patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép. |
---|
Chân Thật Độ 7) Pháp độ thứ bảy là, Chân Thật Balamật hay còn gọi là Chân Thật Độ. Chân thật Balamật ảnh hưởng đến nghề nghiệp qua: thân chân thật, lời chân thật và ý chân thật. Chúng ta hành nguyện Chân Thật Balamật, thân ta hành động phải chân thật, lời chúng ta nói ra phải chân thật, ý ta nghĩ suy ra phải chân thật , đó là chúng ta đang hạnh nguyện Chân Thật Balamật hay Chân Thật Độ. Vậy thì, trong đời sống hàng ngày chúng ta nói sao thì làm vậy, nghĩ sao thì nói vậy, là ta có Chân Thật Balamật. Chúng ta không thể nào nghĩ một đàng nói một nẻo, ta chỉ người này làm cách này mà ta hành một cách khác. Không có sự thật nào che dấu dưới ánh sáng mặt trời được. Với pháp Chân Thật Balamật, chúng ta phải thận trọng khi nguyện Chân Thật Balamật. Có vài hành giả Bồ Tát nghĩ các Balamật khác khó và họ nghĩ tới Pháp Chân Thật Balamật thì dễ nên họ nguyện Balamật Chân Thật. Nhưng, nhìn lại pháp Chân Thật Balamật cũng là một hành động vi tế không thô thiển được. Vì thân lời ý của ta phải chân thật từ gốc mới hiện bày ra nghiệp báo, mới hành nguyện được Chân Thật Balamật. Cũng như, khi ta là bậc cha mẹ mà dạy con cái của mình một đường chúng ta làm một nẻo, đó là không có pháp Chân Thật Balamật, sau này sẽ là "thượng bất chính hạ tắc loạn" không thành công. Do đó, qúi Phật tử phải cẩn thận vô cùng với pháp Chân Thật Balamật này. Có những người hiểu lầm chân thật là phải thật thà. Thật ra thật thà không hẳn là chân thật. Do đó, sự thật thà này chưa phải thật sự chân thật, thì dụ, mua một đồng bán một đồng là thật thà là chân thật, nhưng họ thật thà trong sự mưu sinh nó khác hơn sự thật thà trong hành pháp Balamật Chân Thật. Trong đời sống hàng ngày có những pháp môn thật thà, như cách sống thật thà nhưng trong đó qúi Phật tử muốn tìm sự sống trong sự thật thà này một mưu sinh là có tính mưu trong đó, không phải là Chân Thật Balamật. Vậy thì, nếu qúi Phật tử thật thà trong việc mưu sinh và qúi Phật tử thật thà trong hành động thì hai cái này khác nhau. Vì, thật thà trong mưu sinh là qúi Phật tử có tính toán để sống. Còn qúi Phật tử hành động trong thật thà có sao thì như vậy không thay đổi. Con người thật thà hay còn gọi là con người chơn chất, hay ta còn nói con người minh bạch, trong sáng, rõ ràng, đó là chân thật Balamật từ thân lời và ý, tất cả đều phải như vậy, nghĩ sao ta nói vậy, ta nói sao ta làm vậy đó là Chơn Thật Balamật. Không được làm sai trật những lời ta nói, sai trật với ý ta suy nghĩ. Mình nói ngày mai đúng giờ mình có mặt và mình đã đến đúng giờ, đó là Chân Thật Balamật, khi nào qúi Phật tử nói cái gì mà chính xác rõ ràng thì qúi Phật tử phải cẩn thận phải đúng như vậy mới là Chân Thật Balamật. Nhưng nếu qúi Phật tử không bảo đảm được vì đó là cách sống của qúi Phật tử thì qúi Phật tử cẩn thận chọn không thể làm người Chân Thật Balamật độ. Nếu qúi Phật tử không sống vì mưu sinh trong mọi hành động luôn luôn giữ được sự chân thật, minh bạch, trong sáng, rõ ràng, chơn chất, thật thà, với Chân Thật Độ này là qúi Phật tử phải đúng như thật như vậy đó mới được kết quả thân lời và ý, qúi Phật tử làm được nguyện Chân Thật Balamật. Người công nhân đến với hãng xưởng, người bán buôn, hai nghề đó khó giữ được chân thật, ngay cả mình là một người công nhân làm việc đúng 8 tiếng xong mình ra về, mình chưa giữ được pháp Chân Thật Balamật là vì chúng ta phải làm hết trách nhiệm của mình mới là Chân Thật Balamật, làm việc câu giờ, làm việc tà tà là không phải Chân Thật Balamật. Chân Thật thân lời và ý của mình phải trong sáng không có bợn nhơ hay có mờ ám trong tư tưởng của mình, đó mới là pháp Chân Thật. Mình tu cầu giải thoát chứ không cầu sự khen ngợi, không cầu người ta hiểu biết mình, đó là Chân Thật. Còn mình tu có sự cầu giải thoát nhưng trong đó mình cầu mong có người khen ngợi tán thán, hay là mình cầu mong lợi lạc thì đường tu đó chưa là Chân Thật. Qúi Phật tử cũng vậy, sợ khổ trong đời mình tu nhưng trong khi mình tu có đôi lúc bị dễ dui thì mình chưa thật sự là muốn tu giải thoát. Thì như vậy khi mình tu gặp khổ gặp nghịch cảnh qúi Phật tử không vượt qua thì chưa phải là Chân Thật tu, thuận duyên qúi Phật tử mới tu, nghịch cảnh không tu được thì chưa thật tu, do đó chữ tu cũng quan trọng lắm, Cái đó là Chân Thật Balamật. Một người Phật tử trình pháp với Sư xin lấy pháp Chân Thật Balamật, Sư nói cô không lấy được pháp Chân Thật Balamật đâu, cô mà lấy Chân Thật Balamật là đứt liền, người Phật tử này mới giựt mình, họ nghĩ thấy đơn giản, họ thật thà một với một là hai, nhưng, trong khi đó tư tưởng cái suy tư của họ có những cái hơi sai trật một chút là vì một với một là hai mà lợi cho mình mà hại cho người cũng không được là chân thật. Qúi Phật tử cũng thật thà, cũng một với một là hai, nhưng qúi Phật tử phải lợi cho mình mà lợi cho người qúi Phật tử mới làm, còn lợi cho mình mà hại cho người mà qúi Phật tử vẫn làm là qúi Phật tử chưa có pháp chân thật thì qúi Phật tử đang tạo ra một cái nghiệp oan trái thì làm sao có sự giải thoát, Balamật là làm chấm dứt oan trái, chấm dứt nghiệp báo, chấm dứt sanh tử, chấm dứt sự luân hồi, chấm dứt sự trở lại trả vay, Chân Thật Balamật là cầu giải thoát. Như vậy, khi qúi Phật tử nói một với một là hai mà lợi cho mình lợi cho người, tất cả đều trong sự dính mắc, đó chưa gọi là chân thật, trong sự dính mắc đó qúi Phật tử còn ở lại để được đón nhận. Một với một là hai mà hại người thì chưa là chân thật mà là trong sự oan trái, mà một với một là hai mà trong trạng thái dính mắc là qúi Phật tử sẽ trở lại trong đời để đón nhận, cái này mình phải ra đi. Qúi Phật tử đến giúp một con người bị té, mình đỡ người đó lên xong qúi Phật tử phải ra đi chứ không ở lại đó để được khen để được tặng thưởng sự đón nhận. Nếu còn ở lại để được khen ngợi, thì hành động cúi xuống đỡ một người đang bị té, hành động đó là hành động sanh luân hồi, hành động sanh dính mắc, đó chưa phải là chân thật. Như vậy thì ở đây pháp Chân Thật Balamật là thân lời và ý, qúi Phật tử phải rõ ràng. Trong khi qúi Phật tử ngồi thiền cũng vậy, thân lời và ý qúi Phật tử cũng phải minh bạch và trong sáng. Tôi ngồi tu, tôi ngồi thiền để tôi đạt được kết quả, để giải thoát được sinh tử, thì đó là ngồi tu thật. Hai cách ngồi thiền đó khác nhau. Cũng ngồi nhắm mắt nhưng ý của mình khác lúc người ta ngồi thiền, như vậy thì lúc đó qúi Phật tử sẽ rớt ở trong trạng thái đứt Balamật Chân Thật Độ. Do đó có những lúc qúi Phật tử nghĩ mình không làm được pháp Chân Thật Độ Balamật này thì đừng có nguyện. Thiền sinh: Thưa Sư, mình đã nguyện Chân Thật Balamật, nếu trong tình trạng mình phải trả lời không lợi cho người cũng không lợi cho mình, có nên giữ sự yên lặng hay không, nếu có người hỏi mình phải trả lời, câu trả lời của mình sẽ làm cho họ thất vọng và không có lợi cho người thì mình có nên giữ sự yên lặng tức là không trả lời hoặc là trả lời cách khác? TT trả lời: Nếu mình đã nguyện Chân Thật Balamật thì sự yên lặng của mình có hai vấn đề, một là làm cho người ta có sự nghi ngờ về mình, mình sẽ bị đứt cái chân thật Balamật ngay tại đó liền "tại sao không trả lời tôi" lúc đó mình bị kẹt, người ta biết mình biết mà người ta hỏi mình không trả lời thì ngay đó mình làm cho họ có sự nghi ngờ thì mình bị ảnh hưởng tới Chân Thật Balamật của mình, do đó mình phải trả lời Chân Thật, nhưng mà trả lời Chân Thật trong tác ý khôn khéo. Thiền sinh: Thí dụ trong trường hợp một người chồng biết người vợ đã mất rồi nhưng vẫn hỏi vợ tôi đâu thì khi mình biết mà không dám trả lời là vợ anh đã mất rồi mới mất đây hay là gì đó thì phản ứng của mình đã nguyện Chân Thật Balamật thì mình bắt buộc phải nói sự thật ra. TT trả lời: Sự thật có khi nó đến với ta là phũ phàng, nhưng chúng ta không thể che dấu với thời gian muộn màng, do đó chúng ta phải nói ra chứ không thể nào che dấu. Câu chuyện người thợ săn rượt đuổi bắt con nai. Một nhà Sư đang ngồi bên vệ rừng thấy con nai chạy qua với dáng như đang bị rượt đuổi, nhà Sư đó đứng lên qua chỗ khác ngồi, thì quả nhiên một lúc có người thợ săn chạy tới hỏi nhà Sư "nãy giờ ông ngồi đây có thấy con nai chạy qua không" Thì nhà Sư trả lời: "Từ khi tôi ngồi đây tôi không thấy con nai nào chạy qua hết" Thì nhà Sư đã trả lời chân thật, vì từ lúc ông đổi chỗ ngồi ông không thấy con nai nào hết, đó là lời chân thật, ông vừa cứu mạng con nai mà ông vừa nói được lời chân thật của ông. Sư nói là tác ý khôn khéo là cái khéo léo để minh sống với pháp chân thật được chứ còn không thì chúng ta dễ va chạm với pháp oan trái ta tạo, do đó ta phải tác ý khôn khéo. Trong kinh Ananda (Tương Ưng bộ )(S.iv,400) du sĩ Vacchagotta đến hỏi Đức Phật: - "Thưa Tôn Giả Gotama, thế gian này là vô ngã Không?", Khi được hỏi vậy, Đức Phật Ngài im lặng. - "Thưa Tôn Giả Gotama, thế gian này là tự ngã không?" Đức Phât Ngài im lặng. Du sĩ Vacchagotta bỏ ra đi, Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta? -- Này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến. Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?"Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến. Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: "Tất cả các pháp là vô ngã"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. -- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa". Đức Phật Ngài khuyến khích nhận thức với một tác ý khôn khéo chứ không phải nhìn với hình ảnh cực đoan cuồng tín như trạng thái quá khích. Qúi Phật tử sẽ thấy tác ý khôn khéo cũng là một trạng thái không đưa đến sự tác hại nguy hiểm như người cuồng tín cực đoan hay quá khích rơi sang trạng thái sai lầm một cách si mê. Những pháp môn chân thật này ta thấy như thật, mặt trời mọc từ hướng Đông và lặn về hướng Tây đó là sự thật, chúng ta không nói gì khác hơn mặt trời mọc hướng Đông lặn hướng Tây đúng như vậy, thời gian có 24 tiếng, một ngày chúng ta có trọn 24 tiếng đó là chân thật, những lúc đó lời nói mình chân thật, ý mình chân thật, nhưng khi qúi Phật tử nói mặt trời mọc hướng Đông lặn hướng Tây nhưng tác ý mình vuột gạt người khác dù là pháp đang hiện bày là chân thật nhưng tác ý qúi Phật tử đang là sai lệch, phải cẩn thận. Với phương pháp tác ý khôn khéo mình dạy dỗ chúng sanh làm cho chúng sanh thức tỉnh để phá cái mê là phải có tác ý khôn khéo, làm cho chúng sanh thấy được đó là mê đó là sai lầm họ phải buông, chứ không phải mình hướng dẫn người ta một sự cám dỗ khuyến khích họ lôi kéo một trạng thái ưa thích nào đó để mà độ chúng sanh bỏ mê mà thức tỉnh. Do đó, có những trường hợp thấy người ta thích điều gì đó mình khai thác điều đó, mình thuyết pháp đề tài đó để người ta thích mình, đó là mình chưa chân thật tại vì mình chưa thật độ người ta. Mình muốn độ người ta, khi người ta có những sở thích đó mình phải phá bể cái chấp đó, hoặc làm người ta buông bỏ trạng thái mê thích cái đó làm cho họ thức tỉnh, chứ không phải nói theo để họ ưa thích say mê, đó không phải là chân thật độ. Có những Phật tử thích sanh về cõi trời Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, Sư khuyến khích họ tu tập về Nhân Thiên, tạo việc thiện để được sanh Nhân Thiên thì thật sự chưa Chân Thật Độ qúi Phật tử đến đường giải thoát. Mà Sư chưa Chân Thật Độ qúi Phật tử đến giải thoát mà Sư còn làm qúi Phật tử dính mắc ở trong Tam Giới thì Sư chưa chân thật để độ qúi Phật tử đến sự Giác Ngộ. Dù rằng qúi Phật tử nghe chuyện Niết-bàn là rỗng không là không có gì cả, qúi Phật tử sẽ nhàm chán sợ hãi mình bỏ hết tất cả trong cuộc đời này mình đi tới trạng thái không có. Nhưng đó là sự thật, Sư phải cố gắng nói dù qúi Phật tử hôm nay không nghe, ngày mai qúi Phật tử sẽ nghe, ngày mốt qúi Phật tử ý thức được khi qúi Phật tử thức tỉnh được cũng phải nói, đó là Chân Thật Độ. Chứ không hứa hẹn, không gạt gẫm, không làm cho người ta dính mắc, không làm cho người ta mơ tưởng hay trông đợi mong chờ. Chân Thật Độ là phải thật, thật với Pháp và thật với tâm mình đang có thật, có lúc mình tìm thấy thật của Pháp nhưng tâm mình không thật, như hồi nãy Sư nói mặt trời lặn hướng Tây mặt trời mọc hướng Đông, mọc hướng Đông lặn hướng Tây nói chân thật cái tâm của mình đang lắc léo nói câu đó để mà ý nghĩ gì, cái đó là pháp chân thật hay không chân thật. "Oh thời gian trôi qua quá là mau mình thấy hãi hùng sợ cái thời gian đó", mình nói như vậy là mình hay thiệt đó nhưng cả ngày không lo tu tập, mình ngồi không đó mình không có chân thật tu, mình không cần phải nói thời gian đi nhanh đi chậm mà mình lấy cớ chưa kịp mình phải lo tu còn nói thời gian để làm gì. Do đó, thân lời và ý phải chân thật. Thiền sinh: Thưa Sư, cái ý mình phải thực tình nói ra nhưng mà nếu sự thật mất lòng thí dụ mình nói mà người khác nổi sân mà họ tức lên thì lúc đó mình có bị đứt Chân Thật Balamật độ không? TT trả lời: Không đứt nhưng tác ý không khéo. Thiền sinh: Thưa Sư, con thấy tất cả các pháp Balamật này đều khó nguyện khó giữ TT trả lời: Balamật chậm nguyện một phút thì mất đi một phút Balamật đó, chậm nguyện một ngày thì chậm đi một ngày đi đến giác ngộ. Thiền sinh: Thưa Sư, nếu mình muốn nguyện Balamật là mình phải có sửa soạn, mình biết là mình Niết-bàn lúc đó, thí dụ hôm nay mình tu vài ngày rồi mình nghỉ vài ngày, ý con muốn nói là mình quyết tâm hạ thủ công phu nguyện Balamật là mình phải gắng bó ngay, mình phải có thời gian chuẩn bị. TT trả lời: Đó là thứ nhất, thứ hai là trong khi mình đang học Balamật những cái gì còn thắc mắc khởi sanh lên thì hỏi liền, cái đó mình giải tỏa trước khi mình nguyện. Đó là hai cách, qúi Phật tử phải chuẩn bị rào trước đón sau hết, phải suy nghĩ, phải chuẩn bị thật là kỹ khi mà hạ thủ công phu rồi thì phải gắng bó một đời với hạnh nguyện Balamật đó, sống chết với nó, mình dễ dui để mình đứt Balamật đó rất là nguy hiểm, đúng, nhưng có hai hướng, chuẩn bị cho kỹ để mình hành hay là mình phải học cho kỹ rồi mình thực hành. Sư sẽ hướng dẫn hết 10 Balamật, những gì thắc mắc qúi Phật tử hỏi xong Sư giải đáp luôn, những gì qúi Phật tử còn nghi ngờ giải đáp xong hết nghi ngờ thắc mắc, hết lo lắng, qúi Phật tử nguyện được hơn là qúi Phật tử ngồi chờ ngồi nghiền ngẫm, thử cái này trước cái kia trước, Với những người Phật tử thông thường hay với những người đệ tử Đức Phật xuất gia, giữa hai người có Balamật và người không có Balamật, hai người này thấy khác nhau rõ ràng, thật sự khác nhau rõ ràng, với những người có Balamật sự tu tập họ hoàn toàn khác hẳn người không có Balamật, họ cũng tu vậy đó nhưng nhìn với góc độ họ cũng tốt vậy đó, họ không xấu, họ không bê trễ, không dễ dui, họ không lười biếng, nhưng mà họ không có một cái chí hướng đi tới xuyên suốt. Thiền sinh: Thưa Sư, con hỏi thêm là, con thấy, nếu mình muốn tu đạt được kết quả tốt thì mình cần có tỉnh giác trước để một khi mình có tỉnh giác rồi tâm của mình nhẩy qua cái bất thiện thì sự tỉnh giác của mình kéo nó về thì mình ít bị đứt hơn là người không có tỉnh giác. TT trả lời: Chữ tỉnh giác đó là qúi Phật tử đặt cái khó cho mình, qúi Phật tử không gỡ ra được là qúi Phật tử kẹt trong lời nói đó. Tỉnh giác người ta tính từng sát na, tính từng thời gian, tính từng tâm thức, tính từng giai đoạn gọi là tỉnh giác. Nhưng trong khi đó những pháp ngủ ngầm tiềm ẩn vẫn có, nó sanh lên nghiệp báo nó kéo qúi Phật tử đi bị khó trong trạng thái mê muội. Qúi Phật tử phải nhớ sự tu tập của qúi Phật tử đừng đặt tới mức lý tưởng tuyệt đối, nhưng qúi Phật tử đặt thêm lý tưởng có khả năng. Phải có lý tưởng nhưng phải có khả năng, chứ đừng đặt lên lý tưởng tuyệt đối, đứng đó mình chỉ mơ thôi chứ không thực hiện, qúi Phật tử nói qúi Phật tử tỉnh giác trong 24 tiếng đồng hồ là lý tưởng tuyệt đối, qúi Phật tử sẽ tỉnh giác trong suốt 24 tiếng đồng hồ trong một ngày đó là lý tưởng tuyệt đối. Cũng như có một số Phật tử nói Đức Phật lúc nào cũng dùng trí tuệ, đó là lý tưởng tuyệt đối, Ngài đâu phải luôn luôn lúc nào Ngài cũng dùng trí tuệ, cũng như nhà võ đâu phải lúc nào cũng vận dụng cái võ của mình lên, như vậy sẽ chết. Phải đụng chuyện mới dùng võ của mình chứ không phải lúc nào ra đường cũng dùng võ, đụng chuyện mới có cái đó là thật, còn không có không cần dụng võ. Đức Phật Ngài có những lúc Ngài đến chỗ các Tỳ Khưu đang bàn luận, Ngài hỏi: - "Này Chư Tỳ Khưu đang bàn luận gì cho Như Lai biết" Khi Ngài hỏi như vậy Ngài đâu có dùng trí, nếu Ngài dùng trí mà Ngài nghe hết, Ngài biết hết, Ngài từ trong thất Ngài có thiên nhãn là Ngài biết hết, nhưng Ngài hỏi như vậy là Ngài không dùng trí. Các vị Tỳ Khưu thưa: - Bạch Đức Thế Tôn chúng con đang bàn tán tại sao Xá Lợi Phất độ ông già ăn xin đứng ở cổng chùa cho ông đi xuất gia, cái đó là phiền não lắm, đem vô làm ô uế Tăng đoàn là giáo hội mình toàn người nghèo đói vô tu xuất gia không nên, Đức Thế Tôn nên quở trách Xá Lợi Phất" Ngài nghe như vậy Ngài phải giải thích, Ngài dùng trí liền, trí tuệ của bậc Siêu Thế, trí tuệ của bậc Chánh Đẳng Giác giải đáp rõ ràng nhân quả chính xác, đó là Ngài có trí để giải thích, chứ không phải như nhiều người họ đặt lý tưởng tuyệt đối lúc nào cũng dùng trí từ sáng tới tối, 24 tiếng Ngài dùng trí, ngủ cũng dùng trí, không có như vậy. Nên qúi Phật tử tu tập trạng thái lý tưởng trong khả năng chứ đừng lý tưởng trong tuyệt đối. 8) Pháp độ thứ tám là, chí nguyện Chúng ta qua phần Chí Nguyện Balamật. Nói tới Chí Nguyện Balamật này là chúng ta dốc lòng hết sức tu tập, không có trạng thái chần chừ, không có trạng thái phân nửa hay là một phần. Cái hết lòng của mình, cái khả năng qúi vị tu, đối với cái tu, ai cho chúng ta biết ta có 100% là tu, mà tỉ lệ tu này ở góc độ nào mà tu một cách 100%, không có. Với số lượng đếm cây viết chúng ta đếm được, nhưng chúng ta không thể nào có khả năng đếm có bao nhiêu hạt đường trong một bao đường. Những trạng thái đó qúi Phật tử không bỏ công đi tìm. Vậy thì, với tỉ lệ nào qúi Phật tử tu được 100% là lúc đó qúi Phật tử thấy khả năng qúi Phật tử đang có và vượt khó để mà có hơn, đó là qúi Phật tử đang tu 100%. Chẳng hạn như, mọi ngày tôi ngồi thiền được 10 phút, hôm nay tôi ngồi 15" là ngon lành rồi, như vậy mình có hơn 5", như vậy là hôm nay tu 100% rồi. Do đó qúi Phật tử phải nói đúng cái tỉ lệ tu là những gì bạn đang có mà qúi Phật tử vượt khó để có hơn là qúi Phật tử đang tu 100% - Khả năng đang có - Vượt khó để có hơn Là qúi Phật tử đang tu 100% Rồi hôm nay qúi Phật tử tu như vậy, ngày mai tu giống như vậy chưa gọi là tu hết lòng, hôm nay tu nhiều hơn một chút thôi thì đó là đang dốc lòng tu, mỗi ngày một chút sẽ có nhiều hơn, cái đó gọi là dốc lòng mà tu chí nguyện cầu giải thoát là như vậy. Do đó, chữ Chí Nguyện này là qúi Phật tử phải dốc lòng hết sức với khả năng đang có để mà vượt khó hơn để đạt cái cao hơn. Chí nguyện này nó sẽ ngược lại trạng thái thục lùi bỏ cuộc và buông lơi. Thí dụ như hôm nay qúi Phật tử nói chí nguyện của qúi Phật tử tu là cầu giải thoát nhưng ngày mơi qúi Phật tử đắm say trong dục lạc vậy là qúi Phật tử bỏ cuộc chí nguyện của qúi Phật tử, cái chí nguyện qúi Phật tử đã đứt, qúi Phật tử là người bỏ cuộc với cái nguyện lực của mình. Cho dù qúi Phật tử có gặp nhiều nghịch cảnh như thế nào, cho dù gặp nhiều khó khăn như thế nào, cái chí nguyện không buông lơi và không buông bỏ thì chí nguyện sẽ thành đạt. Như Bồ Tát Sĩ Đạt Đa có lời chí nguyện "xương có tan rã, giòng máu có khô cạn, qưyết không rời cội cây nếu chưa đắc đạo quả", cái đó là chí nguyện. Qúi Phật tử cũng vậy, thí dụ, bây giờ qúi Phật tử hạ quyết tâm trong đời này trong kiếp này nguyện không khởi tâm sân cho dù hoàn cảnh nào qúi Phật tử chí nguyện là không sân, đó là trạng thái nghịch cảnh nghịch lòng trong đường tu con người diệt trừ tâm sân, không cho sân, vì sợ xuống địa ngục, nguyện không sân phải cố gắng khi nào vừa thấy sân khởi lên, cố gắng diệt, lo diệt cái sân chứ đừng lo sợ người ta chê trách, người ta khen chê, cái đó là có chí nguyện, những cái đó qúi Phật tử tập mỗi cái chí nguyện với mục tiêu qúi Phật tử đạt tới, cái đó có chí nguyện, mỗi ngày tôi làm một chút, mỗi ngày tôi liên tục tiến thêm lên cái đó tôi có chí nguyện, còn mỗi ngày qúi Phật tử thụt lùi không có lên thêm nữa qúi Phật tử không có chí nguyện. Sau 1 giờ hành thiền Phật tử hỏi Pháp Thiền sinh: Thưa Sư, con ngồi thiền con thường theo dõi thân tâm của con, như vậy được không? TT trả lời: Cái đó không phải là sai, nhưng mình thiếu hai cái. Tức là khi mình theo dõi thân và tâm cũng như theo dõi về hơi thở cũng như đề mục. hay là những diễn tiến đề mục của thân và tâm thì luôn luôn có hai là chánh niệm và tỉnh giác, khi có sự hiểu biết là có sự ghi nhớ chánh niệm và có sự hiểu biết trong tình giác, sự hiện diện đó là sự tỉnh giác. Vậy thì khi mình tỉnh giác là mình biết điều khiển tâm mình luôn theo dõi thân, thấy cái thân là ta có tỉnh giác. Còn trong trạng thái chú niệm nhưng có chánh niệm hai cái đó luôn luôn đi đôi với nhau cũng như là để điều khiển lẫn nhau trong pháp tu tập của mình. Do đó, khi mình theo dõi hơi thở thì mình phải theo dõi mình có sự ghi nhớ nhưng mình không có sự tỉnh giác là hơi thở này ra sao không có sự hiểu biết như thế nào của nó, như vậy là không có cái tỉnh giác không có sự hiểu biết rõ ràng những sự khác thường về thực tính của nó, ta có tỉnh giác ta có chánh niệm. Chánh niệm là sati-paṭṭhāna. Sampajañña tức là sự tỉnh giác, trong tỉnh giác có mấy trường hợp tỉnh giác, tức là mình coi nó du hành như thế nào hay là có trạng thái vô si, có trạng thái sự hiểu biết như thế nào trong tỉnh giác đó mình biết, lúc đó là mình đạt kết quả nhiều lắm. Thành ra qúi Phật tử trong khi tu về Vipassana có nhiều chánh niệm, mà dường như là các qúi Phật tử hành giả là chú niệm về chánh niệm, chú tâm vào chánh niệm thiếu sự rẻn luyện tỉnh giác. Sự Tỉnh Giác đó nó gần đến với trạng thái Tuệ, do đó mình có Chánh Niệm có ghi nhớ nhưng mình không có trí tuệ thấy được thực tính thấy được thực tướng, thì cái đó mình chỉ có Chánh Niệm thôi. Cũng trở lại pháp Ngũ Quyền có: Tín-quyền (saddhindriya). Tấn-quyền (vīriyindriya). Niệm-quyền (saṭindriya). (Cái Niệm này phải đi với Tuệ, tỉnh giác là trạng thái đó) Ðịnh-quyền (samādhindriya). Tuệ-quyền (paññindriya). Thì cái Niệm này phải đi với cái tuệ, tỉnh giác là trạng thái đó. Sư chưa kể là Chánh Niệm của mình có thật không nữa hay chỉ là tưởng thôi, cái trường hợp đó là quan trọng, có khi mình tưởng, tại vì Chánh Niệm là bắt ngay tại chỗ, bắt ngay cái đang có đang hiện bày. Còn cái tưởng là mình bắt không kịp mà mình nhớ lại mình nhớ cái nó đã đi qua, cái đó là tưởng. Người hành giả nếu có Chánh Niệm chính xác là mình thấy được, mình nhìn thấy quạt máy đang quay, nếu quay chậm mình nhìn thấy được từng cánh quạt, nhưng nếu nó quay nhanh quá mình nhìn thấy vòng tròn trắng xóa của cánh quạt chứ không nhìn thấy từng cánh quạt, cái đó thì mình chỉ nhớ lại tưởng thôi Thiền sinh: Nhưng lúc đó con có cần phải quán sát tâm và thân cùng lúc?. TT trả lời: không, mình có thể quán sát từng một giai đoạn từng một phần chứ không phải cùng một lúc, tâm bắt lấy một cảnh chứ tâm không bắt được hai cảnh, tâm trong tâm là một cảnh, tâm trong thân là một cảnh, là một đối tượng. Khi mình đang theo dõi tâm mình, ví dụ, tâm mình đang muốn xả thiền vì thân đang đau, thì khi mình thấy tâm mình muốn xả thiền tâm đó là đang tham đang muốn xả thiền thì mình niệm là "muốn à, muốn à, muốn à", mình nhìn thấy đau thì niệm "đau à, đau à, đau à". Khi mình niệm cái đó được rồi là mình có Chánh Niệm, khi đó mình tỉnh giác liền mình thấy cái muốn này là cái muốn như thế nào, cái đau này là đau như thế nào, tìm ra được thực tính, tìm ra được thực tính đó mình nhìn sâu vô nữa là tại sao muốn như vậy là mình nhìn ra được thực tướng. Người giỏi là phải có Chánh Niệm và Tỉnh Giác, mà cái Tỉnh Giác đó lôi Chánh Niệm đến cái thực quả còn nếu như không có Tỉnh Giác thì cái Chánh Niệm đó lôi vô trạng thái tưởng nhiều không có tỉnh giác là không biết được nó sẽ rớt qua cái tưởng. Do đó khi ngồi thiền chúng ta chỉ tạo mồi lửa cho Chánh Niệm lên, nhưng Tỉnh Giác là mình bắt tâm thấy Pháp cái đó là quan trọng, đó mới có kết quả chứ còn không cứ niệm niệm là mình thiếu Ngũ Quyền thiếu Tín Tấn Niệm Định Tuệ, mình chỉ niệm thì không có Tuệ, mà niệm không thì mình không có định, vì niệm là cái pháp đang hiện bày có ghi nhớ mà mình Định là phải chú tâm vô nữa mới được Tuệ mới thấy được Tỉnh Giác. Niệm, thí dụ, mình đi qua Thiền Chỉ, niệm suốt, hơi thở vô ra thấy dài ngắn, thấy dài ngắn, cái đó là niệm. Nhưng chú tâm vào hơi thở dài ra sao, hơi thở ngắn ra sao, hơi thở nhanh ra sao, chú tâm theo dõi những dài ngắn nhanh chậm của hơi thở, mình chú tâm vô sâu thì mình mới phát hiện cái thực tính là cái bản chất nó hiện bày ra liền, khi mình nhìn thấy nó hiện bày ra thì mình thấy nó nằm trong hướng nào tâm tướng liền ra được cái đó mới là tỉnh giác. Tuệ Giác pháp sanh. Còn chuyện tâm với thân là thường xuyên rồi. Giống như chúng ta nói danh và sắc, sắc có danh, danh có sắc, theo dõi cái nào mạnh nó lôi mình đi, cái nào mạnh mình chú vào nó nhiều, khi mình chú vào nó mạnh, chẳng hạn như thân mạnh quá nó đau quá rồi cái tâm của mình nó nhẹ, tâm mình muốn xả thiền chỉ một phần thôi nhưng thân đau quá rồi mình bắt đầu chú tâm vô đó, còn nếu như thân vừa nhóm đau mà tâm mình muốn xả thiền mạnh quá, nó đòi mình xả thiền nhiều quá thì mình nhìn vô cái tâm mình, đó mới là cơ hội để tìm ra được sự thật. Thiền sinh: Thưa Sư, con ngồi nhiều khi cả giờ mà con ngồi niệm Phật và không nghĩ gì hết. TT trả lời: Đó là cô đang tu Thiền Chỉ, cô chỉ niệm Phật là cô đang tu Thiền Chỉ. Thiền Chỉ là tâm tìm sự tỉnh lặng trong đề mục đó. Thiền Chỉ thì không có Tỉnh Giác, sự Tỉnh Giác là khi mình nhìn vào thân mình thấy trong thân có thay đổi và phát hiện được sự thay đổi đó thì mới gọi là Tỉnh Giác. Bây giờ cô ngồi niệm Phật, cô thở đều và cô theo dõi thì đâu thấy gì khác. Sư thí dụ như cuốn phim có nhiều người đóng, cô thấy người này đi vô, người kia nói, người này hành động, nguời kia làm việc, cô theo dõi những diễn biến đó là cô có Tỉnh Giác. Còn nếu cuốn phim chỉ có một lằn chỉ đen chạy qua chạy hoài và cô ngó cái lằn đen chạy đó hoài thì cô không thấy gì ngoài lằn đen thì cô đâu có gì để theo dõi. Đổi từ Thiền Chỉ qua Thiền Vipassana (Thiền Quán) không có gì là khó, Thiền Quán thì ta thấy sự thay đổi của thân, còn Thiền Chỉ thì không thấy được sự thay đổi của thân. Thí dụ như thời tiết thay đổi hoài thì mới thấy được sự thật bản chất của thời tiết, còn sáng nắng chiều mưa suốt năm như vậy thì cô không thấy được sự thật bản chất thay đổi của thời tiết, bữa nay đang nắng trời đổ mưa, bữa kia trời u ám rồi mặt trời trở lại và nắng gắt, thì cô mới thấy sự thay đổi của thời tiết bản chất của nó là vô thường, do đó mới tìm ra sự thật. Còn chuyện Thiền Chỉ là mình chỉ đè cảm xúc của mình xuống để tâm mình yên trong trạng thái không náo động phóng dật, chỉ như đá đè cỏ, nó chỉ yên lặng trong phút giây đó, rồi khi mình va chạm vào thực tế đi vào cuộc sống hàng ngày trong sinh hoạt gia đình đời sống xã hội chúng ta bận rộn như vậy thì mình không niệm được lúc đó, không niệm được cơn đau hay cơn khổ hay trạng thái phóng dật hay trạng thái sự đau đớn mình không niệm được, lúc đó mình trở lại niệm Phật, cái đó quan trọng lắm. Cố gắng tập Thiền Quán, tại vì trong Thiền Quán đã có Thiền Chỉ, Thiền Chỉ trợ cho Thiền Quán, đó là niệm và định, chỉ còn tuệ, tuệ là tìm ra sự thật mình thấy được bản chất sự thật đó là ra được con đường đạo quả, làm một mà được hai. Qúi Phật tử đi Thiền Quán mà đi thật sự rốt ráo là có Ngũ Lực đi một cách chân chắc là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ là qúi Phật tử có được một thành hai nghĩa là Thiền Chỉ và Thiền Quán trong đó luôn, còn bây giờ qúi Phật tử tu Thiền Chỉ, mai sau qúi Phật tử còn phải tập tu Thiền Quán nữa. Tu Thiền Quán đơn giản lắm, mình niệm hoi thở ra vô, theo dõi hơi thở ra vô ngó hơi thở ra vô, chú tâm vô hơi thở ra vô dài ngắn là được. Ngũ Lực chúng ta biết là: 1- Tín-lực (sadhā bala): với ý-nghĩa không rung động trước sự vô-tín. 2- Tấn-lực (vīriya bala): với ý-nghĩa không rung động trong sự biếng nhác. 3- Niệm-lực (saṭi bala): với ý-nghĩa không rung động trong sự dể-duôi (pamāda). 4- Ðịnh-lực (samādhi bala): với ý-nghĩa không rung động trong sự tán-loạn. 5- Tuệ-lực (paññā bala): với ý-nghĩa không rung động trong mê-muội, lầm lẫn. Thiền sinh: Thưa Sư, làm sao mình phát hiện được sự Tỉnh Giác của mình TT trả lời: Thí dụ như trong trạng thái mình bị hôn trầm, khi bị hôn trầm mình ngủ ngục luôn, khi giật mình thì gọi là Tỉnh Giác. Thì Tỉnh Giác đến lúc bản chất của pháp thay đổi đột ngột mà mình bắt được cái đó gọi là Tỉnh Giác, còn nó không thay đổi đột ngột, đến lúc nó thay đổi đột ngột mình không bắt được là mình không Tỉnh Giác cho nó đi qua rồi mất liền hay là mình đang bị hôn trầm ngay lúc đó. Như tên trộm đi qua mình bắt được là mình có Tỉnh Giác, mà tên trộm qua khỏi mặt mình là mình có sự ghi nhớ là mình canh chừng tên trộm thì tên trộm lọt ra khỏi lưới Tỉnh Giác của mình rồi. Giữa ông thầy giáo và học trò, học trò ăn vụng, nếu ông thầy giáo bắt nhanh thì bắt được học trò ăn vụng, còn nếu học trò nhanh hơn thầy giáo thì học trò ăn vụng thầy giáo không bắt được. Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình ngồi thiền bị tê mình biết nó tê, rồi mình quán tưởng cái tê này không có thật, thì đó có phải là sự tỉnh giác của mình không TT trả lời: Không quán tưởng như vậy, và đó không phải là sự Tỉnh Giác của mình, cái đó là tưởng, tại vì cô đang tưởng, cô nói cái tê này không thật là vì cô lấy kiến thức cái tư duy của cô để trả lời, đó là cái tưởng của cô nhớ lại. Nhưng mà trong cái tê đó cô Tỉnh Giác là hồi nãy không có tê, nó bắt vô cái tê, phút đầu tiên khởi lên tê mà cô bắt được là Tỉnh Giác, còn một lúc sau mà cô bắt được tê cái đó là không có Tỉnh Giác. Ngay khi nó không tê mà nó tê là Tỉnh Giác, phút đó là cô bắt được, khi đang tê đến hết tê cái phút hết tê mà cô bắt được đó mới là Tỉnh Giác. Khi người bác sĩ bơm tay bệnh nhân phồng lên để đo huyết áp, nó chỉ có hai con số, con số đầu xuất hiện và con số cuối là Tỉnh Giác, không đếm con số giữa, đó mới là Tỉnh Giác. Còn khi cô nói cái này không phải của tôi, cái này là giả v.v... đó là tưởng, mình đang tư duy mình đang lấy kiến thức giải đáp nó, nó dụ mình đi luôn mình ngồi suy nghĩ lấy hết tâm trạng ra ngồi giải đáp luôn, lấy hết kiến thức ra giải đáp luôn nó kéo đi tới mình trở thành bị phóng dật vừa hôn trầm thụy miên lúc đó mình mất đi đối tượng, mình đang chạy đi với trạng thái mê muội với sự suy nghĩ của mình. Do đó, không có tư duy và không có kiến thức, bắt ngay đó những gì nó đang thay đổi đột ngột ngay đó gọi là Tỉnh Giác, còn ghi nhớ là niệm, theo dõi thường xuyên cái gì phát hiện ra giữa tâm và thân mà nó mạnh cái nào phát hiện mà nó không thường như hồi nãy thì lúc đó là Tỉnh Giác, Tỉnh Giác lúc đó là bắt được Thực Tính, Thực Tính đó là Thực Tướng liền. Nó đơn giản mà thật sự là phải khéo léo và tinh ý bắt kịp lúc, lúc nó đang thay đổi đột ngột, cái đó là chính xác. Như người ngồi câu cá, đâu cho biết lúc nào con cá lên để mà mình bắt, phải Tinh Giác ngồi là niệm, con cá tới mình Tỉnh Giác kéo nó lên. Thiền sinh: Thưa Sư, sau 20 phút đầu thì yên, tại vì yên quá con không biết con dính mắc hay con tưởng tượng, thì con chú ý tới tâm rồi con chú ý đến hơi thở, rồi tới thân. TT trả lời: Tại sao lại nghĩ là mình bị dính mắc, nếu thấy yên quá thì mình niệm theo cái yên của nó, ngồi thấy nó yên quá thì mình niệm theo cái yên đó. Nếu mình tạo ra trường hợp đụng tay vào chân rồi niệm "đụng à, đụng à" như vậy sau này Sư sợ là mình dính vô nó sẽ tạo ra nữa và mình không thấy được sự thật khi cái gì mình đã tạo ra rồi nó đâu là bản chất nó, cái bản chất là nó đến không do mình tạo, mà mình tạo ra bản chất cái đó không phải, do đó mình đừng có làm gì hết. Nó yên mình để cho nó yên, đó là mình đang Định, một chút xíu trong cái yên đó nó mới trồi lên cái bản chất của Vô Thường. Còn bây giờ mình tạo ra mai mốt nó cho minh cái tạo ra nữa, lúc đó mình lại thành thói quen, mình tưởng là mình đã có bản chất của nó. Do đó mình không làm cái gì hết, nó sống động lên mình cũng để cho nó sống động mà nó tĩnh lặng mình cũng nhìn nó chứ không tạo ra cái gì khác nữa, đó là nghệ thuật ngồi coi phim, không có một lý do gì mình đẩy tác động trong cuốn phim đó hết, nó ra được sự thật mình thấy được ý nghĩa nội dung cuốn phim hay là bản chất của cuốn phim đó là cái gì. Đó mới là Thiền Vipassana, quán sát một cách đặc biệt, chú tâm một cách đặc biệt, để ý một cách đặc biệt, theo dõi một cách đặc biệt, là Thiền Vipassana, chứ không có coi thường được, chỉ lấy tâm thức mình theo dõi nhận xét để thấy chứ còn ngoài ra không có một cái gì mình bỏ vô trong đó dù đó là kiến thức hay tư duy. bỏ vô là pha chất rồi không còn nguyên thủy của nó. Nước mía nước dừa mà bỏ thêm một chút muối vô uống vô khác với nước nước mía nước dừa nguyên thủy. Thiền sinh: Thưa Sư, con có đến với tình trạng định nó yên lặng con niệm yên lặng yên lặng thì từ từ con thấy lại hơi thở của con, con mới chú ý đến hơi thở lại thì bắt đầu con ra khỏi định, động tác đó có đúng không? TT trả lời: Đúng, nhưng lúc đó mình không thấy cái Tỉnh Giác, từ chỗ đang yên lặng đó ta trở lại hơi thở nó đang qua đạo quả. Ngay khi yên lặng thì nó bắt qua tê thì mình bắt ngay khi nó mới bắt qua, ngay đó là Pháp hiện bày Pháp đó là Vô Thường đó là Tỉnh Giác, nó là thực tính thực tướng Vô Thường. Thiền sinh: Con ngồi thiền con thấy Vô Thường, Khổ Đau nhưng con chưa thấy Vô Ngã, xin Sư cho thí dụ. TT trả lời: Sẽ có, như bánh ú 3 mặt, không có cái chi của ta, đó là vô ngã, thí dụ như mình thấy cái thân này hồi nãy nó vô thường, hồi nãy yên rồi tới đau, rồi nó hết đau rồi nó trở lại yên, cái này là vô thường, nó không phải là của mình, nó là vô ngã, nếu của mình thì nó không thay đổi lên xuống khó đoán, có đó rồi mất đó, nhưng không phải ngồi đó nói, mình chỉ ngó nó thôi, phải biết pháp nó đến nhìn nó nhưng không gọi tên nó, gọi tên nó là tư duy kiến thức của mình. Cái Tuệ Giác là sáng suốt thấy rõ một cách như thật của nó mình lượm vô chứ còn mình đem cái kiến thức của mình bỏ vô cái đó là cái kiến thức của mình sáng suốt chứ không phải pháp nó đến với mình thấy sáng suốt mình lượm được, hai cái đó khác nhau. Đang từ yên lặng rồi đến trạng thái thay đổi mình có sự tỉnh thức hay tỉnh giác, nhưng trạng thái thay đổi đó không đủ mạnh để mình thấy đó là vô thường để mình thức tỉnh giác ngộ, thành ra nó lập lại, chút nó qua giai đoạn khác nó lập lại cảnh khác, cái vô thường nó đánh mình chỗ khác mình bắt đầu nhìn nó lần nữa cũng chưa đủ rồi tới khi nó bể vỡ ra mình nhìn vô thấy một lần nữa, cái đó nhiều lần nhiều lần. Có 16 loại tuệ, tuệ đầu tiên là thấy tuệ danh sắc phân biệt tách ra làm hai, đây là danh đây là sắc, sắc gồm có thân pháp, danh này là có sự hiểu biết, mình thấy hai bên, nhưng mà thấy hai bên nó không có hợp nhau, danh một khối, sắc một khối, hai bên tách rời, thân mình đau tâm mình không đau, lúc đó mình thấy hai bên khác nhau, còn khi thân rã đau quá tâm mình vẫn theo dõi thì mình thấy sự sanh diệt của sắc pháp hay sự hoại diệt của sắc pháp mình nhìn xuống tuệ mình thấy lúc đó mình mới tìm ra được chân lý là bỏ thân này chứ không bỏ tâm, tìm cái tâm đi tiếp, lúc đó mình mới đi tới đạo quả, con đường đến đạo quả bởi cái tâm không phải bởi cái thân. Nhưng đối với những hành giả tu họ lo thân nhiều hơn là tâm, do đó thân lôi cuốn mình lượm kết quả của thân mình chiến thắng và mình không thấy được tâm mình đang chiến thắng mình sẽ bị mất cơ hội đó và không đến đạo quả. Qúi Phật tử đau đớn qúi Phật tử đi tìm sự chiến thắng sự chấm dứt cái đau mà thôi, mình tự hào mình hãnh diện đã vượt qua tê nhức khổ đau này chứ Phật tử không qua được cái tham của tâm mình, lúc đó tâm mình đang tham, sức mạnh để mình muốn chiến thắng cái thân mình chứ đâu có thấy sự sanh diệt rã tan hay sự hoại diệt của sắc pháp. Do đó qúi Phật tử không bao giờ nghiệm ra được chân lý, đi đánh giặc để chiến thắng thì ở đó mình dính trong hào quang của mình thôi còn cái này để mà thắng chính mình, thắng cái tâm của mình cái đó đối với người hành giả tu tập thiền chuyên chú thiền Vipassana là họ phải chiến thắng tâm của họ chứ không ảnh hưởng gì đến thân, chiến thắng không để vinh quang để mà lấy sự sung sướng đó đi tiếp nữa đến đạo quả, bỏ phàm thành Thánh, nếu mình thích là mình đâu có là thánh, qúi Phật tử phải đi tiếp rồi nó sẽ đến nó nằm trong sự tu tập của mình. Do đó, con đường đi đó tới khi nào mình thấy được sự thật và không còn cái gì khác hơn nữa, đó là con đường đạo quả, còn mình còn thấy mình còn so sánh mình còn hiểu biết cái đó là chưa phải là đạo quả, đạo quả là của bậc Thánh mình xưa nay là phàm phu nên không biết, nên Sư thường nói qúi Phật tử thấy sự thật là gì khi qúi Phật tử đắc đạo quả qúi Phật tử không muốn con người phàm của qúi Phật tử nữa, người hoàn toàn thay đổi hẳn cái đó là đạo quả, còn người mình vẫn còn như vậy và như vậy đó mình chưa có mình đang tu tập. Thiền sinh: Thưa Sư, có một lần xảy ra con cố gắng trở lại hơi thở của mình mà con cảm thấy là hơi thở mình không thể nào nhận được hơi thở ra vô nữa trong một khoảng thời gian ngắn. TT trả lời: Đó là trạng thái biến mất của hơi thở là mình mới thấy lại giai đoạn có rồi biến mất, mình niệm cái đó, trong đầu mình niệm tiếp cái đang có tới biến mất, mình niệm cái đó xong rồi là mình bắt đầu niệm trạng thái của mình đang ngồi thôi, đừng để ý tới nó, rồi cái đó là mình đang giữ cái tâm mình không cần giữ cái sắc, cái hơi thở mình biến mất mình không cần để ý tới nó mà lo giữ cái tâm, tâm của qúi Phật tử không để phóng dật, không bị hôn trầm, tâm mình không dính mắc, tâm mình không khó chịu, không nghi ngờ, mà giữ tâm theo dõi oai nghi mình ngồi, vừa bắt trở lại là dính liền, hồi nãy không có giờ nó có, bắt chỗ đó. Nó sẽ đến với qúi Phật tử, cái đó là như vậy mà mình không có trở lại bắt kịp cái đó là ngay lúc đó ta có hai trường hợp ta nói một là đang bị phóng dật, hai là bị hôn trầm. Thiền sinh: Thưa Sư, như vậy là hơi thở chỉ là đề mục đầu tiên và tạm thời thôi phải không? Như vậy phải liên tục theo dõi cái sắc này hoài, cái thân thay đổi nhiều quá thì mình không biết theo dõi cái nào TT trả lời: Hơi thở là phương tiện, không phải là cứu cánh. Cái pháp dựa vào thân tâm này mà nó hiện bày, mình bắt cái pháp chứ không theo cái thân nó đang có. Mình phải theo dõi cái tâm của mình đang có biết những cái gì đang có và những gì thân mình đang thay đổi, những cái gì ta có mình biết nó thay đổi thân mình đang có. Thiền sinh: Thân thay đổi nhiều quá thì mình không biết theo dõi cái nào? TT trả lời: Giống như mình đi câu cá, không phải chỉ một con cá bu lại cắn mồi mà một đàn cá thì mình vẫn điềm tỉnh chờ một con cá cắn mồi, cũng vậy khi thân hiện bày nhiều pháp thì mình phải biết mình đang làm gì, pháp nhiều càng tốt, pháp hiện bày nhiều là qúi lắm, qúi Phật tử học tu mà tìm ra được pháp mà thấy được pháp là cả một công phu là phước lắm, còn mình ngồi im ru từ sáng tới tối không thấy pháp hiện bày, pháp đến nhiều là rất qúi rất có phước, nhiều chừng nào hay chừng nấy. Thiền sinh: Con còn không hiểu đó là lúc con niệm danh biết danh thôi lúc đó hơi thở con không niệm, cái hơi thở lúc đó nó nhẹ lắm TT trả lời: Tâm chỉ biết một cảnh thôi, khi mình theo dõi tâm thì mình không biết cái thân, còn khi mình nghe được âm thanh bên ngoài thì lúc đó không còn niệm tâm mình nữa, vì tâm chỉ bắt một cảnh. Do đó qúi Phật tử sẽ thấy là khi một âm thanh bên ngoài để mình niệm được nghe à nghe à nó không cần thiết mà chỉ chú tâm vào thân và tâm của mình, mình trở về danh sắc mình, nhìn trở vô tâm chuẩn bị cái tâm mình lại niệm được cái tâm mình bắt đầu mình theo dõi tâm mình, mình ngó thân nó đang hiện bày rã tê nhức đau là hoại diệt. Tâm bắt một cảnh, không có trường hợp nào khác hơn nữa do đó mình phải hiểu biết trong khi từ trạng thái đang niệm về tâm qua niệm về thân có tỉnh giác mình biết nó đang chuyển đổi bỏ cái niệm về tâm chuyển đổi qua thân là mình có tỉnh giác đang chuyển đổi đó mình quyết định đổi qua để mình thấy được đó là Tỉnh Giác còn nếu như mà mình đang niệm về tâm mình niệm qua thân mà không biết giai đoạn nào khởi lên bắt đầu niệm thân lại là mình không có Tỉnh Giác, mình chỉ có niệm thôi. Thiền sinh: khi con không còn cảm thấy hơi thở của mình nữa thì đó có phải là đang hôn trầm không? TT trả lời: Không phải là hôn trầm nhưng nó không phải là kỹ thuật mình tu. Kỹ thuật mình tu là mình không đòi hỏi muốn thấy và đang muốn nhìn nó. Không có như vậy. Mà cái gì nó đến mình biết rồi không đặt cái muốn, nếu con để ý tới con muốn thấy, con thấy nó, không phải vậy, không đặt chữ đó, kỹ thuật đó không có, mà chỉ ngồi coi những cái gì nó đến thì đến và những gì mình biết là mình biết những gì mình không được biết mình tập trung theo dõi để mình biết đó là cần thiết chứ còn ngoài ra mình không cần phải biết phải tìm cái này tìm cái kia, không phải như vậy, Trạng thái biến mất là trạng thái vi tế không có thô thiển, chứ không biến mất, thì những lúc đó mình tiếp tục theo dõi tâm mình đang nghĩ gì mình theo dõi tiếp, thí dụ như mình lo mất hơi thở này thì niệm mất à, mình lo thì niệm lo, rồi hơi thở trở lại mình niệm hơi thở lại, những tư tưởng bắt đầu đang chạy mình đi tìm nó, thắc mắc nó, sợ nó thì mình niệm cái tâm lo thắc mắc sợ đó. Thiền sinh: Khi hơi thở trở nên vi tế thì có phải là trạng thái khinh an không? TT trả lời: Có trạng thái gọi là khinh an, hay là trạng thái hành xả cũng có. Khinh an là thân mình nhẹ nhàng tâm mình an lạc, còn trạng thái hành xả lúc đó là mình không còn dính vô gì mình buông bỏ hết, thì cái đó khác, hay là những trạng thái thấy thân mình nhẹ nhàng hồi nãy mình ngồi mình thấy nó nặng nề mệt mỏi uể oải nhưng giai đoạn đó qua được người mình nhẹ hẳn lên đó là khinh an, nhưng trạng thái hành xả là lúc đó không còn dính vô đó là mình buông hết tất cả rồi mình ra đi đó là hành xả ./. Mười Sáu Tuệ Tuệ thứ 1- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc. Tuệ thứ 2 - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả (Tuệ Phân Biện Nhân Duyên). Tuệ thứ 3 - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã.(Tuệ Thấu Ðạt) Tuệ thứ 4 - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc. Tuệ thứ 5 - Bhanganàna - Tuệ Diệt Tuệ thứ 6 - Bhayanàna - Tuệ Sợ Tuệ thứ 7 - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn. Tuệ thứ 8 - Nibbidanàna - Tuệ Chán nãn. Tuệ thứ 9 - Mũncitukamyatanàna - Tuệ muốn Giải thoát. Tuệ thứ 10 - Patisankhanàna - Tuệ Suy Tư Tuệ thứ 11 - Sankharùpekkhanàna - Tuệ Xả Hành Tuệ thứ 12 - Anulomanàna - Tuệ Thuận-Thứ Tuệ thứ 13 - Gotrabhunàna - Tuệ Chuyển Tánh, còn gọi là Tuệ "Cắt dòng phàm". Tuệ thứ 14 - Magganàna - Ðạo-Tuệ Tuệ thứ 15 - Phalanàna - Quả-Tuệ Tuệ thứ 16 - Pacechavkkhananàga - Tuệ Kiểm-soát Phiền-não và Tuệ Niết-Bàn. © Minh Hạnh / phathocvandao Mục Lục
|