patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép. |
---|
Pháp Độ Ba-la-mật Theo sự yêu cầu của một số qúi Phật tử muốn tìm hiểu về Bồ Tát hay về Pháp Độ Ba-la-mật, hôm nay Sư giảng về Pháp Độ Balamật, trước khi ta đi tiếp qua phần Tâm Bất Thiện tiếp theo là 2 tâm sân. Chúng ta hãy sống trong hành Balamật trước nghịch cảnh của thế gian dằn co giữa tri kiến của ta với nghiệp báo. Đứng giữa hai trạng thái dằn co, một bên là dòng đời kéo ta và một bên là nghiệp báo của ta kéo, thì lúc bấy giờ ta phải đi qua con đường Balamật ở giữa còn gọi là trung đạo, ta phải đi con đường trung đạo với pháp môn Ba-la-mật, tương tự vậy để chúng ta có con đường không va chạm dòng đời và không xúc phạm nghiệp báo, vay trả trả vay, con đường chúng ta đi phải ở giữa là Ba-la-mật nó làm điểm nương tựa, và khi ta nương tựa nơi đó chúng ta tới bờ an vui. Tiếng Pali là Paramitta, người Việt Nam âm ra là Balamật-Đa. Ở đây chúng ta dịch là Đáo-bỉ-ngạn. Đáo là đến. Bỉ là an vui. Ngạn là con sông hay là bờ sông. Như vậy, Đáo-bỉ-ngạn là đến bờ an vui giải thoát phiền não và giải thoát luân hồi. Khi qúi Phật tử thấy dòng đời luôn cuốn trôi con người của ta, một bên là nghiệp báo thôi thúc con người ta phải vay trả trả vay, qúi Phật tử phải đi vào con đường hành Balamật để hành Bồ Tát giác ngộ thức tỉnh, chúng ta đi con đường đến bờ an vui giải thoát khỏi phiền não, thoát khỏi luân hồi. Thì ở đây ta thấy phiền não là nghiệp báo, luân hồi là dòng đời sanh diệt. Đó là, chúng ta sẽ thấy khi muốn đến bờ an vui giải thoát mọi phiền não chấm dứt tất cả nghiệp báo và, khi chúng ta muốn chấm dứt sự sanh tử luân hồi không còn muốn sống trong đời này nữa mới ra khỏi dòng đời và nghiệp báo luôn chi phối con người ta qua lại trong cuộc sống hiện hữu. Do đó, chúng ta phải đi ở giữa lèo lái con đường Balamật. Bên đây không an lạc, bên kia cũng không an lạc, chúng ta phải đi trên con đường Balamật. Vậy thì ở đây ta có 3 hạng người đứng ở giữa bờ sông nhìn lấn sang dòng đời hay dòng nghiệp báo và họ phải tiếp tục đi con đường Ba-la-mật của họ, 3 hạng người từ thấp lên cao là: 1) Bậc hạ là bậc đệ tử của Đức Phật, gọi là bậc Thinh Văn Giác 2) Bậc trung là, bậc Độc Giác 3) Bậc thượng là, Chánh Đẳng Giác Ở đây, tùy lượng sức mình chúng ta đi tiếp, tùy lượng sức mình chúng ta rời khỏi thế gian này, vượt qua bờ sông mê biển khổ ta đến bờ giác ngộ, đó là những hạng bậc thấp, từ bỏ bờ này qua bờ kia, không còn muốn ở trong dòng đời, không muốn sống trong nghiệp báo, chúng ta muốn tới bờ giải thoát chấm dứt sanh tử. 1) Bậc hạ là bậc đệ tử của Đức Phật, gọi là bậc Thinh Văn Giác Đối với hạng người thứ nhất là bậc Thinh Văn Giác là nghe lời dạy của Đức Phật, nghe bậc Chánh Đẳng Giác chỉ dạy ráng lo tu tập mong cầu sao giải thoát và không muốn sinh tử luân hồi nữa. Do đó, chữ Thinh Văn Giác được giải nghĩa: Thinh là được nghe. Văn là lời dạy của bậc Giác Ngộ làm cho mình giác ngộ. Thinh Văn Giác là bậc được nghe lời dạy của bậc giác ngộ làm cho mình được giác ngộ gọi là bậc Thinh Văn Giác, được gọi là bậc hạ. 2) Hạng người thứ hai, Độc Giác: - Độc là đơn độc, cô độc, giác ngộ. Vị này không nghe từ bậc Giác Ngộ để được giác ngộ mà họ tự tu tập một cách cô độc lặng lẽ một mình và họ tự giác ngộ một mình, vị này là vị Phật Độc Giác, chữ Nho còn gọi là Bích Chi Phật. 3) Bậc thượng, Chánh Đẳng Giác Hạng người thứ ba, Bậc Chánh Đẳng Giác, là bậc cao thượng, tự tu tập, tự giác ngộ, sau khi giác ngộ độ chúng sanh khác gọi là Bậc Chánh Đẳng Giác. Như vậy thì, Thinh Văn Giác là đệ tử của Chánh Đẳng Giác. Độc Giác không có đệ tử. Hai hạng người Chánh Đẳng Giác và Thinh Văn Giác đều có một điểm giống nhau là sau khi giác ngộ thì phát tâm đi độ chúng sanh khác tùy duyên hiện bày, tùy khả năng thực hiện. Qúi Phật tử nhớ rõ là: - Tùy duyên hiện bày là có duyên mới độ được chứ không phải là vô lượng vô biên độ. - Còn tùy theo khả năng thực hiện, tùy theo sức lực của mình làm, chứ không phải vô lượng vô biên, không ra ngoài khả năng của mình được. Độ nhưng cũng phải có duyên họ mới độ, có khả năng đủ để thực hiện thì họ mới độ chứ không phải vô lượng vô biên, do đó hai vị này Chánh Đẳng Chánh Giác và Thinh Văn Giác giống nhau là sau khi họ giác ngộ xong thì họ phát tâm đi độ chúng sanh, thứ nhất là tùy duyên hiện bày, thứ hai tùy khả năng để thực hiện. Thứ nhất người nữ trong kiếp này mà nguyện Chánh Đẳng Giác là không đúng, không được nguyện, dù đang là hạng Bố Tát bấy giờ. Người nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác luôn luôn phải là người nam mới nguyện. Thiền sinh: Thưa Sư, tại sao người nữ không thể nguyện thành Chánh Đẳng Chánh Giác TT trả lời: Chánh Đẳng Chánh Giác không bao giờ là người nữ, do đó không bao giờ có Phật bà. Chỉ người nam mới nguyện tu thành Chánh Đẳng Chánh Giác, người nữ nguyện thành Chánh Đẳng Giác là phải thực hiện 30 pháp độ, người nữ làm không nổi 30 pháp độ. Thí dụ, bố thí Balamật hay xả thí Balamật có 3 bậc: thấp, trung, cao, Xả thí bậc thấp cho gì ngoài thân ta: cho quần cho áo, cho mắt kiến, cho tài sản, cho của cải. Bậc trung là phải cho 1 phần trong thân thể của ta, cho máu, cho tóc, cho thận. Bậc cao, cho mạng sống của ta, mới đủ để trở thành bậc Chánh Đẳng Giác được. Nếu như nguyện bậc Chánh Đẳng Giác mà không cho mạng sống của mình thì chưa thành tựu Chánh Đẳng Giác trong kiếp này nguyện Balamật, do đó người nữ không dám làm. Thiền sinh: Thưa Sư, ở bên Trung Hoa, nơi một dòng sông, các tàu bè đi ngang qua dòng sông đó bị đắm chìm làm chết nhiều người. Một vị tỳ kheo trụ trì ngôi chùa bên dòng sông đó quyết định xây bức tượng Phật cao 100 thước để chấn giữ khúc sông cho tàu bè đi ngang qua không bị đắm. Vị trụ trì đó quyên được rất nhiều tiền, một vị quan địa phương đến nói phải chia tiền cho ông ta, ông trụ trì nói tiền của bá tánh không cho được nhưng thân thể của tôi có thể cho ông, vị quan đó xin con mắt của vị trụ trì, thì vị tỳ kheo móc 2 con mắt cho vị quan, sau khi bị mù tiếng đồn khắp nơi tới tai nhà vua, nhà vua ra lệnh bắt vị quan đó. Trong nước dân chúng nghe như thế chung tiền vô để xây bức tượng đó, nhưng bức tượng đó đục trong đá chưa xong thì vị tỳ kheo chết, người đệ tử của ông tiếp tục 55 năm sau mới hoàn thành bức tượng đó. Thì như vậy vị tỳ kheo đó có phải là hành ba-la-mật. TT trả lời: Chưa biết nữa, người đó phải nói ra mới biết được, có khi chỉ là xả thân cầu đạo thôi, thí thân này để làm Tam Bảo, thì cái đó khác, có những người nguyện như vậy nhưng đó vẫn là phước sanh thiên chứ không phải phước Balamật, mình phải biết rõ như vậy, ở trên đời này nhiều vị ở nhiều tôn giáo khác họ cũng xả thân để cứu đời nhưng không phải là Balamật, họ chỉ tạo phước báu để được sinh thiên thôi, họ làm việc cao qúi thù thắng hơn nhưng không phải là hạng người hành Balamật. Vì hạnh nguyện Balamật là mình phải nói ra, nguyện trong tâm hay phát ra lời hay nói với vị thầy của mình lúc đó mình nguyện Balamật thì mới biết chứ còn ngoài ra không có cách nào mà chúng ta biết được vị đó có balamật hay không. Nói về xả thí có 30 pháp độ này là: Bậc thấp có 10 Bậc trung có 10 Bậc thượng có 10 Tổng cộng là 30 cho bậc Chánh Đẳng Giác. Đây mới chỉ là xả thí thôi, mất mạng sống còn 9 cái kia cũng phải liên tục mất mạng sống mới thành tựu bậc Chánh Đẳng Giác trong một kiếp còn là Bồ Tát chưa thành tựu của bậc Chánh Đẳng Giác thành tựu. Do đó người nữ không làm được Qúi Phật tử có tín tâm và có pháp dục muốn làm đại nguyện nhưng phải coi sức mình làm được hay không. Thiền sinh: Thưa Sư, Đức Phật nói là không được thôi chứ Đức Phật không nói lý do tại sao không được. TT trả lời: Đức Phật có nói lý do không làm được là do không có khả năng. Phải là người nam, Sư chưa thấy một vị Phật nào thọ ký cho một người nữ nào để thành Phật trong ngày vị lai, thường thường khi Đức Phật thọ ký cho người nào thành Phật là vị đó kiếp trót là người Nam sẽ thành vị Phật sau này. Khi Phật thọ ký thì người đó phải là người nam, chẳng hạn như vị tỳ khưu người nam mà bà Gotami dâng y lên thì Phật thọ ký vị đó là Phật Di Lặc. Sư chưa thấy vị nào là người nữ mà Đức Phật thọ ký sau này sẽ thành Phật trong kinh tạng Pali chưa thấy. Thiền sinh: Thưa Sư, con có đọc một cuốn sách tại sao người nữ không thể thành Phật được, không phải không có khả năng nhưng tham sân si của họ rất mạnh TT trả lời: không hẳn, nếu là như vậy Sư bênh người nữ liền, tại vì tham sân si giữa chúng sanh nam và nữ đều đồng nhau. Sư quả quyết là người nữ nhiều thiện tâm hơn người nam, họ tham sân si nhẹ hơn người nam, họ tinh khiết và nhẹ nhàng hơn người nam, nhiều người nam tham sân si dãy đầy hơn nữa. Đứng trên lập luận tham sân si thì không thể nói người nào nhiều hơn. Do đó, khi mà qúi Phật tử hành Balamật tu tập Thinh Văn Giác, qúi Phật tử người nam mà gặp một vị thầy hay một vị sư hay có khi gặp vị Phật bổ túc lại Balamật Chánh Đẳng Giác thì đi tiếp. Thiền sinh: Thưa Sư, trường hợp Ngài Xá Lợi Phất Ngài rớt từ Chánh Đẳng Chánh Giác xuống thành Thinh Văn Giác sau đó Ngài tiếp tục tu có thể lên bậc Chánh Đẳng Chánh Giác không? TT trả lời: Trong kinh điển Pali ghi là Ngài Xá Lợi Phất rớt xuống thành Chí Thượng Thanh Văn ra đi luôn là vô sanh không tái sanh trở lại nữa. Khi qúi Phật tử đang hành Balamật, đang đi vào con đường Thinh Văn Giác, qúi Phật tử tu tập Balamật nhưng tới duyên gặp được vị Phật hay một vị minh sư hướng dẫn qúi Phật tử người nam muốn đổi qua làm vị Chánh Đẳng Giác qúi Phật tử phải sửa Balamật của mình, vị tu vào Thinh Văn Giác với balamật miêm mật từ 1 ngàn cho tới 100 ngàn kiếp là đủ đắc đạo quả Thinh Văn Giác. Đối với Chí Thượng Thinh Văn. Thinh Văn Giác có 3 bậc: 1) Bậc thứ nhất là bậc tầm thường, vị tu vào Thinh Văn Giác với Balamật miên mật từ 1 ngàn cho tới 100 ngàn kiếp đủ đắc đạo quả Thinh Văn Giác 2) Bậc thứ hai, đối với bậc Đại Thinh Văn Giác từ 100 ngàn kiếp tới 1 A-tăng-kỳ-kiếp, đó là bậc Đại Thinh Văn, giống như các đệ tử Đức Phật có 80 vị Đại Thinh Văn, như Ngài Ca Diếp, Ananda, Đa Nậu Đà Na, Ma Ha Ca Chiên Diên v.v... Những vị này tu từ 100 ngàn kiếp tới 1 A-tăng-kỳ-kiếp. 3) Bậc thứ ba, Chí Thượng Thinh Văn từ 1 A-tăng-kỳ kiếp đến 2 A-tăng-kỳ kiếp như Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên. Mỗi một kiếp Đức Phật có mặt trong đời chỉ có 2: bậc trí tuệ và bậc thần thông, luôn luôn có hai không có hơn, Phật nào ra đời cũng có 2 vị. Nếu qúi Phật tử nguyện thành Thinh Văn Giác bậc tầm thường từ 1 ngàn tới 100 ngàn. Thí dụ qúi Phật tử nói: "Bạch Sư, con xin nguyện Thinh Văn Giác trong kiếp này mong cầu được giải thoát". Khi qúi Phật tử nói ra lời như vậy, qúi Phật tử đâu có biết là mình đang ở 999 kiếp của 1 ngàn kiếp, là giải thoát rồi. Rồi sau đó tiếp tục đi vào bậc 2 Tất cả chư tăng nếu đếm trên đầu ngón tay nguyện Chánh Đẳng Giác mà thôi, bao nhiêu ngàn bao nhiêu 100 ngàn chư tăng trên thế giới ngày nay nguyện Thinh Văn Giác không dám nói Đại Chánh Đẳng Giác, mà cũng không dám nói là Chí Thượng Thinh Văn Giác. Tất cả Chư Tăng ngày nay trên thế giới họ đều nói như thế mà Sư được nghe. Và họ rất ngạc nhiên, khi Sư nguyện Chánh Đẳng Giác, họ nói nhẫn nại lắm mới chịu nổi, các Ngài Trưởng Lão như Ngài Ratila, hay là Ngài Tam Tạng thứ 6 ở Miến Điện đều khuyến khích Sư là "phải bền bỉ nhẫn nại chịu đựng với ý nguyện Chánh Đẳng Giác, tôi nguyện Thinh Văn Giác mà thôi". Tại vì ta biết lửa, ta sợ, ta không dám khinh xuất, mà Ngài là người thông suốt Tam Tạng, Ngài Tam Tạng lần thứ 6, chỉ nguyện Thinh Văn Giác bậc tầm thường, không dám nguyện là Đại Thinh Văn Giác cũng không dám nguyện Chí Thượng Thinh Văn, nên qúi Phật tử phải biết cẩn thận, qúi Phật tử phải thấy Sư tu tập dễ dàng như vậy khi qúi Phật tử muốn làm giống như Sư, phải cẩn thận, liệu cơm gắp mắm. Sư đây nói chân tình, Sư hoan hỉ lắm, Sư rất là hoan hỉ, qúi Phật tử nguyện cỡ nào Sư cũng hoan hỉ, nhưng Sư nghĩ thương qúi Phật tử không làm được mà còn sa lầy trong đó thì càng xót xa hơn nữa. Có một người Phật tử hỏi Sư: - "Sư nguyện Chánh Đẳng Giác là thời kỳ nào?, thời kỳ của Sư đến thời kỳ đó có là vô lượng vô biên không?" Sư nghe câu này lạ vô cùng, không ai nguyện thành Phật mà vô lượng vô biên. chỉ là trong khả năng của họ thôi. Như qúi Phật tử đến nhà người ta khuyên đừng ăn mặn nữa mà ăn chay, qúi Phật tử phải năng lực lắm mới sửa được người ta, mà qúi Phật tử nguyện vô lượng vô biên độ hết tất cả chúng sanh trên thế gian này đều ăn chay như mình thì đó là một đại nguyện nhưng mà đại nguyện đó có những chúng sanh hợp với mình nhưng rất ít so với chúng sanh trên cõi đời này. Do đó, nếu nguyện vô lượng vô biên là mắc vào lời nguyện đó là qúi Phật tử kẹt. Có câu "Chúng sanh vô biên thề nguyện độ", ruồi muỗi sâu bọ độ hết, địa ngục ngã qủi atula chúng sanh độ hết, đến khi trong thế gian này không còn chúng sanh nào hết thì qúi Phật tử xong lời nguyện đó, qúi Phật tử phải cẩn thận, phải theo khả năng thực hiện, làm hết sức làm cũng được, làm cho mạng sống mình bỏ do nguyện Chánh Đẳng Giác mà, nhưng, không dám nói câu "Chúng sanh vô biên thề nguyện độ". Mà phải tùy duyên hiện bày, tùy khả năng thực hiện, chứ không dám độ hết. Thiền Sinh: Thưa Sư, như vậy mỗi vị Phật ra đời có thể độ một số chúng sanh tỷ tỷ chúng sanh. TT trả lời: Đức Phật Gotama giờ chót trước khi nhập Niết-bàn, Ngài đã độ được một đạo sĩ du phương hành khất tên Subhadda, đó cũng là tùy duyên hiện bày, tùy khả năng thực hiện, người đệ tử cuối cùng, phút giây 80 tuổi thọ trước khi nhập Niết-bàn Ngài vẫn làm việc phước cuối cùng, nhưng Ngài không độ hết nước Ấn Độ, Ngài không giải thoát được hết người Ấn Độ và ngày hôm nay Chư Thiên ở trên trời 800 triệu Chư Thiên đắc đạo quả khi Đức Phật lên cung trời Đao Lợi độ mẹ là hoàng hậu Maya, chứ Ngài đâu độ hết tất cả Chư Thiên trên trời. Có 6 quả phước báu cho người hành Balamật hay người đang tu mật hạnh Balamật ngay phút hiện tại khi họ đang hành Balamật, trong những phước báu đó là cho dù họ đang tu chưa thành tựu quả giác ngộ như bậc Chánh Đẳng Giác vẫn có được 6 quả phước báu cho người hạnh nguyện Ba-la-mật Bồ Tát giống như nhau: 1) Thứ nhất là tuổi thọ của họ sẽ được đầy đủ. 2) Thứ hai là nhan sắc của họ được đầy đủ. 3) Thứ ba là có danh vị hay danh tước đầy đủ, có địa vị trong xã hội. 4) Thứ tư, họ được sanh ra trong dòng giống cao sang. 5) Thứ năm, họ có được sự kính trọng. 6) Thứ sáu, họ có đại uy lực, năng lực dũng mạnh. Đó là 6 quả phước báu cho người hành nguyện Balamật, cho dù là họ đang tu tập. 1) Tuổi thọ đầy đủ. Tuổi thọ đầy đủ, khi họ tu hành nguyện Balamật thì tuổi thọ của họ sẽ được viên mãn đầy đủ cho họ tu tập thành tựu Balamật trong kiếp đó. Thí dụ, như qúi Phật tử là người chưa tu hạnh Balamật thì sống theo kiếp làm người với tuổi thọ của qúi Phật tử đang đến. Chẳng hạn, kiếp quá khứ của qúi Phật tử là người sát sanh nhiều, kiếp này sanh lên sẽ là người đoản thọ không được trường thọ, đó là quả báo của người sát sanh, kiếp này sanh lên tuổi thọ ngắn. Nếu người kiếp trước không sát sanh kiếp này sanh lên được trường thọ. Thì khi lên kiếp này đang làm người đoản thọ, đang sống trạng thái không hay biết tuổi thọ của họ sẽ ra đi một thời gian ngắn, tới khi họ hiểu được Phật Pháp, họ được sự chỉ dẫn hướng dẫn để tu tập Balamật, họ nguyện hạnh Balamật lúc đó kiếp làm người phàm của họ chuyển qua kiếp Bồ Tát không còn ở vị trí trả nghiệp báo của kiếp đó mà họ đang đi qua nghiệp báu của phước Balamật. Có những người biết nếu tu hạnh Balamật, họ biết đổi cuộc đời qua cuộc đời của Balamật sẽ được đầy đủ phước báu v.v... nhưng họ không dám hành Balamật, không dám chú nguyện Balamật và không dám hành Balamật. Có những người qua nước có đời sống văn minh như Mỹ và các nước Tây Phương, họ không hiểu thuốc Tây rất tốt cho việc chữa bịnh, họ vẫn tiếp tục uống rau cỏ hay uống thuốc bắc thuốc nam thì họ sẽ đi theo hướng của rau cỏ thuốc bắt. Còn những người qua nước Mỹ hay nước Tây Phương họ thấy thuốc Tây thuốc Mỹ tốt hơn thì họ dùng thuốc Tây thuốc Mỹ lúc đó tuổi thọ của họ theo hướng thuốc Tây mà đi. Do đó; Tuổi thọ đầy đủ là, khi qúi Phật tử nguyện Balamật tuổi thọ đi theo hạnh nguyện Balamật, bắt đầu tuổi thọ của một vị Bồ Tát hành Balamật chứ không phải của tuổi thọ của chúng sanh chưa có Balamật phải trả trong kiếp này. Đó là tuổi thọ đầy đủ. Do đó, phước đầu tiên qúi Phật tử bước vô hạnh nguyện Balamật là qúi Phật tử đang sống với kiếp sống của một vị Bồ Tát Balamật, còn qúi Phật tử chưa bước vô nguyện Balamật qúi Phật tử đang sống đời sống của một chúng sanh của tuổi thọ nhân thiên. Thêm một thí dụ nữa. Có những người từ VN qua tuổi đời rất là trẻ, một đời của họ không bao giờ muốn vô quốc tịch Mỹ vẫn giữ quốc tịch VN, họ không cần xin thẻ xanh, thì họ không sống ở bên Mỹ được, khi họ thấy phải vô quốc tịch Mỹ, rồi họ có những qui chế công dân Mỹ họ sẽ có những quyền lợi của người Mỹ thì lúc đó họ không còn là người VN, họ sẽ sống theo đời sống của người Mỹ. Người có Balamật là người bước qua cái ngạch của người Mỹ, người không có Balamật sống trên nước Mỹ là họ sống theo phước báu của bên VN. Chúng ta đã qui y Tam Bảo mà chưa biết hành Balamật hay vị thầy cho qúi Phật tử qui y mà không chỉ cho qúi Phật tử hành pháp độ Balamật thì thầy đó đang đưa qúi Phật tử trên con đường sanh tử luân hồi chứ không phải đưa qúi Phật tử trên con đường giác ngộ giải thoát. 2) Nhan sắc đầy đủ. Khi một người sống trong sự tự tin, biết làm phải, sống trong lẽ phải, cuộc đời họ an lành. Người mà sống trong sự lo sợ hồi hộp, sống nay chết mai, cuộc sống của họ gọi là nhan sắc héo hon không được an vui. Do đó, nhan sắc đầy đủ gắng liền với niềm tin của họ đang sống với một lẽ phải và họ biết con đường họ đang đi. Quí Phật tử đang đi bờ bên đây thì sợ cá mập, đi bờ bên kia thì sợ cá sấu, qúi Phật tử phải đi ở giữa trong trạng thái biết con đường mình đang đi, sự lo âu buông bỏ hết con đường của mình được an lành, còn qúi Phật tử biết bước vô bên đây hay bên kia có cá mập cá sấu với gương mặt lo âu sợ hãi không được bình yên. Do đó nhan sắc đầy đủ là như vậy đó chứ không phải là đẹp, người có nhan sắc đầy đủ là người có phước báu tu tập. 3) Danh tước đầy đủ, Là người sống trong lẽ phải được danh thơm tiếng tốt, chứ không phải địa vị cao sang, họ được danh thơm tiếng tốt, họ sống trong cuộc đời của họ an lành với danh vị của họ. 4) Sống trong dòng giống cao sang. Một người đang làm một con đường lý tưởng, họ đang sống trong sự phục vụ hạnh nguyện lý tưởng của mình thì họ sẽ được hưởng vị trí lý tưởng của họ chứ không thể nào thấp kém được. Đối với người có hạnh nguyện Ba-la-mật, họ đi theo con đường của hạnh nguyện Ba-la-mật, chứ không theo truyền thống dòng giống cha mẹ của họ đang có. Một lần Đức Phật ôm bình bát vào thành Ca-tỳ-la-vệ sau một ngày khi Ngài gặp hoàng thân quốc thích, vua cha gặp Đức Phật nói: "Đức Thế Tôn làm một việc phỉ nhổ dòng họ Thích Ca của trẫm, gia đình của trẫm, dòng dõi Thích Ca của trẫm không thiếu vật thực mà sao hôm nay Đức Thế Tôn ôm bình bát đi khất thực, đó là phỉ báng dòng họ Thích Ca" Đức Phật nói: "Như Lai là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là dòng giống Chư Phật, chứ không phải dòng giống Thích Ca, trì bình khất thực, nếu không có người phát tâm cúng dường là phải ôm bình bát đi khất thực, đó là truyền thống Chư Phật, chứ không phải là dòng giống Thích Ca". Chỉ khi qúi Phật tử sống trong hạnh nguyện Balamật là đi ra khỏi dòng giống họ Lê họ Nguyễn, để đi theo dòng giống của bậc Giác Ngộ, bậc Chánh Đẳng Giác, đi theo con đường chí nguyện lý tưởng của mình sống, đó là đang ở dòng giống cao sang. Người có xả thí Balamật sống theo hạnh nguyện xả thí Balamật chứ không sống theo cuộc sống của Trần, Lê, Nguyễn, khi cho khi không cho. Người sống với hạnh nguyện Balamật khi phải cho cái gì của một bậc thánh nhân Thinh Văn Giác, Độc Giác, hay Chánh Đẳng Giác thì cho, chứ không thể cân nhắc đắn đo của họ Trần, Lê, Nguyễn. Làm như vậy chắc chắn được kính trọng và không có gì khác hơn, làm như vậy con người mình mạnh lớn hơn và không có gi cản ngăn khi có đại nguyện, người Bồ Tát, người sống theo hạnh nguyện Balamật không bị gò bó trong những dòng giống của họ, không gò bó trong sự tiết chế của gia đình của họ, họ sống trong trạng thái không người thân người quen, sống với hạnh nguyện Balamật của họ thì họ phải có đại nguyện lực. Sư có hướng dẫn cho nhóm Phật tử bên Oklahoma sau 9 ngày Sư dạy tại đó thì sau đó tất cả các vị Phật tử đều phát nguyện Balamật, thì sau khi họ phát nguyện Balamật Sư mới cân nhắc Balamật nào họ phải nguyện. Có một vị đó xin nguyện là xả thí Balamật, Sư mới nói: - "Xả thí Balamật rất tốt nhưng Sư nhìn thấy chú không có khả năng làm xả thí Balamật được." Thì vị Phật tử đó hỏi: "Tại sao một đời con muốn xả thí mà Sư nói như vậy thì con lúng túng, con muốn biết tại sao Sư chỉ con". Sư giảng: "Xả thí Balamật là mình cho ra những gì mình có thể cho được, Sư chưa nói bậc Chánh Đẳng Giác, chỉ là bậc Thinh Văn Giác thôi, chú cho ra những gì chú cho được khi chú chưa nguyện xả thí Balamật, trước đây chú có thể cho ra được nhưng khi chú nguyện xả thí Balamật xong rồi thì chú phải cho ra những cái gì mà người ta cần phải có, chú thấy cần phải cho là chú phải cho không được hạn chế vì vợ vì con không cho, mà nếu vợ và con không cho mà chú cho là chú đứt Balamật của chú liền, Sư xin chú cái đôn, chú phải cho, mà chú còn chạy vào hỏi vợ hỏi con vợ, và vợ con chú không cho là chú đứt balamật liền, phải cẩn thận". Đó mới là đại uy lực, cho mà không bị cản trở người đó mới gọi là có đại uy lực, còn cho mà bị cản trở người đó chưa có uy lực. Qúi Phật tử phải cẩn thận hạnh nguyện Balamật của mình, và khả năng của mình. Do đó, qúi Phật tử ở trong khuôn khổ của gia đình bị nhiều hạn chế chúng ta làm trong khả năng với hạnh nguyện Balamật thích hợp với mình mà không đụng chạm ai và, nhất là không bị đứt Balamật hạnh nguyện của mình, đó là điều quan trọng. Những người có đại uy lực, muốn đi là đi, muốn ngừng là ngừng, muốn ngồi là ngồi, do Balamật của họ chứ không bị hạn chế. Còn qúi Phật tử bây giờ không làm được vì bị hạn chế, công ăn việc làm, đời sống gia đình, hoàn cảnh khó khăn, đủ thứ chuyện do đó qúi Phật tử bị trở ngại trong nguyện hạnh Balamật. Do đó, mình phải nương theo hạnh nguyện Balamật thích hợp. Sáu quả phước báu của người có Balamật sẽ đón nhận được ngay kiếp hiện tại cho dù họ chưa đắc đạo quả. Kế tiếp là 10 pháp Balamật hay còn gọi là Thập Độ. Độ là độ ta và độ chúng sanh, gọi là Pháp Độ. 1) Pháp độ thứ nhất, xả thí. 2) Pháp độ thứ hai là, trì giới 3) Pháp độ thứ ba là, ly dục 4) Pháp độ thứ tư là, trí tuệ 5) Pháp độ thứ năm là, tinh tấn 6) Pháp độ thứ sáu là, nhẫn nại 7) Pháp độ thứ bảy là, chân thật 8) Pháp độ thứ tám là, chí nguyện 9) Pháp độ thứ chín là, từ ái 10) Pháp độ thứ 10 là, hành xả. Người tu phải chọn 1 trong 10 pháp độ ở mỗi một kiếp, qúi Phật tử nghiền ngẫm trong 10 pháp balamật này thích hợp loại nào chọn ra loại đó và một ngày sẽ học sống trong hạnh nguyện đó, một tuần sống trong hạnh nguyện đó, một tháng sống trong hạnh nguyện đó, một năm trong hạnh nguyện đó, một đời sống trong hạnh nguyện đó, một kiếp chỉ cần một pháp độ mà thôi, là đủ rồi, chứ không cần phải làm hết 10 pháp độ balamật. 1) Pháp độ thứ nhất, xả thí Có 3 loại xả thí 1) Xả thí cho quả phước trở lại làm người đầy đủ tài sản của cải là, quả phước của nhân là phước báu hữu lậu 2) Xả thí cho quả phước rời kiếp làm người trở lại làm trời, sanh về cõi thiên cung, ở thiên giới, đầy đủ tài sản của thiên y thiên giới thiên sắc, là quả phước của thiên là phước báu hữu lậu. 3) Xả thí để được giải thoát - Niết-bàn - đó là loại xả thí Balamật, thoát khỏi sanh già đau chết, thoát khỏi phiền não luân hồi, đó là quả phước mà qúi Phật tử xả thí mong cầu Niết-bàn, là quả phước Balamật, quả báu của giải thoát là phước báu vô lậu Khi làm bất cứ việc thiện nào qúi Phật tử phải coi tác ý của mình, chính tác ý đó trả lời việc làm đó của Phật tử, quả báu gì sẽ trổ sanh lại ngay tại đó. Qúi Phật tử phải nhìn tâm mình thấy được tác ý mình là cái gì lúc đó qúi Phật tử có được câu trả lời quả báo cho qúi Phật tử liền. - Với người xả thí để cầu sanh nhân thiên thì họ lựa chọn đối tượng để làm việc thiện, - Với những người xả thí để cầu giải thoái thì mượn chúng sanh để thực hành hạnh nguyện Balamật. Một cái là lựa chọn, một cái là mượn, hai cái đó khác nhau, cái nào cũng phải tính, tu là phải tính nếu không tính thì bị trôi lăn, qúi Phật tử tính bằng trí tuệ chứ không phải tính hơn thua mạnh yếu, qúi Phật tử càng học nhiều thì càng phải tính toán nhiều, trí tuệ của mình phải cân nhắc từng mỗi hành động, từng mỗi cử chỉ, từng mỗi lời nói, từng mỗi suy nghĩ, từng mỗi thân lời ý nghiệp báo ta phải cân nhắc hết thì qúi Phật tử mới làm được chứ không phải sống thừa thãi như xưa nay nữa, đó là bậc Bồ Tát, phải suy nghĩ cân nhắc ý này là chúng ta làm phước báu. Vậy thì, khi qúi Phật tử thấy đối tượng có hai là: lựa chọn và mượn. Thấy người ăn xin đến qúi Phật tử có hai suy nghĩ là cho và không đáng cho. - Người đáng cho là vì mình thấy tội nghiệp hay do hoàn cảnh nên cho, sự cho đó là nhân thiên. - Thấy người khó vừa đến ta cho liền là tâm mượn là bổ túc Balamật, làm mau làm lẹ là Vô Dẫn. Có một Phật tử hỏi Sư: "Trên đường mỗi ngày sáng ra đầu ngõ là thấy một ông vô gia cư đến gặp con với tấm bảng xin tiền, mà con nghi ông này không phải là tốt, không biết mình nên cho không, ngày nào cũng thấy, đi ngang đầu ngõ là gặp mà con không có con đường nào khác hơn nên con gặp ông thì con nên cho hay không". Sư nói: "Nếu balamật thì cô cho hết, còn như cô còn suy nghĩ thì đó là tâm nhân thiên". Qúi Phật tử sẽ thấy pháp Balamật này không phải là người ngu hay, pháp Balamật này không phải người có trí tuệ. Nhưng, thật ra trí tuệ còn cao hơn hạng nhân thiên. Qúi Phật tử thấy xã hội người Mỹ họ quản lý người dân siêu hơn cộng sản nhiều, chứ còn cộng sản quản lý người dân quá thô thiển. Qúi Phật tử thấy không ở Mỹ họ đâu cần công an khu vực theo dõi mà mình đi đâu họ cũng biết hết. Balamật là vậy đó, người có hạnh nguyện Balamật hơn nhân thiên ở chỗ đó, còn nếu Phật tử sẽ thấy đắn đo lựa chọn thì phước báu trở lại với mình nó cũng đắn đo lựa chọn trở lại. 2) Pháp độ thứ hai là, trì giới Trì giới, qúi Phật tử sợ đứt giới, qúi Phật tử mong cầu được hưởng phước báu nhân thiên, hay qúi Phật tử mong cầu được giải thoát. - Trì giới mà sợ đứt giới thì không nên gặp người để nói chuyện về giới, gặp người để nói chuyện về giới dễ bị đứt giới. Trì giới không muốn bị đứt giới thì đừng tiếp xúc với con người vì dễ bị đứt giới lắm, hãy trốn đi không gặp ai hết vì nói ra là phạm giới liền, đó là trì giới của người nhân. - Trì giới của người thiên là sống trong trạng thái hoan hỉ giữ giới và còn có thể gần gủi con người này người kia, nhưng trong chỗ thân quen mà thôi. - Còn trì giới giải thoát, người sửa ta sai ta nguyện giữ giới, người sửa ta sai ta nguyện tròn giới, người chỉ trích ta sai ta nguyện mong được đầy đủ giới, là nguyện giải thoát. Càng dũa càng mài thì người đó là trì giới Balamật. Do đó: - Sợ bị đứt giới là trì giới của con người. - Mong cầu được hưởng phước trời, gặp người nhưng mà là người thân không dám gặp người lạ. - Còn trì giới balamật là, chúng sanh đều là mượn để trao dồi phẩm hạnh trong sạch thanh cao của mình là trì giới Ba-la-mật. 3) Pháp độ thứ ba là, ly dục 3) Ly dục. Là vượt qua khỏi sự khao khát mong muốn theo các mong cầu sở nguyện sở thích. Còn ra khỏi: khao khát, mong cầu, sở nguyện, tất cả đều là ly dục mong cầu, và giải thoát lúc đó là Balamật lên. Còn nếu như chúng ta nói, qúi Phật tử bây giờ đang tu được hưởng hạnh phúc, thân tâm được an lạc phước báu đầy đủ, vì lúc đó qúi Phật tử có nhân người với người sống với nhau trăm sự an vui dìu dắt nhau trong sự tu tập. Còn qúi Phật tử muốn nhân và thiên trong khi đó qúi Phật tử xa lánh tất cả thú vui trần gian này để mong cầu sanh về cõi trời đầy đủ phước báu hơn và thù thắng hơn cõi người, qúi Phật tử ly dục ở đây và mong cầu được sanh về thiên giới, giống như tỳ khưu Nanda em trai của Đức Phật, trong ngày cưới Đức Phật giao bình bát và bảo đi theo Đức Phật. Đức Phật Ngài hỏi tu hay không tu, vì thương kính Đức Phật, hoàng tử Nanda ngay ngày lễ cưới đồng ý xuất gia. Bỏ lễ cưới đó tâm trạng Nanda đi vào sầu muộn bi ai luôn luôn nhớ tưởng tới nàng hôn thê của mình không cưới được mà phải đi theo hoàng huynh của mình để tu nhưng tu không yên. Những vị tỳ kheo đem câu chuyện đến nói với Đức Phật: - "Bạch Đức Thế Tôn, chúng con để ý tỳ khưu Nanda buồn bã không phút giây nào an vui cả, do đó người này không thật là tu". Đức Phật gọi Nanda tới và dắt lên cung trời Đao Lợi, Tỳ Khưu Nanda lên gặp các thiên nữ thù thắng dung sắc, lòng rung động trở về lo tu để được lên cung trời Đao Lợi, quên hẳn công nương hôn thê của mình. Đó là Nanda ly dục với trần gian để mong cầu cõi dục của thiên giới. Do đó, có một số Phật tử đến chùa, họ cũng tu, họ cũng nguyện tu, nguyện ăn chay trường, nhưng lại mong cầu sanh về thiên giới, cõi trần gian này nhiều khổ đau, chưa được gọi là giải thoát. Họ chỉ là đá đè cỏ phút giây này thôi chờ cơ hội khác cỏ bùng lên cháy cao hơn nữa và hưởng đầy đủ hơn nữa, đó không phải là ly dục./. ----------------------------------- Sau khi Phật tử ngồi thiền TT Sán Nhiên: Khi ta tu tập hạnh nguyện Balamật đang phát, ta có đại uy lực. Đầu tiên là có năng lực đó và sẽ thấy việc hành thiền hôm nay với Balamật qúi Phật tử sẽ nghĩ tới chuyện cầu được giải thoát chứ không cầu được nhân thiên. Sự giải thoát này đưa đến với chúng ta sẽ có sự nhận thức là khi chúng ta đến những trạng thái; tê, nhức, mỏi, đau, mà chúng ta mong cầu cho mau hết; tê, nhức, mỏi, đau, thì lúc đó chúng ta đang nghĩ đến trạng thái của nhân và thiên. Vì những thú vui của chúng ta luôn luôn được mong cầu, sự an lạc chúng ta muốn được hưởng, chúng ta sợ những gì khổ đau, do đó khi trạng thái; tê, nhức, mỏi, đau, đến thì lúc đó ta lại nghĩ đến con người chúng ta mong ra khỏi những trạng thái đó. Nhưng, đến khi chúng ta có được Balamật, chúng ta thấy thân này có, tê, nhức, mỏi, đau, chúng ta đổi qua vị trí khác không có, tê, nhức, mỏi, đau, nay ta còn mang cái này ta còn khổ, ở đâu cũng vậy, người và trời ở cảnh giới nào cũng vậy, người tốt người xấu hạnh phúc hay khổ đau, luôn luôn có như vậy, ta nghĩ tới Balamật ta ngồi tu tập, lúc đó tâm qúi Phật tử khắn khích trong Balamật đó ta hành thiền ta theo dõi trạng thái một cách thản nhiên của trí tuệ, rồi nó sẽ qua. Nếu qúi Phật tử đối diện với, tê, nhức, mỏi, đau, giống như qúi Phật tử đối diện với một lực lượng rất mạnh mà sức của mình rất yếu, nếu qúi Phật tử mạnh hơn thì qúi Phật tử sẽ không bị làm phiền bởi, tê, nhức, mỏi, đau. Khi tê, nhức, mỏi, đau, đến nếu qúi Phật tử đang yếu mà nó đang mạnh như thế thì qúi Phật tử lấy cái gì để đối trọi? - Lấy tâm nghị lực của mình, tâm dũng mãnh của mình và lúc đó qúi Phật tử lấy tâm Balamật gọi là tâm uy lực của qúi Phật tử để đối diện với nó. Sĩ Đạt Đa ngồi dưới cội cây, lúc đó Ma Vương đã đến quấy phá Ngài lấy Balamật của ngài để đối Ma Vương và ngài chiến thắng. Khi Ngài ngồi dưới cội cây bình yên không có Ma Vương đến quấy pháp thì lúc đó là Chư Thiên ở quanh bên ngài, nhưng thiên ma đến từ cõi Tha Hóa Tự Tại binh ma đến có voi cưỡi xuống thì lúc đó Chư Thiên bỏ chạy chỉ có Balamật của Ngài ở lại với Ngài thôi. Qúi Phật tử nhớ trường hợp đó, thì cũng vậy thôi, khi qúi Phật tử đến giai đoạn gặp cảnh nguy hiểm đến với qúi Phật tử lúc đó chỉ có Balamật mà thôi. Một lần nữa Sư muốn nhắc qúi Phật tử khi sống trong đời còn bình yên mà không nghĩ đến tu hạnh nguyện Balamật thì khi cận tử lâm chung qúi Phật tử nhớ cái gì thì cái đó qúi Phật tử sẽ mang theo. Qúi Phật tử hãy nhớ tới hạnh nguyện Balamật chuyển tiếp qua để tiếp tục tu, chuyển tiếp qua giai đoạn mới ta có cái phước Balamật để đi mạnh hơn phước của nhân và thiên, chắc chắn chúng ta sẽ trở lại làm người và trời nếu chúng ta chưa được giải thoát, Balamật trở lại Phật tử trong dòng giống cao sang hơn tốt hơn và có đầy đủ hơn và tiếp tục chúng ta đi trên con đường để đưọc giải thoát. Qúi Phật tử sẽ thấy mình phải đi liên tục và không gián đoạn với Balamật đi liên tục rất là tốt và rất chắc chắn. Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình chọn Balamật nào thì mình luôn sống với Balamật đó. TT trả lời: Đúng, qúi Phật tử sẽ thấy khác nhau, qúi Phật tử có thể chưa hưởng, có một số qúi Phật tử ở đây đã được Sư hướng dẫn trong thời gian tu học ở chùa Kỳ Viên bây giờ họ hành được Balamật rồi. Cũng như hôm nay một số Phật tử ở tiểu bang Oklahoma họ cũng hành được Balamật, họ hoan hỉ lắm họ thấy khác nhau lắm, giống như họ đổi qua một kiếp sống mới, hạnh nguyện họ tu tập họ thấy vui lắm, do đó có nhiều người dùng được Balamật trong từng hơi thở trong mỗi phút giây trong đời sống của họ, mỗi suy nghĩ của họ là Balamật. Có khi qúi Phật tử sẽ thấy có Balamật mình vui thích làm, chẳng hạn như mình mượn chúng sanh để phục vụ Balamật của mình lúc đó mình dùng chúng sanh để bổ túc Balamật, chúng sanh được vui mình cũng được vui vì mình được vun bồi Balamật cao hơn để mình mau được giải thoát hơn. Điều này cũng hay, ngày trước mình không có Balamật, thông thường vì thương mình mới làm, thích mình mới làm, hoan hỉ mình mới làm, còn ở đây là cơ hội làm Balamật khi mình vui mình làm trong tâm mình làm qúi Phật tử sẽ thấy cái hương vị đó pháp vị đó khác hơn cái vui mình làm thích mình làm quen mình mới làm, nó khác nhau. Lúc đó mình coi lại cái tâm mình rộng lớn hơn nó không nhỏ bé nữa, hồi đó mình thương mình mới làm, vì mình còn hạn chế trong giai đoạn thương mình mới làm, thích mình mới làm, mình còn hạn chế trong cái thích. Còn cái này chúng sanh là chúng sanh, mượn chúng sanh để làm Balamật lúc đó qúi Phật tử sẽ thấy nó đến rất là mạnh, tâm qúi Phật tử làm cái đó và cái năng lực qúi Phật tử làm hết sức là chọn vẹn. Cách tu hạnh Balamật thì khi cho qúi Phật tử cho không có đầy không có vơi, không nhiều không ít, luôn luôn phải làm. Đó là Sư trả lời câu hỏi nếu ta làm được thì cố gắng làm trong từng mỗi hơi thở mình trong Balamật. Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình trì giới, mình lỡ thấy con kiến mình lỡ giết con kiến thì mình có đứt Balamật không? TT trả lời: Trì giới có ba loại, nhân, thiên, và giải thoát. Nếu ta muốn trì giới cho trong sạch của hàng nhân loại là không tiếp xúc chúng sanh nào cả thì mới giữ giới được trong sạch, tại vì đụng cái nào cũng bị phạm giới hết, qúi Phật tử thấy bây giờ qúi Phật tử bị bịnh ông thầy thuốc cho uống thuốc để diệt vi trùng, muốn trì giới cho trong sạch là không được dùng thuốc. Thấy con kiến qúi Phật tử sợ chứ thật ra qúi Phật tử giết bao nhiêu vi trùng trong mỗi viên thuốc qúi Phật tử đang uống để diệt những con vi trùng trong căn bịnh qúi Phật tử đang có. Cái đó mâu thuẫn và mình không có tác ý trong sạch, mình thấy mình sợ còn không thấy mình diệt được, không phải vậy, Cái đó nếu ta trì giới hạng chư thiên là ta phải trì giới trong chỗ thân thiện là chúng ta giữ giới trong hoàn cảnh đang có và thuận lợi mới giữ giới được còn nếu như hoàn cảnh không giữ giới được thì bị đứt giới chúng ta lo sợ ta chỉ trì giới với những người thân ta, người đó hỗ trợ ta nhắc nhở ta và giúp đỡ ta thì ta mới trì giới được, đó là trì giới của hạng thiên sanh trở về trời. Còn trì giới của Balamật là trì giới của giải thoát là luôn luôn phải đối diện với mọi trường hợp. Tiền thân của ĐĐ Mục Kiền Liên, kiếp quá khứ Ngài là một vị tiều phu, đời sống mưu sinh của Ngài là đốn cây để kiếm củi bán cho dân làng, một hôm khi Ngài đốn cây tổ ong rớt xuống bể ra các con ong con rớt tung ra thì Ngài nguyện liền: - "Tôi không tác ý làm bể ổ ong này, nguyện kiếp nào đắc đạo quả tất cả những con ong này làm đệ tử của tôi, tôi độ để tu tập giải thoát hết". Chúng ta cũng phải nguyện liền, tại vì ta không có tác ý giết kiến, nhưng đường đi của mình là đường đi Balamật mình phải đi, lúc đó ta đang hành Balamật, ta quét nhà mà ta có tác ý giết kiến thì đừng quét, ta quét nhà cho sạch kiến thì khi quét nhà cho sạch kiến ta nguyện liền là: - "Ta đang trên con đường tu hạnh Balamật, ta không có tác ý hại các Ngài, khi ta đạt đạo quả ta sẽ độ Ngài, các Ngài đừng lo". Kêu nó bằng Ngài. Do đó, bước đi của mình rộng lớn lắm nhưng phải đứng lại trong trạng thái sợ hãi gò bó, trong kiếp quá khứ Đức Phật Thích Ca có kiếp là Bồ tát Vessantara vốn là hoàng tử con vua Sañjaya nước Sivi, Ngài nguyện xả thí, bố thí vợ, bố thí con, trong 5 pháp đại thí. Khi xả thí vợ và con Ngài nguyện: "Cho ta trọn hạnh nguyện Balamật, ngày sau cha sẽ độ hai con thành đạo quả" là Ananda và Rahula trong kiếp quá khứ là hoàng từ Jāli và công chúa Kaṇhajinā. Qúi Phật tử sẽ thấy có những lúc Balamật đến với qúi Phật tử, qúi Phật tử phải nhìn bởi trí tuệ, cứ đắn đo thì không thể làm được. Ngày xưa hồi còn bé, ngày đầu mẹ Sư dẫn Sư vào học lớp mẫu giáo ở trường La San Taberd, mẹ Sư nói: 1) Thứ nhất, vô đó không được nói chuyện, 2) Thứ hai vô học phải ngồi bàn đầu, không ngồi bàn cuối, 3) Thứ ba chơi với học trò giỏi không chơi học trò dở. Ba điều Sư thực hiện liền, Sư luôn đứng đầu lớp, lớp nào cũng vậy. Thì một hôm mẹ Sư nói: "Mẹ mắc cở với con". Sư mới hỏi: "Con luôn làm theo lời mẹ dặn, con luôn đứng đầu lớp, tại sao mẹ lại mắc cở vì con? Mẹ Sư trả lời: "Khi con đã học giỏi và luôn đứng đầu lớp mà không dẫn dắt những bạn học dở, con đã thành tựu là đứng đầu lớp thì con phải giúp đỡ những người học dở chứ" Sư nghe lời mẹ, Sư quay trở lại giúp đỡ các bạn kém hơn mình. Balamật mình là như vậy đó. Mẹ Sư học Siêu Lý với Ngài Tịnh Sự từ khi Sư còn bé. Khi nhỏ còn non nớt yếu kém ta chỉ lo cho ta, như tới khi chúng ta đã thành tựu cứng cáp vững vàng rồi thì lo cho chúng sanh, lo cho mình xong thì lo cho chúng sanh, đó là Balamật, là Bồ Tát. Do đó, bước đầu tiên chúng ta thương chúng sanh lo cho chúng sanh, nhưng sau này không cần biết chúng sanh đó là thương hay thân cứ xả thí với tâm hoan hỉ, chúng ta vượt lên định kiến, thương mới cho, thân mới cho, quen mới cho, biết mới cho, hiểu mới cho, gần gủi mới cho, còn không quen không biết không cho, qúi Phật tử sẽ thấy rõ. Cũng như vậy, là người Phật tử đến chùa người thầy của mình quen mình mới thân, mình mới tiếp xúc, còn những vị thầy nào không quen không biết mình không tiếp xúc, đó là không đúng, mình phải gần gủi hết. Điều thứ hai, qúi Phật tử vô trong nhóm quen nhau mình mới chơi còn không quen không chơi thì như vậy là chưa có Balamật, qúi Phật tử phải đến gần những người yếu, những người chưa biết, đến gần những người chưa quen, chưa hiểu để nhắc nhở chỉ dẫn thì lúc đó Balamật quí Phật tử sẽ khởi lên. Ngài Tịnh Sự kể một câu chuyện, bạn của Ngài tu hạnh đầu đà ở trong rừng, một hôm bạn của Ngài lâm trọng bịnh, Ngài Tịnh Sự đem thuốc đi vào rừng để cứu bạn mình, Ngài đi nửa đêm khuya gặp con cọp đứng giữa đường, giữa đêm khuya Ngài nhìn thấy con mắt đỏ ngầu và nghe mùi khét của con cọp nên biết đó là cọp, Ngài đứng định thần và Ngài nguyện: "Nếu tôi có tâm trong sạch đem thuốc cho bạn của tôi hãy cho tôi được an lành không bị điều nguy hiểm." Con cọp đứng một hồi rồi nhẹ nhàn bỏ đi, rồi Ngài tiếp tục đem thuốc đến cho bạn. Câu nói của Ngài Tịnh Sự, Sư học và nhớ hoài, Sư được may mắn diễm phúc là Sư có được vị minh Sư và, cũng như Sư may mắn có người mẹ biết Vi Diệu Pháp do được học với Ngài Tịnh Sự mẹ Sư đã dạy dỗ uốn nắn Sư từ hồi nhỏ. Hôm nay Sư nói lời chân tình nói với qúi Phật tử là Sư được hưởng từ hai nguồn di huấn tối hậu của mẹ và Thầy cho Sư rút ra liền, Sư học hỏi và thực hành để tốt cho mình và tốt cho mọi người, đó là lời mẹ dạy, còn qua trường đạo thì thầy dạy về Balamật, lúc đó mình không làm được thì không có tiến bộ được. Thiền sinh: Thưa Sư, có trường hợp nào mình có tánh Balamật tự nhiên không, tức là mình không cần nguyện mình đã có tánh Balamật trong tâm mình không? TT trả lời: Có 3 trường hợp có tánh Balamật tự nhiên là 1) Thứ nhất là, Bodhisatta là Bồ Tát Vĩ Cửu có Balamật thường hằng không thay đổi, tức là vị Bồ Tát được Đức Phật thọ ký thành Bodhisatta tức là Bồ Tát Vĩnh Cửu, cái đó là họ đã viên mãn và thành tựu Balamật là chỉ chờ ngày thành tựu quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác, đó là Balamật tự nhiên. 2) Thứ hai là các vị Thất Lai, Nhất Lai, Bất Lai, các vị đó luôn luôn trở lại kiếp làm người ở trên cõi trời đi lên đi xuống 7 lần hay một lần, họ có Balamật, họ không có bị chấp ngã hay họ bị đứt mà họ đi tiếp tục luôn, đó là bậc Thánh thấp. 3) Thứ ba là những bậc đang nguyện Balamật từ trong tâm ra lời và nguyện cho tới Đức Phật thọ ký liên tục như vậy họ sẽ có thường nhiên Balamật của họ, ngoài ba trường hợp này thì không ai có Balamật thường nhiên. Thiền sinh: Thưa Sư, nếu mình muốn có Balamật trong hành động của mình thì mình phải tập phải không? TT trả lời: Phải tu tập. Thiền sinh: Thưa Sư, con có nghe nói mình hành Balamật thì mình nguyện ra lời nhiều khi bị thử thách mình không làm được. TT trả lời: Tại vì bài học về Balamật chưa xong, như Sư cũng giải thích đôi chút để qúi Phật tử biết. 1) Thứ nhất là, khi nguyện Balamật tuyệt đối không được nói ra cho những người xung quanh ngay cả người thân trong gia đình, tại vì sợ thử thách, do đó, ngay cả Sư khi nguyện Chánh Đẳng Chánh Giác bằng trí tuệ nhưng Sư không nói hạnh nguyện Balamật của Sư là loại nào cho qúi Phật tử nghe, đó là điều thứ nhất. 2) Thứ hai, trong 10 Balamật mà mình nguyện đây là mình phải lựa cái nào mạnh nhất mình có khả năng làm được nhiều nhất và không bị gãy đổ nhất mình mới nguyện chứ đừng có nguyện cái yếu nhất để mà thử thách. Có những người họ không có khả năng trì giới hay không có khả năng xả thí thì đừng nguyện những điều đó. Sư hỏi tại sao họ chọn cái đó, họ nói con yếu con phải nguyện cái đó để con trau dồi, trau dồi không được nó đứt. Do đó, mình phải mạnh nhất để mình lấy được cái đó nhất và mình không bị hoại bị đứt nhất, cái nguyện đó tuần sau Sư sẽ nói rõ thêm. Thì khi mình nguyện mình phải lựa cái nào mạnh nhất, chẳng hạn cái người mà họ nguyện chân thật Balamật là họ biết cái đó là mạnh nhất của họ, họ sống cuộc đời chân thật, hành động chân thật, lời nói chân thật, ý nghĩa chân thật, thì họ nguyện chân thật, họ thà chết chứ họ không nói lời gian dối, họ không có lời nói sai trật, họ không có hành động sai trật gian dối trước mặt hay sau lưng, họ là người trong sạch, đó là họ nguyện chân thật. Như người buôn bán mà nguyện chân thật là kẹt, như mình ra ngoài đời đi buôn đi bán do hoàn cảnh thì mình không được lựa chân thật mà phải lựa cái khác là tâm từ Balamật, lúc đó mình đổi qua tâm từ Balamật tại vì mình bán cho mọi người được an vui, mình được vui họ cũng được an vui không làm hại chúng sanh khác, nên mình nguyện tâm từ chứ đừng nguyện chân thật. Thiền sinh: Thưa Sư, sau khi chọn Balamật rồi thì con làm sao? TT trả lời: Sau khi tìm hiểu về Balamật xong mình chọn cái nào hợp với khả năng của mình thì nghiền ngẫm rồi đến gặp Sư, Sư sẽ giải thích cho qúi Phật tử sẽ nguyện trước bàn thờ Phật Sư sẽ hướng dẫn qúi Phật tử. Thiền sinh: Thưa Sư, mình chọn một lần để mình nguyện rồi sau đó mình đổi qua Balamật khác được không? TT trả lời: Không được, mình phải chính chắn trước khi nguyện, qúi Phật tử phải cẩn thận, đứt giới qúi Phật tử có thể xin lại giới chứ đừng để đứt Balamật. © Minh Hạnh / phathocvandao Mục Lục
|