patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Trình Pháp


Thiền Sinh: Mỗi buổi sáng con đều nghe tiếng ve kêu, con muốn cắt đứt tiếng ve kêu nhưng con cứ nghe hoài thì con phải làm sao?

TT trả lời: Có hai trường hợp: một là thường quen, hai là đột xuất, hai trường hợp đó nếu như mình thường quen thì tạo xong nó sẽ biến mất còn đối với trạng thái đột xuất nó đến với mình nó làm cho mình có trạng thái bất toại nguyện.

Nhưng trong hai trường đó khi chúng ta đã biết thì cái thường quen tạo cho mình dính mắc, còn cái đến bất ngờ nó làm cho mình bất toại nguyện, là tham, hay là sân, thì mình đều biết hết, thì lúc đó mình không còn ngồi đó vì cái si của mình nữa, đã biết rồi thì không còn trạng thái phóng dật, cái trạng thái phóng dật là khi qúi Phật tử đã ngồi nghe thường quen cái tâm của mình thì mình bị cái tâm lôi vô trong cái nghe là mình đả là tâm phóng dật. Còn khi trạng thái đến bất ngờ đột xuất làm cho mình bất toại nguyện cũng là tâm sân, nhưng trước đó là bị phóng dật cũng là tâm si phóng dật, hai cái đó mình biết hết rồi thì không thể nào có xảy ra được hết. Thí dụ, như mình biết đi con đường này có tên ăn trộm, mình biết như vậy mình phải phòng hộ phòng thủ hay là cảnh giác, biết thì mình không có sợ cứ việc đi qua, có khi mình có gặp nó có khi không gặp nó, biết là nó thường có ở đây, khi có khi không.

Vậy thì, cũng vậy trước tình cảnh đó thì, một là thường quen, hai là đột xuất, tâm đều biết hết, mình coi như không có gì để ý đến, dế kêu, ve kêu hay con chó sủa, chim hót, tất cả là bất ngờ hay thường quen mình biết Tâm Nhận Thức, Tâm Nhĩ Thức, Tâm Tỷ Thức, Tâm Thiệt Thức, Tâm Thân Thức, đó là tâm quả đón cảnh.

Có một vị tu sĩ vô trong rừng tu thiền định bị khỉ phá, ra ngoài biển khơi bị con cá vẫy đuôi ồn ào, ông ta sanh oan trái nói "kiếp nào sanh lên vô rừng ăn hết chim chóc khỉ, xuống biển ăn hết cá", kiếp sau sanh lên ông thành một con súc sanh, bởi vì lúc đang tu có tâm oan trái ông nguyện như vậy khi tái sinh trở lại ông thành con chim xí điểu.

Bây giờ mình có nghe thì mình biết đó là Tâm Thức quả mà mình không thích đó là quả bất thiện mình cứ cắt bỏ, đừng tạo nữa, còn nếu mình không chịu cắt bỏ, mình tạo ra nữa, lúc đó nghiệp quả đã có, duyên đưa đến, nghiệp nhân mình tạo ra, những cái đó mình cắt bỏ.

Cũng như vậy, ngày xưa Đức Phật Ngài bị gặp nghịch cảnh, Ananda nói đi chỗ khác, Đức Phật Ngài nói đi đâu nghịch cảnh vẫn đến, thôi ở đây trả luôn thì hết, thì Đức Phật ở lại vẫn nghe những lời chỉ trích chửi mắng, Ngài trả cho hết.

Do đó, nếu cái nghiệp của mình, nếu đã có Tâm Nhĩ Thức này, mình nghe ve kêu, nghe dế kêu. bây giờ mình bỏ qua thành phố khác mình nghe chim khỉ hay là chó mèo nó rú nó sủa thì vẫn vậy nó vẫn còn nhưng cảnh khác thôi chứ thật ra chưa hết vì có Nhĩ Thức thì vẫn còn nghe, mình cứ trả thôi nó sẽ hết, phải bình thản.

Đối với sự tu Đức Phật Ngài dạy là cắt đứt không tạo nghiệp nữa, tu Thiền Vipassana là cắt không tạo nghiệp, còn cái quả nó đến với mình phải biết cắt, mình không tạo nghiệp nữa, cái đó là Thiền Vipassana, còn cái quả nó đến thì mình trả, còn ở đây mình níu nó mình tạo thêm nhân.

Tùy trường hợp, Sư muốn bổ túc thêm pháp hành, có khi qúi Phật tử quên nên qúi Phật tử muốn được nghe lại Tâm Vô Nhân hay là Tâm Hữu Thức này, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, thức, này là qúi Phật tử sẽ thấy đó là tâm quả rồi, qúi Phật tử tránh chỗ nào cũng có, nhưng mà quả nó có quả trổ sanh, qúi Phật tử tránh chỗ nào cũng có, nó là quả rồi, nhĩ mình nghe, nhãn mình thấy, tỷ mình ngửi, thiệt là mình nếm là nó là quả rồi giờ mình không chạy đi đâu cũng vậy, ở đây cũng vậy, thôi thì mình trả.

Cái tu của Đức Phật trong Thiền Vipassana là qúi Phật tử ngừa cái nhân, vậy thì khi cảnh đến mình muốn có thì nó có, mà mình muốn cắt cũng tại nơi đó mình chấm dứt, chứ đừng nói tôi bị thử thách, tôi bị cám dỗ, nó cuốn tôi kéo lôi, không có, mà tại mình muốn nó có.

Chính do đó, mình phải lấy cái pháp làm phương tiện, nhưng tu tâm mình là cứu cánh, pháp chỉ là phương tiện cho mình thấy, tu tâm mình mới là cứu cánh, nắm bắt được hơn, giải quyết nó được và thành tựu chứng đắc tại nơi đó, Niết-bàn là tâm mình biết chứ không phải là cảnh cho thấy Niết-bàn, thí dụ như cảnh sắc cảnh thinh v.v..... không phải là Niết-bàn, nhưng mà lúc qúi Phật tử muốn biết Niết-bàn cái tâm mình biết, còn cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, đó là cảnh cho tâm mình biết tu tâm mình là quan trọng.

Nó rất là dễ, nó ngay trong cái ta của mình, cái tâm thức, nhưng mình không dùng nó mà mình chạy đi cái gì xa như khắp vũ trụ trên thế gian này. Con người chúng ta đi tìm Niết-bàn, đi khắp hết thế gian này trong tuổi thọ trong tâm của mình và, mình không chết trong biên địa của cái tuổi thọ tại nơi nào mình đi, Niết-bàn nằm trong tâm của mình, ngay con người của mình chứ không phải ở đâu khác.

Hạnh phúc và khổ đau ngay cái tâm của mình chứ không phải; cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, bên ngoài. Cái tâm của mình nhận thức khổ đau chứ không tại đâu hết, qúi Phật tử đi tìm bên ngoài không có.

Khi mình tu cũng vậy, mình truy tìm cảnh hạnh phúc ở người khác, ở một cảnh bên ngoài, không phải như vậy, mà chỉ ở tâm mình cho mình hạnh phúc chứ không nơi nào có cho mình hạnh phúc, điều đó là thực tế, Đức Phật Ngài đâu tìm đâu xa, quay trở lại nhìn thấy chính mình, tại tâm, Ngài ngồi tại gốc cây và nhìn lại chính mình. Cái hạnh phúc là tâm mình được an vui cái đó là hạnh phúc, tâm mình không có an vui là có cảnh khổ đau.

Thiền sinh: Thưa Sư, con bị ho, khi ngồi thiền con ngậm kẹo ho, con không để ý đến nó con chỉ chú tâm vào hơi thở và cái đau.

TT trả lời: Cái ho cũng là pháp chứ không phải mình đi tìm cái đau ở chân mình không, mình nhìn cái ho cũng là nhìn thấy pháp.

Chữ Vipassana ta có thể chia ra như sau:

Vi = là đặc biệt,

passana = là chăm chú.

Như vậy, Vipassana là chăm chú đặc biệt trong tất cả mọi hiện tượng, chứ không phải nhất định tìm cái đau ở chân, đó mới là dùng pháp. Còn cô tìm cái đau ở chân trong khi ho cũng là pháp, tức là cô tuyển lựa pháp theo ý của mình thì không phải là pháp hiện thực của nó.

Thành ra có những pháp đột xuất là pháp đem lại đạo quả, Ngài Ananda không chuẩn bị là ngã xuống thì đắc đạo quả đâu, phải có một cái đột xuất mới đắc được đạo quả. Không nên khinh xuất cái nhỏ mà cũng không cần phải tìm cái to, cái nhỏ có khi lượm được đạo quả còn cái to nặng quá mình ôm không nổi mình té chết theo nó khi mình chưa đắc đạo quả, chắc chắn là như vậy, không ai cho mình cái gì mà mình chuẩn bị hết, những cái gì đột xuất mới đáng qúi còn cái chuẩn bị thì là cái thường tình mình đã biết. Sư thường hay thực tập trong khi Sư mệt thật là mệt vừa ngã xuống giường một cái mà Sư thấy cái gì khác thường là Sư niệm cái đó, chứ không phải lúc nào Sư cũng ngồi thiền, cái đột xuất mới là pháp, chứ mình ngồi thiền chờ pháp thì đó là pháp có chuẩn bị, như cục bột được nặn ra thì nó theo ý mình, cái đột xuất cái không chuẩn bị mà nó đến mới là quan trọng mới là kết quả, nó là vô thường, nó là khổ đau, mới là vô ngã. Nên Sư mới nói với qúi Phật tử ngủ thức không ăn chung gì hết, ngũ thức luôn luôn nằm trong 3 yếu tố, một là nghiệp quả đưa tới, hai là duyên tạo ra, ba là nghiệp nhân muốn tạo nghiệp lại, cái đó là mình đã có rồi, nhưng cái ý thức là đối với cảnh pháp, cảnh pháp là gì bất ngờ đến. Ông võ sư cũng vậy, ông giỏi là người ta đánh lén mà ông đỡ được, còn đánh trước mặt thì không ăn chung gì hết.

Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình nhận diện một pháp nào thì mình cố gắng coi sắc tưởng hình thức, cách nào làm cho mình thật là nhanh hay là phải tập.

TT trả lời: Cách thực tế mà qúi Phật tử nói thiệt là nhanh thì chỉ có văn ngôn võ luyện thôi, tức là mình tập hoài thì mình rất là nhanh, phản ứng rất nhanh đó là phản xả, đối ngược lại tâm thức mình với đối tượng, phản xả lại tự nhiên, cái đó thì cũng đúng, nhưng có khi những cái đó cũng nằm trong khuôn khổ mình không biết nó đến khi nào, còn mình sắp đặt có ý thức của mình trong đó không hẳn đó là quyết định chính xác của mình. Không phải lúc nào Đức Phật Ngài cũng dùng trí, có những lúc Ngài không dùng trí, Ngài vẫn có bất tương ưng trí "Này Chư Tỳ Khưu, các người đang nói điều gì đó cho Như Lai biết", đó là Ngài dùng bất tương ưng trí, Ngài đi vô nhà vệ sinh Ngài đá vô đầu một người nào đó, Ngài hỏi "ai đó", "dạ thưa con", "con là ai", "dạ con là Lahầula". Ngài đâu có dùng trí, nếu Ngài dùng trí, Ngài sáng suốt nhìn vô thấy Lahaula ngủ trong nhà tắm, Ngài biết hết, Ngài cũng hỏi, Ngài cũng vẫn phải hỏi những gì Ngài không biết. Nhưng khi Ngài biết là Ngài biết hết tất cả, Ngài thấu đáo hết tất cả, trí tuệ của bậc giác ngộ là vậy.

Mình phải sống thực tế trong cuộc sống và mình biết mình đang làm gì gọi là Sampajañña là Tỉnh Giác, còn qúi Phật tử chỉ có Sati là Chánh Niệm thì không đủ.

Sampajañña Tỉnh Giác là mình phải biết thân mình đang làm gì, lời mình nói gì, ý mình đang nghĩ gì trong sự tỉnh giác hiểu biết như thế nào là đúng là tỉnh giác. Có bốn sự tỉnh giác (Sampajañña), sự nhận thức, sự hiểu biết thấu đáo là: 1. Hữu Lý Tỉnh Giác, 2. Thích Nghi Tỉnh Giác. 3. Thông Hành Tỉnh Giác, 4. Vô Si Tỉnh Giác. Tỉnh Giác là minh có trách nhiệm luôn luôn biết những sự kiện đang xảy ra và, mình biết cái gì mình đang làm.

Phải có trí tuệ mình mới cắt được cái gì, mình giải quyết được cái gì, và mình lượm được cái gì và mình không lượm cái gì, đó là trí tuệ, chứ không phải lấy hết. Trí tuệ thì có văn, tư, tu, mình đang hành pháp mình lấy trí tuệ tu thôi, không lấy trí tuệ văn để giải đáp nó, cũng không lấy trí tuệ tư mà suy tư nghĩ ngợi phán đoán, tu là thấy pháp lấy trí tuệ tu mình giải quyết nó, trí tuệ tu mình đang hành.

Bài học hôm nay Sư nói về Ngũ Thức, Sư chưa nói về ý thức.

Thứ hai nữa là khi cảnh đến thì tạo ra một cái tác ý. Tác ý mình phải có 3 là; Chánh Niệm, Tỉnh Giác, Trí Tuệ. Nếu không thì mình không làm được cái gì cả.

Do đó, với tác ý là mình giải quyết được đối tượng, mà tác ý đó giải quyết được đối tượng đó, những cái đó cần thiết cho mình đem vô, mình đạt được, chứng đắc được hay không, cái đó là cần thiềt, còn ngoài ra thấy nó như vậy cũng không phải.

Qúi Phật tử không phải dùng cái pháp mà nó đang có với nhân quả đó, qúi Phật tử phải tìm cái đó với cái đạo quả qúi Phật tử đi tới để đạt được cái đó, nó là đạo quả đó, cái đó mới là cái chính mình đi tìm mình đang tu chứ không phải cái nhân quả cái đó mình giải quyết thì mình đã trở thành một nhà bác học, một nhà đại trí thức, một nhà kiến thức uyên bác, nhưng không có lợi ích gì cả chỉ là một Trưởng lão Pothila rỗng tuếch đến cuối cùng phải đi học ông sadi đã đắc đạo quả Alahán mới 7 tuổi. Mà ông Trưởng lão Pothila là vị trụ trì, một nhà pháp sư uyên bác Tam Tạng trong thời Đức Phật đi giảng tất cả 18 nhóm đệ tử của Ngài có, nhưng Đức Phật nói Trưởng lão Pothila rỗng tuếch đi học ông sadi. Cái đó mình ngồi học cái đó.

Nên cái Sư muốn nói đó là Ananda thị giả của Đức Phật mà còn chưa đắc đạo quả, ai cũng đắc đạo quả mà Ananda chưa đắc đạo quả, phải đợi đến 3 tháng sau mới đắc đạo quả , thật sự thì có còn hơn không. Vì uyên bác quá chính đó cũng là một cái trạng huống lôi cuốn mình ra ngoài đường đạo quả, tại mình uyên bác quá, mình sâu sắc quá, mình thù thắng quá, mình ngã mạn trên đó và mình dễ dui trong con đường tu tập và mình lấy cái đó làm phương tiện chứ không phải đó là cứu cánh, là sai.

Thiền sinh: Con không thiền như mọi người đây chỉ có mỗi chủ nhật con mới hành được một chút xíu. Ngày hôm nay khi con bắt đầu ngồi, thì 5, 10 phút đầu tiên người con mỏi và đau, con không chịu nổi con muốn bỏ chạy ra ngoài, nhưng lúc đó con gọi Sư cứu con thì tự nhiên tất cả mọi chuyện lắng xuống, thì khi đó tự nhiên trong tâm con đọc "con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng" thì như vậy là con hết đau, mà con cứ đọc quy y Phật quy y Pháp quy y Tăng, như vậy có phải là con bị hôn trầm.

TT trả lời: Cô không bị hôn trầm, cô đọc quy y Tam Bảo, như Sư đã nói trước đây đó là tâm bắt một cảnh tâm không bắt hai cảnh. Thí dụ, cô bị trạng thái đau quá chịu không nổi cô muốn chạy ra ngoài là cô đang bắt cảnh đó nhưng cô lại khéo léo (cái đó cô ngẫu nhiên làm) nhưng mà thực sự trong cái khóa thiền người ta cũng dùng cái đó là người ta bắt cảnh khác, chẳng hạn như cô nói "Sư cứu con" là cô lấy cái đó làm cái phao làm củng cố niềm tin chánh tín cô lên lại, niềm tin lên lại, và cô có tấn lên lại, niệm lên lại, định lên lại, tuệ lên lại, lúc đó là trở lại ngũ quyền tại cô biết cái đó nên cô dùng cái phao là cái niềm tin cô có lên lại, nhưng lúc đó cũng là lúc cô bắt cảnh đó chứ cô không bắt cảnh ngồi nữa thì mới giảm bớt sự lo, bớt cái đau của thân, bớt cái lo của tâm, thành ra cô quay ra niệm "quy y Phật quy y Pháp quy y Tăng."

Cũng như vậy, có những vị thiền sư khi họ bị đau quá họ không niệm cái đau của họ mà họ rải tâm từ, tại vì lúc đó họ nghĩ là họ đang trả cái nghiệp hồi xưa đánh đập chúng sanh hành hạ chúng sanh bây giờ thân mình bị tê nhức mỏi đau này, người ta không đến hành hạ mình nhưng chính mình bây giờ đang trả cái gì có trong lúc mình ngồi thiền rải tâm từ, khi đang rải tâm từ liên tục như vậy một thời gian cơn đau họ hết, tại vì lúc đó tâm họ phóng ra thương cho tất cả chúng sanh an vui, họ rải tâm từ cơn đau hết, chính cái đó họ cũng đã sửa cái nghiệp của họ nữa.

Sư cũng đã làm, mà Sư làm với cách khác, Sư làm theo thiền tâm từ trong quyển nhật tụng 2 tiếng rưỡi đồng hồ, Sư rải 480 câu liên tục thì Sư mới xả thiền, đó là một phương pháp, rồi sau đó trở lại mình thuần thục mình bớt. Cô thấy như con chim non ra khỏi tổ ấm nó cũng cầu cứu mẹ ba nó, nhưng sau đó nó già dặn lên, nó kinh nghiệm nó biết ứng phó, nó biết giải quyết, nó không còn kêu ba kêu mẹ nó. Cũng như một võ sinh ra khỏi võ đường bao nhiêu côn đồ bao quanh, cũng cầu võ sư nhưng sau đó nó dầy dặn lên nó kinh nghiệm nó biết ứng phó biết giải quyết thì không còn kêu cứu võ sư nữa, rồi cô cũng sẽ được như vậy.

Làm như vậy không có sai nhưng mà cái đó là những cái bước đầu tiên.

Có những cái qúi Phật tử đứng trong bối cảnh đó không biết giải quyết, nó không nằm trong bài bản của lớp học, nhưng đúng ra là bản chất tự nhiên của nghiệp báo và bản năng sinh tồn của chúng sanh hiển bày lúc đó tự cứu mình.

Đức Phật Ngài cũng vậy, Ngài tìm ra được bản năng tự nhiên bảo vệ sinh tồn của mạng sống Ngài vùng ra thoát được con đường luân hồi giác ngộ giải thoát. Qúi Phật tử sẽ có cái đó, lúc đó không nằm trong bài bản nào cả. Ngài không có bài bản nào hết, lúc đó Ngài phải đối phó, lúc đó để giải quyết, trí tuệ sanh ở đó, còn đường tu tập của mình lúc đó mình diệt cái tâm của mình đòi hỏi những cái gì mình đang muốn có, mình phải tìm ra con đường mình thoát ra và không có bài bản của mình cố đặt ra cái này, đó gọi là tu, xưa nay mình quen thì mình sửa, sửa để ra đi không có trạng thái lập lại gọi là tu, chỉ như vậy thôi chứ không có gì hết.

Còn qúi Phật tử ngồi suy nghĩ cái này cái kia là "Tư" là lập lại trong cái trạng thái kiến thức mình ôn lại không cần thiết.

Tu là sửa, lúc đó không có ai giải quyết và không có bài bản nào và không kiến thức mình tính làm sao đây, đứng trước một bối cảnh nhà đang cháy, qúi Phật tử kêu ai, mình phải tự giải quyết, đứng trước bối cảnh rớt xuống dòng sông mình không kêu ai phải tự trồi đầu lên khỏi nước còn không thì ngộp nước mà chết, phải bản năng sinh tồn mình trồi lên, phải vùng vẫy, cái phao cũng chụp, cái bè chuối cũng chụp, cái xác chết sình cũng ôm để mình thoát chứ đâu kêu ai được, đó là "Tu".

Lúc đó qúi Phật tử nói xác chết không ôm thì đó là qúi Phật tử đang ôm cái kiến thức cố chấp của qúi Phật tử và, qúi Phật tử sẽ chết dưới dòng nước, ôm cái xác chết mà qúi Phật tử không ôm lại ôm cái kiến chấp của qúi Phật tử và qúi Phật tử ra khỏi sự sống này, có những người như vậy đó, kiến chấp giết chết mình chứ không phải là kiến thức nó hại mà là kiến chấp nó hại mình, ôm cái xác thì vô trong bờ được, còn nói tôi không ôm cái xác ghê quá thì ở dòng nước mình sẽ chết với nó. Đó là trong lúc tu, cái đó là thiền quán, quán sát trí tuệ và lúc đó trí tuệ mà biết trả lời những gì nó đang giải quyết./.

© Minh Hạnh / phathocvandao


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au