể lại đâu, đừng nói giảng dạy.
Nên quý Phật tử hoan hỷ. Sư nói ý nghĩa Paṭṭhāna thì chúng ta mới liên hệ acintāya = bất khả tư nghị.
Acintāya Có 1 điều chúng ta phải nghĩ tới:
1. Trí tuệ đức Phật thậm thâm vi diệu. Vô cùng tận lắm. Khi Ngài nghĩ tới Paṭṭhāna trí tuệ Ngài Nhất thiết chủng trí Ngài tỏa hào quang 6 màu tới nơi tận cùng địa ngục từ phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc đó toàn thân Ngài trong suốt, trí tuệ Ngài nhất thiết chủng trí, sabaññuttā ñāṇa. Chúng ta nói về Paṭthāna là không thể tả nổi. nên khi sư đi dạy học, quý chư tăng nghe sư nói sư hướng dẫn các Phật tử, không phải chư tăng. Chư tăng Miến Điện họ chắp tay, họ phục lắm. Họ hỏi sư một câu bên lề ngoài bữa cơm trưa, các ngài nói : Ngoài ông ra còn có ai dạy Paṭṭḥāna? – Nhiều lắm. Sư nói vậy đó. Quý sư Miến Điện họ sợ lắm. Cũng như khi sư học với ngài Tịnh Sự, ngài dạy sư, chùa Tứ Phương Tăng là phước vật cùng tột, trong tam phước.
Quý Phật tử làm gì hay nói “phước báu đầy đủ” >> Phước báu gì mà đầy đủ? Quý Phật tử phải hiểu tam phước đầy đủ: Phước vật, phước đức, phước trí chúng ta phải đầy đủ cả tam tư. Khi sư chúc “Phước báu đầy đủ” = Chúc quý vị, quý ngài đời nào sanh lên cũng đủ phước vật, phước đức, phước trí.
- Cùng tột của phước vật là xây chùa tứ phương tăng : Trường Bộ Kinh, đức Phật có dạy lập tứ phương tăng tự. (giáo án trường bộ kinh, trang 36). Trong bài kinh thứ 5, đức Phật Ngài dạy, xây 1 tứ phương tăng tự. Mình làm theo lời Phật dạy, cũng theo lời ngài sư phụ, ngài Tịnh Sự dạy.
- Cùng tột phước đức: Tâm từ ái.
- Cùng tốt phước trí: Quán tưởng sự chết, đặc tính vô thường.
Chư tăng bên ngoài các vị bảo sư: Đứng lại, đừng vô phần trí tuệ đức Phật Paṭṭhāna này. Đừng vô tới Paṭṭhāna, mình dạy những bộ kinh thường thôi như là Dīgha nikāya, Majjhima nikāya, Anguttara nikāya, Khuddaka nikāya hay là Samyutta nikāya, những bộ nikāya mà phổ thông chúng ta có thể được chứ bộ Paṭṭhāna rất thậm thâm, rất khó. Mà sư có sự đam mê, hoan hỷ sư cứ lần mò, tiếp tục làm cho tới ngày hôm nay sư có một kết quả rất khả quan. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, chúng ta cứ làm một nghề chuyên môn, chúng ta trau dồi rèn luyện, khổ công khổ cực, cố gắng sẽ làm, thì ngày đó chúng ta sẽ gặt hái kết quả vinh quang tốt đẹp.
Ở đây, sư muốn nói: Trước khi chúng ta đi vào 3 ý nghĩa Paṭṭhāna, trên thế giới ngày nay, ngay cả vua sãi Miến Điện Sayadaw U /Pamon/ ngài cũng nói : Tôi viết ra bộ Paṭṭḥāna giờ tôi không biết để đâu thất lạc rồi.
Còn ngài Yesagyo ngài nói, tôi viết được tập thứ hai tôi chưa xong vì bận nhiều lắm, ngài hỏi: Ông thì sao? Sư nói: Sư đã làm hoàn tất hết những gì của Paṭṭhāna vừa chánh tạng, vừa chú giải Atthakāthā, Tīka sư đã làm xong. Mà quý Phật tử biết bộ này thuộc Nisaya.
Nếu đi vào lĩnh vực chuyên môn chúng ta thấy:
- Piṭaka = tạng (phổ thông các nước có)
- Atthakāthā = Chú giải (phổ thông các nước có)
- Tīkā = Phụ chú giải (phổ thông các nước có)
- Nisaya= Phụ lục chú giải, Chỉ có Miến Điện có bộ này. Ngài Saddhamma Jotika là người Miến Điện, do đó ngài mới làm được bộ này. Chúng ta có phước chúng ta được học qua bộ này. Do đó, nói chung chúng ta có đủ tài liệu nghiên cứu.
Khi sư đi vào trong lĩnh vực nghiên cứu, sư không ngừng lại trong sự tìm tòi. Sư tìm kinh điển, sách vở nơi nào có là sư tìm tới để sư tìm cầu, thỉnh cầu, lục lọi kiếm có được. Do đó quý Phật tử thấy bộ Paṭṭhāna này không có người chịu khó để xuyên suốt hết tất cả.
3 ý nghĩa của Paṭṭhāna
1. Có những thể loại sai biệt về duyên (Paccayo), ta gọi là mối Duyên hệ.
2. Phân tích từng mỗi pháp, chia chẻ với mãnh lực duyên hệ chi phối cho minh hiển, cho sáng tỏ, rõ ràng với mãnh lực duyên hệ tác động không phải ngẫu nhiên tác thành. Thí dụ ta muốn nói pháp thiện thì phải nói rõ chứ không như trong nikāya nói pháp thiện chung chung. Như bài pháp thoại đầu tiên của lớp học Phát thú, pháp thiện có 5 ý nghĩa, thuộc loại phân tích của Paṭṭhāna để giải đáp, chứ trong các nikāya không có nói đầy đủ.
3. Chỗ tiến hành, chỗ đi lại, đi tới đi lui của sabbaññuttā ñāṇa (toàn giác trí, bậc Chánh Đẳng Giác). Đức Phật khi tới Paṭṭhāna Ngài thỏa thích lắm, như kình ngư giữa bãi biển 84.000 do tuần mênh mông to lớn Ngài vùng vẫy bơi lội thỏa chí trong đó, Ngài đi tới đi lui trong các pháp của Paṭṭḥāna. Khi chúng ta đi tới đi lui thì Ngày đi trong lĩnh vực 24 pháp, mà chúng ta cần phải học.
Do đó, trong phần đầu tiên sư hướng dẫn dưới Tâm Pháp, cũng như phần thứ hai dưới nhà cô Thảo chú Đức và hôm nay là sư đang nói sư đều né phần đó. Tại vì sao? Khi sư ra ngoài Thiền Quang 1 với sư ba Thiện Pháp để dạy cho quý Sa di học tu, sáng sư ba Thiện pháp kêu tất cả ra ngoài đồng làm cỏ. Sư ba nói: “Đám cỏ mênh mông, ông đừng nhìn hết đám cỏ, ông choáng váng liền. Ông chỉ nhìn dưới chân ông thôi, cuốc tới đâu làm tới đó”. Sư học được cái đó “Đi một đàng học một tràng khôn”
Trí tuệ đức Phật, sư đưa ra một cái người ta choáng váng người ta đi luôn, người ta học không nổi. Nay nó lỡ rồi, sư cũng cho lớp này lật úp luôn.
Trí tuệ đức Phật Ngài vô cùng tận. Ngài là Dassa buddha bala ñāṇa (Thập Phật lực trí). Ở đâu có?
- Trong bộ Biên niên sử chư Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai) có, ngài Mingun có nói.
- Thứ hai là trong bộ kinh 34, Trường Bộ Kinh, kinh Thập Thượng của ngài Sariputta thuyết cho chư tăng nghe. Lúc đó đức Phật bị đau lưng, Ngài đi nghỉ. Ngài dặn dò Ngài Xá Lợi Phất nên làm lợi ích cho chư tăng, lúc đó thời gian vẫn còn, chưa tới giờ đi nghỉ. Đại đức Xá Lợi Phất nhân lời đức Phật, ngài thuyết Thập Thượng. Bài 33 là kinh Phúng Tụng. Bài 34 là kinh Thập Thượng. Cái đó có nói hết rồi.
6 x 4 = 24
Paṭṭhāna có 6 phần:
1. Tam Đề (22) x 4 (Pháp thuận, Pháp đối nghịch, pháp thuận nghịch, Pháp nghịch thuận)
2. Nhị Đề (100) x4 (Pháp thuận, Pháp đối nghịch, pháp thuận nghịch, Pháp nghịch thuận)
3. Nhị Đề -Tam Đề x4 (Pháp thuận, Pháp đối nghịch, pháp thuận nghịch, Pháp nghịch thuận)
4. Tam Đề - Nhị Đề x4 (Pháp thuận, Pháp đối nghịch, pháp thuận nghịch, Pháp nghịch thuận)
5. Tam Đề - Tam Đề x4 (Pháp thuận, Pháp đối nghịch, pháp thuận nghịch, Pháp nghịch thuận)
6. Nhị Đề - Nhị Đề x 4 (Pháp thuận, Pháp đối nghịch, pháp thuận nghịch, Pháp nghịch thuận)
 Samanta Paṭṭḥāna = Hoàn Bảo Phát Thú, nó hoàn mỹ, bảo vệ tròn vẹn tất cả các pháp chỉ có duy nhất Sabbaññuttā ñāṇa xuyên suốt. Thinh văn giác chưa có đủ.
Trong khi ta học Paṭṭhāna chúng ta phải đi qua như vậy.
Nếu sư trình bày ở lớp 1, Tâm Pháp, Phật tử ra đi hết, không ai dám tới nữa. Bữa nay sư đưa ra cái này là do cô Diệu Giác chứ không phải do Sư.
Vô lớp học này, sư nói “pháp thiện làm duyên cho pháp thiện” thôi. Mình học nhẹ nhẹ thôi. Chứ sư chưa nói tới “pháp bất thiện làm duyên pháp bất thiện” nữa kìa. Sư chưa nói “pháp thiện làm duyên cho pháp vô ký”.
Không có bậc Thinh văn giác nào nghĩ ra được pháp như thế này.
Giống như sư dẫn chứng.
Phần Tam Đề, phần Nhị đề, 2 cái kết hợp nhau quý Phật tử mới thấy kinh khủng. 3 x 2 = 6.
Thí dụ, ta học Tam Đề thứ nhứt: Tam đề thiện.
Duka = Nhị Đề => Nhị Đề Nhân.
2 cái này chúng ta có: Tam đề thiện (Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký) x Nhị đề Nhân ( Hữu nhân, Vô Nhân) = 6
Khi chúng ta nói Thuận, Nghịch chúng ta hiểu thế nào là thuận, thế nào là nghịch.
Khi ta nói tới Tứ Niệm Xứ, mà chúng ta không đọc hiểu cho kỹ, chúng ta chỉ khiếm khuyết thôi.
Tứ Niệm Xứ = Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Khi đức Phật Ngài thuyết bài kinh Satipaṭṭhāna, như buổi học lần thứ 2 sư có nói Paṭṭhāna qua Sati. Không phải ngẫu nhiên mà đức Phật lấy Sati + Paṭṭhāna = Niệm lực Phát thú. Nơi đó phát sanh ra niệm lực. Không có. Mà Ngài chỉ nói Satipaṭṭhāna thôi. Quý Phật tử nghe, mà không biết về Paṭṭhāna, chỉ biết Trường Bộ (kinh 21), Trung Bộ (kinh 10). Nhưng khi đến với Mãnh lực duyên phân tích ra, trí tuệ đức Phật lồng vô bài kinh này, chúng ta phải nói 4 phần:
Thân -> Thọ -> Tâm -> Pháp và ngược lại: Pháp -> Tâm -> Thọ -> Thân. Đó là nghịch. Khi ta có pháp, ta niệm tâm. Khi tâm có ta niệm thọ. Thọ có ta niệm Thân. Ngược trở lại. Giống như bài Paṭiccasamuppada ( Liên quan tương sinh) Ta nghe “Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập,...” Cái đó ta thấy xuôi. Nhưng cái ngược trở lên lại, khi ta gặp pháp nghịch.
Ở đời, có khi ta gặp pháp thuận, có khi ta gặp pháp nghịch thì ta biết Paṭṭḥāna với mãnh lực duyên của nó để vận xoay uyển chuyển. Samantapaṭṭḥāna
Thì chúng ta mới nắm bắt được pháp, tách rời khỏi thực tướng vô thường, khổ, vô ngã trong cái tôi, ta trong pháp chúng ta đang suy niệm.
Do đó, khi học cái đó chúng ta mới thấy rõ như vậy.
Giống như sư nói: Tâm có thân, có thọ, có Pháp. Pháp hiện bày cho tâm biến động theo mãnh lực duyên chứ không phải mãnh lực pháp, để chúng ta nắm được Paṭṭḥāna trong bài kinh Tứ Niệm Xứ mới hoàn mỹ. Do đó, khi chúng ta đi tới phần trí tuệ. Khi đi vô lãnh vực này, chúng ta mới thấy đức Phật Ngài thẩm thấu 24 đề tài này, mà trong mỗi đề tài 2, 3, 3x2, 2x2,... x 4 bắt đầu triển khai ra trùng trùng duyên khởi.
Một chiếc lá rụng trong rừng già sóng động ngoài biển khơi là như thế.
Do đó, chúng ta sẽ thấy trí tuệ đức Phật xuyên suốt.
Lớp học thứ 3 này chúng ta sẽ học thẩm thấu phần trí tuệ đức Phật một cách toàn diện.
Chúng ta cố gắng. Sư sẽ triển khai.
Khi chúng ta đi từng bước, chúng ta làm cỏ từng bước dưới bàn chân mình thôi, không nhìn cánh đồng thì chúng ta mới có khả năng đi tiếp tục được, chứ nhìn cả cánh đồng mà chúng ta bước ra khỏi tầm nhìn bàn chân mình chúng ta đi không xa. Chúng ta phải cẩn thận như vậy đó. Ngày hôm nay chúng ta có nhiều hạn chế về kinh sách. Sư cố gắng.
Tuần vừa rồi sư có 2 trở ngại về lý do kỹ thuật: Sư có gởi bên Úc châu 2 địa chỉ :
1. Địa chỉ anh Nhân Trần
2. Cô Trí Mỹ
Sư điền cái form ngoài bưu điện đi Australia nhưng khi anh Nhân Trần hỏi sư về sách, hỏi sư gởi chưa. Mà ảnh chưa nhận được, có lẽ bên Úc có cơn bão lớn chưa tới. Sư mới giật mình, sư mở tracking number bưu điện họ đưa cho sư, sư để trên kệ sách sư không để ý. Sư gõ tracking number vô thì 2 thùng sách sư gửi nó đi tới một đất nước xa xôi: Austria. Sư chới với. Giờ bên đó nhận rồi. Rồi sẽ return to sender. Sư mới biết.
Quý Phật tử biết, khi sư làm cái gì sư phải làm toàn thiện Ba La Mật, làm hết tâm tư, trí, và tất cả Ba La Mật của mình nhưng quả trổ lên không thành tựu là sư biết trong này còn nghiệp nặng lắm. Nó khiến cho bà Mỹ đó từ Úc châu qua Âu châu luôn. Sư về sư nói với cô Tịnh Nhẫn trong chùa “Úc châu thiệt nặng” Sư phải làm lại cho quý Phật tử bên Úc lại, hoàn mỹ, Ba La Mật, phước báu đầy đủ lại để cho quý vị bên đó nắm bắt được. Phải có sách để nghiên cứu mới được. Để phối hợp với sư.
“Phùng quân nhất dạ thoại, thắng độc thập niên thư”
Phùng = gặp
= Gặp gỡ người quân tử một đêm nói chuyện hơn 10 năm đọc sách
Mình gặp người quân tử thông minh trí tuệ mình nói thỏa mãn, muốn đề tài gì cũng được nhưng mình phải đi ngược lại, phải có ngược lại phải người năng đọc sách mới nói chuyện được với người quân tử được thỏa mãn.
Chứ bây giờ, vị đó họ biết hết, mà mình không biết câu nào để hỏi.
Do đó, quý Phật tử phải hoan hỷ. Phải có sách.
Sư nói là để đối chiếu liền. Đối chiếu là 1. Để chi? Mình củng cố đức tin và mình củng cố kiến thức của mình và mình có thể phối hợp cùng với sư để mà đi song hành, chia sẻ những kinh nghiệm tu học này. Chứ còn không sư biết, không phải ở đây, ở các nơi, sách vở họ lấy giấu kín hết trơn, không có đọc. Lớp học này thì sư biết, người nào có sách về cũng đọc hết.
Với hai nữa, chúng ta có thời gian. Một tuần lễ quý Phật tử thấy lẹ lắm. Hôm nay qua hết tháng 2, qua tới tháng 3 rồi. Lẹ lắm.
Trong 6 ngày quý Phật tử ở nhà, đọc lại đọc lại, có thắc mắc, nêu lên, sư giải đáp tiếp. Việc học song hành chúng ta mới đi song đôi được. Do đó, bên Úc sư có trở ngại bên Úc Châu. Cái này là sai lỗi của Bưu điện.
Sư phải làm lại. Quý Phật tử bị gián đoạn trong việc kinh sách. Sư thành thật xin lỗi cho các quý Phật tử nghe.
Đó là các câu hỏi. Còn phần cô Phật tử hỏi sư: Hỏa thiêu toàn bộ là như thế nào?
Kỳ rồi sư có nói phần đó, khi đức Phật độ 5 anh em Kiều Trần Như.
Bài kinh đầu tiên, Kinh Chuyển pháp luân. Đức Phật kêu từ bỏ khổ hạnh, từ bỏ lợi dưỡng đi con đường trung đạo. Ngài độ cho 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Isipatana.
Bài kinh thứ hai, là kinh Vô Ngã tướng: Ngài bỏ vấn đề Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là tôi ta, bản ngã của mình, để thấy nó chỉ là thực tướng mà thôi, không phải bản thể của mình.
Bài kinh thứ 3, kinh Hỏa thiêu toàn bộ. Khi đức Phật thuyết bài kinh này, đức Phật nói rằng: lục căn tiếp xúc lục trần : Nhãn căn tiếp xúc Sắc trần, Nhĩ căn tiếp xúc thinh trần, Tỷ căn tiếp xúc Khí trần, Thiệt căn tiếp xúc vị trần, Thân căn tiếp xúc Xúc trần, Ý căn tiếp xúc với Pháp trần. 2 vế này mà chúng ta không thu thúc, không có niệm lực + chánh niệm, thì đức Phật Ngài nói, nó sẽ đốt cháy con người đó trong sự phóng dật. Chớ không phải cái này nói cho người sắp sửa chết mà hỏa thiêu toàn bộ.
Phật tử hỏi bài Hỏa thiêu toàn bộ có phải dành cho người chết hỏa thiêu toàn bộ không?
(Kỳ rồi kỹ thuật mình thâu âm không rõ nên nghe không rõ được.)
Sư nói, dạ thưa không.
Do đó. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần mà quý Phật tử không thu thúc hay niệm lực để giữ trong pháp thì đức Phật nói nó đốt cháy mình đi. Đốt cháy, mỗi phút. Nhãn tiếp xúc với sắc, nó đốt cháy tâm người đó liền. Dù cảnh sắc mất đi, nhưng tâm giữ lại, nó trở thành pháp, thì pháp đó nó sẽ theo ta như bóng với hình, nó phá hủy tâm thức của ta, hay ý niệm, cuộc sống của ta khổ đau vì chấp giữ pháp trần đó.
Sắc đã mất, thinh đã hết, khí đã tan, vị đã không còn nữa, nhưng pháp trong tâm thức ta nuôi dưỡng nó thì nó sẽ đốt cháy con người ta. Do đó quý Phật tử phải cẩn thận.
Bài kinh này đức Phật thuyết cho con người ta thức tỉnh, để ngăn ngừa lục căn tiếp xúc với lục trần.
Do đó bài kinh này muốn nói lên: Đừng có phóng dật. Khi sống trong thế gian, chúng ta không nên phóng dật.
Khi chúng ta sống trong thế gian, chúng ta phải nhớ:
Các vị thiền sư thường hay giảng:
Ly trần bất nhiễm trần.
Cư trần tất nhiễm trần.
= Khi chúng ta xa trần tục, thế gian thì chúng ta không bị nhiễm. Cứ mỗi chúng chúng ta xa, chúng ta thu thúc, chúng ta né, mỗi chút, chút chúng ta ngắn gọn lại thì chúng ta mới an toàn được, chứ ta ở trong đó mà ta nói ta không nhiễm thì khó lắm. Bụi trần nó bám chúng ta rất là vi tế mà có khi chúng ta không hay biết. Khi hay biết được thì có khi muộn rồi.
Quý Phật tử phải nhớ mấy cái đó.
Cũng như, sư trình bày quý Phật tử nghe.
3 pháp mà chúng ta được nghe bài Phát thú đầu tiên:
- Chúng ta phải sống hạnh con rùa: Thu thúc các căn lại, nhưng rùa bò (thuận ) đến đích (nghịch). Thỏ chạy nhanh nhưng bỏ cuộc. Rùa bò chậm nhưng đến đích. Do đó có một số Phật tử cứ viết thư sư: Con lớn tuổi rồi, con già rồi, học chậm lắm, con không biết con học theo nổi được không. Sư nói: Này là rùa bò “sạt sạt không chân”.
Có ông sư dưới Trà Vinh Khmer, lên chùa Nguyên thủy ở Giồng ông Tố, học tiếng Việt, ổng học buổi trưa sư nghe ổng đọc “rắn là loài bò sát không chân” ổng học về các loài sinh vật. Ổng sa di, ổng học ngoài hành lang, ổng còn trẻ 45 tuổi, ổng đọc “Rắn, rắn là loài bò- Sát, sát không chân” Sư nói : Ai nói vậy. Bò thì phải 4 chân mà cái này “sát (sạt) sát (sạt) không chân” tại vì ổng bỏ phẩy ở đây. Chứ nếu ổng đọc nguyên “rắn là loài bò sát” thì mình nghe rõ hơn.
Do đó, khi quý Phật tử nói tôi/con/mình/em là rùa, bò chậm lắm sư. Nhưng RÙA BÒ ĐẾN ĐÍCH. Phải nhớ như vậy, đừng quên. Cái nghịch của con rùa là nó đi đến đích, nó không bỏ cuộc.
- Thứ hai, chúng ta phải sống hạnh như con nhện: Thu thúc các căn lại, con nhện nằm ở trung tâm mạng lưới nhện đó, nhưng nó thật là đi xa. Con nhện nó búng chỗ nào cũng đi tới được hết. nó đan lưới nhện không có cùng tận, Mái xim xuộc. Con nhện nó tới những chỗ gọi là hang cùng ngõ hẻm, ngóc ngách, góc núi, hay thâm sơn cùng cốc nó bung lưới nhện được hết trơn, nó giăng lưới được hết. Mình học pháp môn nhện là mình ở trung tâm, nhưng pháp con nhện là: Đi xa, nắm hết toàn bộ sự thể.
- Thứ ba, chúng ta phải sống hạnh như con dơi: con mắt tinh tường đi ban đêm nhưng có mồi, ăn được mồi. Đối với ta, pháp môn nào ta cũng phải sắc bén để mà nắm được thấy bản thể pháp, thực tính pháp. Cái đó quý Phật tử phải nhớ.
Có một người hỏi sư một cái pháp, mà pháp này thuộc pháp hành. Sư sẽ trình bày quý Phật tử. Trả lời trong thơ hay lên lớp để trả lời thì cô Phật tử đó nói, con xin sư lên lớp giảng luôn cho nhiều người cùng nghe, cùng thắc mắc, cùng chia sẻ với nhau luôn. Sư nói bữa nay sư chia sẻ quý Phật tử nghe.
Trước khi sư đi vô câu hỏi cô Phật tử đó, sư muốn nói quý Phật tử nghe cái này.
Sư tới Thái Lan, sư học được con người Thái Lan. Đi đâu sư cũng học hết. Đi một đàng học một sàng khôn. Nơi nào sư cũng học. Học. Học. Ngài Tịnh Sự hồi xưa ngài cũng học em bé chọi đáo trong sân chùa, ngài cũng ra học tiếng Thái của người đó. Ngài học hỏi nhiều lắm. Bà Ajahn Naeb ngài cũng học hỏi. Các quý sư sa di ngài cũng học hỏi. Ngài cũng dạy sư “Đi đâu ông cũng nhớ học, đừng có bỏ qua” . Sư cũng nghe lời ngài, sư học để sư biết, sư học hỏi để có kiến thức cho mình.
Quý Phật tử biết pháp hành mà chúng ta thấy người Thái, sư tới nhà mấy Phật tử, sáng con cái họ đi làm, có bàn thờ Phật nhỏ nhỏ xí xí họ đứng trước bàn thờ đó họ I Svā Su, Sư nghe, sư biết liền. I svā su = Phật Pháp Tăng. Chúng ta phải nhớ như vậy. Do đó, từ đây trở về sau. Khi quý Phật tử, quý Tăng quý ni có bận cách mấy, đi đường đi xe, đi máy bay “I Svā Su I Svā Su...”. Đừng có quên. “Phật Pháp Tăng Phật Pháp Tăng” Cái này gọi là Hủa chay (rút ngắn lại) giống như chúng ta sên nước cốt dừa. Nếu ta đọc “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ” hay ta nói “Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng” nó dài lắm. Người Thái họ nói, không kịp, mình đang lái, xe nó lao tới accident với mình, mà mình đọc cái đó chưa kịp mình đi rồi, trong khi đi đó mình hoảng hốt, không có được phước báu đâu. Do đó trong bất cứ nơi nào cũng vậy “I Svā Su I Svā Su” Ngắn. Gọn. Lẹ. Nhanh.
Sư chia sẻ quý Phật tử, sư học được bên Thái Lan. Đi đứng nằm ngồi đi đâu họ cũng “I Svā Su” hết trơn.
Do đó, quý Phật tử phải nhớ “I Svā Su” thuộc lòng trong người mình, đừng có quên.
Cái thứ hai, khi chúng ta bước đầu vô pháp môn thiền (Bhāvanā – tu tập) Chúng ta có 2 môn:
- Samādhi : An chỉ.
- Vipassanā: Minh sát tuệ.
Bhāvanā là pháp Phúc hành tông thứ 3 (Bố thí, trì giới, tu tập, cung kính, phụng thị,...) Bhāvanā trong Thập phúc hành tông: Tu tập.
Khi tu tập, ta nói về đề tài Samādhi: có 6 loại tánh tình. Mình phải biết. Nếu không biết chúng ta sẽ trở ngại trong chọn lọc đề mục.
Khi nói 6 loại tính tình, trong bộ Tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp, tập 1, có nói, quý Phật tử có thì mở ra, trang 60, trong phần tâm Hiệp thế, tâm siêu thế, tâm thiền có nói 6 loại tánh.
1. Tánh ái tình
2. Tánh sân hận
3. Tánh si mê
4. Tánh giác
5. Tánh tầm
6. Tánh đức tin/ Tín
Mỗi thiền giả/ hành giả có 1 trong 6 loại tính này.
6 loại tánh chia làm 2:
- Tanh Sân hận & tánh giác chung
- Tánh ái tình & Tánh Tầm
- Tánh đức Tin & Tánh Si mê
Có tất cả 40 đề mục Samādhi, an chỉ.
Chúng ta đi tiếp qua phần thứ 3.
Khi chúng ta nói tới 40 đề mục thì nó chia làm 4 phần:
1. 10 đề mục Kasina = Hoàn tịnh.
2. 10 đề mục Asubha = Bất tịnh => Không cho người tánh sân hận, mà cho người tánh Ái tình
3. 10 đề mục tùy niệm: Chỉ đi tới Cận định. Tới cận định, chuyển qua đề mục khác. Thường các vị thiền sư chuyển Sổ tức niệm (hơi thở vô – ra) vì nó không phân biệt tánh tình hành giả.
4. 4 đề mục vô lượng tâm :
5. 1 về vật thực uế trược : Người tâm sân vô không được. Người Ái nhiều, vô sẽ nhàm chán, bớt tham muốn.
6. 1 sổ tức niệm (hơi thở vô ra) :
 36 đề mục này thuộc Sắc giới (thuộc về Sắc pháp) + 4 đề mục Vô Sắc giới (Danh pháp):
1. Không vô biên xứ
2. Thức vô biên xứ
3. Vô sở hữu xứ
4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ
Đối với một người hành giả nặng về tánh sân, đời sống của họ hay sân, hay bất toại nguyện, hay bực tức, đức Phật Ngài không bao giờ cho các vị tỳ khưu đó đi tới quán bất tịnh hết. Quán bất tịnh là quán tử thi. Xưa kia, tử thi họ quăng trong rừng già, thú lại ăn xé tử thi đó người nào nặng về Ái tình thì mới cho quán tưởng được.
Do đó trong cuốn thứ 1 này (Tổng hợp nội dung Vô Tỷ Pháp, tập 1), sư có để ra đề mục nào thích hợp tính tình nào. Mỗi đề mục có tính tình, có trình bày hết. Nên quý Phật tử sẽ thấy rõ như vậy.
Còn 10 tùy niệm: Không bao giờ đắc định, nhập thiền được.
Mỗi đề mục, các vị thiền sư phải cắt nghĩa rõ, và biết hành giả thuộc loại tánh tình nào để cho đề mục đó, chứ không nói một cách khinh suất được.
Thường các vị thiền sư họ thử nghiệm được tánh tình hành giả ngay buổi đầu tiên.
Sư thường hay nói, nhờ họ quét một cái sân, đưa họ cái chổi quét, kêu họ lau cái bàn, kêu rửa cái chén,... sư thấy người ta rửa chén sư biết tánh tình người đó liền. Bắt đầu từ đây về sau không ai dám vô rửa chén nữa, để sư rửa :D
Tại vì vị thiền sư họ phải biết tánh. Quý Phật tử ngồi đây. Như các khóa tu, quý Phật tử đi hay ngồi, có người ngồi xuống cái đùng, sư biết cái tánh liền. Đi cũng vậy. Biết tính liền.
Biết tính, vị thiền sư mới chỉ đề mục. Quý Phật tử phải cẩn thận chứ không phải chúng ta vô chúng ta ngồi.
Cũng vậy, khi ta đi qua Vipassanā, nếu ta không đi thiền chỉ mà thẳng Thiền Quán, thì chúng ta phải biết với người vô văn phàm phu, họ bắt Danh & Sắc. Nhưng người bậc trí họ bắt Sanh & Diệt.
Khi họ trình pháp “Con thấy Danh & Sắc Nāma & Rūpa”Mình biết.
Khi họ thấy sanh đó, diệt đó.
Do đó mình phải biết những cái key, những chìa khóa để mình mở cửa dùm cho các hành giả bước đi họ được an toàn và có thể họ đi xuyên suốt, được tới ngày kết quả thành công.
Do đó mình phải biết. Chứ không thể nào ngồi thiền không được, đổi đề mục kia, không được đổi đề mục nọ. Thì cũng như ngài Tịnh Sự ngài nói, ta ở trong khu rừng, có 36 cây, con khỉ nó nhảy qua cây này được, nhảy qua cây kia, nhảy qua nhảy lại, rốt cuộc nó cũng chết 1 trong 36 cây đó. Đó là trạng thái người không có trí họ chuyền như con khỉ, cây nào thích hợp nó đậu lại chứ nó không thấy cây này có thích hợp cho nó đậu lại hay không. Cây này mùa đông hay mùa xuân có,... họ tìm được họ an trú.
Họ chuyền từ đề mục này qua đề mục kia, họ chưa tìm được đề mục thì tuổi thọ họ ngắn rồi. Như ông Baka. ổng đi tới với đức Phật, 120 tuổi thọ. Ổng đi từ đằng xa 100 do tuần, ổng đi tới đức Phật. Y áo rách hết, chân cẳng chảy máu, tới gặp đức Phật, “Đi. Baka. Đi. Như Lai đi khất thực”. Sáng đi khất thực mà. Thì ông ta mới nói : “Bạch đức Thế Tôn, tuổi thọ con hết rồi. Nếu đức Thế Tôn đi khất thực nữa thì làm sao con bắt kịp pháp con tu”. Đức Phật “Không. Đi khất thực không nói pháp”. Đức Phật không cho tỳ khưu đi bát nói pháp. Đi bát xong đi, về nói pháp. Ngài nói “Baka. Đi ra chỗ khác cho Như Lai đi bát”. Ông quỳ xuống nói “Đức Thế Tôn thấy không, áo y con rách, mình mẩy con chảy bung máu hết, mà giờ tuổi thọ con hết rồi, đức Phật thuyết cho con cái gì ngắn nhất, lẹ nhất, gọn nhất đi”. Đức Phật mới đứng lại, quán xét ông này “Thấy như thấy, nghe như nghe, ngửi như ngửi, nếm như nếm, đụng như đụng” Xong. Ổng nói “cho con xin xuất gia” Xin được câu 1 bắt đầu xin câu 2. Bắt đầu xin pháp thôi, xong rồi “Cho con xin xuất gia” (câu 2). Đức Phật nói “Được, đi kiếm y bát đi, trở lại Như Lai cho xuất gia” chứ đức Phật đâu có y bát. Thì lúc bấy giờ, ông ta đi kiếm y bát khi đi đường ông bị con bò húc bên hông.
Con bò này là một ngạ quỷ nó đã hình thành con bò này do 4 vị thanh niên, chơi đùa cô kỹ nữ, cô này chết đi sanh làm ngạ quỷ nhập vô con bò húc ông ta. Khi húc vô, ông nhớ lại câu đức Phật “Đụng như đụng” Ông ngã trên đống rác. Ông chết. Chư tỳ khưu thấy, mới đem câu chuyện hỏi đức Phật “Bạch đức Thế Tôn, sáng con thấy Baka hỏi đức Thế Tôn, giờ ổng nằm trên đống rác, sanh thú nào ổng đi về?”. Đức Phật nói “Như Lai không thấy sanh thú nào đến với Baka nữa” Tức là ông ta Vô Sinh.
Do đó, con bò vừa húc vô, ổng niệm liền “Đụng như đụng”.
Lúc đó quý Phật tử thấy không? Nó không có thời giờ. Pháp nó đến nếu tuổi thọ cao niên lớn tuổi mà còn cho quý Phật tử đổi cái này, không được, đổi cái kia, như mình thử nghiệm thì thời gian nào cho quý Phật tử gặt hái được. Nên quý Phật tử phải cẩn thận.
Trước khi ta làm cái gì thì ta phải chuẩn bị toàn bộ hết. Chúng ta phải nhìn thấy toàn bộ. Người hành giả của mình hay chính mình là hành giả phải hiểu mình ở vị trí nào để mình phát triển sự tu tập cho kết quả như ý nguyện được.
Do đó, quý Phật tử nhớ.
Đối với Samādhi, chúng ta coi tính tình. Trong sách có nói. Trong Samādhi, chúng ta phải coi trong 36 đề mục chúng ta tu tập. Chúng ta chưa tới Vô Sắc giới đâu. Chúng ta trong 36 đề mục Sắc giới thôi.
Phổ thông chúng ta có 2 loại:
- Kasina
- Ānāpāṇasati (Sổ tức niệm)
Hai cái đó là phổ thông nhất. Còn mấy cái này ngày hôm nay ít lắm.
Còn Vô lượng tâm thì có thể, và khó lắm, vì cái này thuộc về Brahma vihāra, sư chưa viết ra phổ biến cho quý Phật tử đọc được. Do đó, nó còn hạn chế. Thế nào là Từ? Thế nào là Bi? Thế nào là Hỷ? Thế nào là Xả?
Tuy nhiên, trong bộ Paṭṭhāna, bộ Abhidhammatthasaṅgaha có nói, 2 tâm sở này : Bi & Tùy hỷ, vô tham, vô sân.
Khi hành Tứ vô lượng tâm chúng ta thấy: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Học theo bước bậc thang. Học tâm Từ trước, rồi bước lên tâm Bi, bước lên tâm Hỷ, rồi bước lên tâm Xả. Nhưng khi hành pháp, là một pháp tròn, một pháp luân, một bánh xe tròn.
Từ phải đi với Xả. Bi phải đi với Hỷ. Khi chúng ta phát triển tâm Từ trong vô lượng tâm, trong Samādhi, mà chúng ta muốn phát triển rải tâm từ. Rải tâm từ là dành cho ai? Đối tượng là người có tâm sân thì mới rải tâm từ. Còn người Ái tình rải tâm từ họ quyện trong đó luôn, nặng ái lên nữa. Không đúng.
Người thương chồng, thương con, thương vợ, thương gia đình, kêu họ rải tâm từ là hi hữu lắm.
Nếu kêu họ rải tâm từ cho người sân, người giận. còn họ rải tâm từ người chồng, người vợ, người con, họ rải riết ái trong đó.
Do đó, Paṭṭhāna cũng như Abhidhammatthasaṅgaha dạy Từ xong phải Xả liền. Cũng như vậy, Bi thấy chúng sanh khốn khổ mình động lòng trắc ẩn nhưng mình phải hoan hỷ với cái khổ của họ mình mới tiếp cận được, chứ còn không mình không dám vô cái khổ của chúng sanh. Mình phải hoan hỷ mình mới vô được.
Do đó, 2 pháp môn này cần phải có.
Khi chúng ta kêu rải tâm từ mà họ không biết Xả, lúc tâm từ họ vướng trong đó thì khi quý Phật tử rải tâm từ các chúng sanh tới ngạ quỷ cũng tới, A Tu La cũng tới, thiên ma cũng tới, chúng sanh súc vật những loài bàng sanh nó cũng tới, trong bài kinh Từ Ái Ba La Mật mà đức Phật làm Bồ Tát thì các nai ở bên ngài không sợ. Nhưng Ngài phải giữ cái xả thì nó không hút vô. Nó có gần nhưng nó không sát cạnh. Nó gần thôi chứ không chung một khối được. Do đó, khi quý Phật tử rải tâm từ, mà quý Phật tử không biết hành xả thì chúng sanh tới với Phật tử, nó đeo quý Phật tử, nó đeo kinh lắm, mà quý Phật tử hoàng hốt thì quý Phật tử sẽ thành gì? Tuệ cuốn chiếu. Tại vì mình không có một pháp môn, thì mình cho người ta vô mà không biết giữ họ đứng lại. Họ vô dữ lắm. Tại mình mời mà. Mình rải tâm từ là nam châm, hút họ vô. Không được.
Các quý Phật tử nhớ.
Do đó, khi quý Phật tử đi trong Samādhi thì quý Phật tử phải đi:
1. Tánh tình mình tánh nào? Không biết, đi hỏi vị thiền sư. Chớ không thể nào chúng ta thăm dò được.
2. Giờ lỡ rồi, quý Phật tử không đi bài bản thì có cách thứ 2, chúng ta phải có cách giải quyết chuyện khó của mình. Quý Phật tử biết, ngài Mahasi cũng như các ngài Pandita, các vị trưởng lão thiền sư nổi tiếng trải dài kinh nghiệm như ngài Pandita ngài nói 70 năm kinh nghiệm thiền tập của ngài. Ngài từ 20 tuổi tới 94 tuổi, coi như ngài 70 năm ngài đi trên đường dài về thiền của ngài. Thì ngài kêu, 4 pháp đầu tiên cho hành giả, không bắt buộc là chỉ hay quán. Bốn pháp này, người hành giả nào đi cũng phải thực hiện hết:
a. Quy y Phật – Pháp – Tăng. Ở đây các quý Phật tử nắm bắt rõ ràng. Trước khi ta vô ngồi thiền, Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng. Quý chư Tăng chúng ta cũng đi theo phương pháp của quý tăng.
b. Thọ lại ngũ giới. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không uống chất say. Lúc đó khi ngồi thiền, đi thiền hành hay thiền tọa hay ngọa thiền, thiền trụ chúng ta đều có 4 pháp đầu tiên này.
c. Rải tâm từ, rải từ ái. Chúng ta làm liền “Tất cả loài hữu tình đừng oan trái lẫn nhau. Tất cả loài hữu tình đừng ép uổng cùng nhau...”
d. Quán niệm về sự chết.
Khi một hành giả chỉ hay quán đều phải như vậy, 4 pháp đầu tiên này khi chúng ta bắt đầu vô ngồi. Không có cách nào mà chúng ta đang gặp những sự cố đến với ta, gặp pháp nghịch đến với ta mà chúng ta phải lo lắng cả. Ta đã giao mạng sống này cho Phật Pháp và Tăng. Trong đây, ngài Mahasi, ngài Pandita, ngài Kundara, ngài Janaka, ngài Jatila,... những quyển sách mà sư dịch ra, các ngài còn nói. Nếu ta có xúc phạm thầy tổ của ta hay thầy giáo của ta thì chúng ta sám hối đi, nếu người đó mất rồi, hay không có mặt ở đây thì ta phải sám hối trước người nào chúng ta thân cận, chúng ta phát lồ với người đó “Tôi có phạm, có ý nghĩ xấu, với thầy của tôi trong thời gian đó, nay tôi phát lồ, xin sám hối” Thì chúng ta phải làm lúc khoảng thời gian này. Các ngài đều khuyến khích như vậy hết. Nếu quý Phật tử còn có thân, ngữ, ý một chút thôi, mà quý Phật tử không phát lồ thì lúc đó nó sẽ có quả báo trổ lại. Vì đức quý thầy mạnh lắm, nó tác động vô tâm mình gặp cảnh xấu liền. Do đó, các quý ngài mở cửa ngõ cho mình. Mình phát lồ liền. Còn không, gởi email: con sám hối thầy, bữa trước con nghĩ xấu thầy ....
Chứ không quý Phật tử biết không? Nó sẽ ảnh hưởng tâm mình lúc đó. Cảnh xấu này, không phải thầy làm ra, mà nghiệp quả đến cho mình. Quý Phật tử nhớ như vậy đó.
Lúc đó, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng phát lồ với thầy tổ, thầy giáo của mình hay vị tôn túc mình học hỏi nương nhờ, mình sám hối đi cho mình clear trong tâm thức được trong sạch. Xong. Thứ hai, khi mình rải tâm từ, 24 câu hay rải theo hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc,...). Xong xuôi hết. Thứ 3, quán tưởng sự chết “Ta đây có sự chết là cuối cùng. Tất cả chúng sanh có sự chết đều nhau cả thảy không riêng một ai”. Bắt đầu quán tưởng xong, ta ngồi thiền.
Nếu ta thiền về hơi thở thì chúng ta hít vô thở ra, mỗi sự kiện đến với ta, ta chỉ giữ niệm, không giữ Palibodha (những sự ràng buộc, những trở ngại). Khi ta ra khỏi niệm, ta nhìn vô Palibodha này người ta niệm Palibodha này, chúng ta đang thất niệm rồi, nó đang dụ ta đi rồi.
Không cách nào. Ta còn nghĩ tới đó, nghe tới nó, thấy nó, là ta giữ “thở vô ra, thở vô ra, thở vô ra,....”
Chứ quý Phật tử không đi ra, không đi ra khỏi niệm, dù là chỉ hay quán. Chúng ta phải giữ hơi thở đó, đề mục của chúng ta. Bám. Bám. Nó lôi kéo mình nhiều lắm. Quý Phật tử không để ý tới “cái này lực kéo, cái này lực cản”. Lực gì kéo. Lực gì cản. Không có. Chúng ta cứ giữ cái niệm “giữ cái niệm, giữ cái niệm, giữ cái niệm” Chút nữa chúng ta đi vô phần Phát thú chúng ta sẽ thấy rõ phần đó.
Do đó, khi người hành giả đã làm 4 pháp đầu tiên này, bước vô đề mục thiền, thiền hành, thiền tọa, thiền trụ, thiền ngọa cũng vậy thì chúng ta cứ làm như vậy.
Có nhiều người kỹ hơn. Sau khi ngồi thiền tọa 1 giờ, đứng lên, họ làm lại. Họ làm trong thiền trụ. 1 phút, 2 phút, 5 phút,. Rồi xong họ đi thiền hành. Họ diễn tiến theo niệm của thiền hành. Rồi trụ lại, cũng vậy. Họ ngồi xuống, họ trở lại. Họ làm liên tục. Họ có căn phòng, ngừa phòng, cảnh phòng. Lúc nào họ cũng gìn giữ vậy, họ ở trong khuôn khổ này thì không có một Palibodha (quái niệm, sự ràng buộc) kéo ta đi được.
Chúng ta không đi ra khỏi cái niệm này. Chúng ta đã lựa chắc rồi. Chúng ta biết đề mục, biết phương pháp rồi. Có 4 pháp đầu tiên rồi. Ta sống an trú trong Tam Bảo rồi, ta sống trong giới rồi, ta ở trong tâm từ rồi không có gì oan trái, ta niệm sự chết, ta đối diện với sự vô thường rồi thì ta an trú trong niệm, ta làm phần niệm mà thôi.
Chúng ta rớt, đậu, thành công hay kết quả là từ cái niệm chứ không phải từ nơi cái nào cả.
Còn mấy cái kia. Nó chỉ là cảnh thôi.
Quý Phật tử đọc lại bài kinh Trung Bộ Kinh, có bài kinh sư có hướng dẫn qua, sư nói qua tên bài kinh thôi: Khiếp đảm và Sợ hãi. Bài kinh này Bồ Tát khi Ngài vô trong rừng già, Ngài nghe tiếng động thôi, Ngài khiếp đảm Ngài sợ hãi lên 3 lần 4 lượt Ngài mới nói “không lẽ ta vô trong rừng già đi tìm sự khiếp đảm, sợ hãi này sao? Ta bỏ hết tất cả mà ta vô trong rừng tìm sự khiếp đảm, sợ hãi này sao? Không. Ta không làm điều đó.”
Khi chúng ta đi vô ngồi thiền là chúng ta không đi tìm sự khiếp đảm, sợ hãi. Ta không đi tìm những cảnh nghịch hay palibodha, chướng ngại, trì kéo, hay cản trở của mình. Chúng ta phải làm sao? CỦNG CỐ NIỆM CỦA MÌNH. Hành cho được Niệm của mình. Cái niệm đó sẽ trở thành niệm lực cho mình an trú được. Chứ còn ngoài ra không có.
Ta chỉ sợ ta không đúng đề mục thôi. Đề mục đó, ta có thể hỏi các vị thiền sư, họ có đủ khả năng để họ chia sẻ cho mình được.
Cái thứ hai, ta chỉ sợ ta không có phương pháp để giữ niệm thôi. Vị Thiền sư sẽ bổ túc cho ta phần niệm đó.
Thứ ba nữa, chúng ta không đủ nghị lực để ta thực tập thôi.
Ngoài ra, không có trạng thái loanh quanh. Chúng ta cứ chạy đi tìm, chạy đi tìm gì nữa.
Do đó, Sư giải đáp cho các quý Phật tử có những trở ngại trong con đường tu tập của ta, ở tại nhà cũng như nơi thiền đường.
Hôm nay quý Phật tử qua thiền đường bên Miến Điện, các trung tâm thiền của ngài Pa Auk, của ngài Mahasi, của ngài Pandita, của ngài Jatila, của ngài Kundara, của ngài Janaka,.. không có vị thiền sư ngồi với quý Phật tử đâu. Chỉ ở đây, sư ngồi với Phật tử, sư đi với Phật tử, theo dõi Phật tử sáng trưa chiều tối. Chứ còn nơi khác không có. Thứ hai nữa, không có mỗi buổi tối mỗi buổi sáng họ không có pháp thoại cho quý Phật tử bài toát yếu để quý Phật tử đi vào pháp hành đâu, cứ vô ngồi thiền thôi. 3 ngày lên trình pháp. Chỉ thế thôi.
Nhưng thật ra, technique họ không chia sẻ. Họ chỉ nói “niệm tiếp, niệm tiếp, niệm tiếp” Giữ chánh niệm, không bỏ rơi. Chỉ thế thôi. Tu tập tiếp. Tu tập tiếp thôi.
Nên quý Phật tử thấy, chúng ta bị dao động.
Còn chúng ta ngày hôm nay chúng ta trang bị đầy đủ hết thì chúng ta sẽ làm được.
Và sư tin chắc, sư có thể hỗ trợ quý Phật tử điều đó.
Cái nữa là chúng ta đi qua phần Phát thú.
Chúng ta đã qua phần Pháp thiện làm duyên cho pháp thiện.
Chúng ta đi sơ qua chút cho quý Phật tử thấy.
Như cô Diệu Giác đưa cho quý Phật tử bản sườn bài, quá hay đi. Bên đây là thập phúc hành tông, ở giữa là thập thiện nghiệp, bên này là thập Ba La Mật, rồi chia chẻ duyên, trang A2.
Bữa nay sư muốn nói mấy điều cho quý Phật tử hoan hỷ một chút.
Phần pháp thiện làm duyên cho pháp thiện, quý Phật tử mở trang A2.
Chúng ta sẽ thấy, học Phát thú, ta cần chỗ này.
1. Năng duyên : Tác nhân
2. Sở duyên : Hệ quả
3. Địch duyên : Ngoài hệ quả.
Thí dụ: Một đội banh túc cầu, thì chúng ta thấy, khi ra sân, bên đây 5 vị bên đây 5 vị, bên đội A có 5 vị ra sân, đội B có 5 vị ra sân. 5 vị này là năng duyên. Đá banh là hệ quả. Bên đây cũng vậy. 5 vị (năng duyên) ra đá banh túc cầu (Sở duyên). Đá hay đá dở sở duyên ảnh hưởng theo. Tuy nhiên, trong đội banh nó không có 5 người, có khi nó 20 người, thì 5 người ra ngoài còn 15 người ngồi đây, ngồi trên khán đài, thì 15 người này gọi là Địch duyên. Nó chưa tới. Chưa có dịp ra. Ông trọng tài thổi, đưa thẻ đỏ, thẻ vàng gọi ông này ra, cho ông khác vô thì ông này (trong 15 ông) vô thì phần địch duyên là ngoài hệ quả. Nó không có làm. Nó thuộc năng duyên, nhưng nó chưa vào trong vị trí đó với thời điểm đó và lúc đó nó chưa tạo tác mãnh lực do đó nó gọi là Địch duyên.
Cái thứ hai, trong mãnh lực duyên, nó có 2 loại :
- Sabhāga = Tấu hợp
- Ghaṭanā = Hiệp lực
Nó có 2. Giống như một ban hòa tấu nhạc. Trong ban hòa tấu nhạc họ có những nghệ sĩ có thể tấu hợp khúc này, không tấu hợp khúc kia.
Trong trang A 2 là Nhân hiệp lực, xong phần Nhân hiệp lực, qua trang A7 hay là trang A6, nó đề Nhân tấu hợp. Hai từ ngữ đó, quý Phật tử cần phải biết. Giống như người nhạc trưởng đánh trước một dàn nhạc opera, dàn nhạc hòa tấu, kêu bên này ngưng lại, bên này đánh lên, tới đoạn kế, ổng kêu ngưng lại, bên này đánh lên, xong khi kết thúc kêu oánh vô hết. Bỏ đờn, lấy tiền đi về.
Nên nó Tấu hợp và Hiệp lực.
Có những lúc quý Phật tử coi trong ban nhạc, người đánh nhạc còn người ca sĩ ca từ đầu tới đuôi hết rồi. không có ngừng. Nhưng ban nhạc, người kéo violon tới đây ngưng, người kéo đàn tranh tới đây ngưng, người kéo đàn bầu, tới đây ngừng. Nó không vô. Cái đó là Hiệp lực.
Do đó quý Phật tử phải thấy, trong Duyên có : Năng, Sở, Địch. Khi nào làm tác nhân, khi nào làm hệ quả, quý Phật tử phải phân biệt được thì mình mới thấy được mãnh lực này hiển bày pháp đó mình mới rõ được mãnh lực, chức năng, sự tạo tác của nó, và nó đem hệ quả thế nào. Mình đo lường được hết.
Cái thứ hai là có khi nó vô tấu hợp, có khi nó không tấu hợp. Có khi nó hiệp lực, có khi nó không hiệp lực.
Như vậy thì phần trang A2, quý Phật tử sẽ thấy: Ở đây đề hiệp lực có 11 duyên. Nhưng trong pháp thiện làm duyên cho pháp thiện quý Phật tử thấy có 9 duyên à. Bên ngoài là 11 duyên. Nhân duyên nó có 11 duyên nhưng vô pháp thiện làm duyên pháp thiện có 9 duyên. Vậy thì duyên nào vô duyên nào không vô chúng ta loại ra.
Khi qua tới phần thứ hai, Pháp thiện Vô ký, trang A3 thì nó còn có 8 duyên. Nó loại ra.
Tới phần Pháp thiện và pháp vô ký: Nó còn có 7 duyên.
Pháp bất thiện: Còn có 6 duyên.
Như vậy thì, mình mới thấy: Khi ta làm việc thiện nó có nhiều mãnh lực giúp. Khi ta làm việc bất thiện có ít mãnh lực tạo tác lắm. Chính cái đó mà đức Phật Ngài tìm ra được kẽ hở đó, chính cái đó Ngài ra được mãnh lực của cái thiện nó thù thắng Ngài mới đánh bạt cái bất thiện được. Mình mới có con đường giải thoát.
Còn không thì chúng ta thấy “tiền tiền vô thủy, hậu hậu vô chung” nhưng đối với Phật Ngài là “Tiền tiền vô thủy, hậu hậu hữu chung”.
Nếu học về Paṭṭhāna, chúng ta học về phần Abhidhammattha-saṅgaha nói tới tâm Bất thiện, có 12 ( 8 tham, 2 sân, 2 si). Nhưng khi ta học tới tâm thiện, có tới 37 (8 đại thiện, 9 thiện đáo đại, 20 tâm thiện siêu thế).
Nếu quý Phật tử làm 12 tâm bất thiện, 1 trong 12 tâm bất thiện nó cho ta 7 quả thôi. 7 quả này vô nhân.
Nhưng nếu tâm thiện, vừa hiệp thế, vừa siêu thế nó cho ta bao nhiêu tâm quả? 8 đại quá, 9 quả đáo đại, và 20 tâm quả siêu thế. Chúng ta sẽ thấy rõ như vậy.
Như vậy khi quý Phật tử thấy, không ai hoàn hảo cả. Có khi chúng ta trong quá khứ trong thời trước chúng ta không biết Phật pháp, ta không được dịp học, ta không có thầy hay bạn giỏi nhắc nhở chỉ dạy ta làm những chuyện sai trái, ta giết kiến, ruồi, đập chuột chết, giết gián, ... ta ghét nó không ưa, nó hôi, nó dơ, ta làm những cái bất thiện đó. Nhưng giờ ta biết rồi ta làm việc thiện. Mãnh lực duyên thiện nhiều hơn bất thiện thì ta có thể đánh bạt và ta chạy đi kịp.
Do đó, khi ta học về phần Phát thú này chúng ta sẽ thấy, nếu ta làm việc thiện, nhiều mãnh lực duyên sẽ hỗ trợ cho ta, nếu ta làm việc bất thiện ít mãnh lực duyên tiếp ứng cho ta lắm đâu.
Do đó, chúng ta sẽ thấy con đường chúng ta giải thoát, hay chúng ta thoát cảnh khổ trầm luân trong sanh tử chỉ có những cái thiện mà chúng ta sống thiệt sự trong tâm, ý nghĩ của ta, từ ý nghiệp tới thân nghiệp, ý nghiệp. Thiện làm duyên cho bất thiện thì mãnh lực duyên sẽ đến và những tâm thiền đó, những tác nhân của nó sẽ tới hỗ cho ta một cách trọn vẹn. Quý Phật tử sẽ thấy rõ. Chúng ta học cái đó chúng ta thấy nó có sự sai biệt.
Với một bất thiện làm duyên cho pháp thiện ta có 9 duyên hỗ trợ.
Nếu chúng ta làm bất thiện trong 3 nhân bất thiện thì nó chỉ có 6 duyên hỗ trợ ta thôi. (lúc đầu giảng sư ghi 7, sau đó khi đối chiếu bảng sửa lại là 6)
Quý Phật tử sẽ thấy rõ ràng như vậy.
Khi chúng ta phân tách ra : Tâm bất thiện chỉ có 12 tâm, mà tâm thiện có tất cả 37 tâm và có quả tương ứng. Rất sít sao.
Cái thứ hai. Chúng ta muốn bất thiện làm duyên bất thiện bằng cách nào?
Duyên nào vô, duyên nào không vô? Chúng ta thấy trong bản đồ, nó có sẵn. Chúng ta thấy nó dễ lắm.
Nó bỏ phần dị thục quả ra, pháp thiện làm duyên pháp thiện, trnag A2. 11 duyên, nó bỏ phần dị thục quả, nó bỏ phần bất tương ưng. 11- 2 = còn lại 9 duyên.
Khi chúng ta qua phần pháp bất thiện, thì nó bỏ cái gì? Bỏ câu sanh trưởng ra, bỏ quyền lực ra, bỏ đồ đạo duyên ra, không có con đường đi đến đạo quả, nó còn lại 6 duyên.
Rõ ràng vậy đó.
Khi anh làm bất thiện, anh sống trong sợ hãi, quả khổ đau chực chờ đón mình, quý Phật tử không có quyền lực nào trong người mình nữa, và cắt đứt con đường đồ đạo, đưa đến đạo quả Níp Bàn, và cắt đứt con đường trưởng duyên đưa đến mãnh lực hưởng quả phước báu.
Do đó, chúng ta sẽ thấy, mình học mình thấy: Thiện có 9 duyên, bất thiện còn có 6 duyên. Nó cắt 3 duyên mà 3 duyên đó là 3 duyên chính mà chúng ta cần phải nắm bắt được.
Thứ hai, trang A2, trong bất cứ ta làm việc thiện, việc bất thiện thì ở đây đức Phật Ngài đi tìm ra Ngài thấy: Luôn luôn có câu sinh duyên. Câu sinh là gì? Cùng sanh với nó. Khi tâm ta vừa nghĩ tới thiện là ta phải sống với nó, ta phải câu sanh với nó, ta phải hiện hữu, phải nương tựa nó và bất ly. Chúng ta đeo theo thiện đó, đeo theo tâm thiện đó, đeo theo tác nhân thiện đó, cho tới... thì nó mới thành tựu. Còn nếu chúng ta làm phân nửa, giống như ta ngồi thiền, ta không câu sanh y với nó ta không câu sanh hiện hữu, câu sanh bất ly với nó, ta cứ nhá nhử nhá nhử không bao giờ được kết quả được. Ta nghỉ tại đây. /.

Mục lục

sannhien.com.au