patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép. |
---|
Tâm Thiện Thiền Sắc Giới Hôm nay chúng ta đi qua phần Tâm Thiện Thiền Sắc Giới. Thiền-na trong danh từ Pali là Jhana, âm là Thiền-na chứ không dịch. Giống như chữ Buddha mình âm là Phật chứ không phải là nghĩa. Chữ Buddha dịch là Đấng Giác Ngộ. Do đó khi ta nói Thiền-na là âm từ Pali, Jhana. Jhana (Thiền-na) có hai ý nghĩa là: 1) Chăm chú vào đối tượng. 2) Thiêu đốt pháp nghịch. (Pháp nghịch có 5: Tham, Sân, Trạo hối, Hôn thùy, Hoài nghi) Vậy thì khi ta nói tới Thiền-na, một vị hành giả tiếng Pali là Yogi. Ngày hôm nay nói tới pháp môn là Yoga, tức là những hành giả Yogi tu tập định tâm, do đó ta không dùng danh từ tu tập để định tâm mà ta chỉ nói là Yogi hay Yoga là những hành giả đang tu tập mà thôi, chứ thực ra khi ta nói chữ Yogi với môn pháp Yoga họ là những hành giả đang tu tập trao dồi cho tâm họ được an trú định tâm. Những từ ngữ này nằm trong góc độ của Thiền-na, Jhàna. Chữ Jhana có hai ý nghĩa lớn là chăm chú vào đối tượng và cùng lúc thiêu đốt pháp nghịch, cùng một lúc chứ không cái trước cái sau. Khi ta chăm chú vào đối tượng và khắn khích với đối tượng tâm ta diệt những pháp nghịch với nó. Nếu tâm ta không chăm chú được đối tượng thì tâm ta bị pháp nghịch lôi kéo ta ra khỏi trạng thái trú tâm vào đối tượng ta đang có. Thí dụ như qúi Phật tử đang nhìn vô cây viết, mắt thì nhìn vô cái viết nhưng tâm qúi Phật tử đang nghĩ tới việc nhà của qúi Phật tử thì qúi Phật tử chưa có trú tâm, cái đó chỉ là tướng nhìn thôi chứ không phải tâm nhìn để mình thấy được đối tượng mình đang muốn nhìn tới. Do đó, khi ta nói tới Thiền-na (Jhàna) không thể gọi Jhàna là Thiền-na một cách đơn giản, chúng ta phải nói là: - Những phương pháp xưa kia Đức Phật Ngài dạy chăm chú đối tượng thiêu đốt pháp nghịch. Hôm nay chúng ta đang hành tu tập ta gọi là ta hành thiền. Chứ thực ra không có nghĩa đó. Tiếng Pali gọi là tu tập hành thiền là "bhàvanà", chứ không có nói ta hành thiền là Jhàna được. Thì khi tu tập hành thiền bhàvanà, có hai loại phương cách là Chỉ và Quán. Chỉ là Samadhi hay là Samadha Quán là Vipassana Thì nói như vậy, khi ta tu tập với hai phương pháp Chỉ và Quán, ta là một hành giả Yogi hay Yoga. Do đó, từ ngữ bhàvanà là tu tập sát cạnh hơn là từ ngữ Jhàna Thiền-na mà chúng ta đang là Yoga hay là Yogi, là chúng ta đang trao dồi con đường làm sao tâm của ta gột rửa những phiền não để tâm ta an trú lắng đọng tâm xuống để an tịnh tâm ta lại thì ta đang gọi là tu tập trao dồi hành thiền Chỉ và Quán để tâm ta được an trú an tịnh. Do đó, nghĩa đó mới có ý nghĩa được. Khi ta tu tập phương pháp nào trong hai phương pháp Chỉ và Quán qúi Phật tử đang gọi là trao dồi làm cho tâm ta được khắn khích đối tượng mà ta đã chọn và, chúng ta đang tiêu diệt những pháp nghịch còn bùng nổ lên quậy phá trong khi ta đang chăm chú vào đối tượng. Hành thiền tức là chúng ta đang hành trạng thái chăm chú đối tượng và thiêu đốt pháp nghịch. Hành thiền là tu tập Chỉ hay là Quán. Chứ không thể nói hành thiền đơn giản là chúng ta chỉ nói chúng ta lợi dụng từ ngữ thiền hay là ta chưa nắm rõ được ý nghĩa chữ Thiền-na do đó chúng ta không có đi sâu vào để lấy được chất phẩm của Thiền-na hay con đường ta đang tu tập. Trên con đường đi đến đạo quả Niết-bàn hành giả nào hay người Phật tử nào cũng vậy, phải tu tập hai phương pháp Chỉ và Quán và dốc lòng trao dồi phương pháp đó theo cách của Thiền-na (là chăm chú vào đối tượng và cùng lúc thiêu đốt pháp nghịch) để đạt được đạo quả Niết-bàn hay là chứng đắc Thiền. Trên con đường tu tập với hai phương pháp Chỉ và Quán nỗ lực tiến tu trao dồi Thiền-na ta sẽ thành tựu được kết quả của nó. Thì phương pháp Chỉ và Quán, vận công tu là Thiền-na, đạt được kết quả tâm đắc định, hay là đắc đạo quả giải thoát. Khi ta dùng phương pháp mà ta dụng công tu tập như vậy chúng ta sẽ đạt được kết quả nếu là thiền Chỉ thì đắc định, còn thiền quán thì đạt đạo quả Niết-bàn giải thoát. Ta phải nắm rõ được 2 ý nghĩa đó thì chúng ta sẽ có kết quả. Nếu ta tu tập với hai phương pháp Chỉ và Quán nhưng ta không dụng công của Thiền-na là chăm chú vào đối tượng và thiêu đốt pháp nghịch mỗi sát na tâm lúc đang sanh khởi thì ta không đạt được kết quả đắc định hay đắc đạo đắc quả Niết-bàn giải thoát. Đây là phương pháp, đây là công dụng mình phải rèn luyện tu tập để đạt được kết quả đắc định hay đạo quả Niết-bàn, hai hướng đi rõ ràng. Do đó, mình phải hiểu đối tượng của mình là gì và mình đang tu phương pháp nào, hay là mình đang trao dồi phương pháp nào và kết quả mình nhắm tới là mục tiêu của nó là ở vị trí nào, chúng ta mới thực hiện được. Còn nếu như qúi Phật tử không có hướng tâm chọn một phương pháp nào mà qúi Phật tử không dụng công trong việc làm phương pháp này để mình đạt đến mục tiêu mục đích nào thì chúng ta đi miên man mãi chỉ tốn hao thời gian công sức lực của mình mà không có kết quả gì cả. Đó là thứ nhất. Thứ hai, trong sự tu tập nói tổng quát thì có hai hạng người, chứ không kể hết được nhiều hạng người. Người thứ nhất là họ tu gieo duyên cho ngày vị lai có cơ hội để họ đạt đến kết quả chứ không ngay bây giờ. Còn người thứ hai dốc lòng tu muốn đạo quả ngay bây giờ. Hạng người thứ nhất chỉ là gieo duyên chưa đắc đạo quả trong đời này hay chưa đắc định trong kiếp này, trong thời gian này phải hạ quyết tâm tu tập mỗi ngày đều phải đúng giờ, bận cái gì cũng phải gác bỏ hết, ngồi xuống tu thiền. Đó hạng người thứ nhất, đó là điều tiên quyết, và đó là điều khẳng định và không sai trật và không du di với các vị thiền sư, họ không cần du di vì lý do bệnh hoạn, phải làm như vậy mới là gieo duyên. Hạng người thứ hai, muốn đắc đạo quả liền, phải gác bỏ hết tất cả sự việc sự tình sự thế lo tu ngày cũng như đêm không nói thời gian, dốc lòng tu rốt ráo tu, đó là hạng người thứ hai. Ngoài 2 hạng người đó là những thành phần dự bị khi nào có đủ điều kiện mới vô được hạng người thứ nhất hay hạng người thứ hai, chứ thực ra không đơn giản, do đó khi qúi Phật tử không tu tập đều như vậy thì kết quả mỗi ngày mà qúi Phật tử ngồi thiền không thể nào nói lên một tỷ giá để nhận định so sánh, để định kết quả được. Với Sư dù bận rộn gì chết sống gì cũng phải ngồi, gục lên gục xuống mệt mỏi bao nhiêu chuyện cũng phải ngồi, mà Sư chỉ là hạng người thứ nhất thôi, Sư không đắc đạo quả được trong kiếp này, tại vì Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng Sư không bỏ và cái ngồi của Sư là phải quả quyết như vậy, mỗi ngày Sư phải lượm lại một chút Sư nhận định được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày trước Sư phải tìm ra được. Thành ra Sư có nhiều sự nhận xét trong kinh nghiệm Sư đã có. Còn qúi Phật tử không có, tới ngày Chủ Nhật mới ngồi 1 giờ mà trình báo 1 tháng mà nói tôi thấy đủ thứ hết, đó là cái thấy của hàng dự bị. Do đó, Sư chưa nói tới hạng thứ hai. Thành ra cái sự mà có theo, có đi, và có để ý, mới có cái nhận xét và có tiếng nói có ý nghĩa được. Còn không theo, không có đi, không có nhận xét, thì khi một buổi sáng buổi chiều khác biệt nhau hết, muôn trùng khác biệt, nhiều muôn trùng đủ thứ trường hợp xảy ra với trạng thái chúng ta đang ngồi xuống. Do đó, đối với một người tu tập bền bỉ kiên trì kiên cố vững chắc không lung lay bất thối chuyển mới gọi là gieo duyên mà thôi, chứ nếu như mà qúi Phật tử nói đắc đạo quả hay đắc thiền định là qúi Phật tử phải hạ quyết tâm bắt cho bằng được thì mới được chứ còn không thì qúi Phật tử mong được kết quả thế này mà một sớm một chiều là không thể nào có bảng đúc kết trình báo cho các vị thiền sư để có kết quả được, rất là khó. Chăm chú vào đối tượng thiêu đốt pháp nghịch từng sát na mà tâm ta chưa bắt được, chúng ta khi có khi không, thì kết quả này không thể nào một sớm một chiều mà có được. Chăm chú vào đối tượng nào? Có hai là đối tượng ngoại và đối tượng nội. Đối tượng ngoại là đề mục, đối tượng nội là nội tâm, đối tượng chính và đối tượng phụ. Chăm chú vào đối tượng thiêu đốt pháp nghịch luôn luôn hằng có. Pháp nghịch có 2 là pháp nghịch khách quan và pháp nghịch chủ quan: - Pháp nghịch khách quan là trạng thái nó đang hiện bày. - Pháp nghịch chủ quan là nghiệp báo, nghiệp quả trổ sanh cho chính mình. Do đó, trường hợp khi một người ngồi thiền và một người nói về thiền mà không nắm được hết toàn bộ, không biết người biết ta thì khó lòng giải quyết được vấn đề ta đang có. Phương pháp tu thiền từ thời Đức Phật Ngài nói đã được ghi trong kinh và những Thinh Văn đệ tử Đức Phật tu thiền được ghi trong kinh như Ngài Xá Lợi Phật, Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Ca Diếp qua các bài kinh Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragatha) và Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha), các vị đã đưa ra những kinh nghiệm chứng đắc, qúi Phật tử nên đọc để học kinh nghiệm của các Ngài. Thi không thể nào nói con đường mình đang đi như thế nào với một biên kiến một tư kiến được nói theo kiến thức mình đang có. Chúng ta đang tìm chân lý và mong cầu đơn giản nhất, nhỏ nhất là, mình đạt được kết quả gì trong Thiền Định của mình, thật sự rất là xa vời rất là mênh mông. Khi qúi Phật tử hiểu được dụng công của Thiền đúng thật sự là Thiền thì qúi Phật tử thấy con đường tu tập của mình mới có giá trị. Khi qúi Phật tử không thấy cái dụng công của Thiền thì sự tu tập của qúi Phật tử coi một cách thoáng qua thì thật sự đau lòng cho chức năng của Thiền-na có trong giáo lý của Đức Phật để lại con đường đó là con đường sanh trí tuệ, không thể nói được. Do đó, qúi Phật tử thấy sự tu tập Chỉ và Quán để đạt được Thiền-na là con đường tất yếu đi đến Trí Tuệ, qúi Phật tử phải khai thác, phải dụng công, phải dùng mọi cách thì lúc đó sự tu tập này được kết quả đắc định, đắc đạo quả, chưa kể hai hạng người chúng ta đang nói ở đây. Do đó qúi Phật tử sẽ thấy chữ Thiền-na có chiều sâu hết sức là thận trọng. Những tâm thiện mà chúng ta đang học đây là những tâm đắc được Thiền, còn qúi Phật tử đang tu là qúi Phật tử đang tu tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo. Khi qúi Phật tử đang hành thiền là qúi Phật tử sài một trong 8 tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo. Nhưng khi qúi Phật tử đắc được thiền thì qúi Phật tử mới có được tâm thiền này chứ không phải qúi Phật tử đang hành thiền, qúi Phật tử đang tu tập thiền mà qúi Phật tử có được tâm thiền, hai cái đó phải rõ ràng phân biệt nhau. Trên con đường mà ta tu tập, hành giả tiến tu xử dụng 1 trong 8 tâm đại thiện Dục Giới Tịnh Hảo. Mà nếu như qúi Phật tử hành thiền mà xử dụng 1 trong 8 tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo thì qúi Phật tử sẽ gặt hái được 50/50. Qúi Phật tử muốn như vậy thì qúi Phật tử sẽ xử dụng 1 trong 8 tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo này, nhưng mà có một số qúi vị Phật tử ở đây không chịu 50/50 , nếu qúi Phật tử muốn 50/50 này qúi Phật tử sài hết 8 tâm, nếu qúi Phật tử muốn 75% thì qúi Phật tử cắt bớt những tâm bất tương ưng trí, đừng có sài khi chúng ta đang tu thiền mà chúng ta không dùng trí tuệ mà thấy được pháp thì qúi Phật tử chỉ có 50/50 tại vì 8 tâm đại thiện này chúng ta có tương ưng trí và bất tương ưng trí, còn qúi Phật tử sài hết thì qúi Phật tử không thể nào đạt được kết quả 75%. Như vậy thì khi mà 50/50 là qúi Phật tử sài hết 8 tâm, khi ta nghe người ta trình pháp thì ta nói bất tương ưng trí có sẵn luôn, tương ưng trí thì ít thôi mà bất tương ưng trí rất nhiều, do đó khi trình pháp là không có trí tuệ là biết là họ có 50%, nhưng mà họ lên họ trình bày xâu sắc, nhưng mà họ chỉ là 75% tại vì họ biết lọc bất tương ưng trí, họ dùng tương ưng trí để bám theo pháp khi họ đang hành thiền thì họ có nhưng mà mình nói 75% thôi. Nếu mà tương ưng trí vô dẫn thì được 100%. Còn qúi Phật tử mới bất tương ưng trí thanh lọc tâm lấy trí tuệ xâu xét nhưng mà cứ lù đù hoài thì 75%. Do đó, qúi Phật tử thấy, có học thì mình biết góc độ của hành giả hành thiền ở cấp độ nào biết liền, mình nghe với cấp độ nào, nó có sẵn, nó có chuẩn mực rồi, nên thiền là phải có trí, mà nếu hành thiền mà không dùng trí thì không đạt được kết quả như ý muốn, nó chỉ là phân nửa thôi. Sư dẫn chứng cho qúi Phật tử. Khi qúi Phật tử chăm chú vào đối tượng, như vậy thì khi đối tượng (hành giả đang đi thiền Chỉ) đối tượng này hành giả đang theo dõi nó, là nó hay là của mình. - Nếu đối tượng là của nó và mình nhìn thấy nó và không có mình ở trong đó là mình quán xét mình thấy. - Còn nếu như đối tượng này là của nó mà mình thấy mình có trong đó là của mình chứ không phải của nó. Sư nhắc lại: - Đối tượng này là của nó mình chỉ nhìn thấy nó là của nó, mình chỉ nhìn thấy nó thôi, chăm chú nhìn là đối tượng đó là của nó. - Còn đối tượng mà mình nói là của nó nhưng có mình ở trong đó thì đối tượng đó là của mình. Sư đi sâu vô chút xíu, Sư đang nói cõi người, giờ Sư vô chi tiết. Ví dụ: - Đối tượng là hơi thở nếu của mình thì nó theo mình, còn nó không theo mình thì mình lầm nó là của mình, mình chỉ thấy thôi, Sư nói Thiền Chỉ thôi, cái đó gọi là 8 tâm đại thiện hay là 4 tâm tương ưng trí hay là bất tương ưng trí là có cái đó. - Hơi thở là của nó và mình chỉ nhìn nó để biết được nó chứ không phải là của mình để mình biết chủ quan là của mình như vậy là có trí, chỉ theo dõi thôi là mình có trí rồi. Thứ hai, pháp nghịch lên - chủ quan hay pháp quan. Pháp nghịch chẳng hạn như, hôn trầm, thụy miên, phóng dật, tham, sân, hoài nghi sanh lên, qúi Phật tử thấy cái đó là chủ quan hay là khách quan? - Chủ quan là ta biết nó, nó đến ta đánh nó không được, ta chịu thua nó - Khách quan là ta không biết nó, nó đến lúc nào ta không hay. Chẳng hạn như đang chăm chú vào hơi thở mà một phút giây nào qúi Phật tử không kịp theo dõi hơi thở, tâm đang phóng ra ngoài, là qúi Phật tử bắt không kịp, nó chạy đi rồi, là khách quan với nó. Con của qúi Phật tử, qúi Phật tử theo dõi ngày đêm mà mình mới vừa lơ đễnh là nó phóng đi liền, đó là khách quan. - Còn qúi Phật tử theo dõi nó chính xác mà nó vẫn phóng đi được là mình chủ quan quá mình mới bị nó gạt. Như thế thì pháp nghịch qúi Phật tử chưa phân biệt được cái nào là chủ quan cái nào là khách quan. Khi ngồi thiền mình phải tính nắm bắt cái đó nữa mà qúi Phật tử không nắm bắt được cái đó thì 50/50 hoài. Chủ quan không biết, khách quan không biết, nó hay mình không biết nữa rồi mình ôm lấy cái đó mình ngồi cũng ngồi giống như người ta ngồi nhắm mắt. Pháp nghịch chủ quan và khách quan. Đó là đối tượng có pháp nghịch và hai nữa là nghiệp báo nó đến với mình với trạng thái nó đến của nó là của pháp nghịch hai cái đó mình chưa phân biệt được. Đối tượng nó có pháp nghịch và nghiệp báo nó đến mình chưa phân biệt được nó là mình đánh không được. Do đó, thế nào là chủ, thế nào là khách, thế nào là đối tượng có pháp nghịch và chính nó là nghiệp của mình đang trổ mình phải trả, đó là pháp nghịch, không phân biệt được. Ví dụ, qúi Phật tử đang ngồi thiền, cơn nhức đầu nó đến, qúi Phật tử phải xả thiền đứng lên, đó là một pháp nghịch, trả lời đó là nghiệp, hay là tại vì qúi Phật tử đang chăm chú quá nhiều vào đối tượng, đối tượng nó làm qúi Phật tử nhức đầu, không có lối thoát ra làm qúi Phật tử nhức đầu. Dụng công quá nhiều làm bong đầu nhức óc, mà khi đó phải làm gì, vì họ không quân bình điều ngự Ngũ Quyền, Tín, Tấn, Niệm, Định. Tuệ, một cách khéo quân bình, họ bị sanh ra họ nói là nghiệp của tôi đang trổ, oan gia nghiệp báo nó đến đòi tôi, tôi ngồi chịu không được. Mình nói một cách khách quan chứ mình không thấy được đối tượng nó có pháp nghịch, mình không quân bình được đối tượng, pháp nghịch nó đến vì đối tượng mà chúng ta đang tu, qúi Phật tử hoang mang vấn đề cho đó là nghiệp báo. Phải có trí tuệ, mà trí tuệ là con đường văn tư tu, qúi Phật tử luôn luôn phải có, hôm nay qúi Phật tử đang là trí tuệ văn, rồi qúi Phật tử ngồi nghiền ngẫm lại là trí tuệ tư, rồi chút nữa ta ngồi thiền là trí tuệ tu, mình lượm ra được thế nào là đối tượng, thế nào là pháp nghịch, thế nào là khách, thế nào là chủ, thế nào là nó, thế nào là mình, thế nào là nghiệp báo của nghiệp pháp nghịch hay là đối tượng ra pháp nghịch. Qúi Phật tử sẽ thấy mình đang theo dõi đối tượng một cách trí tuệ và sẽ nhìn thấy pháp nghịch nó đến vì đối tượng hay là nghiệp báo mình đang dụng công tu tập diệt trừ nó. Đối tượng nào cũng là đối tượng là nó để mình được nhìn thấy nó và hiểu được nó, chớ không phải mình hiểu được nó theo như mình biết được nó của mình có biết được. Pháp nghịch có 5: Tham, sân, trạo hối, hôn thùy, hoài nghi. - Tham, ta biết đối tượng làm ta tham, hay ta tham trong đối tượng. Đối tượng làm ta tham ta phải biết. Ta tham trong đối tượng ta cũng phải biết. Đối tượng làm ta tham là đối tượng là nó, mà ta tham trong đối tượng, đối tượng đó là mình, nó là pháp nghịch. - Sân, đối tượng làm ta sân, hay ta sân trong đối tượng, ta cũng phải biết, qúi Phật tử không biết là không được. Thí dụ, mình chạy xe ngay chạy đúng, người chạy xe trước mặt ta chạy ngang chạy ngược chạy ẩu, thì người đó (đối tượng) làm ta sân (là chủ quan) hay là ta sân với người đó (là nghiệp báo). Do đó, con đường tu ta phải biết được, đối tượng, pháp nghịch, nghiệp báo. Sư sợ, không sợ vì pháp nghịch, Sư sợ, không sợ vì đối tượng, Sư sợ là oan gia nghiệp báo tái lập lại ta đi vào luân hồi uổng phí cuộc đời tu mình biết Phật Pháp, biết Phật Pháp rồi không muốn oan gia nghiệp báo nữa, đối tượng chỉ là đối tượng, pháp nghịch chỉ là mình thấy mình biết chứ không để tạo ra một oan gia nghiệp báo cho chính mình, do đó phải thiêu đốt pháp nghịch, và chỉ chăm chú đối tượng dưới đối tượng là của nó chứ không phải của mình, đó là qúi Phật tử đang sàn lọc tâm thức mình, người ta bỏ vào bao nhiêu thứ mình phải sàn lọc lại cho tâm thức mình, để mình có cái gì mình muốn có chứ không phải cái gì mình cũng ôm vô hết. Đó mới là người tu, là thiền-na. Thiền-na không phải là ngồi trong thiền đường, không phải trong giờ ta ngồi thiền tập, mà trong đời sống hàng ngày, trong mọi phút giây ta phải có thiền-na, phải dụng công tu tập để thanh lọc tâm ta đạt được kết quả an tịnh tâm, lúc đó ta mới có phương pháp tu, chứ không phải chỉ tới thiền đường. - Trạo hối là phóng dật, hối hận, hai pháp đó là pháp nghịch của ta. Ta phóng dật vì đối tượng, hay đối tượng làm ta phóng dật. Xe lửa chạy quá nhanh tâm ta bắt không được, ta phóng dật theo xe lửa. Quạt máy quay quá nhanh ta nhìn không được từng cánh quạt tâm ta phóng dật theo cánh quạt, người đưa tay lên xuống quá nhanh ta không bắt kịp ta phóng dật theo tay người, người ta nói nhanh quá ta không nghe kịp làm ta phóng dật trong khi đang nghe, trạng thái đó là đối tượng của ta hay là ta. Xe lửa chạy nhanh ta không muốn tâm ta phóng dật, việc làm của xe lửa là xe lửa, tâm ta vẫn an trú trong việc của mình có. Quạt máy quay tâm ta vẫn yên ta không bị quay theo nó, ta nhìn tâm ta. - Hôn trầm và thụy miên. Đối tượng làm ta bị hôn trầm thụy miên hay là ta hôn trầm thụy miên vì đối tượng, uể oải với đối tượng đó, không hứng thú hay hấp dẫn với đối tượng đó, mệt mỏi chán chường với đối tượng đó, tâm ta hay là đối tượng đó làm cho ta hiện bày cái đó. - Hoài nghi. Việc đó ta không biết hay, việc đó làm cho ta không biết ta sanh nghi. Công thức đó, bài bản đó, người ta đưa mình làm cái bánh đó, qúi Phật tử nấu cái bánh xong bánh bị khét ta nghi người chỉ không kỹ, ta khởi sanh tâm hoài nghi. Qúi Phật tử làm khét bánh là do qúi Phật tử không biết làm hay là người chỉ qúi Phật tử làm không kỹ. Do đó hoài nghi này vì ta không biết pháp ta sanh hoài nghi, ta biết pháp ta đâu có hoài nghi. Những pháp nghịch mà qúi Phật tử không biết đó là vì đối tượng ta chưa thông suốt hay là nghiệp che lấp ta không thấy được đối tượng, pháp nghịch đang hiện bày, qúi Phật tử phải nắm bắt cái đó. Khi việc gì Sư không biết Sư không dám làm, mà một khi Sư biết và làm thì Sư không có hoài nghi, chắc chắn Sư có niềm tin Sư mới làm được. Giữa người có niềm tin và rõ biết khác biệt với người không rõ biết và niềm tin không có là hoài nghi luôn luôn có. Vậy thì sự hoài nghi này là oan gia nghiệp báo nó rượt đuổi ta bao nhiêu lâu nay tại ta không tìm cầu con đường giải đáp hoài nghi của ta về trí tuệ, thì đó là pháp nghịch của đối tượng. Do đó ta phải biết Thiền-na, ta chăm chú đối tượng này phải có câu hỏi để làm gì. Ta thiêu đốt pháp nghịch để làm gì? Từ câu hỏi đó ta mới dụng công được, ta chăm chú đối tượng để ta hiểu được đối tượng, không phải mục đích của Thiền-na, ta phải đi tới mục đích của ta. Thiêu đốt pháp nghịch để chúng ta thắng được đối tượng với pháp nghịch đang có để đi tới một cái Niết-bàn. Do đó có những người tu mà không đặt câu hỏi, tôi chăm chú đối tượng này để làm gì không phải để ta chinh phục đối tượng, con cóc nó búng nhanh hơn ta hay là ta quản lý nó ta rượt nó mà nhanh hơn nó búng không kịp để làm được cái gì, giữa mình với nó hơn thua để làm cái gì, ta không đặt cái đó, thì cái đó mới là Thiền-na Do đó biết bao nhiêu vị ngồi thiền và cả các vị thiền sư, tôi chăm chú đối tượng, tôi hành thiền, cái câu hỏi để làm gì? phải có mục tiêu. Đây chỉ là một phương tiện đang dụng công, phải đắc định đắc đạo quả, con đường đó ta chưa đi tới, phải đi tới không được dừng lại. Tôi thiêu đốt pháp nghịch, tôi là người chiến thắng. Chiến thắng trên sự chiến thắng của pháp nghịch đó để mình ở lại nơi đó mình sẽ là một pháp nghịch của mình ở tại nơi đó chứ không phải là mình đã diệt các pháp nghịch trong cuộc đời mình đang tu tập. Chính cái đó qúi Phật tử không có. Ta chưa dừng lại được, ta phải đi nữa để đạt đến mục đích của ta, đây là một phương tiện chưa đạt được cứu cánh thì ta còn phải đi, chưa dừng lại được, thì lúc đó con đường tu tập của ta còn phải dụng công Thiền-na. Thiền sinh: Thưa Sư, trong Thiền-na mình chăm chú vào đối tượng, mà đối tượng có hai phần là nội phần và ngoại phần, thì ở ngoại phần thì dể hiểu là mình thấy nó không liên hệ gì đến mình, mình cũng không cần quan tâm đến nhiều, nhưng mà nội phần thì mình lại phân biệt nó là của ta hay không phải của ta, thì phần này con cũng còn thắc mắc, con cũng chưa rõ định được phần đó, còn thiêu đốt pháp nghịch, thì cũng vậy, nếu mà pháp nghịch đó ở ngoài thì theo chủ quan với khách quan thì con thấy rằng cái gì mà không làm cho mình lợi lộc cho tâm mình an lạc thì mình coi như là cái đó là pháp nghịch? TT trả lời: Không phải như vậy, khi qúi Phật tử nói về đối tượng ngoại phần hay nội phần, qúi Phật tử nói nếu đối tượng ngoại phần để qúi Phật tử nói để hiểu thôi chứ quan trọng là qúi Phật tử coi đó đối tượng nội phần để điều chỉnh để cho cần thấy, cả hai điều đó là mình dễ khinh xuất, đối với người tu tập dù của nó hay của mình luôn luôn lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác, chính nó cho ta bài học, chính mình cũng cho ta bài học, chứ không phải nó không cho ta bài học chính mình mới dạy ta bài học, cả hai đều có hết. Qúi Phật tử sẽ thấy nếu như người mẹ mà không có tâm lý của đứa con thì khó lòng dạy được đứa con vì chính nó cho ta bài học là tại vì ta coi thường nó, bài học đầu tiên nhất mình dạy không được nó vì mình coi thường nó, chứ nếu ta thận trọng ta coi chính xác nó và ta rõ biết nó ta hiểu biết con đường ta phải làm việc với nó thì ta không thể nào bị nó cho ta bài học được, cái đó qúi Phật tử không nên nói ngoại phần là nhẹ nội phần là chính là quan trọng, không phải, mà cái nào cũng cho ta bài học, cái nào ta cũng phải lượm được hết, chứ đừng coi cái này chính cái kia nhẹ. Thế nào là nghịch, pháp nghịch nào là chủ, nào là khách. Qúi Phật tử biết cái nào là chủ, biết cái nào là khách để mà hiểu được thì qúi Phật tử đạt được 75%, hay 100%. Khi pháp nghịch đó là tham, con người mình vốn hay tham, gặp cảnh thường hay tham, cảnh lôi cuốn hấp dẫn làm cho mình tham rồi mình khởi sanh tâm tham, từ trước giờ mình không có tánh tham mà giờ thấy cảnh lôi cuốn hấp dẫn này thì sanh tham. Thì cái đó là chủ hay khách, mình phải coi. Cái người thường tham, thấy tham không biết mình tham do đó không thấy mình tham, còn người chưa từng tham mà bây giờ bộc tham lên thấy rõ mình có tham thì xấu hổ. Người từng sân khi sân không biết mình sân, người thường tham khi tham không biết mình tham, những người đó thường chủ quan và không bao giờ thấy được pháp nghịch của nó đang có, mà chỉ thấy pháp nghịch của mình đang tạo ra để có pháp nghịch mà thôi. Lúc đó qúi Phật tử ở trong 2 vị trí đó. Thiền sinh: Thưa Sư, con thấy Sư nói Thiền-na là chăm chú vào đối tượng, khi mà đối tượng là cái bánh ú 3 mặt là thấy sự kiện nó xảy ra . TT trả lời: Sư đang nói về thiền Chỉ thì không có thí dụ bánh ú 3 mặt là của thiền Quán. Thiền Chỉ thì chỉ theo dõi hơi thở vô ra, hơi thở vô biết hơi thở vô, hơi thở ra biết hơi thở ra mà thôi, tham khởi lên biết tham, sân khởi lên biết sân, hôn trầm khởi lên biết hôn trầm, mình thấy nó thôi. Khi qúi Phật tử ngồi thiền-na, qúi Phật tử thấy lời Phật dạy hay là mình hiểu giá trị của Đấng Giác Ngộ, lời Phật dạy là cái giỏ bên ngoài mà hiểu giá trị Đấng Giác Ngộ là thâm thúy chiều sâu hành thiền Đức Phật đã có mình mới hiểu được ý nghĩa, qúi Phật tử phải giác ngộ chứ không phải lời Phật dạy mới ra được, chứ qúi Phật tử đứng bên ngoài thì không có ý nghĩa. Chúng ta đi tới con đường ta đang tu. Vậy thì, khi chúng ta ngồi Thiền Chỉ là phải đạt đến mục đích của ta là đắc Định. Chăm chú đối tượng này ta phải nhắm tới, thiêu đốt pháp nghịch này cũng phải nhắm tới đó và cả hai chăm chú đối tượng và thiêu đốt phải cùng một lúc nhắm về hướng đó chứ không phải cái trước và cái sau mà, làm cùng một lúc. Giống như chiếc máy bay đang chạy trong phi đạo chuẩn bị bay lên bầu không gian, chiếc máy bay đó bắt buộc phải rời khỏi phi đạo mới cất cánh bay lên, mà nó chạy hoài chưa bay lên, khi nó muốn đi lên thì bắt buộc nó phải rời khỏi phi đạo thì nó mới đi lên được, thì cái đó cùng một lúc chứ không phải là so le. Thì qúi Phật tử chăm chú đối tượng thấy được mục đích của ta thì pháp nghịch ta phải cắt đứt liền ta mới đạt được sự chăm chú đối tượng để đạt đến mục đích của ta được. Con đường tu bắt đầu đi qua tiến trình tâm thức nếu như ta chọn đối tượng bên ngoài thì phải đi từ lộ ngũ môn. 1) Đối tượng bên ngoài ta nhìn thấy qua lộ nhãn môn. 2) Sau khi lộ nhãn môn xong tới lộ ý môn - để hướng tâm tới mục đích của ta. Nếu như lộ ngũ môn đang dụng công Thiền-na, mà lộ ý môn hướng tâm đến mục đích đang tu tập để đạt tới mục tiêu. Nếu lộ ngũ môn là nhãn môn là ta đang dụng công Thiền-na để tu tập đạt đến mục đích là lộ ý môn. Thí dụ: Với người hành thiền Chỉ để một đề mục trước mặt cách 7 tấc và họ bắt đầu chăm chú nhìn vào đối tượng đó, mở mắt ra nhìn, rồi nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra nhìn, rồi nhắm mắt lại. Nhìn hoài không rời, lúc mở mắt ra không rời, mà nhắm mắt cũng không rời đối tượng. Bắt đầu dụng công Thiền-na chăm chú vào đối tượng, mở mắt nhìn, nhắm mắt lại nhìn, nhìn hoài như vậy là đang ở Lộ Ngũ Môn (nhãn môn). Khi đối tượng đó xuyên suốt và không rời và bền vững trong tâm thức qúi Phật tử đang có nó qua Lộ Ý Môn thì đối tượng đó không dừng tại nơi đó, ta phải đạt tới mục tiêu, lúc đó ta dụng công tu tập để đến đắc định. Thiền-na là phương pháp dụng công để chúng ta đạt đến cứu cánh tu tập là đắc định. Người yếu về tâm thì, dùng Ngũ Môn trước, Ý Môn sau, để trụ tâm ở lại. Thí dụ, ngồi với đề mục trừu tượng tâm qúi Phật tử sẽ bị hai hiện tượng: - Một là phóng dật. - Hai là hôn trầm thụy miên. Nếu đối tượng đó là trừu tượng, qúi Phật tử ngồi nghĩ hoài không ra, suy nghĩ hoài không được, đối tượng trừu tượng qúi Phật tử không nắm bắt, không thấy, không giữ được là trừu tượng, làm cho tâm qúi Phật tử dễ bị phóng tâm dễ bị hôn trầm. Với đối tượng thấy được mình không dễ gì bị phóng tâm, vì nó ở trước mắt sờ sờ như vậy qúi Phật tử không thể nào bị hôn trầm thụy miên được. Các vị Thiền Sư cho rằng các vị hành giả yếu về tâm phải dùng đối tượng có hình ảnh để cột tâm lại. Với người tâm mạnh họ không cần phải có những đối tượng hiện hữu trước mắt họ để họ nắm bắt nên họ thiền với đề mục trừu tượng, chẳng hạn họ rải tâm từ hay họ niệm hơi thở, mình không nắm bắt mà chỉ ngồi nhìn thấy nó với trạng thái nó vô ra thôi, nó là hình tượng làm ta dễ bị phóng tâm, dễ làm chúng ta bị hôn trầm dù rằng nó có trong ta, vô và ra, nó luôn luôn liên tục như vậy đó, thì người đó không có Lộ Ngũ Môn, mà Lộ Ý Môn này tới Lộ Ý Môn kia. Như vậy những người yếu tâm họ phải có đề mục là đối tượng không trừu tượng họ mới dụng công được. Còn người mạnh tâm thì họ sẽ có một Lộ Ý Môn trước để biết đối tượng của mình, một Lộ Ý Môn thứ hai để hướng tâm tới mục tiêu mình đạt tới. Do đó, mình phải hiểu: một mình là người yếu tâm, hai là người mạnh tâm. Ở hai lãnh vực đó tự mình biết. ĐĐ Ca Diếp là một vị du sĩ ngoại đạo thờ thần lửa, nhưng tới khi được Đức Phật độ đắc Quả Alahán, đề mục thiền của Ngài vẫn là lửa. Cách thức ngồi thiền đề mục lửa là hành giả phải che tất cả xung quanh tầm nhìn của hành giả và chỉ chừa chừng một bàn tay hình vòng tròn có cây đèn cầy đang được đốt cháy sáng, tất cả ngoài khung tròn có ngọn lửa thì được che dán lại. Hành giả bắt đầu ngồi niệm đề mục lửa, nhìn ngọn lửa đó cho dù ngã qua ngã lại, thụt lên thụt xuống, hành giả vẫn chỉ thấy lửa, nhắm mắt lại vẫn thấy lửa, mở mắt ra vẫn thấy lửa, đó là hành giả đang dùng đề mục có hình sắc, không phải là trừu tượng, tại vì mình yếu tâm. Nhưng đối với Kassapa (Ca Diếp) Ngài không cần ngọn đèn cầy này, nhắm mắt lại Ngài thấy lửa liền đó là Ngài mạnh tâm, thì lúc đó từ ý muốn đến Ý Môn Ngài không dùng Nhãn Môn để thấy ngọn lửa như ta đang cần có để mình thấy ngọn lửa, nhắm mắt lại nhìn thấy lửa vẫn còn đó thì lúc đó là Lộ Ý Môn hướng tâm về hướng đi của ta. Khi qúi Phật tử nhìn với trạng thái đó thì đầu tiên ngọn lửa đang chuyển động với ngọn đèn cầy chúng ta đang có mà chúng ta bọc hết chung quanh không bị chi phối những gì chung quanh nó nữa, thì những lúc trạng thái lửa lay động qua lại đó chỉ là những chuẩn bị tâm thức của ta để mà hành thiền tu tập để đắc định ta gọi là chuẩn bị tướng, chúng ta đang chuẩn bị để tu tập. Khi hành giả nhắm mắt lại không còn thấy ngọn lửa lay động, chỉ nhìn thấy ngọn lửa và, tiếp tục theo dõi ngọn lửa đó thì, lúc đó qúi Phật tử đang đi tới cận hành tướng . Giai đoạn này qúi Phật tử còn sài Ngũ và Ý, (lộ ngũ) Giai đoạn sau qúi Phật tử sài Ý cho cái Ngũ. (lộ ý) Giai đoạn chuẩn bị tướng còn sài Lộ Ngũ, giai đoạn sau sài ý thôi. Lúc đó cận hành tướng tâm khắn khích vô đề mục lửa, nhắm mắt lại thấy lửa, mở mắt ra thấy lửa, nhắm mắt lại thấy lửa, lúc đó là hành giả đang cận hành tướng. Rồi đến cuối cùng là nhập định. Lúc đó qúi Phật tử chỉ có là Ý Môn mà thôi chứ không còn có Lộ Ngũ Môn nữa. Vậy thì khi qúi Phật tử đi những giai đoạn này, từ giai đoạn chuẩn bị, tới cận hành, tới nhập định, 3 bước như vậy, đây là những người còn dùng ngọn đèn cầy để làm đối tượng đề mục để mình tập trung trú tâm được ta gọi là những người yếu tâm, phải có đối tượng để khỏi bị hai pháp dể sanh lên là phóng tâm và hôn trầm thụy miên. Ví dụ, khi đang bị phóng tâm hành giả đang ở Lộ Ý, mở mắt thì thấy ngọn lửa, vừa nhắm mắt lại tâm mình suy nghĩ về gia đình của mình thì phải mở mắt nhìn ngọn lửa liền để dán tâm đặt tâm vào trong ngọn lửa chứ không để cho tâm mình chạy theo chuyện gia đình của mình, đó là ở giải đoạn chuẩn bị tướng. Mở mắt nhắm mắt, mở mắt nhắm mắt, để mình nhìn thấy đối tượng giữ cho tâm mình vào đề mục, để ngăn phóng dật hay ngăn hôn trầm thụy miên. Nhưng khi hành giả kiên cố bền bỉ và lúc đó đang cận hành tướng thì hành giả không cần dùng ngọn lửa, không còn nghĩ tới đối tượng lửa bên ngoài nữa mà trong tâm trí lúc nào cũng với ngọn lửa trong nội tâm đang có được thì hành giả đi tới cận hành tướng, từ cận hành tướng đó đi tới một quang tướng sáng lên là qúi Phật tử nhập định, là giai đoạn thứ 3. Đề mục lửa Giai đoạn từ chuẩn bị tướng và cận hành tướng là giai đoạn hành giả đang tiến tu một trong 8 tâm Đại Thiện Dục Giới mình đang có. Giai đoạn chuẩn bị tướng và cận hành tướng là giai đoạn qúi Phật tử đang tiến tu xử dụng một trong 8 tâm Đại Thiện mình có, mà khi mình nhập định đắc thiền: Tâm thiền thứ nhất (sơ thiền) sanh lên. Tâm thiện sơ thiền này là hành giả chứng đắc định với đề mục mình đang tu thiền. Lộ trình tâm qúi Phật tử đi vào con đường tu tập thì Lộ Ý Môn lên Khai Ý Môn: - Chuẩn bị, - Cận hành - Thuận tùng. - Chuyển tập - Đắc định Lộ trình tâm đi như vậy: Thì trong giai đoạn 4 tâm này; chuẩn bị, cận hành, thuận tùng, chuyển tập, 4 sát na tâm này là một trong 8 tâm Đại Thiện. Đắc định là Tâm Thiện Sơ thiền lần thứ nhất đắc chứng thiền tại đó. Còn khi hành giả đắc được thiền trong một sát na tâm xong xả thiền ra, đắc được tầng thiền thứ nhất, Sơ Thiền Sắc Giới với đề mục có sắc pháp. Xả thiền ra. Rồi qúi Phật tử muốn ngồi thiền lại, mình lập nguyện: - Nguyện cho tôi với tầng thiền đã chứng đắc trở lại với tôi trong vòng một tiếng nữa. Bắt đầu qúi Phật tử trở vô tầng thiền lại và nguyện ra giai đoạn thiền thứ 2, ở tầng thiền 1 tiếng. Do đó, người đắc thiền chỉ có một sát na ra liền rồi muốn ngồi thiền 1 tiếng hay ngồi cả một ngày là họ phải lập nguyện rồi họ mới trở lại cái thiền đó họ mới có được 1 tiếng đồng hồ hoặc 2 tiếng đồng hồ, hay một ngày. Lập nguyện: "Nguyện cho tôi trở lại đắc chứng tầng thiền mà tôi đã chứng đắc một tiếng đồng hồ", lúc đó mình lập nguyện với thời gian mình muốn ở thì nó sẽ trở lại với qúi Phật tử. Khi nào làm được như vậy qúi Phật tử mới trở lại thiền rồi ngồi trong thiền, đắc chứng thiền ở trong thiền thời gian mình muốn, một giờ hay một ngày hay hai ngày, nhưng không được quá niêm luật 7 ngày, đó là những người hành thiền chỉ. Từ tâm chuẩn bị, qua tâm cận hành, qua tâm thuận tùng, qua tâm chuyển tập, 4 sát na tâm này là một trong 8 tâm Đại Thiện và chắc chắn qúi Phật tử chỉ còn 4 tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí, giai đoạn này chỉ cón 4 tâm Đại Thiện Tương Ưng Trí mà thôi, không có thể nào có 8 tâm Đại Thiện ở trong 4 sát na tâm này, lúc đó là rốt ráo đi đến con đường 100% đắc định, đắc sơ thiền. Thế thì làm sao mà qúi Phật tử vừa Ngũ vừa Ý để qúi Phật tử làm chuẩn bị tướng này khắn khích được (đó là kỹ thuật). Ngọn lửa có trước mắt của ta mà làm sao nắm được cái chuẩn bị tướng này vừa Ngũ vừa Ý. Ngũ mở mắt ra nhìn thấy và Ý nhắm mắt lại hình ảnh đó ở trong tâm trí mà không rời khỏi, làm sao qúi Phật tử có được? Về kỹ thuật qúi Phật tử sẽ đi qua 4 công lực của nó thì mới đi được, ở giai đoạn chuẩn bị tướng này qúi Phật tử phải có; Tầm, Tứ, phỉ, lạc, 4 giai đoạn này, rồi tới khi qúi Phật tử đi tới Lộ Ngũ đó là giai đoạn 4 Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc là Ngũ, qua giai đoạn Nhất Thống là Lộ Ý. Về kỹ thuật Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc và Nhất Thống luôn luôn là qúi Phật tử chuẩn bị tướng khắn khích với đề mục đó không rời ra: 1) Tầm = đem tâm đến với cảnh hay là đến với đối tượng 2) Tứ = quán sát đối tượng 3) Hỉ = vui thích với đối tượng 4) Lạc = an vui với đối tượng 5) Nhất thống = Tâm mình khắn khích với đối tượng Đó là Sơ Thiền. Tuy nhiên nếu làm vậy không đúng về kỹ thuật Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, là chuẩn bị tướng, ở giai đoạn mình đang chuẩn bị vừa lộ Ngũ vừa lộ Ý vừa mở mắt nhìn thấy rồi nhắm mắt còn nhớ được hình ảnh đó, mở mắt nhìn thấy nhớ lại hình ảnh đó liên tục như vậy, là qúi Phật tử phải có 5 chi thiền (Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống) này ở trong một giai đoạn chuẩn bị tướng chứ đừng có nói là ở giai đoạn này chỉ có Tầm và Tứ, giai đoạn kia Hỉ và Lạc, giai đoạn chót là Định, không phải như vậy, từng mỗi giai đoạn chuẩn bị tướng, cận hành tướng, rồi tới nhập Định phải đi liên tục như vậy với 5 chi thiền chứ không rời xa nó, đó là kỹ thuật tiên quyết, nhất quyết phải làm được. Tâm qúi Phật tử phải để tâm vào đối tượng là Tầm, rồi quán sát đối tượng là Tứ, không cho phép phóng tâm hôn trầm hay hoài nghi tham sân khởi sanh lên trong lúc 5 triền cái này khởi lên lúc qúi Phật tử đang chăm chú nhìn đối tượng không cho phép qúi Phật tử buông ra, là lúc nào cũng phải nhắm tâm vô trong đối tượng thiền, mình là người yếu, do đó phải khắn khích nhìn hoài cho tới đối tượng là một với ta thì ta mới đắc định với nó (đối tượng thiền) được. Tùy theo căn cơ mình mạnh thì nhanh, mình yếu thì chậm, có người ngồi thiền một tiếng đồng hồ đạt được định, còn mình ngồi thiền một ngày không được, một tuần không được, không nói thời gian được, việc tu này phải rõ và nắm chắc, người nào nói được thời gian là người đó nói không chân thật, không nói thời gian được mà mình phải dốc lòng, thật sự mình muốn đắc hay không đắc, đó là thời gian mình quyết định được. Đứng trong lớp học của một vị thầy giáo trung học tới đại học cũng vậy thôi, anh cứ lo học đi, còn chuyện ra trường là chuyện của anh, còn chuyện của tôi dạy là chuyện của tôi. Có nhiều người học 12 lớp mà ở lại 16 năm, người ta học 4 năm ở trong đại học mình học 6 năm, cái đó không ai nói được mà mình phải quyết định và quyết định đó do nơi ý trí và nghiệp lực của mình làm ra. Giai đoạn chuẩn bị tướng phải đủ 5 chi; Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống (Định), khi đạt tới Nhất Thống là chuẩn bị tướng. Rồi tới giai đoạn cận hành tướng chỉ còn Ý thôi chứ không có Ngũ nữa, không còn nhãn môn nhìn thấy cảnh sắc nữa mà là Ý thôi, đó là vô tới cận hành tướng của đề mục đó nó khắn khích trong tâm thức của ta thì lúc đó cũng Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc, Nhất Thống với cận hành tướng. Rồi một phút giây của Nhất Thống cận hành tướng làm cho qúi Phật tử đắc định của cái định mà qúi Phật tử sẽ đạt được tại nơi đó. Như vậy thì khi qúi Phật tử đi về mặt kỹ thuật là qúi Phật tử phải đi bài bản kiên cố kỹ thuật chính xác và cẩn thận từng bước một không bỏ được cái nào, qúi Phật tử không thể nào từ Tầm đến Lạc liền mà phải từng bước một từ Tầm phải có Tứ, rồi Tứ phải có Hỉ, rồi có Lạc, rồi tới Nhất Thống, từng bước từng bước. Tầm phải tới Tứ là đối tượng là của nó và ta đang theo dõi nó, rồi Hỉ là của nó ta vẫn biết được nó, Lạc của nó đang cho ta thấy được lạc là của nó. Còn qúi Phật tử mà Tầm tới Lạc liền là đối tượng đó của mình, cái tu của mình là chủ quan, phải đi như vậy, phải thận trọng, phải làm đúng từng bước từng bước, làm chậm, chính xác và không khinh xuất, lượm từng bước, từng chút một, từng chút một, sẽ đạt được kết quả. - Tầm là khi nhìn ngọn lửa, tâm qúi Phật tử không bao giờ rời khỏi vị trí ngọn lửa là có tầm. Thí dụ, nghe con chó sủa, con chim hót hay là tiếng động đằng sau cửa qúi Phật tử không để tâm nơi đó mà cứ nhìn lửa là tầm, không để ý đến chuyện gì khác, tâm mình để ý đến ngọn lửa là tầm. - Tứ là ngọn lửa chao qua đảo lại đưa lên hạ xuống ngã trước ngã sau, tâm vẫn đang nhìn ngọn lửa đó là qúi Phật tử đang ở Tứ. - Hỉ là, qúi Phật tử thấy việc làm của qúi Phật tử thật là vui trong trạng thái bám sát là Hỉ. - Lạc là mình thấy yên lòng, yên tâm khắn khích. - Nhất Thống quyết định con đường mình đi tới là nhất thống trong chuẩn bị tướng, - Yên tâm rồi, không có lo nữa, bắt đầu mở con mắt mình là Nhãn Môn, khép mắt lại là qua Ý Môn. - Lúc nào qúi Phật tử cũng mở mắt ra cũng thấy đề mục thiền, mà nhắm mắt lại cũng thấy đề mục thiền là cận hành tướng đến rồi đó, - Cái đề mục thiền đó nó không còn xa luôn luôn nó khắn khích với ta gọi là cận hành, không rời xa ta luôn luôn tâm ta nghĩ tới là có liền gọi là cận hành . - Nhưng cũng phải đem tâm nghĩ tới nó dòm ngó tâm ta còn thấy nó là Tứ, - Vui thích với nó còn ở trong ta là Hỉ, - Yên tâm việc làm này là Lạc, - Khắn khích với nó không rời xa nó là Nhất Thống của cận hành tướng Phút giây đó nó sẽ chuyển đến đắc định rất là nhanh. Khi mà đến giai đoạn chuyển rất nhanh đến đắc định là sẽ đi tới. - Giai đoạn thứ nhất chuẩn bị tướng, giai đoạn đó gọi là thô tướng. - Giai đoạn thứ hai cận hành tướng còn gọi là cận tướng. - Giai đoạn thứ ba là nhập định là quang tướng. Giai đoạn chuẩn bị tướng là giai đoạn đó hiện bày một cách thô thiển, tới cận hành tướng tình trạng đi tới vi tế. - Qúi Phật tử thấy trạng thái thô tướng là qúi Phật tử còn thấy nó nhấp qua nhấp lại lên xuống cao thấp dài ngắn. - Tới cận tướng lúc đó qúi Phật tử không thấy những hiện tượng đó mà chỉ thấy một ánh sáng mà thôi nhưng ánh sáng đó không có hực hào quang, chỉ là ánh sáng của ngọn đèn cầy mà thôi, qúi Phật tử không thấy những trạng thái của nó mà chỉ thấy ánh sáng của nó, nhìn vô là thấy ánh sáng liền, đó là ánh sáng của ngọn lửa của đèn cầy. - Nhưng tới quang tướng ánh sáng tỏa cùng khắp mọi nơi như mình với nó là một, chúng ta đắc định về ngọn lửa, ta chọn đó là đề mục của ta. Đó là thiền Chỉ. Ở trong giai đoạn đi 4 chi thiền Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc hết sức quan trọng, qúi Phật tử làm một nền tảng kiên cố Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc hết sức vững chắc và bền bỉ qúi Phật tử mới nhập định được, qúi Phật tử không thể nào coi thường Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc được mà có được Nhất Thống. Tầm Tứ, Hỉ, Lạc hết sức là kiên cố bền vững chắc chắn lúc đó mới có Nhất Thống với đề mục đó được. Đó gọi là kỹ thuật tu tập về thiền Chỉ. Trong giai đoạn tu tập về thiền Chỉ từng bước từng bước tâm qúi Phật tử lắng xuống đi tới tĩnh lặng. Những triền cái những pháp nghịch trong tâm ta bắt đầu diệt tắt, hết tham, hết sân, hết trạo hối, hôn trầm, thụy miên và hoài nghi bắt đầu diệt tắt hết, lúc đó tâm yên lặng, một đề mục và đề mục đó với tâm là một, tâm bắt đầu lắng xuống không còn tham, sân, si, trạo hối, hôn trầm, thùy miên, hoài nghi, chỉ có một đề mục thiền mà thôi. Tâm ta ví như con cóc búng ra búng vô mãi, chúng ta phải giữ nó hoài không cho nó đi đâu, từng bước từng bước, con cóc bắt đầu nằm yên chỗ đó không đi đâu nữa. Đó là Nhất Thống, định tại đó. Hành giả là một vị tu tập về thiền Chỉ còn biết được tâm và đối tượng, nhưng khi đắc định, ngay tại đó chỉ thấy là một, đối tượng và mình là một, không có hai. Còn khi nào qúi Phật tử thấy còn là hai? Thí dụ, qúi Phật tử thấy ánh sáng còn bên ngoài ta xung quanh ta, cái đó là cận tướng chưa gọi là quang tướng. Giống như qúi Phật tử có thử nghiệm về cái bóng của mình, vào một buổi sáng mặt trời lên qúi Phật tử ra đứng giữa sân, khi cái bóng mình nó đổ bao nhiêu là qúi Phật tử nói "ta với bóng còn có khoảng cách", nhưng tới khi mắt trời đứng ngay trên đầu ta thì lúc bấy giờ "ta với bóng là một", qúi Phật tử không thấy bóng, "bóng và ta là một, ta ở trong bóng, bóng ở trong ta". Khi mặt trời đi qua một chút nữa thì bắt đầu bóng đổ dài ra và chúng ta ra khỏi sự Nhất Thống ta với bóng. Mặt trời đứng bóng lúc đó không có bóng, người với bóng là một, qúi Phật tử mà còn thấy bóng là bóng với qúi Phật tử là hai chứ không phải là một. Trên con đường tu tập qúi Phật tử đang đi là 1 trong 8 tâm Đại Thiện đến phút cuối cùng chỉ có 4 tâm Tương Ưng Trí và con đường 4 tâm Tương Ưng Trí đó chỉ có - Chuẩn bị, Cận hành, Thuận tùng, Chuyển tập, Đắc định, ngay giai đoạn này qúi Phật tử mới chuyển bỏ Tâm Dục Giới thành người Tâm Sắc Giới, ta gọi là Chuyển Tập. Vậy thì khi qúi Phật tử đắc được thiền tâm qúi Phật tử không bao giờ có lục dục của cõi Dục Giới nữa mà tâm qúi Phật tử chỉ thấy đề mục sắc giới của các cõi trời Sắc Giới mà thôi, không có sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, của cõi Dục Giới. Nếu tâm qúi Phật tử còn có sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, ngay khi đó là qúi Phật tử chưa đắc thiền. Tâm thiện Sơ Thiền Sắc Giới lúc đó nó qua giai đoạn chuyển tập cắt đi những gì của Dục Giới và chỉ thấy được cảnh ở cõi Trời Sắc Giới mà thôi. Qúi Phật tử thấy sắc đèn cầy là sắc của Dục Giới. Sắc của Sơ Thiền Sắc Giới khi chúng ta đắc chứng được thiền, sắc đó là của Quang Tướng mà ta chứng đắc được thiền chứ không phải là sắc của đèn cầy của cõi Dục Giới. Hành giả đã trở thành người có tâm ở cõi Sắc Giới, vả không còn ở tâm thức của người cõi Dục Giới. Và sắc của cõi trời Sắc Giới hết sức vi tế thù thắng và không có một sắc pháp nào cõi Dục Giới so sánh được với sắc của Sắc Giới mà ta đang có, qúi Phật tử không thể nói là sắc sáng cỡ nào sáng vi tế như thế nào, sáng trong suốt trắng ngần ta không nói được, cái đó qúi Phật tử còn đang nói cõi Dục Giới ta đang nghĩ tưởng mà qúi Phật tử nói ra thôi, tại vì qúi Phật tử không có cảnh đó nên không nói được. Thiền sinh: Thưa Sư, con muốn hỏi giai đoạn từ chuẩn bị cho tới chuyển tập thì tất cả 4 chi thiền đó phải đi liên tục với nhau, vậy từ cận hành tới nhập định có gì khác biệt? TT trà lời: Có sự khác biệt, qúi Phật tử đang đi từ cận hành tướng của ý và tới nhập định của ý, cận hành tướng này không phải là của nó, mà nhập định này không phải của cận hành tướng, cận hành tướng này vẫn còn thấy sắc cõi Dục Giới và quang tướng và nhập định là qúi Phật tử sẽ thấy sắc của sắc giới. Thiền sinh: Thưa Sư, nếu một người chứng Sơ Thiền thì họ lên cõi Sắc Giới, họ có trở lại kiếp người nữa không? TT trả lời: Tâm của một người đắc sơ thiền cho tới ngày cận tử lâm chung họ không bị hoại thiền thì họ được sanh về cõi trời Sắc giới của tầng Sơ Thiền mà họ chứng đắc đó là Phạm Thiên Sơ Thiền Sắc Giới. Khi qúi Phật tử chứng đắc thân vẫn còn ở cõi Dục Giới nhưng tâm đã biết cõi trời Sắc Giới với tầng thiền Sơ Thiền thứ nhất, lúc đó tâm của ta không còn nghĩ tới cõi Dục Giới này và ta vẫn kiên cố gìn giữ Sơ Thiền mà chúng ta có thì chúng ta đi mãi cho tới ngày lâm chung, lúc đó cái tâm quả Sơ Thiền Sắc Giới sanh lên, tâm quả Sơ Thiền Sắc Giới có 3 chức năng. Còn tâm Đại Quả Dục Giới có 4 chức năng: Tử, tái tục. hữu phần, na cảnh, tâm đó là tâm Đại Quả có 4 chức năng. Tuy nhiên tâm quả Sơ Thiền Sắc Giới dành cho người hành giả đắc chứng tầng thiền thứ nhất ở Sắc Giới khi mạng chung mà không hoại thiền thì họ được sanh về cõi trời sắc giới họ được 3 tâm quả này sanh ra đi tái tục về cõi trời Sắc Giới, ở tại đó họ sài tâm hữu phần và họ chết tại nơi đó họ đi tục sinh nữa với tâm tử của Sơ Thiền họ chứng đắc. Khi họ về tới nơi đó tái tục thì là hóa sanh, họ sinh ra là hóa sanh không có người mẹ người cha, tại nơi đó họ tiếp tục tu ở cõi trời Sắc Giới này Tứ Vô Lượng Tâm - Từ, Bi, Hỉ, Xả là căn bản một vị Phạm Thiên nào cũng có và tiếp tục Sơ Thiền họ chứng đắc tại đó, tâm họ trở lại tâm Sơ Thiền, chứ không có món ăn nào khác và họ không có cảnh đối tượng nào khác, trở về đó tiếp tục sơ thiền ngoài ra Tứ Vô Lượng Tâm họ đang có, họ gặp Phạm Thiên này với Phạm Thiên kia là Tứ Vô Lượng Tâm họ trở về thiên cung họ đang ngồi là Sơ Thiền họ chứng đắc họ ngồi thiền tại đó tu nữa, không có thì giờ bỏ trống, họ tu nhiều hơn Chư Thiên Dục Giới, do đó họ được mệnh danh là Phạm Thiên là một vị Thiên có đời sống phạm hạnh. Còn Chư Thiên Dục Giới còn hưởng lục dục họ còn vui chơi trong cõi dục của họ, do đó mức độ tu của họ cao hơn mức độ của Chư Thiên Dục Giới. Trở lại kỹ thuật. Khi qúi Phật tử đi từ cận tuớng đi qua quang tướng có 2 cái phải đối diện: Thứ nhất là ngay tại cận tướng qúi Phật tử đã qua được cận tướng kiên cố, Lộ Ý qúi Phật tử bền vững và không còn ở vị trí thô tướng của chuẩn bị tướng mà chúng ta còn phải Ngũ và Ý. Ở nơi cận tướng muốn qua giai đoạn quang tướng phải qua hai giai đoạn, thứ nhất là không còn pháp nghịch, thứ hai là không còn nghiệp báo, lúc bấy giờ qúi Phật tử mới đi được, phải thanh lọc 2 cái đó để có, không có pháp nghịch và không còn nghiệp báo qúi Phật tử mới đi tiếp được Có những người đi tới cận tướng nghiệp báo trổ sanh ra đứt liền, như Đề Bà Đạt Đa đắc ngũ thiền rồi hiện bày thần thông cảm hóa chinh phục được vua A Xà Thế nhưng nghiệp báo và pháp nghịch trổ sanh lên rớt mất thiền mất luôn thần thông. Nên kỹ thuật nào cũng vậy và phương pháp tu nào cũng vậy, tới lúc đó qúi Phật tử không có pháp nghịch và không còn nghiệp báo, những nghiệp báo đó ta phải đè xuống, lấy đá đè cỏ chứ không phải là diệt hết nghiệp trừ khi đắc đạo quả Alahán thôi, nhưng thiền lúc đó nghiệp nào lên qúi Phật tử phải đè xuống. Chẳng hạn đang ngồi thiền mà nghe con khóc phải dứt khoát đè xuống để an trú trong đề mục của mình, không phải vì con khóc mà xả thiền ra là nghiệp báo làm qúi Phật tử không ngồi thiền được. Qúi Phật tử sẽ thấy kỹ thuật quyết liệt cho hành giả nhiều trăn trở trong lúc tu tập là pháp nghịch và nghiệp báo, qúi Phật tử sẽ không qua được pháp nghịch thì không đạt được kết quả, qúi Phật tử không vượt qua được nghiệp báo thì không đạt được kết quả, 2 cái đó là trăn trở thiết yếu hành giả phải đối diện và lúc đó mình thấy mình có phước hay không có phước. Do đó, ở đây con đường tu tập của ta có 2 đối tượng chúng ta phải thấy, có khi là đối tượng là đề mục của ta đang chọn chẳng hạn như ngọn lửa là đối tượng ta chọn nhưng đối tượng có khi lại là pháp nghịch là đối tượng ta phải diệt, qúi Phật tử phải nhớ nhiêu đó, một là đối tượng chúng ta phải chọn chúng ta phải nhắm tới đạt được, hai là đối tượng là pháp nghịch ta phải diệt. Diệt được pháp nghịch ta đạt được đối tượng ta đắc được định. Qúi Phật tử không qua được 2 giai đoạn đó qúi Phật tử không tới được, đó là thứ nhất. Thứ hai, khi ta ngồi tu thiền, cái nghiệp đến nếu qúi Phật tử không kiểm thúc điều ngự các pháp một cách khôn khéo, qúi Phật tử phải nhớ tham sanh lên dễ dàng, trạo hối sanh lên dễ dàng qúi Phật tử chỉ lơ đễnh một chút phóng dật một chút, chủ quan một chút rớt liền ở tại đó, không nói đó là nghiệp được, "đường tu tôi vụng về tôi bị nghiệp cản", không nói như vậy được, đó chỉ là một pháp nghịch, nhưng mà pháp nghịch đó đã là pháp nghịch nó không lớn mà qúi Phật tử phải dùng cái tâm để thấy được cái tâm mình có qua được pháp nghịch đó không, đó là điều mình nói tới. "Đường đi không khó mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Thì pháp nghịch không lớn, Sư muốn nói sợ là nghiệp báo, cái nghiệp báo không ai giải đáp được, qúi Phật tử có gặp bao nhiêu pháp nghịch nói Sư, Sư giải đáp được nhưng mà nghiệp nó đến với qúi Phật tử Sư không giải đáp được cho qúi Phật tử, Sư chỉ gia cố gia lực với qúi Phật tử với những cái gì mà Balamật của Sư đang có với qúi Phật tử thôi chứ Sư không giải đáp nhiều. Nói tới nghiệp, qúi Phật tử không thể nào cắt đứt nghiệp mà qúi Phật tử phải chạy ra khỏi nghiệp, khi qúi Phật tử gieo trồng cái nghiệp từ lúc nào không biết hôm nay nghiệp trổ ra từ gốc nào để tìm mà cắt ra. Qúi Phật tử gieo nghiệp ở góc độ nào thời điểm nào bây giờ nghiệp trổ quả mà qúi Phật tử tìm được cái gốc đó qúi Phật tử cắt, qúi Phật tử không tìm được cái gốc đó quả nó rớt xuống qúi Phật tử phải đón nhận. Qúi Phật tử nói cái đó qúi Phật tử nhận hay không nhận, qúi Phật tử bỏ chạy thôi chứ không thể nào đi tìm được cái gốc để chặt đứt nó được, ta chạy thoát nghiệp chứ ta không cắt đứt được nghiệp. Với người tu là chạy vượt thoát khỏi nghiệp nó rượt đuổi theo nó bắt mình chứ không thể qúi Phật tử ngồi cắt đứt được gốc rễ của nghiệp báo đang trổ sanh qúi Phật tử đang trả, vô lượng nghiệp quá khứ ta đã gieo nó trổ ra mình chạy chứ không phải ngồi xuống để tìm cái gốc để cắt, chỗ nào qúi Phật tử tìm ra được biết để cắt, do đó, người không hiểu mà ngồi thiền để tìm để cắt được cái rễ một gốc rễ của nghiệp, người đó Đức Phật nói là người thiểu trí, không để thì giờ mà than thở về cái nghiệp của mình đã có. Và khi qúi Phật tử tu tập được cái phước nó trổ sanh lên thì qúi Phật tử đang tạo phước phát sanh ra như vậy qúi Phật tử hưởng cùng một lúc đang trả lúc đó còn đỡ hơn chỉ ngồi than thở mà không có cái gì để hưởng phước được. Qúi Phật tử nghèo thiếu nợ mà không đi làm để kiếm tiền trả nợ thì không cách nào trả nợ được. Đường tu hành chúng ta cũng vậy, hôm nay ta nghèo vì ta là người thiếu nợ không chịu làm việc thiện chúng ta phải trả nợ mà chúng ta không có vốn để trả và không có vốn để sống thì cách nào mà sống được. Do đó, vì vô minh trong quá khứ ta đã vụng tâm vụng tu, hiện nay ta biết ta phải vun bồi cái tâm ta vun bồi trong nghiệp thiện, chứ không thể nào ngồi than thở về nghiệp của ta được. Do đó, đó là pháp nghịch và đó là đối tượng ta đối diện, nhưng giữa cả hai đối tượng và pháp nghịch và, giữa pháp nghịch và nghiệp báo tất cả đều chung một điểm là tâm của qúi Phật tử làm được và cái tâm đó qúi Phật tử biết, còn qúi Phật tử không biết đối tượng, không biết pháp nghịch mạnh nhẹ, lớn nhỏ, về nghiệp qúi Phật tử không biết, qúi Phật tử phải làm được cái tâm mình. Kẻ thù nó đến một đứa qúi Phật tử sợ, kẻ thù đến 2 đứa qúi Phật tử sợ, kẻ thù đến 10 đứa qúi Phật tử sợ, sợ bởi cái tâm của qúi Phật tử không dám đối diện với nó, tất cả đều là sợ, còn qúi Phật tử thấy và hiểu được cái tâm mình, 1 hay 10 đều trong tâm mình quyết định và giải quyết được. Do đó, với con đường tu của ta cũng vậy thôi, thô tướng ở đây có ta đập nó, qúi Phật tử phải nhớ khi ta học về Siêu Lý Abhidhamma thì thô tướng, cận tướng, quang tướng đều là chế định cả. Hôm nay ta gọi là thô tướng, ngày mai chúng ta có gọi là cận tướng, bữa kia ta nói là quang tướng, ta đặt ra hay là vị Thiền Sư đặt ra hay là phương pháp họ đặt ra để qúi Phật tử thấy đó là như vậy đó qúi Phật tử đang đi tới giai đoạn đó. Nhưng mà không có bằng con đường Siêu Lý, mà Siêu Lý chỉ là Tâm. Tâm nhìn thấy Chế Định và Tâm giải quyết được những cái tướng ta đang đi tới. Thô tướng chỉ là Chế Định, Cận Tướng chỉ là Chế Định, giữa con người này với người kia qui ước với nhau để biết được mức độ cao thấp của người đó đang tu, đó là một chế định. Nhưng, cái Tâm của mình mới là Siêu lý. Cái Siêu Lý đó không có được gọi là qui ướt mực thước nào để mà đo được, qúi Phật tử sẽ qua được. Trên con đường ta tu tập không có gì khó, trên con đường ta tu tập đây chỉ là một sự Chế Định nhân gian cho chúng ta có một mức độ ta đang tu nhưng quan trọng là qúi Phật tử bền chí, bền quân hơn là thắng giặc, sự miệt mài của qúi Phật tử sẽ thành tựu trong sự nhẫn nại của qúi Phật tử sẽ có kết quả trong một ngày nào đó chứ không mất. Sư nói để qúi Phật tử làm gương, cái gương đây là chính bản thân Sư không ngừng, luôn luôn phải ngồi xuống. Qúi Phật tử làm gì thì làm qúi Phật tử phải ngồi xuống coi cái tâm của mình thì mỗi ngày qúi Phật tử bỏ ống đầu tư chắc chắn tư lương đó không phụ qúi Phật tử. Còn trong cuộc đời này qúi Phật tử không bỏ vốn trong đó thì cuộc đời này chỉ có những oan gia nghiệp báo luân hồi, pháp nghịch những đối tượng luôn luôn chồng chất trong chế định làm cho tâm qúi Phật tử mất đi góc độ Siêu Lý qúi Phật tử không có ánh sáng. Đó là điều Sư muốn trình bày với qúi Phật tử là vậy. Khi Sư rời khỏi lớp học về tới phòng, điều đầu tiên Sư đảnh lễ Phật, tri ân Ngài mà hôm nay Sư có được giáo pháp, kế tiếp là Sư coi bài vở kinh sách, đó là điều không bao giờ Sư bỏ qua, kinh sách không bao giờ đủ với Sư, lúc nào Sư cũng có kinh sách để Sư đọc thêm. Như vậy đó mà Sư cũng phải ngồi xuống coi cái tâm mình, mà qúi Phật tử ngồi xuống qúi Phật tử mới thấy được những kinh nghiệm qúi Phật tử có và so sánh giữa cái trước và cái sau qúi Phật tử mới có hướng đi mình mới thấy được con đường đi của mình được. Qúi Phật tử không bền, không có cách nào so sánh để có hướng đi của qúi Phật tử được một cách bền bỉ mà có rõ ràng hướng đi của mình. Đó là điều Sư muốn nói với qúi Phật tử. Qúi Phật tử thấy khoá tu thiền nào qúi Phật tử ngồi Sư ngồi, cái đó là cái thường nhiên không có gì mới lạ với cuộc sống của qúi Phật tử, cái đó Sư đi được, cái đó Sư đến với qúi Phật tử được và Sư theo dõi và Sư hiểu qúi Phật tử được, qúi Phật tử phải làm. Trong khi ta làm luôn luôn không được quên tâm Bất Tương Ưng Trí. Qúi Phật tử mà thấy tâm có trạng thái Bất Tương Ưng Trí là qúi Phật tử mất cơ hội ngồi trong thiền, luôn luôn phải nhớ là tâm Bất Tương Ưng Trí hại ta vô cùng, không có trí tuệ là hại ta vô cùng con đường tu tập nào cũng vậy, do đó qúi Phật tử không được quên khi có tâm Bất Tương Ưng Trí. Và tâm Bất Tương Ưng Trí đó là cảnh báo nhắc nhở người tu phải có trí, và không có trí không có kết quả, không có kết quả thì không có thành công được. Và qúi Phật tử không phải cần nhắc nhở, Hữu Dẫn là nhắc nhở, Vô Dẫn là tự giác, cái đó là điều cần thiết. Khi qúi Phật tử ngồi xuống qúi Phật tử phải biết được cái điều qúi Phật tử phải làm là Vô Dẫn chứ không phải cần nhắc nhở, những điều gì chúng ta cần phải làm chúng ta biết được. Và khi chúng ta chưa có khả năng, khi ta còn yếu tâm, qúi Phật tử phải làm sao cho đối tượng mạnh hơn ta để tâm ta gắng vô đó để ta có điểm tựa ta mới yên ổn được. Khi qúi Phật tử đi học tu mà qúi Phật tử thấy mình giỏi hơn người ta là qúi Phật tử không có điểm tựa nào để đi tới . Khi qúi Phật tử đi học tu thấy mình yếu hơn tất cả mọi người lúc đó mình mới có điểm tựa bám được để tu học được, cái đó là quan trọng. Sư học với Ngài Tịnh Sự Sư đã học gần hết toàn bộ Abhidhamma mà Sư vẫn hỏi Ngài những điều còn thắc mắc, Ngài nói những điều đó ông biết rồi mà còn hỏi, Sư không phải giả dối mà Sư vẫn cầu Ngài cho Sư kinh nghiệm qua kiến thức của Ngài, cái kiến thức trong sách vở Sư đã đọc rồi Sư vẫn cầu kinh nghiệm Sư không thấy yếu tâm. Một lần, Ngài gục ngã trên cái giường ghế bố của Ngài, lúc đó Ngài vừa dạy Sư xong Ngài gục ngã liền, thì Ngài vừa tỉnh lại thấy Ngài thở một hơi dài ra Ngài tỉnh lại Sư nói; - "Bạch Ngài khi Ngài gục ngã Ngài có biết tâm Ngài không?" Ngài nói Ngài biết. - "Lúc đó cái gì Ngài biết Ngài chỉ cho con biết cái đó" Ngài nói: "nó làm tôi khó chịu, nó làm tôi thấy tâm tôi đang chạy với nó, nó làm cho tôi hiểu là phải giải quyết nó, mà chưa kịp làm thì xỉu". Thì: 1) Khi thấy khó chịu là đối tượng. 2) Vượt qua không kịp nó là pháp nghịch. 3) Vừa muốn giải quyết, thì gục ngã liền là nghiệp. Ba bước đi mà thấy khó, qúi Phật tử không thấy đưọc 3 bước đi đó qúi Phật tử không thấy con đường mình đi. Đối tượng đến trước và pháp nghịch đang đánh qúi Phật tử và qúi Phật tử gục ngã với nó liền là nghiệp, 3 bước đó là như vậy đó. Vừa thấy đối tượng xong đằng sau đối tượng là pháp nghịch, pháp nghịch vượt qua chưa được cái nghiệp nó đến. Do đó qúi Phật tử sẽ thấy những cái đó nó thuộc loại nó xem mạnh trong lộ ý môn, cái ý môn làm cho qúi Phật tử có ý môn tiếp, ý môn tiếp đó qúi Phật tử mới thấy được con đường tu tiếp đến đạo quả Niết-bàn, không có cái nào khác hơn. Chúng ta thấy đối tượng chúng ta thấy pháp nghịch và khi pháp nghịch chúng ta vượt qua được là nghiệp nó đến ./. Hôm nay chúng ta đi qua phần Tâm Thiện Thiền Sắc Giới. Thiền-na trong danh từ Pali là Jhana, âm là Thiền-na chứ không dịch. Giống như chữ Buddha mình âm là Phật chứ không phải là nghĩa. Chữ Buddha dịch là Đấng Giác Ngộ. Do đó khi ta nói Thiền-na là âm từ Pali, Jhana. Jhana (Thiền-na) có hai ý nghĩa là: 1) Chăm chú vào đối tượng. 2) Thiêu đốt pháp nghịch. (Pháp nghịch có 5: Tham, Sân, Trạo hối, Hôn thùy, Hoài nghi) Vậy thì khi ta nói tới Thiền-na, một vị hành giả tiếng Pali là Yogi. Ngày hôm nay nói tới pháp môn là Yoga, tức là những hành giả Yogi tu tập định tâm, do đó ta không dùng danh từ tu tập để định tâm mà ta chỉ nói là Yogi hay Yoga là những hành giả đang tu tập mà thôi, chứ thực ra khi ta nói chữ Yogi với môn pháp Yoga họ là những hành giả đang tu tập trao dồi cho tâm họ được an trú định tâm. Những từ ngữ này nằm trong góc độ của Thiền-na, Jhàna. Chữ Jhana có hai ý nghĩa lớn là chăm chú vào đối tượng và cùng lúc thiêu đốt pháp nghịch, cùng một lúc chứ không cái trước cái sau. Khi ta chăm chú vào đối tượng và khắn khích với đối tượng tâm ta diệt những pháp nghịch với nó. Nếu tâm ta không chăm chú được đối tượng thì tâm ta bị pháp nghịch lôi kéo ta ra khỏi trạng thái trú tâm vào đối tượng ta đang có. Thí dụ như qúi Phật tử đang nhìn vô cây viết, mắt thì nhìn vô cái viết nhưng tâm qúi Phật tử đang nghĩ tới việc nhà của qúi Phật tử thì qúi Phật tử chưa có trú tâm, cái đó chỉ là tướng nhìn thôi chứ không phải tâm nhìn để mình thấy được đối tượng mình đang muốn nhìn tới. Do đó, khi ta nói tới Thiền-na (Jhàna) không thể gọi Jhàna là Thiền-na một cách đơn giản, chúng ta phải nói là: - Những phương pháp xưa kia Đức Phật Ngài dạy chăm chú đối tượng thiêu đốt pháp nghịch. Hôm nay chúng ta đang hành tu tập ta gọi là ta hành thiền. Chứ thực ra không có nghĩa đó. Tiếng Pali gọi là tu tập hành thiền là "bhàvanà", chứ không có nói ta hành thiền là Jhàna được. Thì khi tu tập hành thiền bhàvanà, có hai loại phương cách là Chỉ và Quán. Chỉ là Samadhi hay là Samadha Quán là Vipassana Thì nói như vậy, khi ta tu tập với hai phương pháp Chỉ và Quán, ta là một hành giả Yogi hay Yoga. Do đó, từ ngữ bhàvanà là tu tập sát cạnh hơn là từ ngữ Jhàna Thiền-na mà chúng ta đang là Yoga hay là Yogi, là chúng ta đang trao dồi con đường làm sao tâm của ta gột rửa những phiền não để tâm ta an trú lắng đọng tâm xuống để an tịnh tâm ta lại thì ta đang gọi là tu tập trao dồi hành thiền Chỉ và Quán để tâm ta được an trú an tịnh. Do đó, nghĩa đó mới có ý nghĩa được. Khi ta tu tập phương pháp nào trong hai phương pháp Chỉ và Quán qúi Phật tử đang gọi là trao dồi làm cho tâm ta được khắn khích đối tượng mà ta đã chọn và, chúng ta đang tiêu diệt những pháp nghịch còn bùng nổ lên quậy phá trong khi ta đang chăm chú vào đối tượng. Hành thiền tức là chúng ta đang hành trạng thái chăm chú đối tượng và thiêu đốt pháp nghịch. Hành thiền là tu tập Chỉ hay là Quán. Chứ không thể nói hành thiền đơn giản là chúng ta chỉ nói chúng ta lợi dụng từ ngữ thiền hay là ta chưa nắm rõ được ý nghĩa chữ Thiền-na do đó chúng ta không có đi sâu vào để lấy được chất phẩm của Thiền-na hay con đường ta đang tu tập. Trên con đường đi đến đạo quả Niết-bàn hành giả nào hay người Phật tử nào cũng vậy, phải tu tập hai phương pháp Chỉ và Quán và dốc lòng trao dồi phương pháp đó theo cách của Thiền-na (là chăm chú vào đối tượng và cùng lúc thiêu đốt pháp nghịch) để đạt được đạo quả Niết-bàn hay là chứng đắc Thiền. Trên con đường tu tập với hai phương pháp Chỉ và Quán nỗ lực tiến tu trao dồi Thiền-na ta sẽ thành tựu được kết quả của nó. Thì phương pháp Chỉ và Quán, vận công tu là Thiền-na, đạt được kết quả tâm đắc định, hay là đắc đạo quả giải thoát. Khi ta dùng phương pháp mà ta dụng công tu tập như vậy chúng ta sẽ đạt được kết quả nếu là thiền Chỉ thì đắc định, còn thiền quán thì đạt đạo quả Niết-bàn giải thoát. Ta phải nắm rõ được 2 ý nghĩa đó thì chúng ta sẽ có kết quả. Nếu ta tu tập với hai phương pháp Chỉ và Quán nhưng ta không dụng công của Thiền-na là chăm chú vào đối tượng và thiêu đốt pháp nghịch mỗi sát na tâm lúc đang sanh khởi thì ta không đạt được kết quả đắc định hay đắc đạo đắc quả Niết-bàn giải thoát. Đây là phương pháp, đây là công dụng mình phải rèn luyện tu tập để đạt được kết quả đắc định hay đạo quả Niết-bàn, hai hướng đi rõ ràng. Do đó, mình phải hiểu đối tượng của mình là gì và mình đang tu phương pháp nào, hay là mình đang trao dồi phương pháp nào và kết quả mình nhắm tới là mục tiêu của nó là ở vị trí nào, chúng ta mới thực hiện được. Còn nếu như qúi Phật tử không có hướng tâm chọn một phương pháp nào mà qúi Phật tử không dụng công trong việc làm phương pháp này để mình đạt đến mục tiêu mục đích nào thì chúng ta đi miên man mãi chỉ tốn hao thời gian công sức lực của mình mà không có kết quả gì cả. Đó là thứ nhất. Thứ hai, trong sự tu tập nói tổng quát thì có hai hạng người, chứ không kể hết được nhiều hạng người. Người thứ nhất là họ tu gieo duyên cho ngày vị lai có cơ hội để họ đạt đến kết quả chứ không ngay bây giờ. Còn người thứ hai dốc lòng tu muốn đạo quả ngay bây giờ. Hạng người thứ nhất chỉ là gieo duyên chưa đắc đạo quả trong đời này hay chưa đắc định trong kiếp này, trong thời gian này phải hạ quyết tâm tu tập mỗi ngày đều phải đúng giờ, bận cái gì cũng phải gác bỏ hết, ngồi xuống tu thiền. Đó hạng người thứ nhất, đó là điều tiên quyết, và đó là điều khẳng định và không sai trật và không du di với các vị thiền sư, họ không cần du di vì lý do bệnh hoạn, phải làm như vậy mới là gieo duyên. Hạng người thứ hai, muốn đắc đạo quả liền, phải gác bỏ hết tất cả sự việc sự tình sự thế lo tu ngày cũng như đêm không nói thời gian, dốc lòng tu rốt ráo tu, đó là hạng người thứ hai. Ngoài 2 hạng người đó là những thành phần dự bị khi nào có đủ điều kiện mới vô được hạng người thứ nhất hay hạng người thứ hai, chứ thực ra không đơn giản, do đó khi qúi Phật tử không tu tập đều như vậy thì kết quả mỗi ngày mà qúi Phật tử ngồi thiền không thể nào nói lên một tỷ giá để nhận định so sánh, để định kết quả được. Với Sư dù bận rộn gì chết sống gì cũng phải ngồi, gục lên gục xuống mệt mỏi bao nhiêu chuyện cũng phải ngồi, mà Sư chỉ là hạng người thứ nhất thôi, Sư không đắc đạo quả được trong kiếp này, tại vì Sư nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng Sư không bỏ và cái ngồi của Sư là phải quả quyết như vậy, mỗi ngày Sư phải lượm lại một chút Sư nhận định được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày trước Sư phải tìm ra được. Thành ra Sư có nhiều sự nhận xét trong kinh nghiệm Sư đã có. Còn qúi Phật tử không có, tới ngày Chủ Nhật mới ngồi 1 giờ mà trình báo 1 tháng mà nói tôi thấy đủ thứ hết, đó là cái thấy của hàng dự bị. Do đó, Sư chưa nói tới hạng thứ hai. Thành ra cái sự mà có theo, có đi, và có để ý, mới có cái nhận xét và có tiếng nói có ý nghĩa được. Còn không theo, không có đi, không có nhận xét, thì khi một buổi sáng buổi chiều khác biệt nhau hết, muôn trùng khác biệt, nhiều muôn trùng đủ thứ trường hợp xảy ra với trạng thái chúng ta đang ngồi xuống. Do đó, đối với một người tu tập bền bỉ kiên trì kiên cố vững chắc không lung lay bất thối chuyển mới gọi là gieo duyên mà thôi, chứ nếu như mà qúi Phật tử nói đắc đạo quả hay đắc thiền định là qúi Phật tử phải hạ quyết tâm bắt cho bằng được thì mới được chứ còn không thì qúi Phật tử mong được kết quả thế này mà một sớm một chiều là không thể nào có bảng đúc kết trình báo cho các vị thiền sư để có kết quả được, rất là khó. Chăm chú vào đối tượng thiêu đốt pháp nghịch từng sát na mà tâm ta chưa bắt được, chúng ta khi có khi không, thì kết quả này không thể nào một sớm một chiều mà có được. Chăm chú vào đối tượng nào? Có hai là đối tượng ngoại và đối tượng nội. Đối tượng ngoại là đề mục, đối tượng nội là nội tâm, đối tượng chính và đối tượng phụ. Chăm chú vào đối tượng thiêu đốt pháp nghịch luôn luôn hằng có. Pháp nghịch có 2 là pháp nghịch khách quan và pháp nghịch chủ quan: - Pháp nghịch khách quan là trạng thái nó đang hiện bày. - Pháp nghịch chủ quan là nghiệp báo, nghiệp quả trổ sanh cho chính mình. Do đó, trường hợp khi một người ngồi thiền và một người nói về thiền mà không nắm được hết toàn bộ, không biết người biết ta thì khó lòng giải quyết được vấn đề ta đang có. Phương pháp tu thiền từ thời Đức Phật Ngài nói đã được ghi trong kinh và những Thinh Văn đệ tử Đức Phật tu thiền được ghi trong kinh như Ngài Xá Lợi Phật, Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Ca Diếp qua các bài kinh Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragatha) và Trưởng Lão Ni Kệ (Therigatha), các vị đã đưa ra những kinh nghiệm chứng đắc, qúi Phật tử nên đọc để học kinh nghiệm của các Ngài. Thi không thể nào nói con đường mình đang đi như thế nào với một biên kiến một tư kiến được nói theo kiến thức mình đang có. Chúng ta đang tìm chân lý và mong cầu đơn giản nhất, nhỏ nhất là, mình đạt được kết quả gì trong Thiền Định của mình, thật sự rất là xa vời rất là mênh mông. Khi qúi Phật tử hiểu được dụng công của Thiền đúng thật sự là Thiền thì qúi Phật tử thấy con đường tu tập của mình mới có giá trị. Khi qúi Phật tử không thấy cái dụng công của Thiền thì sự tu tập của qúi Phật tử coi một cách thoáng qua thì thật sự đau lòng cho chức năng của Thiền-na có trong giáo lý của Đức Phật để lại con đường đó là con đường sanh trí tuệ, không thể nói được. Do đó, qúi Phật tử thấy sự tu tập Chỉ và Quán để đạt được Thiền-na là con đường tất yếu đi đến Trí Tuệ, qúi Phật tử phải khai thác, phải dụng công, phải dùng mọi cách thì lúc đó sự tu tập này được kết quả đắc định, đắc đạo quả, chưa kể hai hạng người chúng ta đang nói ở đây. Do đó qúi Phật tử sẽ thấy chữ Thiền-na có chiều sâu hết sức là thận trọng. Những tâm thiện mà chúng ta đang học đây là những tâm đắc được Thiền, còn qúi Phật tử đang tu là qúi Phật tử đang tu tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo. Khi qúi Phật tử đang hành thiền là qúi Phật tử sài một trong 8 tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo. Nhưng khi qúi Phật tử đắc được thiền thì qúi Phật tử mới có được tâm thiền này chứ không phải qúi Phật tử đang hành thiền, qúi Phật tử đang tu tập thiền mà qúi Phật tử có được tâm thiền, hai cái đó phải rõ ràng phân biệt nhau. Trên con đường mà ta tu tập, hành giả tiến tu xử dụng 1 trong 8 tâm đại thiện Dục Giới Tịnh Hảo. Mà nếu như qúi Phật tử hành thiền mà xử dụng 1 trong 8 tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo thì qúi Phật tử sẽ gặt hái được 50/50. Qúi Phật tử muốn như vậy thì qúi Phật tử sẽ xử dụng 1 trong 8 tâm Đại Thiện Dục Giới Tịnh Hảo này, nhưng mà có một số qúi vị Phật tử ở đây không chịu 50/50 , nếu qúi Phật tử muốn 50/50 này qúi Phật tử sài hết 8 tâm, nếu qúi Phật tử muốn 75% thì qúi Phật tử cắt bớt những tâm bất tương ưng trí, đừng có sài khi chúng ta đang tu thiền mà chúng ta không dùng trí tuệ mà thấy được pháp thì qúi Phật tử chỉ có 50/50 tại vì 8 tâm đại thiện này chúng ta có tương ưng trí và bất tương ưng trí, còn qúi Phật tử sài hết thì qúi Phật tử không thể nào đạt được kết quả 75%. Như vậy thì khi mà 50/50 là qúi Phật tử sài hết 8 tâm, khi ta nghe người ta trình pháp thì ta nói bất tương ưng trí có sẵn luôn, tương ưng trí thì ít thôi mà bất tương ưng trí rất nhiều, do đó khi trình pháp là không có trí tuệ là biết là họ có 50%, nhưng mà họ lên họ trình bày xâu sắc, nhưng mà họ chỉ là 75% tại vì họ biết lọc bất tương ưng trí, họ dùng tương ưng trí để bám theo pháp khi họ đang hành thiền thì họ có nhưng mà mình nói 75% thôi. Nếu mà tương ưng trí vô dẫn thì được 100%. Còn qúi Phật tử mới bất tương ưng trí thanh lọc tâm lấy trí tuệ xâu xét nhưng mà cứ lù đù hoài thì 75%. Do đó, qúi Phật tử thấy, có học thì mình biết góc độ của hành giả hành thiền ở cấp độ nào biết liền, mình nghe với cấp độ nào, nó có sẵn, nó có chuẩn mực rồi, nên thiền là phải có trí, mà nếu hành thiền mà không dùng trí thì không đạt được kết quả như ý muốn, nó chỉ là phân nửa thôi. Sư dẫn chứng cho qúi Phật tử. Khi qúi Phật tử chăm chú vào đối tượng, như vậy thì khi đối tượng (hành giả đang đi thiền Chỉ) đối tượng này hành giả đang theo dõi nó, là nó hay là của mình. - Nếu đối tượng là của nó và mình nhìn thấy nó và không có mình ở trong đó là mình quán xét mình thấy. - Còn nếu như đối tượng này là của nó mà mình thấy mình có trong đó là của mình chứ không phải của nó. Sư nhắc lại: - Đối tượng này là của nó mình chỉ nhìn thấy nó là của nó, mình chỉ nhìn thấy nó thôi, chăm chú nhìn là đối tượng đó là của nó. - Còn đối tượng mà mình nói là của nó nhưng có mình ở trong đó thì đối tượng đó là của mình. Sư đi sâu vô chút xíu, Sư đang nói cõi người, giờ Sư vô chi tiết. Ví dụ: - Đối tượng là hơi thở nếu của mình thì nó theo mình, còn nó không theo mình thì mình lầm nó là của mình, mình chỉ thấy thôi, Sư nói Thiền Chỉ thôi, cái đó gọi là 8 tâm đại thiện hay là 4 tâm tương ưng trí hay là bất tương ưng trí là có cái đó. - Hơi thở là của nó và mình chỉ nhìn nó để biết được nó chứ không phải là của mình để mình biết chủ quan là của mình như vậy là có trí, chỉ theo dõi thôi là mình có trí rồi. Thứ hai, pháp nghịch lên - chủ quan hay pháp quan. Pháp nghịch chẳng hạn như, hôn trầm, thụy miên, phóng dật, tham, sân, hoài nghi sanh lên, qúi Phật tử thấy cái đó là chủ quan hay là khách quan? - Chủ quan là ta biết nó, nó đến ta đánh nó không được, ta chịu thua nó - Khách quan là ta không biết nó, nó đến lúc nào ta không hay. Chẳng hạn như đang chăm chú vào hơi thở mà một phút giây nào qúi Phật tử không kịp theo dõi hơi thở, tâm đang phóng ra ngoài, là qúi Phật tử bắt không kịp, nó chạy đi rồi, là khách quan với nó. Con của qúi Phật tử, qúi Phật tử theo dõi ngày đêm mà mình mới vừa lơ đễnh là nó phóng đi liền, đó là khách quan. - Còn qúi Phật tử theo dõi nó chính xác mà nó vẫn phóng đi được là mình chủ quan quá mình mới bị nó gạt. Như thế thì pháp nghịch qúi Phật tử chưa phân biệt được cái nào là chủ quan cái nào là khách quan. Khi ngồi thiền mình phải tính nắm bắt cái đó nữa mà qúi Phật tử không nắm bắt được cái đó thì 50/50 hoài. Chủ quan không biết, khách quan không biết, nó hay mình không biết nữa rồi mình ôm lấy cái đó mình ngồi cũng ngồi giống như người ta ngồi nhắm mắt. Pháp nghịch chủ quan và khách quan. Đó là đối tượng có pháp nghịch và hai nữa là nghiệp báo nó đến với mình với trạng thái nó đến của nó là của pháp nghịch hai cái đó mình chưa phân biệt được. Đối tượng nó có pháp nghịch và nghiệp báo nó đến mình chưa phân biệt được nó là mình đánh không được. Do đó, thế nào là chủ, thế nào là khách, thế nào là đối tượng có pháp nghịch và chính nó là nghiệp của mình đang trổ mình phải trả, đó là pháp nghịch, không phân biệt được. Ví dụ, qúi Phật tử đang ngồi thiền, cơn nhức đầu nó đến, qúi Phật tử phải xả thiền đứng lên, đó là một pháp nghịch, trả lời đó là nghiệp, hay là tại vì qúi Phật tử đang chăm chú quá nhiều vào đối tượng, đối tượng nó làm qúi Phật tử nhức đầu, không có lối thoát ra làm qúi Phật tử nhức đầu. Dụng công quá nhiều làm bong đầu nhức óc, mà khi đó phải làm gì, vì họ không quân bình điều ngự Ngũ Quyền, Tín, Tấn, Niệm, Định. Tuệ, một cách khéo quân bình, họ bị sanh ra họ nói là nghiệp của tôi đang trổ, oan gia nghiệp báo nó đến đòi tôi, tôi ngồi chịu không được. Mình nói một cách khách quan chứ mình không thấy được đối tượng nó có pháp nghịch, mình không quân bình được đối tượng, pháp nghịch nó đến vì đối tượng mà chúng ta đang tu, qúi Phật tử hoang mang vấn đề cho đó là nghiệp báo. Phải có trí tuệ, mà trí tuệ là con đường văn tư tu, qúi Phật tử luôn luôn phải có, hôm nay qúi Phật tử đang là trí tuệ văn, rồi qúi Phật tử ngồi nghiền ngẫm lại là trí tuệ tư, rồi chút nữa ta ngồi thiền là trí tuệ tu, mình lượm ra được thế nào là đối tượng, thế nào là pháp nghịch, thế nào là khách, thế nào là chủ, thế nào là nó, thế nào là mình, thế nào là nghiệp báo của nghiệp pháp nghịch hay là đối tượng ra pháp nghịch. Qúi Phật tử sẽ thấy mình đang theo dõi đối tượng một cách trí tuệ và sẽ nhìn thấy pháp nghịch nó đến vì đối tượng hay là nghiệp báo mình đang dụng công tu tập diệt trừ nó. Đối tượng nào cũng là đối tượng là nó để mình được nhìn thấy nó và hiểu được nó, chớ không phải mình hiểu được nó theo như mình biết được nó của mình có biết được. Pháp nghịch có 5: Tham, sân, trạo hối, hôn thùy, hoài nghi. - Tham, ta biết đối tượng làm ta tham, hay ta tham trong đối tượng. Đối tượng làm ta tham ta phải biết. Ta tham trong đối tượng ta cũng phải biết. Đối tượng làm ta tham là đối tượng là nó, mà ta tham trong đối tượng, đối tượng đó là mình, nó là pháp nghịch. - Sân, đối tượng làm ta sân, hay ta sân trong đối tượng, ta cũng phải biết, qúi Phật tử không biết là không được. Thí dụ, mình chạy xe ngay chạy đúng, người chạy xe trước mặt ta chạy ngang chạy ngược chạy ẩu, thì người đó (đối tượng) làm ta sân (là chủ quan) hay là ta sân với người đó (là nghiệp báo). Do đó, con đường tu ta phải biết được, đối tượng, pháp nghịch, nghiệp báo. Sư sợ, không sợ vì pháp nghịch, Sư sợ, không sợ vì đối tượng, Sư sợ là oan gia nghiệp báo tái lập lại ta đi vào luân hồi uổng phí cuộc đời tu mình biết Phật Pháp, biết Phật Pháp rồi không muốn oan gia nghiệp báo nữa, đối tượng chỉ là đối tượng, pháp nghịch chỉ là mình thấy mình biết chứ không để tạo ra một oan gia nghiệp báo cho chính mình, do đó phải thiêu đốt pháp nghịch, và chỉ chăm chú đối tượng dưới đối tượng là của nó chứ không phải của mình, đó là qúi Phật tử đang sàn lọc tâm thức mình, người ta bỏ vào bao nhiêu thứ mình phải sàn lọc lại cho tâm thức mình, để mình có cái gì mình muốn có chứ không phải cái gì mình cũng ôm vô hết. Đó mới là người tu, là thiền-na. Thiền-na không phải là ngồi trong thiền đường, không phải trong giờ ta ngồi thiền tập, mà trong đời sống hàng ngày, trong mọi phút giây ta phải có thiền-na, phải dụng công tu tập để thanh lọc tâm ta đạt được kết quả an tịnh tâm, lúc đó ta mới có phương pháp tu, chứ không phải chỉ tới thiền đường. - Trạo hối là phóng dật, hối hận, hai pháp đó là pháp nghịch của ta. Ta phóng dật vì đối tượng, hay đối tượng làm ta phóng dật. Xe lửa chạy quá nhanh tâm ta bắt không được, ta phóng dật theo xe lửa. Quạt máy quay quá nhanh ta nhìn không được từng cánh quạt tâm ta phóng dật theo cánh quạt, người đưa tay lên xuống quá nhanh ta không bắt kịp ta phóng dật theo tay người, người ta nói nhanh quá ta không nghe kịp làm ta phóng dật trong khi đang nghe, trạng thái đó là đối tượng của ta hay là ta. Xe lửa chạy nhanh ta không muốn tâm ta phóng dật, việc làm của xe lửa là xe lửa, tâm ta vẫn an trú trong việc của mình có. Quạt máy quay tâm ta vẫn yên ta không bị quay theo nó, ta nhìn tâm ta. - Hôn trầm và thụy miên. Đối tượng làm ta bị hôn trầm thụy miên hay là ta hôn trầm thụy miên vì đối tượng, uể oải với đối tượng đó, không hứng thú hay hấp dẫn với đối tượng đó, mệt mỏi chán chường với đối tượng đó, tâm ta hay là đối tượng đó làm cho ta hiện bày cái đó. - Hoài nghi. Việc đó ta không biết hay, việc đó làm cho ta không biết ta sanh nghi. Công thức đó, bài bản đó, người ta đưa mình làm cái bánh đó, qúi Phật tử nấu cái bánh xong bánh bị khét ta nghi người chỉ không kỹ, ta khởi sanh tâm hoài nghi. Qúi Phật tử làm khét bánh là do qúi Phật tử không biết làm hay là người chỉ qúi Phật tử làm không kỹ. Do đó hoài nghi này vì ta không biết pháp ta sanh hoài nghi, ta biết pháp ta đâu có hoài nghi. Những pháp nghịch mà qúi Phật tử không biết đó là vì đối tượng ta chưa thông suốt hay là nghiệp che lấp ta không thấy được đối tượng, pháp nghịch đang hiện bày, qúi Phật tử phải nắm bắt cái đó. Khi việc gì Sư không biết Sư không dám làm, mà một khi Sư biết và làm thì Sư không có hoài nghi, chắc chắn Sư có niềm tin Sư mới làm được. Giữa người có niềm tin và rõ biết khác biệt với người không rõ biết và niềm tin không có là hoài nghi luôn luôn có. Vậy thì sự hoài nghi này là oan gia nghiệp báo nó rượt đuổi ta bao nhiêu lâu nay tại ta không tìm cầu con đường giải đáp hoài nghi của ta về trí tuệ, thì đó là pháp nghịch của đối tượng. Do đó ta phải biết Thiền-na, ta chăm chú đối tượng này phải có câu hỏi để làm gì. Ta thiêu đốt pháp nghịch để làm gì? Từ câu hỏi đó ta mới dụng công được, ta chăm chú đối tượng để ta hiểu được đối tượng, không phải mục đích của Thiền-na, ta phải đi tới mục đích của ta. Thiêu đốt pháp nghịch để chúng ta thắng được đối tượng với pháp nghịch đang có để đi tới một cái Niết-bàn. Do đó có những người tu mà không đặt câu hỏi, tôi chăm chú đối tượng này để làm gì không phải để ta chinh phục đối tượng, con cóc nó búng nhanh hơn ta hay là ta quản lý nó ta rượt nó mà nhanh hơn nó búng không kịp để làm được cái gì, giữa mình với nó hơn thua để làm cái gì, ta không đặt cái đó, thì cái đó mới là Thiền-na Do đó biết bao nhiêu vị ngồi thiền và cả các vị thiền sư, tôi chăm chú đối tượng, tôi hành thiền, cái câu hỏi để làm gì? phải có mục tiêu. Đây chỉ là một phương tiện đang dụng công, phải đắc định đắc đạo quả, con đường đó ta chưa đi tới, phải đi tới không được dừng lại. Tôi thiêu đốt pháp nghịch, tôi là người chiến thắng. Chiến thắng trên sự chiến thắng của pháp nghịch đó để mình ở lại nơi đó mình sẽ là một pháp nghịch của mình ở tại nơi đó chứ không phải là mình đã diệt các pháp nghịch trong cuộc đời mình đang tu tập. Chính cái đó qúi Phật tử không có. Ta chưa dừng lại được, ta phải đi nữa để đạt đến mục đích của ta, đây là một phương tiện chưa đạt được cứu cánh thì ta còn phải đi, chưa dừng lại được, thì lúc đó con đường tu tập của ta còn phải dụng công Thiền-na. Thiền sinh: Thưa Sư, trong Thiền-na mình chăm chú vào đối tượng, mà đối tượng có hai phần là nội phần và ngoại phần, thì ở ngoại phần thì dể hiểu là mình thấy nó không liên hệ gì đến mình, mình cũng không cần quan tâm đến nhiều, nhưng mà nội phần thì mình lại phân biệt nó là của ta hay không phải của ta, thì phần này con cũng còn thắc mắc, con cũng chưa rõ định được phần đó, còn thiêu đốt pháp nghịch, thì cũng vậy, nếu mà pháp nghịch đó ở ngoài thì theo chủ quan với khách quan thì con thấy rằng cái gì mà không làm cho mình lợi lộc cho tâm mình an lạc thì mình coi như là cái đó là pháp nghịch? TT trả lời: Không phải như vậy, khi qúi Phật tử nói về đối tượng ngoại phần hay nội phần, qúi Phật tử nói nếu đối tượng ngoại phần để qúi Phật tử nói để hiểu thôi chứ quan trọng là qúi Phật tử coi đó đối tượng nội phần để điều chỉnh để cho cần thấy, cả hai điều đó là mình dễ khinh xuất, đối với người tu tập dù của nó hay của mình luôn luôn lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác, chính nó cho ta bài học, chính mình cũng cho ta bài học, chứ không phải nó không cho ta bài học chính mình mới dạy ta bài học, cả hai đều có hết. Qúi Phật tử sẽ thấy nếu như người mẹ mà không có tâm lý của đứa con thì khó lòng dạy được đứa con vì chính nó cho ta bài học là tại vì ta coi thường nó, bài học đầu tiên nhất mình dạy không được nó vì mình coi thường nó, chứ nếu ta thận trọng ta coi chính xác nó và ta rõ biết nó ta hiểu biết con đường ta phải làm việc với nó thì ta không thể nào bị nó cho ta bài học được, cái đó qúi Phật tử không nên nói ngoại phần là nhẹ nội phần là chính là quan trọng, không phải, mà cái nào cũng cho ta bài học, cái nào ta cũng phải lượm được hết, chứ đừng coi cái này chính cái kia nhẹ. Thế nào là nghịch, pháp nghịch nào là chủ, nào là khách. Qúi Phật tử biết cái nào là chủ, biết cái nào là khách để mà hiểu được thì qúi Phật tử đạt được 75%, hay 100%. Khi pháp nghịch đó là tham, con người mình vốn hay tham, gặp cảnh thường hay tham, cảnh lôi cuốn hấp dẫn làm cho mình tham rồi mình khởi sanh tâm tham, từ trước giờ mình không có tánh tham mà giờ thấy cảnh lôi cuốn hấp dẫn này thì sanh tham. Thì cái đó là chủ hay khách, mình phải coi. Cái người thường tham, thấy tham không biết mình tham do đó không thấy mình tham, còn người chưa từng tham mà bây giờ bộc tham lên thấy rõ mình có tham thì xấu hổ. Người từng sân khi sân không biết mình sân, người thường tham khi tham không biết mình tham, những người đó thường chủ quan và không bao giờ thấy được pháp nghịch của nó đang có, mà chỉ thấy pháp nghịch của mình đang tạo ra để có pháp nghịch mà thôi. Lúc đó qúi Phật tử ở trong 2 vị trí đó. Thiền sinh: Thưa Sư, con thấy Sư nói Thiền-na là chăm chú vào đối tượng, khi mà đối tượng là cái bánh ú 3 mặt là thấy sự kiện nó xảy ra . TT trả lời: Sư đang nói về thiền Chỉ thì không có thí dụ bánh ú 3 mặt là của thiền Quán. Thiền Chỉ thì chỉ theo dõi hơi thở vô ra, hơi thở vô biết hơi thở vô, hơi thở ra biết hơi thở ra mà thôi, tham khởi lên biết tham, sân khởi lên biết sân, hôn trầm khởi lên biết hôn trầm, mình thấy nó thôi. Khi qúi Phật tử ngồi thiền-na, qúi Phật tử thấy lời Phật dạy hay là mình hiểu giá trị của Đấng Giác Ngộ, lời Phật dạy là cái giỏ bên ngoài mà hiểu giá trị Đấng Giác Ngộ là thâm thúy chiều sâu hành thiền Đức Phật đã có mình mới hiểu được ý nghĩa, qúi Phật tử phải giác ngộ chứ không phải lời Phật dạy mới ra được, chứ qúi Phật tử đứng bên ngoài thì không có ý nghĩa. Chúng ta đi tới con đường ta đang tu. Vậy thì, khi chúng ta ngồi Thiền Chỉ là phải đạt đến mục đích của ta là đắc Định. Chăm chú đối tượng này ta phải nhắm tới, thiêu đốt pháp nghịch này cũng phải nhắm tới đó và cả hai chăm chú đối tượng và thiêu đốt phải cùng một lúc nhắm về hướng đó chứ không phải cái trước và cái sau mà, làm cùng một lúc. Giống như chiếc máy bay đang chạy trong phi đạo chuẩn bị bay lên bầu không gian, chiếc máy bay đó bắt buộc phải rời khỏi phi đạo mới cất cánh bay lên, mà nó chạy hoài chưa bay lên, khi nó muốn đi lên thì bắt buộc nó phải rời khỏi phi đạo thì nó mới đi lên được, thì cái đó cùng một lúc chứ không phải là so le. Thì qúi Phật tử chăm chú đối tượng thấy được mục đích của ta thì pháp nghịch ta phải cắt đứt liền ta mới đạt được sự chăm chú đối tượng để đạt đến mục đích của ta được. Hôm nay chúng ta học Thập Phúc Hành Tông ((Puññakiriyāvatthu). Việc thiện cho ra phước báu có ba là: nhân, thiên, giải thoát - những gì thay đổi ta từ xấu ra tốt. Thập Phúc Hành Tông là 10 điều thiện, là nền tảng của hành động phước thiện, những việc làm thiện đem lại quả báu lớn lao, có thể diệt các pháp bất thiện của mỗi người chúng ta. Vì khi tâm thiện sanh thì tâm bất thiện vắng mặt. Mười điều thiện là: 1) Xả thí. 2) Trì giới. 3) Tu thiền. 4) Cung kỉnh. 5) Phụng thị. 6) Thính pháp. 7) Thuyết pháp. 8) Hồi hướng. 9) Hoan hỉ theo. 10) - Chân trí, Chân là chân thật, cái biết của mình chân thật. Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa thứ tự từng điều thiện trong 10 điều này. 1) Xả thí. Xả thí có 3 là: Tài thí, Pháp thí, và Vô úy thí. Tài thí: Gồm tiền bạc của cải vật dụng cho đến qúy nhất là thân mạng. Có hai loại là nội tài và ngoại tài. 1- Nội tài: Thân mình đem bố thí cho người khác, như xông vào lửa cứu người sắp chết cháy, cứu người sắp chết đuối, lấy thân che đỡ cho người sắp bị bắn hay bị đâm. Hoặc cho người một bộ phận của mình mà người đang cần đến như cho người một qủa thận chẳng hạn. Nghĩa là người bố thí sẵn sàng chịu chết, chịu tật nguyền, chịu khổ để cứu người. 2- Ngoại tài: Là vật thường dùng của mình như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, ruộng vườn, đồ đạc, quần áo, đồ ăn, thức uống v.v…, đem một trong những thứ ấy tặng cho người, gọi là bố thí ngoại tài. Tiền của mang ra bố thí phải là tiền của do công khó nhọc của chính mình, làm việc một cách hợp pháp, hợp lý, mới được kể là trọng. Nếu tiền của do sự làm bất hợp pháp mang lại, sự bố thí không được coi là trọng, mà là thấp hèn, vô ích 3) Trong pháp bố thí thì bố thí chánh pháp là tối thắng, trên tất cả là thí pháp. Từ đây về sau trên con đường tu tập của ta, ta chỉ cần làm những chuyện gì thuộc về thí pháp mà thôi, thí pháp mới đủ năng lực nhiếp phục ta và lúc đó ta mới đủ năng lực nhiếp phục người khác. Vậy thí Pháp là gì? Xả thí, khi xưa Đức Phật Ngài còn là vị Bồ Tát, Ngài tha thiết đi tìm cầu Pháp, muốn nghe Pháp mà Ngài gieo mình xuống cho con dạ xoa để cầu Pháp. Đức Phật Ngài nói là xả thân, xả tâm để cầu Pháp, Pháp chúng ta lãnh hội được, chứng đắc hội quả được, đó là bố thí Pháp sinh mạng này để có được đạo quả Niết-bàn. Chính vì đó, hôm nay qúi Phật tử phải thấy rằng chúng ta không mong cầu phước vật, chúng ta thí tài vật nhiều rồi, bây giờ qúi Phật tử phải đi vào con đường trí tuệ, chúng ta biết con đường tu tập phước huệ đồng tu, thí phước thí huệ, hôm nay phải trau dồi phước tuệ. Trên con đường tu tập nghe nơi nào ta bố thí, nơi nào ta xả thí qúi Phật tử hoan hỉ tùy hỉ nơi tâm, chúng ta phải lo bố thí Pháp, ai in kinh, ấn tống kinh sách thì tùy hỉ góp phước, hoặc chép kinh sách để cầu giải thoát, dành thì giờ lo tu tập, đó là thí Pháp là tối thượng. Pháp thí là đem lại những gì lợi lạc về mặt tâm linh gọi là pháp thí, đem lại sự an vui không kinh sợ gọi là vô úy thí. Trong pháp thí vô uý thí mình cho mình trước, sau đó mình mới cho người khác được, Quí Phật tử cho trong trạng thái sợ hãi lo âu thì làm sao qúi Phật tử giúp người khác đang hoảng hốt lo sợ, do đó qúi Phật tử phải vô úy thí mình trước. 2) Trì giới. Ngài Tịnh Sự trong phút giây cuối cùng, bị nhiều cơn bịnh nặng tác hại cơ thể Ngài bị hoại diệt hết. Ngài xin với Chư Tăng là đệ tử Ngài cho Ngài trở lại làm sadi giữ giới sadi chứ Ngài không giữ tỳ khưu giới vì sợ không giữ tròn vẹn 227 giới. Chư Tăng đệ tử của Ngài không ai đồng ý cho Ngài xuống sadi giới nói: "Ngài cứ giữ 227 giời tỳ khưu, tụi con hổ trợ ngài, nhắc nhở Ngài. Khi quí Phật tử nghĩ tới giới thì qúi Phật tử mất vị trí đang "trì" ở cảnh nào. Thì khi mình nói tôi đang trì giới tức là qúi Phật tử phải nghĩ; tôi đang hành động, đang làm việc thiện, đang tạo giới được thanh tịnh. Chứ qúi Phật tử nghĩ cái giới là qúi Phật tử bám cái bên ngoài, qúi Phật tử không giữ tâm của mình được an vui. Do đó, tác ý khôn khéo là mình nghĩ "tôi đang trì, còn giới tôi có bao nhiêu tôi biết". Qúi Phật tử nói giữ giới là không thấy cái thọ trì mình đang có, qúi Phật tử mất hết tất cả liền. Qúi Phật tử nói, tôi có bát giới, tôi có 2 giới, qúi Phật tử ngồi đếm hoài, lúc đó là qúi Phật tử đang bị si và sân, qúi Phật tử đang toại nguyện là si, và qúi Phật tử bất toại nguyện là sân, hoang mang lo sợ, qúi Phật tử đang nghĩ tới góc độ tham sân si này hơn là qúi Phật tử nghĩ tới trì giới có hay không có, phải giữ tâm mình đang thọ trì việc tạo phước tu tập để diệt tham sân si, đó là phương pháp để thọ giới. Những cái đó là những tác ý thanh lọc tâm ý của mình. Như vậy, ta giữ giới hay ta giữ cái tâm? Ta giữ cái tâm qua phương pháp trì giới tâm được an trú, an vui, bình tỉnh, an lạc, nhìn tới những gì mình cần phải làm. Tôi không sát sanh, tôi không nói dối, tôi không làm những điều sai trật đó, tôi chỉ làm điều gì lương thiện trong tâm thức. Lúc đó qúi Phật tử thấy có một điểm tựa đó nằm trên con đường đi cuối cùng, qúi Phật tử có cái vốn để ra đi, còn không qúi Phật tử sẽ đi với sự chi phối kinh khủng lắm, sợ hãi lắm, lúc đó qúi Phật tử không có điểm tựa. Như vậy, cái hay nhất là người ngày cuối cùng được thọ giới, người ta giữ những giới gì người ta biết. Qúi Phật tử bây giờ đang còn tỉnh táo chứ không phải là muội lượt, có sự hiểu biết còn giữ giới được, nhưng tới lúc cuối cùng giờ phút cận tử lâm chung qúi Phật tử bắt đầu giữ giới qúi Phật tử biết mình thường giữ giới gì mà qúi Phật tử từng có. Như vậy, tới giờ cuối lâm chung qúi Phật tử không thể nhớ mình giữ giới gì tại vì qúi Phật tử không biết giờ phút nào lâm chung, chẳng hạn như ra đường bị xe đụng là lâm chung rồi thì làm sao mình nhớ được mình giữ giới gì trong giờ phút lâm chung. Do đó, tâm nghĩ tới Phật Pháp Tăng làm điểm tựa cho mình, giữ tâm mình là quan trọng. Ngài Ajahn Mun, một vị Tăng thọ đầu đà xuất sắc nổi tiếng bên Thái Lan, suốt cuộc đời tu của Ngài ở trong rừng không ra thành thị, Ngài nổi tiếng nên có nhiều phóng viên báo chí nghe tiếng vô thăm Ngài và hỏi Ngài: - "Ngài giữ bao nhiêu giới" Ngài trả lời là: "giữ có 1 giới là giới giữ tâm mình trong sạch". Do đó, qúi Phật tử luôn nhớ "giữ tâm trong sạch" là giữ giới rồi, làm cái vốn để mình ra đi. Con người có 5 điều ta không biết là: lúc nào ta bệnh, lúc nào ta chết, và chết tại đâu, chết ra sao, rồi ta đi về đâu. Qúi Phật tử phải nhớ hoài 5 điều này. 3) Tu Tiến Tu tiến, còn gọi là tu tập, có hai là Chỉ và Quán. Khi ta nói Chỉ và Quán thì ta nói hai loại duy nhất là Niệm và Tỉnh Giác. Chỉ và Quán danh xưng là tên gọi là chế định (paññatti) là của thế gian, nếu ta nói chế định là ta còn ở trong tục đế, nhưng ta nói Niệm và Tỉnh Giác là là Siêu Lý, Siêu Thế. Dù Chỉ hay Quán thì qúi Phật tử phải có Niệm và Tỉnh Giác trong mỗi phương pháp tu, đó là quan trọng. Khi có nhiều người nói tôi hành thiền Chỉ người kia nói tôi hành thiền Quán, nhưng họ không có Niệm và Tỉnh Giác trong phương pháp họ đang hành, cái đó không phải là họ "tu tiến" hay tu tập. Như vậy, khi qúi Phật tử đi tu tập, qúi Phật tử đi pháp thiền Chỉ hay Quán cũng được, nhưng qúi Phật tử coi có tìm được chánh niệm và tỉnh giác không. Khi nói đến chánh niệm và tỉnh giác, qúi Phật tử phải coi mình có đối tượng đúng đắn hay là sai, thì mới có chánh niệm tỉnh giác được. Rồi khi qúi Phật tử thấy có đối tượng rồi, là đối tượng gì, thì lúc đó họ nói ra không đúng, thí dụ họ nói họ có đối tượng là hơi thở, thì qúi Phật tử sẽ nói đối tượng của tâm tôi là thiền Chỉ hay thiền Quán, tôi luôn luôn theo dõi hơi thở, họ nói như vậy, qúi Phật tử nghe "oh vị này hay quá, họ bám sát đề mục của họ, họ bám sát được đối tượng của họ, họ có Chỉ không có Quán." qúi Phật tử khen, khen như vậy là mình đưa họ đến con đường lọt xuống hố sâu, tại vì cái đó không có phải, hơi thở không phải là đối tượng đúng, nó chỉ là một chế định, đó là tục đế. Đối tượng đúng hay sai là qúi Phật tử thấy được Vô Thường, Khổ Đau, và Vô Ngã. Thì từ đó qúi Phật tử thấy rõ con đường đang đi, có Chánh Kiến trên con đường Bát Chánh Đạo, đó là con đường tu tiến. Nếu không thì họ đang thực tập chứ không phải tu tập, như đứa bé đầu tiên học lớp vỡ lòng học những môn học sơ cơ đơn giản, chúng không thể nương tựa được. Do đó, qúi Phật tử phải cẩn thận con đường tu tập Thập Phúc Hành Tông là chúng ta nghe nói và biết là có tu Chỉ và tu Quán thì cái đó là chế định thôi, của hiệp thế. Nhưng mà đi sâu hơn nữa có Chánh Niệm và Tỉnh Giác thì ta cũng nghe Chánh Niệm và Tỉnh Giác là có Siêu Lý hiểu biết con đường họ Chỉ Quán là danh từ thôi là Siêu Thế đó, nhưng đối tượng của họ là cái gì, đối tượng của họ có đúng hay không. Do đó, cho dù họ nói tôi thấy được hơi thở của tôi, thì cái hơi thở của tôi họ bám vào đó, thì thật sự họ đang có sự hiểu biết ghi nhớ niệm của một tục đế trong khi họ theo dõi đúng đối tượng thì đối tượng đó không có thể là được tồn tại giữa sát na trước với sát na sau, thời gian trước thời gian sau, một giây trước một giây sau, thì đối tượng nó luôn luôn thay đổi trong từng mỗi khoản khắc, chính cái đó mình mới thấy đối tượng đang ẩn núp đằng sau đó một cái Vô Thường, Khổ Đau và Vô Ngã, từ đó mà phát lên Chánh Kiến đi trên con đường Bát Chánh Đạo đi xuyên xuốt trên con đường Giác Ngộ Niết-bàn. Do đó, khi qúi Phật tử nghe nói chữ "tu tiến" hay "tu tập" thì không phải dừng lại một danh từ, không phải dừng lại một phương pháp, không phải dừng lại một đối tượng đang có theo dẫn dắt người ta, không mình phải theo dõi những diễn tiến của nó, đó là tu tiến. Như vậy thì tu tiến đây là ta sửa đổi hoặc là tiến bộ hay là nâng cấp lên mà chúng ta không có sửa đổi mà chúng ta không có tiến bộ tức là chúng ta đi thụt lùi, chúng ta không sửa đổi những cố chấp, những chấp thủ, những dính mắc của ta lại là ta thụt lùi, do đó, phải vượt lên, phải tiến lên, và mình phải thay đổi liên tục để nắm bắt được những trạng thái thế gian luôn luôn là thay đổi, như vậy qúi Phật tử mới nắm bắt được. Nếu Phật tử không làm được việc đó thì qúi Phật tử đang bị thụt lùi con đường mà qúi Phật tử đang thực tập chứ chưa gọi là tu tập. Do đó, có nhiều người nói họ có một chiều dài tu tập 10 năm 20 năm nhưng mà ruốt cuộc họ không dùng được cái gì cả, tại vì họ không có sự tiến bộ, họ chỉ giữ lại những danh từ, họ giữ lại cái gì mà họ đang có trong cái hình thức mà họ không đi tới những cái gì họ đang cần có trên cái sự thay đổi liên tục của đối tượng, họ đang giữ cái hình thức sai mà không thấy đó là cái gì sửa đổi cho chính họ. Đó là phương pháp thứ 3 trên con đường tạo ra phước báu, nhân, thiên, và giải thoát. 4) Cung kỉnh hay cung kính. Có 4 hạng người chúng ta cung kỉnh: 1) Ông bà cha mẹ, 2) Vua quan, 3) Thầy, các vị giáo thọ. 4) Bậc trưởng lão cao niên lớn tuổi, bậc có giới đức. Chúng ta cung kỉnh để tạo phước báu diệt si, diệt ngã mạn, diệt tham. Ông bà ta có câu "con hơn cha nhà có phúc", do đó khi đứa con hơn người cha, mẹ, nó nói nó lớn rồi, cha mẹ nó không cần cung kính nữa, mà cha mẹ phải học lại nó nữa, ngày hôm nay có hiện tượng đó mà ngày xưa cũng có hiện tượng đó, như cha mẹ làm nông dân con học đỗ đạt làm quan huyện, vu qui bái tổ về làng. Thì việc cung kính ông bà cha mẹ thay đổi theo thời gian, hay là tâm con người thay đổi. Do đó phải thay đổi tâm ta từ xấu ra tốt. Như vậy, khi qúi Phật tử muốn cung kỉnh cha mẹ ông bà là qúi Phật tử phải thay đổi tâm qúi Phật tử đang còn si mê đang còn ngã mạn, mình cung kính để diệt cái si mê cái ngã mạn của mình. Bây giờ không có cung kính vua quan, ngày xưa người ta cung kính vua quan, hay những người lo cho đời sống an vui trong đất nước mình đang sống thì mình phải có trạng thái cung kính những vị đó. Cung kính các vị Thầy, các vị Giáo Thọ là vị chỉ dẫn cho mình con đường đạo đức tu tập trên đường an vui. Những vị giới đức trưởng lão mình cũng cung kỉnh. Như vậy thì ở đây là nói theo thế gian thì cha mẹ là thứ nhất, vua quan thứ hai, các vị thầy giáo thọ là ba, các bậc giới đức trưởng lão thứ tư. Nhưng nói theo đạo thì các bậc giới đức trưởng lão thứ nhất, các vị thầy giáo thọ là thứ hai, vua quan là thứ ba, cha mẹ là thứ tư. Như vậy, khi cung kính là qúi Phật tử đang tỏ lòng cung kính với vị đó cũng là để diệt tâm ngã mạn mình, hay là mình tỏ lòng cung kính để được khen ngợi là có đức hạnh có đức độ. Hai cái đó qúi Phật tử coi cái tâm của mình chứ đừng nhìn bên ngoài, nhìn cái tâm qúi Phật tử mới hiểu ra cái đó, qúi Phật tử không làm được là vì tâm qúi Phật tử đang bị che lấp. Vậy thì, cung kính này đáng cho ta làm hay không? Qúi Phật tử nhìn ở góc độ khi mà qúi Phật tử tu tập lên tới bậc Alahán thì mới diệt si, mới diệt vô minh được, khi tu tập tới Alahán thì mới diệt được ngã mạn, tu tập lên tới Alahán mới diệt được ái dục (tham). Muốn có pháp cung kính thì qúi Phật tử sẽ thấy ba pháp kia (xả thí, trì giới, tu tiến) chỉ là một hình tượng để ta nắm bắt diệt si, diệt tham, dùng pháp cung kính để chúng ta diệt si, diệt ngã mạn và diệt ái dục. Chứ không phải để được khen ở trong đời. Phải hiểu như vậy, nếu qúi Phật tử không hiểu thì không có cơ hội thanh lọc tâm mình được, đó là cơ hội một điều kiện để có dịp mình thanh lọc tâm của mình, chứ còn không thì mình không có dịp để coi tâm của mình, không gột rửa sửa đổi được tâm mình. Khi qúi Phật tử người gặp một người, qúi Phật tử nhìn thấy tâm mình liền, lúc đó tâm mình thiện hay bất thiện, tâm mình cống cao ngã mạn hay tâm mình khiêm cung lễ độ lễ phép hay nhã nhặn mình nhìn thấy liền. Chứ đừng để qua hình thức cung kỉnh mới thấy mình là người khiêm cung lễ độ, và những cái đó nó ngấm ngầm ẩn trong từng tâm thức của mình khi mình chưa nhìn thấy nó, tại vì sao? Tại vì, mình chưa thấy đối tượng nào đến để mình bộc lộ tâm mình ra. Khi đến đụng một người vô mình mới bộc lộ tâm mình ra. Thí dụ, qúi Phật tử sẽ thấy khi qúi Phật tử đi vô trong chợ mua vật dụng cần thiết đi ra trả tiền cô thu ngân làm quí Phật tử khó chịu, qúi Phật tử nghĩ: "cái mặt thấy ghét" thì qúi Phật tử thấy cái mặt cô đó thấy ghét hay là tâm qúi Phật tử chưa rửa sạch, tâm mình còn đang ghét, mình phải coi cái tâm mình, trong chợ có cả chục quầy tính tiền, mà họ chỉ mở 2 quầy tính tiền, mình đi chợ thì gấp phải về gấp, giờ phải đứng xếp hàng chờ trả tiền tâm mình sanh ra bực bội rồi thấy người này người kia mình thấy ghét, mình không nhìn tâm của mình mà mình nhìn thấy người ta rồi mình chê trách. Do đó mình phải coi chừng tâm mình, phải gội rửa cho tâm được thanh tịnh. Qúi Phật tử đang trên con đường tu tập toàn thấy pháp ở đầu, không thấy pháp ở cuối, qúi Phật tử không đi tới cuối. Dù pháp đầu là cung kỉnh đối với ông bà cha mẹ của mình, hay đối với vua quan, đối với thầy tổ hay là đối với các bậc trưởng lão có giới đức, nhưng qúi Phật tử không đi tới phút cuối là diệt cái tham, diệt cái si, diệt cái ngã mạn, qúi Phật tử chỉ tới cái pháp cung kính thôi, tới ông bà cha me thầy tổ của mình là xong rồi trong khi tâm mình còn đầy dẫy tham sân si. Pháp cung kỉnh chỉ là cửa ngõ thôi mà cuối cửa ngõ là diệt thâm sân si. 5) Phụng hành. Còn gọi là phụng thị là vâng lời theo, cũng giống như cung kỉnh, vâng lời theo 4 hạng người trên. Để diệt tâm cống cao ngã mạn. Qúi Phật tử nhìn thấy có hai cái đối chiếu làm cho qúi Phật tử khó xử lắm. Qúi Phật tử làm cha làm mẹ, mình dạy đứa con nó không nghe mình, mình nói đứa con nó vô lễ với mình, nhưng lúc đó tâm của mình đang ở trong trạng thái bất toại nguyện là sân mà gốc của nó là si, vì si rồi mình khởi lên sân, khó chịu bực bội bất toại nguyện. Như vậy thì khi mình nói trạng thái ngược lại qúi Phật tử sẽ thấy giữa mình và nó, giữa cha và con đang có trạng thái nghe lời và không nghe lời, khi người cha dạy con phải nghe lời, mà nếu người cha dạy mà con không nghe thì mình nói con bất hiếu vô lễ. Nhưng, điều này ở góc độ nhà Phật là nhân quả tương quan, mình thấy quả là mình tìm được nhân. Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy khi mình dạy thì con phải nghe từ quả của cái dạy (nhân). Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy từ cách nhìn của phụng thị qúi Phật tử phải nhìn ở góc độ nhân quả, chứ không nhìn ở góc độ sân. Cũng như tu tiến mà qúi Phật tử nhìn Chỉ Quán thì không đúng, nhìn chánh niệm và tỉnh giác chưa đúng mà nhìn đúng hay sai cũng chưa đúng, mà qúi Phật tử làm sao để nhìn thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì đó gọi là tu tiến, phát triển con đường Chánh Kiến đi vào con đường Bát Chánh Đạo đến Giác Ngộ Giải Thoát. Cũng như vậy, khi qúi Phật tử đi lên con đường cung kỉnh ông bà cha mẹ không phải qúi Phật tử chỉ đi đến góc độ cửa ngõ mà qúi Phật tử phải đi đến góc độ phải diệt tham sân si. Còn nếu ta nói vấn đề phụng thị thì qúi Phật tử hiểu theo góc độ nhân quả tương quan, do có nhân thì có quả, còn nhân mà không có thì quả không có. Do đó, ở đây chúng ta sẽ thấy pháp tu của ta là mình gieo nhân 6) Thuyết pháp. Khi qúi Phật tử đi đến một đạo tràng người ta đang thuyết pháp qúi Phật tử nghe qúi Phật tử có nhận xét người nào nói đúng người nào nói sai, như vậy là qúi Phật tử có một trình độ để mà so sánh. Cũng như Sư nghe một người kỹ sư điện nói mà Sư biết đúng hay sai là vì Sư có biết về điện một chút Sư mới nói được. Thì như vậy, qúi Phật tử không có trình độ kiến thức về Phật Pháp thì không dám nói pháp này cao, pháp kia thấp, pháp này sai hay đúng. Hồi nhỏ lúc 3, 4 tuổi, mẹ Sư dắt Sư vô chùa nghe tụng kinh thôi, mấy Sư trong chùa hỏi Sư nghe pháp có hiểu gì không, Sư trả lời con không hiểu. Còn khi qúi Phật tử nghe pháp rồi có người hỏi nghe thuyết pháp thấy hay không, qúi Phật tử trả lời hay, người đó hỏi nữa: vậy hay chỗ nào? Cái Phật tử nói chỗ hay của bài pháp, thì đó là qúi Phật tử đang thuyết pháp, còn qúi Phật tử nói bài pháp không hay là qúi Phật tử không biết pháp hay là Phật tử không thấy pháp nào đáng để qúi Phật tử nói được thì qúi Phật tử nói ra không được. Qúi Phật tử có thiện tri thức chủng tử trong người mình mới đi nghe pháp còn không thì không đi nghe pháp. Thí dụ. Qúi Phật tử vừa gặp một người rồi hai ngày sau nghe tin người đó chết, qúi Phật tử sẽ nói là "thế gian này vô thường" ngày xưa qúi Phật tử đâu biết hai chữ vô thường. Vô thường là pháp mà là pháp cao siêu, vô thường, khổ, vô ngã là pháp Niết-bàn, còn pháp mà đối tượng đúng hay sai chánh niệm tỉnh giác là mình nói Siêu Lý, hay là chế định hay là tục đế. Mình nói những lời chân thật không sai lỗi không bị phạm lỗi lầm, tức là nói không phạm lỗi lầm làm cho người ta hiểu lầm, nếu nói mà sai lỗi thì không phải là thuyết pháp. Thuyết pháp là làm cho người ta được nghe những lời nói cao siêu, làm cho người ta ý thức được giác ngộ, đó là chúng ta nói pháp. Qúi Phật tử thấy biết nấu món ăn ngon, người ta tới học cách nấu ăn qúi Phật tử chỉ cho người ta nấu, đó là qúi Phật tử đang nói pháp cho người ta nghe, pháp đó là pháp tục đế, pháp hiệp thế. Qúi Phật tử chỉ người ta cách lái xe đó là qúi Phật tử đang nói pháp cho người ta nghe, đó là pháp chân thật, qúi Phật tử chỉ cho người ta không phạm lỗi lầm, qúi Phật tử làm cho con người ta cao siêu lên chứ không thấp hèn đi xuống, cái cuối cùng là làm cho người ta được giác ngộ. Thí dụ thấy người ăn cắp món đồ qúi Phật tử nói người ta đừng ăn cắp tội lắm, là qúi Phật tử làm cho người ta đi từ thấp hèn lên tới cao siêu, cao hơn nữa là giác ngộ những lỗi lầm của họ xưa nay mà họ chưa biết, giờ họ biết họ thức tỉnh và giác ngộ người ta làm điều lợi ích cho họ. Qúi Phật tử nói thuyết pháp, những gì qúi Phật tử làm cho người ta phát hiện được là cái gì người ta chưa có, giờ người ta biết được là qúi Phật tử đang nói pháp. Như vậy, thuyết pháp là qúi Phật tử nói những lời chân thật, nói những điều không sai lỗi, không phạm lỗi lầm, nói những lời cho người ta nghe được cao siêu, nói những lời làm cho người ta ý thức được sự giác ngộ, là qúi Phật tử đang thuyết pháp. Đức Phật Ngài nói 3 điều: Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo. Kinh Pháp Cú 183 Nghĩa là: điều ác không làm, việc thiện nên làm, thanh lọc ý trong sạch, đó là lời Phật dạy. Đó là Ngài đang thuyết pháp. Như vậy thì khi qúi Phật tử học câu: - "Chư ác mạc tác" là điều ác không làm. - Chúng thiện phụng hành là việc thiện nên làm. - Tự tịnh kỳ ý là tự mình thanh lọc ý mình trong sạch. - Thị chư Phật giáo nghĩa là, đó là lời Phật dạy Là qúi Phật tử đang thuyết pháp, qúi Phật tử thấy chuyện đó đơn giản. Qúi Phật tử nói một lời đơn giản là đừng làm điều xấu điều ác hãy làm điều tốt làm việc thiện, hay làm cho tâm mình thanh tịnh trong sạch, đó là lời Phật dạy. 7) Thính pháp. Ngài Ananda được nghe 84 ngàn pháp môn, 82 ngàn pháp môn chính tai Ananda được nghe từ Đức Phật thuyết giảng, còn 2 ngàn pháp môn là do các huynh đệ nói lại những bữa Ananda không có mặt tại nơi Đức Phật sau đó được các huynh đệ nói lại. Nhưng có một người nghe nhiều pháp là Ngài Sariputta (Xá Lợi Phật), Ngài nổi tiếng về trí tuệ. Như vậy thì qúi Phật tử sẽ thấy Sư đưa lên cho qúi Phật tử thấy hai vấn đề. Có hai nhân vật nổi tiếng ta được biết đó là Ngài Ananda và Ngài Sariputta, thì Sariputta là thù thắng Ngài nghe không nghe hết 84 ngàn pháp môn, nhưng chúng ta nói Sariputta nghe thù thắng hơn Ananda là vì Ngài nghe pháp với trí tuệ của Ngài, còn Ananda nghe pháp với sở thích của mình. Do đó qúi Phật tử phải để ý.. Ngài Ananda nghe pháp với sở thích của mình là thích nghe pháp. Ngài Sariputta nghe pháp với trí tuệ của mình. Ngài Sariputta là trí thượng Thanh Văn đại trí tuệ củ Đức Phật, trên là Đức Phật, dưới là Sariputta, không người nào có thể thay thế vị trí của Ngài, nhưng Ngài là người hiếu học, nghe ai nói pháp Ngài cũng đến để thính pháp, một ông sadi trẻ tuổi nói pháp Ngài cũng đến nghe. Ngài Sariputta là Tri Thượng Thinh Văn đắc quả Alahán vô sinh. Bộ tạng Abhidhamma do trí tuệ của Ngài Sariputta trùng tuyên mà ngày nay nhân loại được biết tới Abhidhamma. Đức Phật Ngài ở khung trời Đao Lợi nói pháp cho Thiên Mẫu Maya và cùng lúc Ngài xuống cõi nhân loại Ngài nói những mẫu đề cho Ngài Xá Lợi Phất xong Ngài trở lại cung trời Đao Lợi tiếp tục thuyết cho Thiên Mẫu Maya nghe, không gián đoạn, Ngài hiện song thân. Ngài Xá Lợi Phất được nghe những mẫu đề; pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký, Đức Phật không nói nội dung, rồi từ các mẫu đề Ngài Xá Lợi Phất triển khai ra 42 ngàn pháp môn mà hôm nay chúng ta được nghe của tạng Abhidhamma này là do trí tuệ của Ngài Xá Lợi Phất. Như vậy, qúi Phật tử hiểu cách thức học Abhidhamma là bằng trí tuệ. Do đó khi nghe pháp có hai hiện tượng. Khi pháp đến hiểu là một chuyện, thẩm thấu là một chuyện. Ngài Ananda nghe để hiểu còn ngài Xá Lợi Phất nghe là phải thẩm thấu vô. Qúi Phật tử hiểu được pháp vô thường là cái gì thay đổi, cái gì bất thường, nhưng qúi Phật tử có thẩm thấu về vô thường không? Nếu thẩm thấu thì qúi Phật tử đắc đạo quả rồi. Qúi Phật tử hiểu được vô thường, - Cái gì không thường thì gọi là vô thường. - Cái gì còn thay đổi thì nó gọi là vô thường, - Cái gì còn biến hoại gọi là vô thường. - Cái gì không đứng yên gọi là vô thường. - Cái gì không ngừng gọi là vô thường Thì như vậy, qúi Phật tử sẽ thấy đang từ cái hiểu bằt đầu vô thẩm thấu. - Thì cái gì không thường là trạng thái sanh sanh diệt diệt, vừa sanh lên thì bị diệt liền là nó không thường. - Khi thấy nó hay thay đổi, vừa sanh vừa diệt, rồi diệt rồi lại sanh, đó là thay đổi. - Thấy nó biến hoại, trước mình thấy nó sanh rồi nó diệt, rồi lại sanh rồi lại diệt là nó biến hoại. - Thấy nó diệt diệt diệt là không đứng yên - Thấy nó còn sanh còn sanh sanh, đó là vô thường Đức Phật Ngài hỏi Ananda: - Này Ananda thế nào là vô thường? - Bạch Đức Thế Tôn. Vô thường là trạng thái không thường, trạng thái thường hay thay đổi, trạng thái thường hay biến hoại, trạng thái không đứng yên và trạng thái không ngừng lại. Đó là sự hiểu biết của Ananda. Nhưng, đối với Xá Lợi Phất. Đức Phật Ngài nói: - Này Xá Lợi Phất, thế nào là vô thường - Bạch Đức Thế Tôn, Vô thường là pháp còn sanh sanh còn diệt diệt, rồi khi nó còn sanh và diệt, diệt rồi lại sanh là vô thường, rồi khi mà nó diệt nó đảo lại nó diệt rồi nó sanh, nó sanh rồi lại diệt, khi nó diệt diệt diệt và nó không ngừng trong trạng thái còn sanh còn sanh còn sanh. Chính cái đó là vô thường. Đối với qúi Phật tử thấy cái vô thường là ở đâu cũng thấy vô thường, lá cũng vô thường, cây cũng vô thường, nhà cũng vô thường, xe cũng vô thường, nhưng Đức Phật Ngài nói nếu nói vô thường kiểu đó là nói theo Ananda. Còn Sariputta dùng trí tuệ của Ngài nói là: - "Sự vô thường là phải nhìn thẳng vô Danh và Sắc hai thành phần con người mình đang có, Danh thay đổi Sắc thay đổi, Danh thay đổi theo sanh diệt, mà Sắc thay đổi diệt và sanh." Khi qúi Phật tử thấy được như vậy thì lúc đó Danh mình không thấy mà mình thấy sắc rồi lúc đó cái sanh diệt mình lại diệt diệt hết những cái danh này phải diệt Sắc đều phải diệt lúc đó mình thấy không còn Danh Sắc, lúc đó là Niết-bàn. Khổ đau cũng vậy, vô ngã cũng vậy học để hiểu thẩm thấu như trí tuệ của Ngài Xá Lợi Phật (Sariputta). Khi có trí tuệ qúi Phật tử ngồi yên để nhìn thấy Danh Sắc của mình đang sanh diệt. Phải thấy được sự sanh diệt mới nói được vô thường. Như vậy, với Ngài Ananda nghe pháp do Đức Phật giảng, với Ngài Sariputta nghe pháp của mình trên Thân và Tâm của mình đang hiện bày. Do đó, khi qúi Phật tử nghe pháp hiện bày trên Thân và Tâm, qúi Phật tử mới bỏ được thân kiến, bỏ được hoài nghi, bỏ được giới cấm thủ, để Vô Sơ Đạo Sơ Quả Dự Lưu, còn qúi Phật tử nghe pháp với pháp cho biết để hiểu là qúi Phật tử đang đếm Pháp theo sở thích của mình, với một pháp thoại Đức Phật thuyết ra hội chúng đắc đạo quả liền tại vì người ta nghe pháp đang hiện bày pháp Đức Phật Ngài thuyết, pháp đang hiện bày diệt liền, diệt liền thân kiến hoài nghi giới cấm thủ vô được Sơ Đạo Sơ Quả Dự Lưu, còn mình nghe pháp hoan hỉ với pháp, hiểu biết với pháp, và sở thích với pháp, số lượng pháp được tăng trưởng lên, trí thức uyên bác của mình tăng trưởng lên đó là theo cách của Ananda. Sau đó qúi Phật tử phải trở về nhà ngồi xuống qúi Phật tử phải thẩm thấu lại rồi nghiền ngẫm lại giống như con bò ra ngoài đồng cỏ ăn cỏ rồi tối về nó nhơi lại. Mình là như vậy đó. Hồi xưa hội chúng nghe pháp Đức Phật là nghe tới đâu tiêu hóa tới đó, còn mình đây là đem về rồi ngày mơi mình mới nghiệm ra rồi nhiều ngày sau lại quên. Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy pháp nào vô mà qúi Phật tử hiểu liền thì đó là qúi Phật tử đang thính pháp với trí tuệ. Còn pháp qúi Phật tử nghe vô mà thích qúi Phật tử đang tính theo sở thích mình đang có. 8) Hồi hướng Hồi hướng là: Hồi là quay trở về, hướng là hướng tới những người quá vãng, hay còn đang tại tiền người thân kẻ sơ để mình chia sẻ ban rải ra gọi là hồi hướng. Như vậy, khi muốn nghe được pháp lâu dài qúi Phật tử phải hướng tâm mình trở về, mình hồi hướng công đức mình tạo ra mới có được lâu dài. Làm điều này là qúi Phật tử đang gieo hạt giống. Khi qúi Phật tử gieo hạt giống một ngày nào đó qúi Phật tử quên thì sự hồi hướng cái phước trở lại, khi mà phước trở lại thì ngay lúc đó nó nhắc qúi Phật tử cái nhân này qúi Phật tử đã có gieo trong quá khứ hôm nay qúi Phật tử mới được có phước này. Do đó, Đức Phật Ngài hàng đệ tử của Ngài nên làm việc thiện phải cố gắng hồi hướng để vừa cho cảnh phước đức giữ hạt giống của mình ngày sau nhắc lại mình để mình nhớ, nếu qúi Phật tử không hồi hướng qúi Phật tử không có hạt giống qúi Phật tử mất hết cả hai phần, không cho người quá vãng không chia cho người tại tiền mà chính qúi Phật tử cũng không giữ hạt giống để làm vốn. Do đó, bây giờ qúi Phật tử sẽ thấy là qúi Phật tử học mà hay quên là cái hồi hướng quá khứ qúi Phật tử tới ít lắm, bây giờ qúi Phật tử đang có hiện tại trạng thái thường hay quên, nhưng từ đây về sau mà qúi Phật tử có hồi hướng khi làm việc thiện thì hạt giống qúi Phật tử tích lũy thì qúi Phật tử sẽ khó quên mỗi phước nó đến là nhắc cái nhân qúi Phật tử có lại. Hồi hướng qúi Phật tử lại có hiện tượng là có khi qúi Phật tử hồi hướng đến chiều mới hồi hướng đến tối mới hồi hướng hay là ngày mơi mới nhớ hồi hướng chứ không hồi hướng liền. Làm việc thiện xong hồi hướng liền Chư Thiên hoan hỉ, còn để ngày mai hồi hướng Chư Thiên buồn lắm, thứ nhất là qúi Phật tử không thương Chư Thiên, thứ hai là không nhớ đến Chư Thiên, thứ ba là còn đang dè dặt nghĩ suy có nên cho hay không cho, Chư Thiên sẽ nghĩ điều đó. Mình có mình hồi hướng liền sau này khi mình cần mình cầu Chư Thiên giúp thì Chư Thiên giúp mau lẹ. Nhân nào quả đó. Như vậy thì hôm nay ta được nghe về hồi hướng, là ta giữ hạt giống. Qúi Phật tử đừng quên chữ hồi hướng này, còn nếu qúi Phật tử không nghĩ đến giữ hạt giống này qúi Phật tử đừng nghĩ đến việc hồi hướng sau này qúi Phật tử không có gì khi cần. Đối với Đức Phật Ngài không khi nào hồi hướng, mà Ngài cho hết chứ không hồi hướng. Còn bên đây mình cần phải giữ hạt giống do đó mình phải biết hồi hướng. Do đó, đối với Đức Phật Ngài không giữ hạt giống tại Ngài ra đi, còn qúi Phật tử chưa ra đi do đó qúi Phật tử cần phải giữ hạt giống. Hạt giống đó làm nền tảng tiếp tục đi tới nơi tới chốn, với hạt giống làm tư lương làm vốn. Do đó, qúi Phật tử sẽ thấy giữa mình với Đức Phật khác nhau, Ngài đã có và Ngài cho, còn mình chưa có mình tích lũy để mình có sau này mình mới hưởng được, sau đó đến cuối cùng mình cho hết rồi mình ra đi. Ở đây qúi Phật tử sẽ thấy giữ hạt giống. Như thế thì khi qúi Phật tử chia ra ban rải ra là qúi Phật tử diệt tham, bỏ trạng thái sân, và bỏ trạng thái si, biết cái gì mình nên làm. Khi mà chia cho ban rải là qúi Phật tử diệt cái tham, diệt trạng thái sân (trạng thái ghét người) và hiểu biết việc qúi Phật tử đang làm (không còn si). Có nhiều người nói có một chút xíu phước mà còn kêu hồi hướng thì còn phước đâu mà hưởng, chờ chừng nào có nhiều rồi sẽ cho, cái đó nó khó cho cái tâm mình, lúc đó lời mình nói ra là biểu hiệu cái tham mà lời mình đang nói là mình chưa có hiểu biết việc mình đang làm, mà người nói lên như vậy là đang giữ cái sân. Phải hồi hướng ngay khi vừa làm xong một việc thiện, và làm liên tục và không ngừng. Qúi Phật tử phải thấy được việc làm của mình để hồi hướng. Hồi hướng là quay trở về mình rồi hướng tới những điều công đức mình đã tạo ra, qúi Phật tử phải có. Đầu tiên khi quay trở về chính mình và hướng tới việc công đức mình đã tạo ra, rồi lúc đó mình mới cho ra. Khi qúi Phật tử không quay trở lại với chính mình, mình thấy những công đức mình đã tạo ra làm sao mình có mình cho ra được. Một phút mà qúi Phật tử quay trở lại chính mình là qúi Phật tử nhớ lại hạt giống nào qúi Phật tử đã làm với công đức đó việc đó là một việc thiện lúc đó qúi Phật tử mới có chia và cho để mình diệt cái tham, diệt cái sân, diệt cái si, diệt cái đối tượng đó cản ngăn con đường mình chia cho công đức. Ở trên đời này có 2 loại đáng để cho mình nhận xét: Tài đức và Phước đức Đức là đức hạnh tạo ra tài sản mà tài sản đó không ai cướp đoạt được, đức hạnh tạo ra phước báu đưa ta đến giác ngộ giải thoát. Như vậy, khi qúi Phật tử muốn đức hạnh tạo tài sản được lâu dài từ nơi việc thiện mình làm, nhưng mà cái phước đức là do việc hồi hướng, chia cho và ban ra, qúi Phật tử mới có được phước báu này. Qúi Phật tử làm việc thiện mà tạo ra tài sản trong khi qúi Phật tử không chia phước báu đó, không ban ra thì qúi Phật tử không có phước. Qúi Phật tử phải chia phước báu đó và ban rải ra cái phước báu đó thì phước báu đó sẽ tăng lên. Do vậy, qúi Phật tử làm việc thiện có phước báu, qúi Phật tử hồi hướng đến Chư Thiên, hồi hướng đến thân nhân quá vãng, chia phước cho người thân còn hiện tiền, thì phước báu qúi Phật tử tăng lên. Qúi Phật tử có hồi hướng, có cho có chia, có thính pháp có thuyết pháp thì sau này ngay trong đời này lúc nào qúi Phật tử cũng có thân bằng quyến thuộc hay có người đến giúp đỡ ở mọi lúc mọi khi khi cần có là có người giúp đỡ. Còn khi nào qúi Phật tử không cho không chia, không thính pháp, không thuyết pháp thì khi hữu sự không có ai đến với mình cô đơn đơn độc. Cái quan trọng nữa là người giúp ta là nhỏ, Chư Thiên giúp ta mới là lớn. Do đó, qúi Phật tử làm hai điều đó tạo tài sản bởi việc thiện chân chánh trong sạch có tài sản không ai cướp đoạt. Khi có đem cho chia phước báu cho tất cả mọi chúng sanh thì phước đức qúi Phật tử tăng lên, và điều thứ hai là diệt tham sân si, trong điều đó là ta đang giữ hạt giống đưa ta đến con đường giải thoát. Tới giờ phút chót lúc cận tự lâm chung thì phước báu mình đem đi là hạt giống phước đức chứ không lấy phải tài vật, mà chỉ đi với phước đức mà thôi. Như vậy, mỗi một ngày khi ta học xong là ta phải hồi hướng phước báu, đến Chư Thiên, ông bà đã quá vãng và, chia phước báu đến người thân còn tại tiền. - "Do phước báu này con thành kính hồi hướng đến tất cả Chư Thiên trên trời, Chư Thiên trong nhà con, chung quanh nhà con, vua trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, mong qúi Ngài hoan hỉ thọ dụng." Đó là lời hồi hướng khi làm việc thiện qúi Phật tử tích lũy chủng tử phước do sự hối hướng chia cho ban ra, hồi hướng Chư Thiên, Chư Thiên trong nhà, Vua Trời Đế Thích, các ngài Tứ Đại Thiên Vương. Sư nói qúi Phật tử câu nguyện của Ngài Sivali nguyện chúng sanh thoát khỏi khổ đau, sợ hãi, tật bệnh. Ngài Sivali có 3 điều cho Qúi Phật tử nắm: Sabba Dukkha - Tất cả khổ đau Sabba Bhaya - Tất cả sợ hãi Sabba Roga - Tất cả tật bệnh Vinasaantu - đều tiêu tan Hàng ngày chúng ta đọc để thoát khỏi khổ đau bệnh tật: Sivali Sabba Dukkha, Sabba Bhaya, Sabba Roga, vinassantu. có nghĩa là: Sivali, tất cả khổ đau, tất cả sợ hãi, tất cả tật bệnh, đều tiêu tan Bhaya = Sợ hãi Roga = bệnh tật Dukkha = khổ đau là không còn gì sợ hãi, không còn bệnh tật, không còn khổ đau. 9) Tùy hỉ công đức. Tùy hỉ công đức là: vui theo tài đức và phước đức của người. Người có tài đức mình phải vui theo thì lúc đó mình mới diệt trừ cái đố kỵ ganh tị với người. Người ta có tài đức mình phải tùy hỉ với người ta, người ta có công đức người ta có phước đức mình phải tùy hỉ với người ta chứ không có đố kỵ không có ganh tỵ. Lúc nào mình cũng mở lòng để vui theo người ta thì tâm qúi Phật tử đang diệt cái đố kỵ, diệt tật đố ganh tỵ. Một là qúi Phật tử vui theo với người một là diệt đố kỵ ganh tỵ tật đố với người. Có hai chị em, chị xấu mà em đẹp cũng có sự ganh tỵ, còn anh dở mà em giỏi cũng có sự đố kỵ ganh tỵ. Những cái đó Đức Phật nói không có phước báu là mình không có làm thay đổi tâm ta từ xấu ra tốt. Từ vựng mà qúi Phật tử thường nghe nói là "Anumodanà" là lời tán thán hoan hỉ với việc thiện với phước báu của người ta, hoan hỉ với công đức của người ta, việc thiện người ta đã làm mình hoan hỉ theo qúi Phật tử hưởng phước báu như người đó bằng với người đó, mình không nên bỏ qua. Khi mình tùy hỉ công đức (anumodanà) đó là chủng tử giải thoát phát sanh lên để diệt tật đố ganh tỵ của mình. Sự giải thoát gông cùm của con người mình, sự đố kỵ giữ chân mình lại, từ đó con người mình mới giải thoát được. Mình vui theo với tài đức và phước đức người có, chủng tử giải thoát phát sanh ra thì ngay lúc đó sự tu tiến phát triển. Ngày nào còn đố kỵ còn ganh tỵ qúi Phật tử còn đang so đo hơn thua với người thì ngày đó con đường tu tập chưa có phát triển. Hồi hướng và tùy hỉ đi đôi với nhau. Ngày nào có tùy hỉ ngày đó qúi Phật tử đang có cái tu tiến, ngày nào qúi Phật tử không có tùy hỉ không có trạng thái hồi hướng ngày đó mình đang tu thụt lùi. Niết-bàn là pháp hỉ lạc an vui tuyệt đối. Ngày nào qúi Phật tử có được an vui tuyệt đối ngày đó có Niết-bàn, an vui tuyệt đối là vì có pháp tùy hỉ. Qúi Phật tử không có tùy hỉ với mình và qúi Phật tử không tùy hỉ với người, qúi Phật tử không có Niết-bàn cho chính mình. Qúi Phật tử cố chấp bám giữ keo kiệt đố kỵ ganh tỵ làm sao có Niết-bàn được. 10) Chân tri trước kiến. Chân là chân thật, trước là đứng đắn. Chân tri trước kiến là cái biết chân thật, cái thấy đúng đắn. Cái thấy mình biết, biết cái mình hiểu, cái mình đang còn yếu, đang còn phải tu, cái đó là điều phải biết, không cần phải biết người. Người giỏi người tài hơn người thua người kém mình không cần biết nhưng mà thấy cái tôi mình đang còn yếu mình cần phải tu, thì đó là "chân tri trước kiến". Chân tri trước kiến là coi lại cái tôi của mình cần phải bổ túc con đường mình còn yếu và kém. Còn nếu như qúi Phật tử không có cái đó qúi Phật tử không làm được tất cả việc mà qúi Phật tử cần có. Vô minh là bất liễu tri. Minh là liễu tri. Như vậy thì khi qúi Phật tử thấy sự chân thật đó là qúi Phật tử phải có sự sáng suốt liễu tri cái điều đúng đắn Như vậy thì ở đây, tại sao ta phải xả thí, tại vì qúi Phật tử không giữ được cái gì trên đời, muốn giữ cũng không được. Qúi Phật tử thấy hai trường hợp; cho và không cho. - Cho: Không phải cho cái tài thí mà cho cái bỏn xẻn cái đố kỵ không giữ lấy nữa, cho cái keo kiệt đi cho cái bám vúi. Bây giờ mình có bỏn xẻn, mình bỏ bỏn xẻn là mình xả thí, mình sửa đổi con người của mình. Mình có đố kỵ mình xả thí cho cái đố kỵ đó đi không giữ nó nữa. Mình có keo kiệt mình cho đi mình không keo kiệt nữa. Thì lúc đó ta đi đến giải thoát tri kiến. Mà giải thoát được tri kiến mới giải thoát được tam giới, giải thoát hiệp thế, mới đạt được Niết-bàn Siêu Thế. Chỉ một chút đố kỵ cũng làm cho qúi Phật tử ở lại trong đời. Những cái gì mà qúi Phật tử đang cho là qúi Phật tử phải nhìn lại những cái đáng phải cho, cái chuyện đáng phải cho đó thật sự khó làm, nếu qúi Phật tử cho được Do đó, khi nói đến tri kiến mà chân tri trước kiến qúi Phật tử sẽ biết và thấy, mà thấy và biết của mình phải sáng suốt mà cái chánh của mình phải đứng đắn, chánh kiến. Chánh Kiến là con đường đi đến Bát Chánh Đạo. Cái biết của mình phải sáng suốt, diệt vô minh và liễu tri, lúc đó xả thí những gì không giữ được. Tại vì mình biết tất cả những điều gì mình giữ không được. Cái người mà không có một cái tri kiến thì họ không xả thí được tại vì họ nghĩ là tất cả họ đều giữ được. Thì người không có tri kiến thì gọi là chưa giải thoát tri kiến, họ nghĩ tất cả họ đều giữ được hết, họ giữ được hết tất cả chính cái đó họ cố giữ và họ không cho. 10 điều ngược lại 1) Không Xả Thí: Vì những thứ không giữ được. 2) Không Trì giới: không ra khỏiTam giới 3) Không Tu tiến: không tu tiến sẽ ở trong 4 cõi khổ đau 4) Không Cung kính: Không cung kính không trở lại làm người 5) Không Phụng thị: Không phụng thị không thấy Phật Pháp 6) Không Thuyết pháp: Không thuyết pháp thì hạt giống giác ngộ không có 7) Không Thính pháp: Không thính pháp không có đường giải thoát 8) Không hồi hướng: Cô đơn cô độc về tri kiến, bảo thủ, cố chấp, không cải cách. 9) không tùy hỉ: bất toại nguyện tri kiến sống trong bất toại nguyện. 10) Chân tri trước kiến là minh sanh diệt vô minh, giác ngộ giải thoát. Hôm nay ta học 10 điều thiện tạo ra phước báu sửa đổi tâm đang từ xấu ra tốt, chấm dứt sanh già đau chết con đường phước báu nhân thiên giải thoát. Trong những pháp này có 2 pháp qúi Phật tử phải nắm đằng cốt qúi Phật tử đừng có quên là pháp thứ 10 là chân tri trước kiến và pháp thứ 3 là tu tiến, không có tri kiến và không tu tập thì mình không thực hiện được 10 phương pháp này. Trong 10 pháp tạo ra phước báu này qúi Phật tử phải nhớ 2 điều luôn luôn là thanh lọc tri kiến, mà thanh lọc tri kiến là qúi Phật tử nhớ "tôi còn yếu, tôi còn kém, tôi cần phải tu", khi nào qúi Phật tử thấy "tôi còn yếu, tôi còn kém, tôi còn phải tu" là lúc đó qúi Phật tử phải bắt đầu trao dồi tri kiến của mình lên, khi trao dồi tri kiến mình lên thì mình cần phải tu tập tu tiến. Tu tiến qúi Phật tử phải làm những phương pháp còn lại trong 10 pháp Thập Phúc Hành Tông. Mười phương pháp này là qúi Phật tử đang làm việc thiện hay là qúi Phật tử đang làm việc muốn được giải thoát. Khi nào qúi Phật tử muốn làm việc thiện qúi Phật tử làm 10 phương pháp này một cách đơn giản và muốn giữ lấy tất cả, còn qúi Phật tử làm 10 phương pháp này mà qúi Phật tử muốn giải thoát là qúi Phật tử làm với Balamật./. © Minh Hạnh / phathocvandao Mục Lục
|