patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Tinh Tấn độ


5) Pháp Độ Tinh Tấn Balamật hay Tinh Tấn độ.

Khi hành Tinh Tấn Độ, chúng ta phải siêng năng, nỗ lực, tinh cần, đó là những danh từ để giải thích chữ tinh tấn.

Khi siêng năng hay nỗ lực hay tinh cần chúng ta sẽ thấy con đường phải hành Balamật. Hạnh nguyện Tinh Tấn Balamật của người Bồ Tát khác với người siêng năng thông thường.

Những bậc có kiến thức ở trong đời này gọi là những bậc trí thức hay bậc thiện trí thức, họ hiểu biết cách sống trong đời này nhưng họ không suy nghĩ theo cách Trí Tuệ Balamật. Giống như bác sĩ, kỹ sư, những nhà bác học thông thái có những kiến thức trong lãnh vực chuyên môn của họ, với pháp thế gian của họ, cái mà họ đang học hỏi và họ nghiên cứu qua.

Nhưng với Trí Tuệ Balamật thì đối với những hàng Bồ Tát họ đi vào lãnh vực chuyên môn của họ làm sao dẹp được màn vô minh, lúc đó trí tuệ mới phát triển được nhanh.

Như vậy, khi qúi Phật tử đọc một bài kinh, hay đọc một quyển kinh, hay đọc một quyển sách lời dạy của Đức Phật, hiểu biết một sự thật, Nhân Quả, Khổ Đế, Duyên Sanh, Duyên Dệ trong bài kinh đó là qúi Phật tử đã có Trí Tuệ Balamật.

Như một ngày làm việc của Sư, Sư dịch một số kinh điển, Sư viết một số lời dạy của Đức Phật, đó là Sư đang hành Trí Tuệ Balamật.

Còn Tinh Tấn có hai loại. Có những loại tinh tấn sai lầm gọi là Tà Tinh Tấn, có loại tinh tấn chơn chánh gọi là Chánh Tinh Tấn.

Có những loại Tà Tinh Tấn chúng ta thấy nhan nhãn trong cuộc đời này, họ đạt được sự tinh tấn là vì họ sống trong cuộc sống của bất thiện pháp, những pháp họ duyên theo là tham, sân, si và họ làm những điều như; sát sanh, trộm cắp, tà hạnh v.v... họ đang nỗ lực nhưng nỗ lực đó tầm cầu sai lệch, sai lầm, sống trong bất thiện pháp dẫn họ đi vào con đường khổ thú gồm có: địa ngục, ngạ qủi, atula, súc sanh.

Đối với những người Chánh Tinh Tấn, họ sống trong đời sống thiện pháp để ly tham, ly sân, ly si. Họ lại tiếp tục sống cuộc đời; xả thí, trì giới, tu tập (tham thiền), họ được đến cõi Nhân, Thiên, Niết-bàn.

Như vậy, giữa hai lằn ranh giới, giữa Chánh Tinh Tấn và Tà Tinh Tấn nó nằm ở ngay giữa gọi là Tinh Tấn Balamật, nếu như không có Tinh Tấn Balamật này ta sẽ rớt vô một là Tà Tinh Tấn, hai là Chánh Tinh Tấn. Ở chính giữa là Tinh Tấn Balamật luôn luôn đi về hướng Chánh Tinh Tấn và chống đỡ lại Tà Tinh Tấn có xu hướng kéo ngược lại. Đó là Tinh Tấn Balamật.

Những người siêng năng là họ có tinh tấn, nhưng có 2 xu hướng đi, một là Chánh hai là Tà phân biệt rõ ràng. Nhưng loại tinh tấn Balamật này đứng giữa lằn ranh giữa hai bên, họ dằn co tâm linh của họ, dằn vặt với tâm lý của họ đang bị kéo lôi, không khéo họ rớt một cái vào Tà Tinh Tấn, họ không khéo họ rớt vào trong Chánh Tinh Tấn của Nhân Thiên bị lầm con đường Tinh Tấn Balamật, qua khỏi hai lãnh vực này thì họ có Tinh Tấn Balamật.

Hai loại này cũng có 2 góc độ nhân quả. Ở đây nếu Tà Tinh Tấn làm nhân thì bất thiện pháp hiện bày là quả, và bất thiện pháp hiện bày là nhân thì tham sân si hiện bày rồi sát sanh trộm cắp tà dâm hiện bày là quả, nhân của sát sanh trộm cắp tà dâm hiện bày là quả của khổ thú.

Như vậy thì tinh tấn chúng ta phải cố gắng trọn lọc đúng hạt giống tốt và với tác ý khôn khéo của Balamật thì tinh tấn đó gọi là Tinh Tấn Balamật. Qúi Phật tử thường được nghe danh từ thường lập đi lập lại trong hàng tu tập Phật tử chúng ta "Bồ Tát sợ nhân chúng sanh sợ quả". Bồ Tát sợ nhân chúng sanh sợ quả là Bồ Tát phải siêng năng, sợ mà không siêng năng thì kéo lôi trong trạng thái quả trổ sanh không kịp diệt trừ.

Tinh tấn Balamật là qúi Phật tử phải đứng ở giữa lằn ranh giới kéo lôi giữa Tà Tinh Tấn và Chánh Tinh Tấn kéo lôi qúi Phật tử rớt vào con đường 4 ác đạo hay kéo lôi qúi Phật tử rớt vô con đường Nhân và Thiên, chúng ta phải có Chánh Tinh Tấn Balamật, chúng ta phải tiến tới giải thoát Niết-bàn không phải ở Nhân Thiên và cũng không rơi vào 4 ác đạo, đó là Tinh Tấn Balamật.

Muốn được Tinh Tấn Balamật vị đó phải biết được đâu là Nhân đâu là Quả, chọn lộc hạt giống tiến tu con đường tinh tấn họ gặt hái được giải thoát.

Có những lúc trong cuộc đời ta hay trong đời sống hàng ngày ta khởi lên trạng thái siêng năng tu tập, niệm Phật, ngồi thiền, công phu v.v... ta coi lại tác ý tinh tấn đó là loại tinh tấn nào. Nếu chúng ta thấy những tác ý đó trong trạng thái chỉ là Chánh Tinh Tấn thôi thì chúng ta sẽ được biết quả phước báu Nhân Thiên. Nhưng, nếu chúng ta nỗ lực công phu tiến tu, công phu tu tập thức khuya dạy sớm ngồi thiền để cầu mong giác ngộ giải thoát, chấm dứt vô minh, chấm dứt sanh già bệnh chết, sự tinh tấn đó là Tinh Tấn Balamật. Có những lúc qúi Phật tử buổi sáng ngồi dậy không nổi, uể oải mệt mỏi, thân già yếu, lúc đó qúi Phật tử không ngồi dậy nổi nhưng qúi Phật tử nghĩ là nếu còn lười thì quả trổ sanh khổ thú cho người lười biếng, ráng ngồi dậy mà đi, sự dằn co giữa trạng thái tâm lý của ta, đó là Tinh Tấn Balamật.

Thiền sinh: Thưa Sư, vấn đề là trong lãnh vực như vậy thì duyên khởi duyên sinh làm sao giải thích được?

TT trả lời: Chúng ta đang nói Tinh Tấn Balamật liên quan đến Trí Tuệ Balamật, không có duyên sinh duyên hệ ở đây, chỉ có nỗ lực siêng năng và nhân quả.

Tinh Tấn Balamật là tranh đấu hay rượt đuổi xa rời con đường bốn ác đạo tuyệt đối trong kiếp này, người Tinh Tấn Balamật phải đi như vậy, tức là qúi Phật tử không có dễ dui để mà tạo nên một chủng tử một hạt giống nhân nào còn trở lại địa ngục, ngạ qủi, atula, sát sanh, phải chấm dứt ngay nỗ lực này và tiêu trừ ngay mầm giống trở lại cõi thú, mới có Tinh Tấn Balamật ngay trong kiếp này.

Khi nghĩ tới địa ngục, nhân nào sanh vô địa ngục? tâm sân là nhân sanh vô địa ngục. Khi nào qúi Phật tử có tâm sân, nhân đó đưa qúi Phật tử đi vào địa ngục liền, dù bất cứ lý do gì, mẹ giận con, tâm sân rơi vô địa ngục liền, con giận mẹ rơi vô địa ngục liền. Do đó qúi Phật tử phải nhìn cái tâm để mà diệt trừ, đó là qúi Phật tử đang Tinh Tấn Balamật, chấm dứt cái sân chứ không phải vì cái pháp nó đến với chúng ta hiện bày, qúi Phật tử phải giải quyết cái đó thì qúi Phật tử mới là Tinh Tấn Balamật.

Những người hạnh nguyện Tinh Tấn Balamật trong kiếp này họ phải thoát ra khỏi con đường bốn ác đạo ngay trong kiếp này, phải cố gắng kiểm soát tâm, giữ tâm của họ và huấn luyện tâm của họ, trau dồi tâm của họ để không rớt vào trong lãnh vực của tham, sân, si, để không rớt trong 4 đường ác đạo, đó là Tinh Tấn Balamật.

Thiền sinh: Bạch Sư, khi cái tham sân si của mình vừa khởi lên mà mình ghi nhận được liền thì làm sao?

TT trả lời: Cắt đứt liền, một phút giây có chánh niệm cắt đứt một con đường đi vào địa ngục, một phút giây có chánh niệm cắt đứt con đường vào khổ thú, còn một phút giây mất niệm hay thất niệm khổ thú tạo thêm một chủng tử.

Thiền sinh: Thưa Sư, pháp này với pháp trì giới có vẻ giống nhau.

TT trả lời: không, pháp trì giới là mình giữ giới nguyện của mình hoàn hảo, đó là mình trì giới Balamật, khi qúi Phật tử trì giới Balamật là qúi Phật tử giữ 5 giới trọn một ngày trọn một tuần trọn một tháng, trọn một năm hay trọn một cuộc đời không đứt 5 giới, đó là qúi Phật tử đang trì giới Balamật.

Qúi Phật tử phát nguyện trước bàn thờ Phật "Bạch Đức Thế Tôn, con hôm nay xin phát nguyện là trì giới Balamật" thì từ khi qúi Phật tử nói câu trì giới Balamật cho tới ngày qúi Phật tử nhắm mắt trong kiếp này qúi Phật tử không được để đứt giới.

Còn trì giới thông thường qúi Phật tử có thể để đứt giới thì ta nguyện lại, còn trì giới Balamật là không được đứt giới và cái giới thứ tư giới nói dối là giới nguy hiểm nhất của qúi Phật tử, cái đó là qúi Phật tử phải cẩn thận vô cùng, người Phật tử chúng ta không thể nào tránh được giới nói dối, mấy giới kia qúi Phật tử có thể lướt qua được nhẹ nhàng không bị ảnh hưởng nhưng giới thứ tư này khó lòng.

Giới nói dối có 4 chi;

1) Nói dối,

2) nói thêu dệt,

3) nói lưỡi hai chiều,

4) nói lời hung ác.

Điều không thật tác ý nói điều không thật, khởi lên tâm nói cho người ta nghe điều không thật, mà người ta tin là đứt giới nói dối.

Trì giới Balamật khác với tinh tấn Balamật. Tinh tấn Balamật bao chùm cả thiện và bất thiện, không để rớt trong bất thiện mà phải nỗ lực trong thiện và không nằm ở trong Hiệp Thế, phải giải thoát trong đời thì mới là Tinh Tấn Balamật, không cho phút giây được lười biếng, không cho phút giây giải đãi dễ dui, không cho phút giây quên mình luôn luôn phải nỗ lực siêng năng, Tinh Tấn Balamật là vậy. Giống như một người lính canh phòng ở ngoài biên địa chỉ cần chớp mắt là địch tới liền, lúc nào cũng phải mở con mắt nhìn chăm chăm và sáng suốt tỉnh táo, không có trạng thái muội lượt mê mờ, đứng ngoài biên địa mà muội lượt mê mờ là kẻ thù xâm nhập liền, Tinh Tấn Balamật là phải giữa lằn ranh.

Tinh tấn Balamật là luôn luôn vượt qua những con đường nhân thiên làm sao đi tới Niết-bàn giải thoát, vậy thì ở trong đời này khi nào qúi Phật tử tinh tấn, qúi Phật tử phải nhắc nhở cho hành động tinh tấn của mình là nhằm mục tiêu gì mục đích gì, nếu qúi Phật tử không thấy được sẽ rơi vào trong trạng thái Chánh Tinh Tấn thông thường chứ không phải là Tinh Tấn Balamật. Qúi Phật tử đang mệt mỏi nghe một cú điện thoại kêu cấp cứu qúi Phật tử bước ra đi liền đó là Tinh tấn Balamật, nhưng mà hẹn ngày mơi đó là Chánh Tinh Tấn cho ngày mai chứ chưa phải là Tinh Tấn Balamật.

6) Pháp Độ thứ sáu là Nhẫn Nại.

Nhẫn là kiên nhẫn, Nại là cái khó.

Gọi là Nhẫn Nại là kiên nhẫn với cái khó. Với những người có tánh nhẫn nại là họ có tính chịu đựng. Nhưng ở góc độ chịu đựng có hai; chịu đựng trong thông thường, và chịu đựng bền bỉ. Có những người chịu đựng một cách thông thường với khả năng của họ, nhưng vượt ra ngoài khả năng của họ gọi là bền bỉ, họ chịu đựng một cách thông thường thôi, thí dụ, khi với thời tiết nóng tương đối họ không cần mở quạt mở máy điều hòa không khí, nhưng đối với sức nóng họ không chịu đựng được nữa, họ bắt buộc phải mở quạt, mở máy điều hòa không khí, sức bền bỉ sức chịu đựng của họ không còn có.

Có hai loại người nhẫn nại chịu đựng:

- Hạng người chịu đựng thông thường với khả năng và có giới hạn theo khả năng của họ. Nhẫn nại thông thường thường chỉ là một sự kham nhẫn thói quen hay là hiệp thế.

- Hạng người nhẫn nại bền bỉ, có khi vượt giới hạn, có khi vượt khả năng chịu đựng của họ đang có, họ bền bỉ, cái đó là nhẫn nại. Như vậy thì những loại chịu đựng nhẫn nại này là Nhẫn Nại Balamật.

Ở trong đời này có những cái mình chịu đựng có giới hạn trong khả năng và thời gian mà mình có thể chịu đựng được, đó là chịu đựng thông thường. Thí dụ như nghe người ta chửi mắng mình qúi Phật tử có thể chịu đựng được, nhưng sự chịu đựng của qúi Phật tử có thể chịu đựng trong khả năng của mình, chịu đựng trong khả năng có giới hạn thôi, còn quá thì bùng nổ, mất sức chịu đựng, mất sức nhẫn nại, lúc đó lá qúi Phật tử đang ở trạng thái đứt sự Nhẫn Nại Balamật của mình, nếu qúi Phật tử không có nguyện nhẫn nại Balamật thì lúc đó không sao, nếu qúi Phật tử nguyện nhẫn nại Balamật thì lúc đó mình bị đứt nhẫn nại Balamật.

Sư kể một câu chuyện một vị Thiền Sư ngồi thiền, ông tuyên bố với mọi người ông là vị Thiền Sư nhẫn nại, có một chú tiểu nghe như vậy tìm hiểu xem Thầy của mình có nhẫn nại hay không, thấy ông ngồi thiền chú tiểu lại gõ đầu, ông ngồi nhẫn nại, chú đi trở lại gõ đầu cái nữa, vẫn nhẫn nại và không biết là chú tiểu của mình, chú tiểu lại gõ đầu cái nữa, khi đó biết là chú tiểu của mình ông thầy la lên "tao đập mày chết", nếu mà vị Thiền Sư này đã nguyện nhẫn nại Balamật là bị đứt Balamật liền.

Mình đây cũng vậy, sức nhẫn nại có hạng, sức nhẫn nại có sức chịu đựng chứ không phải vô hạn chịu đựng, thì khi nào qúi Phật tử không có sự chịu đựng bền bỉ mà vượt giới hạn vượt khả năng thì đừng nên nguyện Nhẫn Nại Balamật.

Nhẫn nại bền bỉ là nhẫn nại phải đối diện với 3 pháp là, không tham, không sân và không si. Mọi cám dỗ trong đời này 3 pháp này không được hiện bày lúc đó qúi Phật tử nguyện Nhẫn Nại Balamật được. Chứ không phải nhẫn nại trong cảnh khó, không phải nhẫn nại trong cảnh nghịch.

Mà nhẫn nại với lòng của qúi Phật tử là, đừng tham, đừng sân, và đừng si. Lúc đó là pháp môn Balamật là:

- Cái đáng tham phải tham phải nhẫn nại phải chịu đựng đừng tham.

- Cái đáng phải sân, cái đáng hiện bày sự sân hận qúi Phật tử phải nhẫn nại chịu đựng bền bỉ để không khởi lên tâm sân.

- Cái đáng si mê và phải bị si mê trong trạng thái thật sự là si mê, qúi Phật tử phải ráng nhẫn nại, chịu đựng bền bỉ để không bị trạng thái si mê mờ tối tăm.

Ba pháp đó chịu đựng được thì đó là Nhẫn Nại Balamật.

Còn qúi Phật tử nhẫn nại trong cái khó, trong nghịch cảnh, trong lời khen lời chê, trong lời tán thán, trong sự phỉ nhổ, nhẫn nại đó không đáng để nói, đó chỉ là thông thường.

Như vậy thì, khi qúi Phật tử ngồi thiền:

- Khi qúi Phật tử ngồi thiền, lúc đó đầu tiên ngồi thiền khởi lên thích, phải nhẫn nại để không bị dính mắc trong thích.

- Khi ngồi thiền trạng thái đau nhức sanh lên khó chịu, phải nhẫn nại để không hiện bày sự khó chịu trong tâm.

- Khi ngồi thiền không thấy lợi ích, thì phải nhẫn nại để tầm cầu được thấy sự lợi ích.

Đó là qúi Phật tử đang Nhẫn Nại Balamật, đó là thí dụ khi thiền toạ.

Như vậy thì khi qúi Phật tử ngồi thiền, qúi Phật tử khởi lên thích, qúi Phật tử phải nhẫn nại để đừng bị dính mắc trong thích, qúi Phật tử ngồi thiền mà thấy khó chịu qúi Phật tử phải nhẫn nại để chế ngự khắc phục tâm đang gây khó chịu chi phối bị chinh phục. Qúi Phật tử đang ngồi thiền mà qúi Phật tử thấy không lợi ích mình phải nhẫn nại tìm cầu thấy được lợi ích trong trạng thái còn đang bị si mê, lúc đó qúi Phật tử đã có nhẫn nại.

Ở đây Sư không nói trạng thái nhẫn nại để ngồi được lâu, Sư không nói qúi Phật tử nhẫn nại để vượt qua trạng thái, tê, nhức, mỏi, đau, nhưng qúi Phật tử phải nhẫn nại để khắc phục cái tâm bị chi phối bởi tham sân si ngay lúc qúi Phật tử đang ngồi thiền tọa hay thiền hành, đó là Nhẫn Nại Balamật.

Cũng như vậy, trong đường tu tập người nào phát tâm nguyện Nhẫn Nại Balamật, qúi Phật tử không đếm thời gian, không kể công phu qúi Phật tử đang có, "tôi tu 15 năm, 20 năm, 30 năm", không nói cái đó, nhưng qúi Phật tử phải thấy được pháp Nhẫn Nại Balamật của qúi Phật tử nếu qúi Phật tử nguyện Balamật gọi là gặt hái thành tích chưa gọi là đủ, mà sự thành tựu của đạo quả là điều mình nhắm tới Nhẫn Nại Balamật.

Do đó, với trạng thái đó qúi Phật tử sẽ bị dính vô trạng thái tham khi nói tới thành tích, thời gian chiều dài của sự tu tập, cái đó nó làm cho qúi Phật tử mất đi pháp nhẫn nại mà đúng ra là một pháp tham dục đang kéo lôi bởi trạng thái tham. Khi qúi Phật tử thấy chiều dài tu tập 45 năm của mình không gặt hái được quả thành tựu một lợi ích gì đó, trạng thái khó chịu khởi sanh lên qúi Phật tử không nhẫn nại khắc phục để đi tới hay là con đường gần có để được hưởng, qúi Phật tử không bền bỉ không chịu đựng được thì sẽ đổ vỡ hết tất cả một rừng công đức của mình, thì nhẫn nại này là Nhẫn Nại Balamật. Nhưng nếu qúi Phật tử khởi lên trạng thái sân, tu bao nhiêu năm mà không gặt hái gì cả qúi Phật tử bất toại nguyện khởi lên là cắt đứt hạnh nguyện Nhẫn Nại Balamật của qúi Phật tử, qúi Phật tử sẽ rớt trong trạng thái sân không còn nhẫn nại.

Qúi Phật tử đang tu tập với trạng thái tu tập một chiều dài tu tập lâu dài nhưng thấy không gì an vui, không thấy gì là hỉ lạc, mà toàn là phiền não, ngã chấp, chấp thủ, trạng thái si mê lúc đó qúi Phật tử phải nhẫn nại tìm cầu diệt tan sự si mê thấy được sự lợi ích trong sự tu tập đó dù ít hay nhiều qúi Phật tử đang có Nhẫn Nại Balamật.

Có những người họ không đủ sức nhẫn nại họ gạt bỏ tất cả những công đức tu tập trong thời gian chiều dài họ tu tập, họ tu không có gì cả, họ không được hưởng gì cả, không thấy lợi ích gì cả thì nói như vậy là hoàn toàn sai lầm và họ không có pháp nhẫn nại để thấy tâm họ đang đã tu đã sửa đã thay đổi nhiều lắm rồi nhưng họ cho rằng họ không có gì cả, chính đó là họ không có pháp nhẫn nại để nhìn thấy được tâm những gì mà họ đang có.

Nhẫn nại Balamật là nhẫn nại với tham, sân, si, còn nhẫn nại thông thường, nhẫn nại trong sự nhường nhịn, nhẫn nại trong sự chịu đựng khắc phục, đó là nhẫn nại thông thường mà thôi.

Thí dụ như con hỗn với cha, con bất hiếu với cha, người cha nhẫn nại để cho qua câu chuyện hỗn hào của đứa con bất nghịch với mình, cái dó là nhẫn nại thông thường. Nhưng nhẫn nại với cái tâm mình đang sân lên vì trạng thái khó chịu này, nhẫn nại đó là Nhẫn Nại Balamật. Qúi Phật tử không đánh con là qúi Phật tử đang nhẫn nại thông thường, nhưng qúi Phật tử phải giữ tâm sân không cho khởi sân lên là qúi Phật tử đang nhẫn nại của Balamật diệt tâm sân.

Do đó, những điều đó những pháp nhẫn nại Balamật này dẫn đến con đường tu tập con người hành giả Bồ Tát là phải thấy được con đường diệt tham sân si, chứ không phải nhẫn nại với một trạng thái thông thường nhường nhịn khuất phục hay là vượt khó khăn mà người ta nói là người ta nhẫn nại.

Trời mưa đổ nặng nề người ta nhẫn nại để đi qua con đường này không phải con đường làm cho ta có pháp nhẫn nại, nhưng nhẫn nại với cơn mưa đổ thật to mà qúi Phật tử đi qua con đường này để chúng ta khắc phục để cứu một người đang bị bịnh nặng đang chờ sự giúp đỡ của mình, nhẫn nại để khắc phục khó khăn này, nhẫn nại để khắc phục tâm mình đang trì kéo lôi kéo mình ở lại hết cơn mưa này mới đi, thì lúc đó chúng ta đang nhẫn nại Balamật, nó gần giống như Tinh Tấn Balamật, nhưng mà cái này qúi Phật tử phải nhẫn nại với tâm qúi Phật tử đang kéo lôi qúi Phật tử lại với cái tham, sân, si.

Như vậy thì, Nhẫn Nại Balamật là qúi Phật tử phải nhẫn nại trong sự bền bỉ, trong sự bền bỉ này qúi Phật tử vượt ngoài giới hạn của mình, vượt ngoài khả năng chịu đựng của mình vẫn có và mình có khả năng chịu đựng như vậy đó, qúi Phật tử phải vượt qua, đó gọi là nhẫn nại Balamật.

© Minh Hạnh / phathocvandao


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au