patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật


Chúng ta tiếp tục học Pháp Độ Balamật, hôm nay đi qua phần thứ 9, trước khi Sư qua phần thứ 9, Sư ôn phần Chí Nguyện Balamật.

Chí Nguyện - là cầu giải thoát

Thệ Nguyện - không dính mắc trong đời

Kiên Quyết - phải kiên quyết chấm dứt sanh tử luân hồi dốc lòng đến Niết-bàn giải thoát

Phần Chí Nguyện này rất quan trọng, người không có Chí Nguyện giống như ta không lập thệ nguyện, không nói lời tuyên thệ của mình hay mình không nói đặc tính kiên quyết của mình, quyết tâm của mình thì không làm được gì hết. Người hành Chí Nguyện Balamật, mình nên thệ nguyện hay nói lên đặc tính kiên quyết của mình, đó là tính chất của Balamật.

Với nguyện vọng hành Balamật vị đó là vị Bồ Tát:

- Họ dốc lòng Chí Nguyện để cầu giải thoát,

- Thệ nguyện của họ không dính mắc trong đời,

- Và kiên quyết là họ phải chấm dứt sanh tử luân hồi.

Họ phải ra đi không một lý do gì giữ họ lại, đó là Chí Nguyện Balamật của vị đó, không dính mắc gì trong đời, không muốn sanh tử luân hồi, họ muốn giải thoát, dù là hạnh phúc hay những gì họ đang có, họ coi như đó chỉ là phương tiện chứ không phải cứu cánh. Cứu cánh của họ nhắm tới là Niết-bàn.

Người có lòng Chí Nguyện như vậy họ sẽ sống và chết với hạnh nguyện của họ mà thôi, là phải giải thoát mọi sự ràng buột ở trong đời này, họ tháo gỡ cứ như vậy mà đi không có gì lay chuyển được, đó là người sống với Balamật Chí Nguyện - Thệ Nguyện - Kiên Quyết - dốc lòng đến Niết-bàn giải thoát.

Ttrong cuộc đời này có những ràng buộc trên con đường đi đến Niết-bàn giải thoát:

1) Đầu tiên ta nói là Khổ Thú là sự ràng buộc của chúng sanh, sống trong cõi đó rất khổ.

2) Thứ hai là Thiện Thú, chúng sanh ở trong cõi này cho dù an vui đi nữa cũng phải sanh tử luân hồi, họ không muốn nữa, họ muốn giải thoát.

Hai điều này ràng buộc của chúng sanh, mà ai muốn và ai không muốn.

Nhìn trở lại, có những người không muốn rớt trong con đường Khổ Thú, địa ngục, ngã qúi, Atula, súc sanh, tuy nhiên trong sự sống của họ không biết con đường đi nào là đúng, con đường nào đi là sai, chính do đó họ rớt vô trong con đường khổ thú, khi biết thì họ rút ra không kịp họ phải rớt lăn trong đó luôn và họ phải trả quả báo trong khổ thú.

Đọc lại tiền thân của ĐĐ Ananda, thị giả của Đức Phật, sống một đời sống thánh thiện, với cuộc đời của một thị giả mà tiền thân sống cuộc đời rất là đau khổ, nhưng vì dễ dui quên mình nên mất đi Chí Nguyện của chính mình đã tạo ra trong quá khứ một hành động sai lầm do đó phải rớt trong khổ thú phải chịu khổ đau lâu dài. Còn với những người sanh trong thiện thú có những người dính trong đó bị cột trói trong khổ đau chúng ta sợ hãi, nhưng thà chúng ta càng sợ hãi hơn là hạnh phúc tại vì cái hạnh phúc mật ngọt nó vi tế và nó lôi kéo con người chậm và sâu và chính xác hơn sự khổ đau mà ta nghĩ là nguyên nhân.

Khi bị khổ chúng ta muốn chạy trốn, nhưng khi hạnh phúc ta quên cái khổ thì vẫn bị sanh tử, qúi Phật tử đắm say hưởng hạnh phúc an vui đó, cái đó sợ gấp hai lần. Đức Phật trong khi Ngài còn nguyện Bồ Tát Ngài cũng rớt xuống địa ngục rất nhiều lần, Ngài cũng phải đi mà đi trong cảnh khổ, rồi Ngài phải ra, một mình một thân ra lại rồi đi tiếp, rồi lại rớt nữa tới khi Ngài được Đức Phật thọ ký là Bồ Tát Vĩnh Cửu Ngài mới ra đi xuyên suốt không còn trở lại con đường khổ thú luân hồi sanh tử của Ngài.

Trong lòng bàn chân Đức Phật có nhiều hình tượng con thú, đó là những kiếp Ngài đã trải qua và niêm luật của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác là không khi nào Ngài sống nhỏ bé hơn một con chim sẻ và không khi nào Ngài ở vị trí tiêu liệt giống như loài dòi bọ sống trong phẩn, đó là niêm luật của vị Chánh Đẳng Chánh Giác đi tục sinh, có lúc Ngài sinh ra làm voi, làm sư tử v.v... thì Ngài cũng có trải qua giai đoạn rất là khủng khiếp của cuộc đời làm khổ thú rồi sau đó sanh lại làm người làm trời Ngài tiếp tục đi như vậy, trong sự đi của Ngài; một là trau dồi Balamật, hai là Ngài tìm hiểu cuộc sống chúng sanh đang sống trong cuộc đời để hiểu biết sau này thành Phật Ngài sẽ độ theo sự hiểu biết kinh nghiệm của Ngài đã có, đó là những bậc Chánh Đẳng Giác trải qua xuyên suốt trong cuộc sống của Ngài, nhưng Chí Nguyện của Ngài không bỏ, Ngài tiếp tục đi tiếp để tới ngày thành đạt.

Người Bồ Tát Balamật qúi Phật tử cũng phải có lập Chí Nguyện. Là một người Phật tử mà không có Chí Nguyện dốc lòng cầu pháp, sẽ trôi lăn trong trạng thái hết khổ rồi đến thiện rồi lại đến khổ, cứ trôi lăn trong 31 cõi sinh tử luân hồi đó, quay tròn hoài. Do nhận thức như vậy người Bồ Tát là người Phật tử của đấng Giác Ngộ thì phải có Chí Nguyện dốc lòng đi đến Niết-bàn, qúi Phật tử phải nhớ như vậy. Khổ nào chúng ta cũng phải vượt qua, thiện nào chúng ta cũng phải từ chối buông bỏ không dính mắc, nếu không Balamật chúng ta bị đứt. Khổ chúng ta sợ, mà hạnh phúc chúng ta còn sợ hơn, an vui sợ hơn cái khổ đang đến, khổ làm qúi Phật tử thức tỉnh nhiều mà thiện làm qúi Phật tử dễ dui không thức tỉnh là quên mình. Khi mình nghèo mình tiện tặn dễ lắm, nhưng có tiền mình sài sang sài hoang. Cuộc sống của chúng ta có những cạm bẫy và những cạm bẫy đó luôn luôn dâng sẵng đón chờ con mồi đang muốn bắt mà chúng ta không khéo sẽ là con mồi rớt vô cái bẫy. Qúi Phật tử luôn luôn phải sống trong trạng thái phải chánh niệm và có sự tỉnh giác.

Balamật Chí Nguyện là người bạn nhắc nhở mình nhiều nhất trên con đường tu tập nguyện Bồ Tát giải thoát, giống như người học sinh muốn giỏi mình phải lập thệ nguyện là học giỏi, đứng nhất hay mình phải hơn bạn, thì ta phải có hướng đi, còn nếu như qúi Phật tử không muốn là học sinh giỏi qúi Phật tử không lập nguyện, ai sao tôi vậy, như lục bình trôi theo giòng nước trôi dạt tới đâu biết tới đó. Cũng như qúi Phật tử ngồi đây 30% là nhân thiên, 30% chịu luân hồi, 30% chịu tu để đạt giác ngộ giải thoát, chứ không phải ai cũng giống nhau.

9) Pháp độ thứ chín là, Từ Ái.

Từ ái là tình thương, nhưng chữ tình thương này qúi Phật tử sẽ thấy nó khác với tình thương vị kỷ, khác với tình thương vị tha, tất cả những gì còn thiên vị mình phải buông bỏ, dính vào đó là dính mắc, chắc chắn là vậy.

Vị kỷ cũng không được mà vị tha cũng không được, mẹ thương con là tình thương vị kỷ, thân bằng quyến thuộc mình thương hết đó là vị tha, hay là chúng sanh mà mình ngó tới mình có tình thương, mình nhìn vào đó mà còn ái luyến, đó vẫn là một sự thiên vị, không phải là tình thương từ ái của Balamật. Thí dụ, cùng một màu da với nhau mình mới thương, khác màu da thì không thương, đối với tâm Từ Ái Balamật họ không phân biệt điều đó, qúi Phật tử nhìn thấy người Phi Châu thì sợ, đó là sự phân biệt là bị đứt Từ Ái Balamật của mình liền, mẹ thương con không phải là Từ Ái Balamật, tại vì mình chỉ thương con mình thôi chứ không thương con người khác.

Từ ái là tình thương không có thiên vị, không phân biệt, đó là tình thương chúng sanh chứ không phải là con người, nếu qúi Phật tử còn nói tình thương của qúi Phật tử là con người thì qúi Phật tử chưa có Từ Ái Balamật, chúng sanh là bò gà heo vịt cũng thương chứ đừng có nói là con người mới thương.

Do Từ Ái là tình thương đối với chúng sanh, ngày xưa Đức Phật còn là Bồ Tát, con thứ ba của một vị vua, Ngài là con trai út, ba anh em đi săn thì Ngài bị lạc, trên đường đi tìm hai anh ngó xuống vực thẳm thấy con cọp mẹ có 4 con cọp con đang đói và khát, con cọp mẹ khởi tâm ăn thịt 4 con cọp con để nuôi sự sống của mình vì sự sống của mình đang gặp nguy hiểm, mà 4 con cọp con mới sinh ra chưa hiểu biết gì cả. Bồ Tát mới nói nếu như ta làm chậm thì con cọp mẹ sẽ ăn 4 con cọp con, Ngài mới lao mình xuống gần kế bên miệng con cọp để hiến thân cho cọp mẹ, nhưng quá đói quá yếu nên không đủ sức ngồi lên ăn, Ngài mới lấy tay Ngài cà cho máu chảy ra và đưa vào miệng cọp mẹ, nó liếm máu của Ngài và lấy lại hơi sức đứng lên được và ăn thịt Ngài, quả địa cầu rung động, khì hai anh vừa tới thì thấy áo quần Ngài treo trên gốc cây nhìn xuống thì thấy bộ xương trắng, Ngài đã cho cọp mẹ ăn để nuôi bày con, lúc đó tinh thương của Ngài không là tình thương con người mà là tình thương chúng sanh.

Quả địa cầu rung động, có 8 pháp lạ của quả địa cầu rúng động là, khi Bồ Tát đã thành tựu một Balamật xong lúc đó quả địa cầu rúng động (ngày nay người ta nói là động đất). Ngày Bồ Tát thành tựu quả vị ngồi tại bồ đoàn, Ma Vương tới đòi thì Ngài nói

"Quả địa cầu này chứng minh bồ đoàn này của ta".

Bao nhiêu kiếp Ngài làm Balamật chỉ có quả địa cầu chứng minh Ngài có làm tại nơi đó, quả địa cầu rúng động và dâng nước lên cuốn trôi hết binh ma, Ma Vương bỏ cuộc chạy về cõi trời Tha Hóa Tự Tại.

Thì tâm từ ái này qúi Phật tử muồn nguyện Balamật thì phải có lòng từ ái thương cho chúng sanh.

Tâm từ ái có 3 bờ là:

- Bờ này dành cho Thinh Văn Giác

- Bờ kia dành cho Độc Giác

- Bờ cao thượng dành cho Chánh Đẳng Giác.

Định nghĩa các bờ như sau:

- Bờ này dành cho Thinh Văn Giác là, khi hành tâm từ qúi Phật tử phải làm sao nó không ảnh hưởng tới đời sống của qúi Phật tử và không ảnh hưởng tới thân thể đến mạng sống của qúi Phật tử, đó là hành Balamật ở bờ dành cho Thinh Văn Giác.

Thí dụ. Qúi Phật tử đang ở nhà nghe một cú điện thoại kêu tới cứu một người bạn đang bị bịnh, lúc đó qúi Phật tử có 2 tâm lý; nếu đó là người bạn gọi thì qúi Phật tử nghĩ "đây là bạn của ta, ta phải đi", thì qúi Phật tử đang làm một việc thiện. Nhưng, khi đang ở nhà mà người bạn gọi tới nói "Tôi đang bị bịnh đến cứu tôi được không?" Qúi Phật tử nghĩ mình đi vì mình hành nguyện Balamật, tác ý khôn khéo đừng nghĩ đó là bạn, mình đi theo khả năng của mình đi tới giúp người ta, mình không nghĩ đó là bạn mà mình đi giúp chúng sanh. Nhưng qúi Phật tử nhắm mình đi được không hại sức khỏe, không nguy hiểm đến tánh mạng mình thì đó là qúi Phật tử đang đi bờ Thinh Văn Giác.

- Bờ kia dành cho bậc Độc Giác là. Nhưng đến nơi có nhiều nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới thân thể của mình, thì lúc đó qúi Phật tử đang làm hạnh bậc Độc Giác.

- Bờ cao thượng là Chánh Đẳng Chánh Giác. Rồi khi qúi Phật tử tới giúp bạn của mình mà có thể nơi đó đoạn mạng sống của mình nhưng mình phải vào đó cứu mạng bạn mình, lúc đó qúi Phật tử ở bờ Chánh Đẳng Giác. Chẳng hạn như vụ khủng bố ngày 9 tháng 11 năm 2001, có hai chiếc máy bay với sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi Giáo Al-Qaeda đâm vào tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở Lower Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Có một bài viết về hai người chữa lửa rất là thương tâm, trong toà nhà khói mù mịt không ai thấy gì cả, hai người chữa lửa vẫn đi vô trong toà nhà đang cháy đó rồi không thấy trở ra, đó là họ đi hết mạng sống của họ. Sư đọc bài đó Sư mới thấy hai người đó là tâm từ của bậc Chánh Đẳng Giác.

Khi mình có tâm từ, có một điều hết sức vi tế, đó là không bao giờ được hiện bày sân hận hay hiện bày bất toại nguyện dù trạng thái cau mày hay nhăn mặt. Người còn tánh sân, hay người bất toại nguyện chưa hài lòng, hay người khó tính thì không nên nguyện Tâm Từ Balamật.

Kỹ thuật của tu hạnh nguyện Balamật, khi mình đang là Bồ Tát phải mượn chúng sanh làm đối tượng hành Balamật, mượn chúng sanh làm đối tượng của Bồ Tát. Như vậy, qúi Phật tử đừng bỏ mất cơ hội mượn chúng sanh để mình qua sông, không nệ khó, làm không phải để được khen, không phải để được thương, không phải vì hạnh phúc mà vì Balamật mình phải đi, đó là hạnh nguyện của mình, kiên quyết của mình.

Một sinh viên học ngành y khoa khi ra trường họ phải vào các bệnh viện thực tập để lấy kinh nghiệm lấy bệnh nhân làm cơ sở trau dồi nghề nghiệp của họ, càng có nhiều bệnh nhân càng có kinh nghiệm thực tập giỏi để ra trường phục vụ trọn vẹn hơn, thì người Balamật mình cũng vậy thôi, bờ thứ nhất làm chút xíu, bờ thứ hai làm thêm một chút, bờ thứ ba làm hết lòng.

Balamật mau lên thì đạo quả mình mau tới, mà đạo quả mau tới thì mau thành tựu. Bồ Tát Chánh Đẳng Giác là muốn độ chúng sanh do đó mau thành tựu một cách viên mãn của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tóm lại, nguyện Tâm Từ Balamật là không được sân, không được bất toại nguyện, dùng chúng sanh không dùng con người, không có tánh thiên vị và tùy theo đối tượng mà làm theo hạnh nguyện của mình, bờ này, bờ kia, bờ cao thượng.

© Minh Hạnh / phathocvandao


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au