patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Tâm Nhận Thức


Học vô trong lộ trình tâm qúi Phật tử sẽ thấy sự nhiệm màu của dòng tâm thức mình lạ lùng chính Đức Phật Ngài tìm thấy được sự sanh diệt trong tâm thức của mình có một hệ thống rõ ràng như vậy, qúi Phật tử mới thấy được pháp môn Abhidhamma ngày hôm nay trên thế giới gọi là Tâm Lý Học Phật Giáo, môn học mà chưa có một nhà tâm lý học hiện đại nào tìm ra cấu trúc chặc chẽ như tiến trình tâm thức của lộ trình tâm 17 sát na rõ ràng như bộ môn này.

Vẽ một lộ trình tâm không được vẽ khoảng hở phải vẽ sát liền với nhau, một vòng tròn là một sát na tâm, mà một sát na tâm này là một sát na đại, ở trong một sát na đại có 3 sát na tiểu (sanh, trụ, diệt). Nếu nhìn góc độ đó chúng ta mới thấy sự vi tế của tâm thức của mình nó có 3 sát na tiểu ở trong đó (sanh, trụ, diệt) mà từng cái Tâm Khai Ngũ Môn tiếp qua là Tâm Nhận Thức rồi tâm tiếp thâu tâm thẩm tấn, tâm đoán định, và 7 tâm đổng lực, có những cảnh mà nó đến mạnh quá qúi Phật tử còn chạn lại được còn giữ lại được thì nó thêm 2 sát na tâm nữa là tâm na cảnh là, hưởng cảnh dư.

Giống như có người bạn hay thân bằng quyến thuộc của qúi Phật tử tới nhà thăm sau bao nhiêu năm xa cách, khi họ ra về sự tiếc nuối hay luyến tiếc của mình vẫn còn níu kéo họ, giữ lại một lần, hai lần rồi họ mới ra về, đó gọi là cảnh dư, là tâm na cảnh.

Cũng như ăn một trái soài, sau khi thưởng thức vị ngọt của trái soài qúi Phật tử thoả mãn nhưng khi tới hột soài mà còn tiếc qúi Phật tử cạp một lần nữa cạp một lần nữa mới bỏ hột soài đó đi, đó là tâm na cảnh, nó hưởng cảnh tâm đổng lực trước đó chưa đủ mà còn hưởng tiếp.

Có những người không sài cảnh dư, thí dụ khách ra về thì cho ra về liền không níu kéo bịn rịn không có nhắn nhủ, do đó không có tâm na cảnh.

Chúng ta sẽ qua phần Lộ Trình Tâm Thức. Khi học tới đó qúi Phật tử sẽ thấy rõ từng chi tiết. Tuy nhiên, hôm nay qua phần 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân, Sư muốn trình bày để qúi Phật tử có một nhận xét về tên gọi của 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân, chúng ta biết đó là thừa hưởng từ tâm bất thiện tạo ra, những tâm quả đưa đến chúng ta đón lấy với những cảnh quả mà chúng ta đang có.

Khi qúi Phật tử nói "tôi nhận thấy một cảnh sắc xấu", qúi Phật tử phải niệm liền "quả bất thiện từ nhân bất thiện, nghiệp bất thiện tạo ra nó", qúi Phật tử niệm liền.

Khi qúi Phật tử nghe một âm thanh không hài lòng, không thích hợp hay không vừa ý, qúi Phật tử niệm:

- "Nhĩ thức lấy một cảnh thinh quả bất thiện từ một nhân bất thiện hay một nghiệp bất thiện tạo ra âm thanh đó", qúi Phật tử niệm liền.

Tỷ thức cũng vậy, qúi Phật tử ngửi mùi hôi không thích, qúi Phật tử niệm (nói) là:

- Tỳ thức lấy cảnh hơi quả bất thiện, tâm tỳ thức đón nhận từ một nghiệp bất thiện trong quá khứ đã tạo cảnh hơi này ta có".

Qúi Phật tử nếm một vị không hài lòng, đắng quá, cay quá, mặn quá, chát quá, chua quá, v.v... Qúi Phật tử nói là:

-Tâm Thiệt Thức nhận cảnh vị không hài lòng do quả bất thiện từ quá khứ đã tạo ra mình phải đón nhận".

Qúi Phật tử nằm xuống ở trạng thái không được êm ái, cái giường hay nơi qúi Phật tử ngả lưng ê ẩm người mệt mỏi đau nhức, hay nơi đó gai góc, hay là những cái gì làm qúi Phật tử khó chịu, thì qúi Phật tử không trách nơi thân, quí Phật tử phải nhìn nơi Quả Bất Thiện sanh trổ ra, qúi Phật tử đang nhận lấy từ nơi một cái nghiệp bất thiện quá khứ đã gieo ra nên qúi Phật tử có thân thức cảm thọ khổ.

Do đó, khi một người được mẹ cha sinh ra tay chân lành lặn, nhưng qua một tai nạn tay chân họ bị mất hay mất một phần nào trong cơ thể của họ, đó là họ thọ nhận quả bất thiện đã tạo ra, không phải do người mẹ người cha tạo ra, sinh ra họ được lành lặn tứ chi có đủ, nhưng hôm nay họ bị thiếu, đó là quả bất thiện nó tới, nghiệp bất thiện đang trổ quả cho họ phải trả những phần họ bị mất, cái đó phải thấy rõ như vậy đó.

Mình nhìn vô những trường hợp đó, chúng ta tiếp tục nhìn lại, nào là nhân, nào là quả, yếu tố nào là tốt, yếu tố nào xấu, thanh lọc tại nơi đó giải quyết được tâm của ta. Trí tuệ tại nơi đó tâm ta hiểu biết sáng suốt hơn.

Khi đem cảnh nào vô qúi Phật tử nói đó là "Quả" qúi Phật tử đón nhận, qúi Phật tử muốn đem vô, muốn đón nhận, muốn tạo tác, cái đó qúi Phật tử phải ghi lại.

Như vậy thì, qúi Phật tử đang nhắm mắt ngồi thiền mà cái gì đó thôi thúc bắt qúi Phật tử phải mở mắt, thì Tâm Tiếp Thâu đã đưa tới Tâm Thẩm Tấn mở mắt ra quyết định để lấy đem vô để đưa cho Tâm Đổng Lực đón lấy cảnh sắc đó. Thì lúc đó qúi Phật tử thấy mình không cự lại được, nó đẩy lùa tới mình phải nhận luôn, cái đó qúi Phật tử thấy. Thế thì bao nhiêu lần ta cố tạo nghiệp mà chúng ta không dừng lại. Mình không chặn lại được, nghiệp đang rượt đuổi mình nhanh quá, hay là lúc qúi Phật tử không nghĩ là lúc mình đang tạo nó với tốt độ nhanh quá giờ đây nó trổ sanh, và mình đã được nhận quả.

Khi ta quăng một trái banh vô trong tường, quăng nhẹ quá trái banh dội lại mình không thể nào mạnh được, nhưng nếu ta quăng trái banh vô tường thật là mạnh, trái banh dội ngược lại với tốc độ mà ta đã quăng một cách tương xứng.

Vậy thì, khi đang ngồi thiền nghe một âm thanh, qúi Phật tử niệm cắt được âm thanh là qúi Phật tử chặn được nghiệp báo, mà nghiệp báo qúi Phật tử đã tạo ra với trạng thái có sự tác ý, mà qúi Phật tử có chuẩn bị cắt được mình sẽ sửa được nghiệp báo.

Còn nếu như đang ngồi thiền mà nghe một âm thanh mà qúi Phật tử không chặn được âm thanh đó, và âm thanh đó vẫn đưa vô mình nghe tiếp tục âm thanh đó là, qúi Phật tử không chặn được nghiệp báo thì mình không sửa được nghiệp báo và qúi Phật tử còn tiếp tục thọ lãnh nghiệp báo.

Do đó, với góc độ ở đây ta sẽ thấy, nếu nó là quả không có nhân, cái quả không có hột thì chẳng còn trổ sanh nữa mà qúi Phật tử đang tiếp tục tạo ra chứ không phải là nó đang tạo ra. Thí du, khi ta ăn một trái cây mà không có hột rồi qúi Phật tử thích ăn trái cây này nữa qúi Phật tử nghĩ ra chiết nhánh chiết cành của nó để tạo có cây mới đem về trồng nữa sẽ có. Chính cái đó qúi Phật tử sẽ thấy rõ ràng là chúng ta tự tạo ra quả mới.

Khi chúng ta học về sinh vật học có nói hệ F1, F2,

Khi ta nói F1 là con thỏ trắng và con thỏ đen sẽ cho ra con thỏ vá trắng và đen, còn tiếp tục sẽ có con thỏ xám. Nhưng mà nếu như một con thỏ trắng con thỏ đen kết hợp với nhau ra con thỏ vá, nhưng tới thế hệ thứ 2, F2, có khi nó trở lại màu trắng, có khi nó trở lại màu đen, và có khi nó không còn vá.

Qúi Phật tử phải cẩn thận khi ta học sinh vật. Khi ta học sinh vật học thế hệ F1 là chúng ta đang trả, thế hệ F2 là chúng ta gieo tiếp ra cái chủng mới.

Như vậy thì khi ta nghe một âm thanh rồi ta trả mà ta thụ lý cảnh đó ta làm ra cảnh đó qúi Phật tử tạo ra một cái F2 qúi Phật tử sẽ có một thế hệ tiếp tục. Chúng ta học về sinh vật ta hiểu về hệ thống sinh vật nó truyền giống nó ra cái quả.

Ngày hôm nay học về cái quả, ta ngừa nhân không đón quả, chúng ta không sợ quả mà chúng ta sợ nhân, vậy thì khi những lúc trong đời sống hàng ngày những cảnh mà 5 cửa giác quan đem vô chúng ta phải thận trọng vì đó là quả chúng ta đang đón nhận, vui và không vui, thích và không thích đều là quả và chúng ta còn hành tiếp tục thụ lý với cái đó với tâm đổng lực mà chúng ta không ngừng lại chặn đứng phía trước thì ta cho ra một quả tiếp nữa, do cái đổng lực này đang làm với cái quả khổ mà chúng ta đã tạo từ nhân trước, rồi từ đó dòng sanh diệt liên tục và từ nơi đó nó trôi chảy liên tục không gián đoạn ta thọ lãnh liên tục, do đó ta có trạng thái sanh tử liên tục không gián đoạn, chừng đó chúng ta ngừng lại từ cái sanh thì không có trạng thái tử, nếu như qúi Phật tử không ngừng lại cái sanh, chúng ta phải có cái tử nối tiếp liền với nhau, có sanh thì có tử.

Bây giờ, qua những tâm thức khác yếu tố nào sanh ra nó để chúng ta hiểu thêm.

Tâm Nhận Thức

Tâm Nhận Thức có 4 nhân sanh ra nó:

1) Yếu tố thứ nhất, phải có Thần Kinh Nhãn (không có Thần Kinh Nhãn sẽ không thấy được)

2) Yếu tố thứ hai, phải có cảnh sắc.

3) Yếu tố thứ ba, phải có ánh sáng.

4) Yếu tố thứ tư, có tác ý muốn nhìn đối tượng (nếu không có tác ý nhìn thì không có tâm nhận thức).

Ngồi trên xe kế bên người lái, là một người khách đi chung với người lái xe, người lái xe luôn luôn nhìn phía trước luôn luôn thấy trước, người khách có khi thấy, có khi không thấy, người lái xe nói đằng trước có con nai bị xe đụng chết, người khách ngồi kế người lái nói: "đâu" và bắt đầu tác ý nhìn thấy nó, còn nếu qúi Phật tử nói: "ghê quá tôi không nhìn", qúi Phật tử quay mặt đi và xe chạy qua qúi Phật tử không thấy con nai chết, đó là có tác ý.

Người lái xe báo cho qúi Phật tử thấy, qúi Phật tử hỏi "đâu" rồi qúi Phật tử đưa mắt nhìn thì thấy con nai chết, thì lúc bấy giờ qúi Phật tử nói:

- "Tội nghiệp nó quá", thì đó là qúi Phật tử đang tạo cái nghiệp tiếp, chỉ cần nói câu đó thôi qúi Phật tử tạo cái nghiệp tiếp,

- Còn qúi Phật tử chỉ nói: "thấy như thấy" mà không nghĩ gì không nói gì là qúi Phật tử cắt đứt cái quả qúi Phật tử đang nhận.

- Nếu qúi Phật tử nói "Hồi hướng phước báu cho nó", là qúi Phật tử tạo cái nghiệp tiếp.

- Còn nếu qúi Phật tử nói: "Thấy như thấy" là qúi Phật tử cắt đứt cái quả.

Hồi còn ở VN, một lần Sư đi với một nhóm Phật tử đến một nơi thấy có bán một con trăn bự nằm trong chuồng, vừa xuống xe nhìn chung quanh bối cảnh đó, người Phật tử nói Thưa Sư đằng kia có người bán con trăn. Sư nói đừng có tới, nhưng một số Phật tử không nghe lời Sư nói họ vẫn đi xem xong khi trở lại họ nói với Sư

- "Con trăn đó ghê lắm, nó bự nó mập, nó màu xanh màu đỏ tùm lum."

Sư nói.

- "Lúc nãy Sư nói qúi Phật tử đừng tới. Tại vì khi qúi Phật tử tới mà qúi Phật tử không thả nó ra được, nhìn thấy nó như vậy đó, cảnh đó nó đang bị giam cầm đó qúi Phật tử không thả được, qúi Phật tử đang tạo ra một cái nghiệp + thêm với nghiệp người đang giam cầm nó."

Qúi Phật tử đâu cứu nó được thì đừng đến gần để thấy, còn qúi Phật tử tới qúi Phật tử phải cứu nó được, qúi Phật tử tới qúi Phật tử phải bỏ tiền ra mua nó ra và thả nó ra, mà qúi Phật tử thả nó ra cũng không hẳn là nó ra được, cái đó là hoàn cảnh gọi là tiến thoái lưỡng nan trước bối cảnh đó, qúi Phật tử đừng nên tới nhìn. Do đó, qúi Phật tử luôn luôn là bị như vậy, và lúc đó qúi Phật tử đang tạo ra cái nghiệp, tại vì cái nghiệp duyên nó đẩy tới như vậy, đó là Phổ Thông Nhân nó đẩy số Phật tử tới nhìn thấy cảnh đó rồi kế tiếp nữa lúc đó Chí Thượng Nhân với cái nghiệp bất thiện nó lôi kéo để nhìn thấy cảnh giam cầm tù tội trong chuồng, Chí Thượng Nhân dẫn chúng sanh đi tới, lại tiếp tục nữa lại lúc đó là một cái nhân kết hợp vô đó, tham sân si nhìn cái đó đau khổ nữa.

Qúi Phật tử phải thu thúc các căn lại, qúi Phật tử giảm bớt nghiệp và không tạo ra cái nghiệp và cắt bớt cái nghiệp cũ không tạo cái nghiệp mới, qúi Phật tử chỉ đón nhận một cái quả vô nhân cho nó qua một cách nhẹ nhàng.

Qúi Phật tử không thấy qua cái quả Tâm Nhận Thức, qúi Phật tử phải nghe qúi Phật tử đang trả cái tâm nhĩ thức mà thôi.

Do đó, có hai trường hợp qúi Phật tử còn làm tiếp tục, vừa nghe vừa thấy, qúi Phật tử vừa có Tâm Nhĩ Thức vừa có Tâm Nhận Thức quả hiện bày, chắc chắn là qúi Phật tử nhìn cảnh xúc động là có, mà khi xúc động ánh mắt tội nghiệp là Tâm Sân thọ lãnh cảnh nhận thức cảnh sắc đó không vừa ý, qúi Phật tử cẩn thận.

Có thẩn kinh nhãn, có cảnh sắc, có ánh sáng, 3 yếu tố này + tác ý của mình mới ra được cảnh. Nếu không có tác ý, cảnh là cảnh, ta là ta, ta và cảnh không là một, nhưng có tác ý, cảnh với ta là một, ta biết cảnh, cảnh đang tạo cho ta một cái quả, ta đang tạo một cái nhân.

Tâm Nhĩ Thức.

Chúng ta qua nhĩ thức cũng như vậy, có 4 nhân:

1) Thứ nhất là thần kinh nhĩ.

2) Thứ hai là cảnh thinh.

3) Thứ ba là hư không, phải có khoảng trống, nếu không có khoảng trống âm thanh không vô tai của ta.

Hư không là khoảng trống, qúi Phật tử lấy 2 miếng bông gòn bịt kín lỗ tai thì âm thanh không vô được, do đó lỗ tai mình nghe được âm thanh là tại lỗ tai mình trống.

4) Thứ tư là tác ý.

Tâm Tỷ Thức.

1) Thứ nhất là thần kinh tỷ.

2) Thứ hai là cảnh khí.

3) Thứ ba là gió đưa tới.

4) Thứ tư là tác ý.

Gió đưa mùi hơi tới mình ngửi vào, còn nếu trên gió và dưới gió lại khác, đứng dưới gió sẽ nhận lãnh đủ, còn đứng trên gió thì không nhận gì hết, khi có người hỏi muốn đứng trên gió hay đứng dưới gió thì qúi Phật tử trả lời là: "tôi không muốn gì hết" như vậy là cắt cái quả vì lúc đó không có tác ý thì không nghe mùi hơi vô.

Tâm Thiệt Thức là đón cảnh vị.

1) Thần kinh thiệt.

2) Cảnh vị.

3) Nước tuông ra.

4) Tác ý.

Thân Thức

1) Thần kinh thân

2) Cảnh xúc

3) Cương kiện (độ cứng rắn)

4) Tác ý.

Với cương kiện phải ở độ cứng rắn mới cảm nhận được cảnh xúc, như bông gòn độ mềm không cảm nhận được cảnh xúc. Như búa với đe thì có cảnh xúc, do đó tính cương kiện hay tính rắn là một nhân hay là một yếu tố làm cho Tâm Thân Thức sanh khởi biết cảnh xúc. Khi gặp cái gì nó mềm không có cảm xúc được, như một lớp bông gòn thật mỏng rớt trên nền nhà qúi Phật tử đạp lên không có cảm xúc, nhưng qúi Phật tử đi ngang qua một cái đinh hay một hòn sỏi bén nhọn đụng vô chân qúi Phật tử sẽ có cảm xúc, cái đó là cứng rắn hay là cương kiện làm cho qúi Phật tử có cảm xúc và Tâm Thân Thức biết được.

Đây là những yếu tố hình thành ra những Tâm Ngũ Quan hay là Ngũ Môn. Khi ngồi thiền, ta nhìn trở lại những cái này đều là do góc độ tác ý ta muốn có, và ta muốn có được, còn nếu không có tác ý muốn có qúi Phật tử sẽ không có, không có tác ý thì không có đem vô được. Vậy thì những cảnh đến tâm thức của ta, một là nghiệp quả trổ sanh, hai là tác ý chúng ta tạo ra nghiệp nó có sanh ra, thứ ba là duyên đưa tới yếu tố hình thành ta có 3 yếu tố. Như vậy thì khi chúng ta muốn nói ngũ thức, 5 tâm thức này nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, 5 tâm thức này mà nó đến với qúi Phật tử là qúi Phật tử sẽ thấy:

1) Một là nghiệp quả nó đã đến.

2) Hai là duyên đưa đến.

3) Ba là nghiệp nhân muốn tạo.

Ba yếu tố đó là duyên qúi Phật tử phải có để trở lại, nếu như không có một trong ba yếu tố đó qúi Phật tử không có tái tạo lại.

Như vậy thì khi qúi Phật tử có Tâm Nhận Thức là chắc chắn qúi Phật tử có cảnh sắc, có tác ý qúi Phật tử muốn nhận ra là nghiệp quả, rồi khi qúi Phật tử có nghiệp quả đây là hai nữa là duyên đưa đến, chẳng hạn qúi Phật tử không muốn nhìn mà có người kêu qúi Phật tử nhìn hay một yếu tố nào thúc đẩy qúi Phật tử phải nhìn đó là cái duyên, thứ ba nữa chính qúi Phật tử muốn tạo ra cái nghiệp này để đón nhận cảnh này đó là nghiệp nhân.

Như vậy thì ba yếu tố đó qúi Phật tử thấy cái nào là chính, cái nào qúi Phật tử thấy nặng nề, cái nào qúi Phật tử đáng lo sợ?

Còn Sư không lo 3 cái này mà Sư chỉ lo giữ cái tâm mình thôi.

- khi nghiệp quá tới mình giữ cái tâm không lo nghiệp quả, lo cái tâm mình có hay không, không có thì cắt.

- Khi duyên đưa đến, đừng nghĩ cái duyên, lo cái tâm mình.

- Nghiệp nhân muốn tạo cũng không có, cái này coi như là xong rồi, đời này vô minh biết rồi không tạo nữa, cái gì cắt thì cắt liền, tâm mình biết.

Đừng nói tôi sợ nghiệp quả vì nó vẫn tới, đừng nói tôi sợ duyên đưa đến vì nó vẫn tới, đừng nói là sợ nghiệp nhân muốn tạo, nó cũng muốn hình thành. Mà phải lo giữ cái tâm.

Qúi Phật tử chỉ cần giữ tâm mà thôi, không lo nghiệp quả, không lo nghiệp nhân, không màng duyên đưa đến như thế nào, chỉ lo giữ tâm của mình thôi. Còn với người vô văn phàm phu, người không có ý thức, lúc nào họ cũng sợ tại vì họ không giữ được tâm họ vững vàng kiên cố, do đó họ dễ bị lung lay trước những cảnh đến với họ, với những người mà giữ được tâm thì họ không bị ảnh hưởng và họ không sợ, còn với người không giữ được tâm thì cái nào họ cũng phải sợ và cái nào cũng đáng lo hết và, chính họ là người đang tạo ra tất cả chứ không phải không, những người họ nói là những người họ có, những người không nói là những người không có, do đó mình phải coi lại tâm của mình, khi người ta hỏi cái này bạn có sợ không? trả lời là "tôi coi cái tâm cái đã", điều này bạn có nghĩ tới không? "Tôi coi cái tâm cái đã".

Đó là pháp hành, qúi Phật tử ngồi đó nhìn thấy cảnh đến, nó thúc đẩy, nó lôi cuốn, nó cám dỗ, thì qúi Phật tử coi tâm của mình không để cảnh thúc đẩy lôi cuốn mình, qúi Phật tử cắt được nơi đó, còn không qúi Phật tử bị lôi cuốn, qúi Phật tử mất cái tâm chứ không phải bị cảnh lôi cuốn mình, mình bị mất cái tâm chứ không phải bị cảnh lôi cuốn. Qúi Phật tử đi ra đường vì cái hoa mà gặp trời mưa ướt người mình qúi Phật tử không nói được cái đó, vì nhìn cái hoa mà qúi Phật tử phải ra khỏi nhà để bị trời mưa ướt người mình thì cái đó mình không nói được, không ra thì không bị ướt mưa thì không bị ảnh hưởng trạng thái bị chi phối cái cảnh của nó. Như vậy đó, nếu người mà tu là chỗ đó khác với người không tu, người có pháp hành nó khác với người có pháp học mà không có pháp hành.

Một người có kiến thức họ trả lời mau lẹ nhưng họ không có hành, do đó họ không đắn đo, không cân nhắc, không chuẩn bị chu đáo trước khi họ hành động, đó là không có pháp hành, qúi Phật tử thấy khi mình hỏi họ nói liền không đắn đo, đó là trạng thái họ không có pháp hành, họ chỉ theo cái kiến thức họ có họ trả lời một cách máy móc với tâm thức họ đang chạy theo cảnh, chứ không giữ được chính mình.

Pháp là như vậy đó, pháp đứng ở giữa hai, mình thấy được người có học và người có hành. Người có học điều đó là vi diệu là tốt rồi, nhưng tốt hơn nữa là vừa có học và vừa có hành thực dụng trên thực nghiệm ta mới có được kết quả.

Do đó, trước bối cảnh đó, nhìn trở lại các cảnh là như vậy, đằng sau cái đó vẫn là cái tác ý của chính mình tạo ra và, mình không nói được vì lý do bởi tác nhân nào cả, lúc nào cũng đổ thừa nghiệp quả do ai tạo, đổ thừa như thế đủ để nó đưa ta có, chúng ta không nói là cái tâm muốn tạo ra bởi một nhân chính con người mình không có nữa. Nhìn trở lại mỗi tâm thức đó đều có tác ý đằng sau đó hình thành ra con người mình tại nơi đó chứ thật ra không có cái gì "tôi" "ta" trong này.

Thần kinh nhãn không phải là của Phật tử, nó chỉ là một trạng thái của một cái tâm thức mà chúng ta biết được mới nương tựa nó. Khi nói đến thần kinh nhãn là cái gì trong đó, hồi nãy chúng ta học 4 nhân: Nhân Nhân, Nhân Duyên, Chí Thượng Nhân, Phổ Thông Nhân.

Do đó, khi ta nói Thần Kinh Nhãn chỉ là một Nhân Duyên do tứ đại tạo ra sắc uẩn này, tại vì khi nó là sắc nó cũng là như vậy, nó cũng là một cái Nhân Duyên tạo ra cho mình có, ánh sáng này cũng là một cái Nhân Duyên tạo ra nó có, tác ý là một Phổ Thông Nhân tạo cho qúi Phật tử.

- Thần kinh nhãn là Nhân Duyên tạo ra

- Cảnh sắc là Nhân Duyên tạo ra

- Ánh sáng là Nhân Duyên tạo ra.

- Tác ý là Phổ Thông Nhân tạo ra qúi Phật tử.

vì vô minh nên có cái thân sắc này chạy vô đó, đó chỉ là cảnh quả mình có đón nhận trong quá khứ, có qúa khứ tạo ra rồi bây giờ qúi Phật tử cũng vậy tạo ra nữa thì hình thành là Phổ Thông Nhân nó tới tạo ra qúi Phật tử thì chắc chắn qúi Phật tử sẽ có Chí Thượng Nhân, mà Chí Thượng Nhân đó qúi Phật tử đón nhận được là nghiệp quả hay là nghiệp nhân là duyên đưa đến bởi Nhân Duyên.

Thiền sinh: Thưa Sư, ví dụ là người ta gọi tới muốn kể mình chuyện gì thị phi mà mình không muốn nghe và mình trả lời là tôi không muốn nghe, thì hành động đó nó vô trường hợp mình chấm dứt không tạo nghiệp nữa, mình phải tác ý như vậy là đúng, nhưng đôi khi bên kia họ nói là mình không lịch sự nhưng mình vẫn phải giữ thái độ dứt khoát của mình phải không?.

TT trả lời: Mình phải đi theo từng lộ trình tâm mới ra được chứ nói suông thì khó nói lắm.

Một câu chuyện thị phi đến với qúi Phật tử, mình giải thích đó là "thinh", thì khi mà thinh qua Tâm Nhĩ Thức rồi Tâm Nhĩ Thức đó hình thành ra Tâm Thẩm Tấn đến Tâm Đoán Định, rồi ra Tâm Đổng Lực của cái thị phi này. Vậy thì, khi qúi Phật tử nghe, qúi Phật tử không muốn tới Tâm Đổng Lực thì qúi phật tử nghe "thinh" qúi Phật tử cắt đứt ngay tại đó nó lại ra "bất lịch sự", nó trở thành một sự chỉ trích nữa mà qúi Phật tử sẽ được nghe, nó lại một cái nữa là chỉ trích nữa, rồi qúi Phật tử lại tiếp tục ra một Tâm Tiếp Thâu, Tâm Thẩm Tấn, Tâm Đoán Định và một cái Tâm Đổng Lực nữa.

Như vậy đó, vừa chỉ trích vừa thị phi qúi Phật tử làm hai dòng tâm thức, tại nơi đây qúi Phật tử đang tạo ra, còn ở đây (người gọi đến để nói chuyện thị phi) là qúi Phật tử đã đón một cái quả, thì ở đây quả chấm dứt hay là đổng lực tạo tiếp .

Tại sao mình tiếp tục nghe là một bất lịch sự nữa, một cái thị phi đã đủ để cho ta cắt đứt Tâm Nhĩ Thức đón cảnh thinh rồi nó cho một cái bất lịch sự nữa, rồi cái bất lịch sự nó cho một cái vô lễ nữa, rồi tiếp tục nữa, oan trái nữa, qúi Phật tử tiếp tục đi nữa, vì cảnh lôi ta đi hay tâm ta dừng lại trước cảnh, một cái đầu của dòng tâm thức, hay ra cuối cùng của dòng tâm thức mà họ tạo ra cho ta một chuỗi dài của nghiệp báo chúng ta đang trồng chất cái đó vừa quả vừa nhân.


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au