patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Tâm Bất Thiện


Hôm nay chúng ta tiếp tục học Abhidhamma, bộ chú giải gồm 9 chương, chúng ta bắt đầu đi vào chương 3 nói về Tâm.

Hai bảng nêu chi pháp, một bảng Sư đánh lên con số và một bảng có màu sắc không có con số cũng không có chữ để chúng ta học, bắt đầu từ ngày hôm nay và những tuần sau qúi Phật tử không dùng bảng nêu có chữ,

1) Thứ nhất, những chữ đó không còn có ý nghĩa giống trong quyển sách qúi Phật tử có trong tay tại vì Sư sửa các từ ngữ định nghĩa về tâm cho phù hợp đúng theo từ vựng Pali do đó không nên dùng bảng nêu chi pháp đã có ghi chữ trên bảng nêu đó nữa.

2) Thứ hai, điều tất nhiên là chúng ta phải học thuộc lòng chứ không ỷ nương tựa vào trong bảng nêu, nếu không nhớ không thuộc lòng thì sau này qúi Phật tử khó dùng.

Điển hình thứ nhất mà Sư có kinh nghiệm về Abhidhamma khi đi qua pháp hành rất lợi ích, khi qúi Phật tử ngồi thiền, tâm hiện bày lên qúi Phật tử định nghĩa được cái tâm đó như thế nào để mà giải quyết được cái tâm đó, như vậy mới có giá trị.

Chứ còn nếu như qúi Phật tử lúc đó ngồi thiền, tâm khởi lên loại tâm nào không lý qúi Phật tử đang ngồi thiền lại mở bảng nêu ra coi. Do đó qúi Phật tử phải tự thương lấy chính mình mà học thuộc lòng để nhớ cho chính mình, để khi hành thiền qúi Phật tử biết được loại tâm nào đang khởi sanh trong tâm mình, đó là điều thứ hai lợi ích cho qúi Phật tử khi tu pháp hành.

Khi thấy được tâm hiện bày như thế nào mà mình đọc được tên của tâm mình lúc đó, nó là con đường giải đáp sự thắc mắc của qúi Phật tử ngay tại lúc ngồi thiền đó, nó đi hơn phân nửa, ngồi thấy tâm này là tâm gì mình định nghĩa được liền, khi định nghĩa được mình giải quyết được nó rất dễ dàng, đó là kinh nghiệm của Sư ứng dụng trong Abhidhamma.

Ngài Hộ Pháp qua Thái Lan ghi danh vào trường thiền dạy Vipassana tại Bangkok, họ hỏi học Abhidhamma chưa, Ngài chưa học nên Ngài phải về Việt Nam học 6 tháng môn Abhidhamma với Ngài Santakicco là Ngài Tịnh Sự rồi mới trở qua ghi danh vào học Thiền Vipassana, nếu như vị thiền sinh không học Abhidhamma không được vô lớp học, cái đó là quả quyết.

Học và hiểu Abhidhamma, lúc đi trình pháp, không phải mình nói tâm mình theo cách mình định nghĩa, mà mình nói tâm theo bảng nêu thì đã đi hơn phân nửa việc trình pháp, vị Thiền Sư sẽ thấy rõ cái gì mình nói, có những thiền đường giảng khóa trình pháp họ nói xuyên suốt về tâm của Abhidhamma. Họ không nói giống như mình nói "tôi ngồi thấy buồn" "tôi ngồi thấy tê thấy nhức". Họ không nói như vậy, mà tâm nào, tâm sở loại nào, định nghĩa đúng chính xác Thiền Sư mới hiểu được, đó là mình lấy được pháp hành.

Do đó pháp học đi song song với pháp hành khi mình nắm vững thì rất lợi lạc.

Bảng Nêu Chi Pháp Có Màu Sắc

3) Điều thứ ba là màu sắc.

Trên bảng nêu có 5 màu: màu đỏ, màu xanh dương, màu nâu, màu đen, màu vàng.

- Màu đỏ là hỉ thọ

- Màu xanh là xả thọ

- Màu nâu là ưu thọ

- Màu đen là khổ thọ

- Màu vàng là lạc thọ

Như vậy có 5 loại thọ. Chúng ta học 121 tâm.

Trong bảng nêu 3 hàng đầu là tâm bất thiện gồm:

Hàng 1 là tâm tham có 8 tâm tham

Hàng 2 là tâm sân có 2 tâm sân

Hàng 3 là tâm si có 2 tâm si

Ba hàng 1, 2, 3 là tâm bất thiện, như vậy là 12 tâm bất thiện.

Hàng thứ 4 có 7 tâm quả bất thiện vô nhân

Hàng thứ 5 có 8 tâm quả thiện vô nhân

Hàng thứ 6 có 3 tâm duy tác vô nhân

3 hàng nối tiếp nhau là hàng thứ 4, thứ 5, thứ 6 là tâm vô nhân, có 18 tâm vô nhân

Hàng thứ 7, Tâm Đại Thiện là Tâm Dục Giới có 8 tâm.

Hàng thứ 8 là Tâm Đại Quả có 8 tâm

Hàng thứ 9 là Tâm Đại Duy Tác có 8 tâm

Hàng thứ 7 , 8, 9 là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo, có 24 tâm Dục Giới Tịnh Hảo

Như vậy là 12 tâm bất thiện + 18 tâm vô nhân + 24 tâm Dục Giới Tịnh Hảo = 54 Tâm Dục Giới trải qua 11 cõi, tuần vừa rồi chúng ta đã học qua 11 cõi.

Hàng thứ 10, Tâm Thiện Sắc Giới có 5 tâm (4 màu đỏ và 1 màu xanh)

Hàng thứ 11, Tâm Quả Sắc Giới có 5 tâm

Hàng 12, Tâm Duy Tác Sắc Giới có 5 tâm (4 màu đỏ và 1 màu xanh)

Hàng thứ 10, 11, 12 là Tâm Sắc Giới có 15 tâm

Hàng 13, Tâm Thiện Vô Sắc Giới có 4 tâm

Hàng 14, Tâm Quả Vô Sắc Giới có 4 tâm

Hàng 15, Tâm Duy Tác Vô Sắc Giới có 4 tâm

Hàng 13, 14, 15 là Tâm Vô Sắc Giới có 12 tâm.

Cộng 15 Tâm Sắc Giới + 12 Tâm Vô Sắc Giới = 27 Tâm Đáo Đại (Đáo là đi đến, Đại là cõi rộng lớn) đến cõi rộng lớn vô cùng rộng lớn hơn cõi Dục Giới, do đó ta gọi là Tâm Đáo Đại

Như vậy là chúng ta đã qua tất cả tâm này thuộc về Tâm Hiệp Thế

(Từ hàng thứ 16 đến hàng thứ 23 gồm 40 tâm gọi là Tâm Siêu Thế; 20 Tâm Đạo và 20 Tâm Quả)

Hàng 16, Tâm Sơ Đạo có 5 tâm

Hàng 17, Tâm Nhị Đạo có 5 tâm

Hàng 18, Tâm Tam Đạo có 5 tâm

Hàng 19, Tâm Tứ Đạo có 5 tâm

Hàng 16, 17. 18, 19 là Tâm Đạo Siêu Thế có 20 tâm

Hàng 20, Tâm Sơ Quả có 5 tâm

Hàng 21, Tâm Nhị Quả có 5 tâm

Hàng 22, Tâm Tam Quả có 5 tâm

Hàng 23, Tâm Tứ Quả có 5 tâm

Hàng 20, 21, 22, 23 gọi là Tâm Quả Siêu Thế có 20 tâm

Cộng lại 20 Tâm Đạo + 20 Tâm Quả = 40 Tâm Siêu Thế

Cộng hết tất cả là 121 tâm

Như vậy, chúng ta học hết tất cả tâm có trong thế gian này vừa Hiệp Thế vừa Siêu Thế, vừa phàm phu vừa Thánh nhân, loại nào chúng ta cũng biết thì khi qúi Phật tử tiếp xúc với người này với người kia qúi Phật tử có đủ khả năng để biết tâm của người đó là phàm phu hay tâm của bậc Thánh nhân rất rõ ràng không sai trật vì ta có đủ công thức rồi.

Do đó, khi qúi Phật tử nắm được 121 tâm ở hàng nào, sau này quen rồi khi nói tới hàng nào mình biết rõ tâm gì mình theo dõi được tâm thức của mình.

Ở trên bảng nêu chi pháp, ở hàng thứ 10 và hàng thứ 12 có 2 tâm màu trắng

Hàng thứ 10, có một tâm có màu trắng là Tâm Thiện Thông hay gọi là Tâm Thiện Thánh Trí, tâm này hiện bày thần thông. Tâm hiện bày thần thông là tâm này chứ không phải là sài tâm sắc giới.

Hàng thứ 12, có một tâm màu trắng là Tâm Duy Tác Thắng Trí.

Những tâm này dành cho các bậc Alahán thực hiện thần thông, người phàm phu không có, người ta chỉ có tâm thiện thôi

Thiền sinh: Thưa Sư, tại sao 2 tâm đó không để trong 121 tâm?

TT trả lời: Nó không có nằm trong 121 tâm, phần này là tâm gọi là được hiện bày ra chứ nó không nằm trong 121 tâm mà Đức Phật Ngài nói.

Ý nghĩa này do Ngài Tịnh Sự đặt ra để biết khi muốn hiện bày thần thông phải đạt đến Tứ Thiền Sắc Giới mới hiện bày thần thông được, Sơ, Nhị, Tam, Thiền Sắc Giới chưa đủ khả năng để hiện bày thần thông, vì định chưa mạnh, năng lực chưa có, thánh trí chưa đủ do đó khó hiện bày thần thông, chỉ tới Tứ Thiền Sắc Giới mới hiện bày thần thông được.

Hôm nay chúng ta học phần Tâm. Tâm Bất Thiện. Chúng ta nhìn trên bảng nêu, Tâm Bất Thiện có 3 màu là: màu xanh, màu đỏ, màu nâu - hỉ, xả, ưu.

Đầu tiên, học về Tâm Tham. Có 8 Tâm Tham, chúng ta học tuần tự như sau.

Thứ nhất, nhìn vô 8 Tâm Tham này thấy chia làm hai, 4 đỏ, 4 xanh, chúng ta bắt đầu đi theo:

- 4 đỏ là 4 Tâm Tham Câu Hành Hỉ là màu đỏ. Somanassasahagatam: Câu hành hỷ

(chữ "câu" nghĩa là "đồng", chữ "hành" nghĩa là "hành động", chữ "hỉ" nghĩa là "vui mừng thoải thích", trong tiếng Việt thì ta nói là "sự hiểu biết dính mắc vào đối tượng)

Thí dụ, có những người ăn cắp được món đồ nào đó họ vui mừng họ có tâm hoan hỉ, thì lúc đó họ có Tâm Tham Câu Hành Hỉ . Như vậy thì khi tâm tham lên ta hành động cùng một lúc với tâm hoan hỉ (hỉ là thoả thích).

Do đó chúng ta định nghĩa: Tâm Tham Câu Hành Hỉ tức là khi tâm có sự hiểu biết dính mắc vào đối tượng đó mà đồng cùng hiện bày sự thoả thích, được gọi là Tâm Tham câu hành hỉ.

- 4 xanh là 4 Tâm Tham Câu Hành Xả là màu xanh. Upekkhàsahagatam: Câu hành xả

(chữ "câu" nghĩa là "đồng", chữ "hành" nghĩa là "hành động", chữ "xả" nghĩa là "không buồn không vui")

Có người ăn cắp quen tay nên khi ăn cắp được món đồ họ thản nhiên không có gì đáng vui mừng hết nhưng mà vẫn tham, thì lúc đó là câu hành xả.

Thí dụ, một đứa bé quen ăn cắp ra ngoài chợ thấy trái sầu riêng nó lấy cắp một cách thản nhiên không lộ vẻ vui mừng, đó là Tâm Tham Câu Hành Xả

Chúng ta đã định nghĩa được 8 Tâm Tham ở hàng thứ nhất:

4 tâm đầu tiên màu đỏ là Tham Câu Hành Hỉ là tham có sự vui mừng thỏa thích.

4 tâm màu xanh là Tham Câu Hành Xả, là tham có trạng thái thản nhiên bình thản.

Có những người ngồi thiền tới lúc chân đau tê quá chịu không nổi, nghe vị Thiền Sư cho xả thiền thì mừng, đó là hỉ thọ.

Nhưng, tới lúc mình xong rồi vị Thiền Sư còn nán lại 5 phút nữa mới được xả thiền, cái tê nhức nó đau quá đau rồi, vị Thiền Sư cứ ngồi nhắm mắt hoài, lúc đó tâm tham mình đang thúc đẩy "xả thiền đi, xả thiền đi", thì lúc đó Thiền Sư cho xả thiền mình vui mừng.

Thì lúc nãy tâm mình đang khó chịu là Sân, nhưng khi mình muốn xả thiền thì được xả rồi thì là Hỉ Thọ, đó là trạng thái Hỉ Thọ. Vậy thì, lúc đó Phật tử phải niệm liền tâm mình lúc đó mình niệm là "Tâm Tham Câu Hành Hỉ", không bỏ qua cái niệm đó.

Lúc chưa được xả thiền mình khó chịu bực bội thì niệm "tâm sân đó", phải niệm, niệm hết để ta xả thiền, bài tập ta làm xong hoàn mãn rồi mới nghỉ chứ chưa xong chưa được nghỉ, phút chót chúng ta niệm luôn chớ lúc đó xả thiền buông ra liền là qúi Phật tử mất đi cơ hội kiểm soát tâm của mình, lúc đó cũng phải niệm, xả, thọ, hỉ, không hoan hỉ, thích thú, và không thích thú, bực bội hay dính mắc, lúc nào chúng ta cũng phải niệm tâm, không bỏ qua một sát na tâm nào cả, không bỏ qua một phút giây tâm thức nào cả, đó mới gọi là có chánh niệm từ giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Qúi Phật tử có chánh niệm khúc đầu, khúc giữa tới khúc cuối bỏ mất là thiếu chánh niệm, mà thiếu chánh niệm như vậy lâu dài ngày tháng quen, trước tiên ta tạo thói quen, sau thói quen tạo lại ta. Thường thường pháp đến với mình không có báo trước là một, hai nữa là đánh lén, ba là đến lúc nào ta không biết, người hành giả là người khéo có sự tu tập luôn luôn như người lính canh phòng ở biên giới không để phút giây sơ hở nào đột nhập vào, luôn luôn phải nhắc nhở tâm thức của mình, để sơ hở một chút nó xen vô lúc đó không niệm lâu ngày dày tháng những phút giây đó là đạo quả, qúi Phật tử mất cơ hội.

Trong kinh kể vị Sa-di Sukha tới giờ ăn cơm ngọ, Trưởng lão Xá Lợi Phất khất thực xong rồi vội vã trở về tinh xá. Thế Tôn trong hương thất thấy biết hết, và cũng biết trước Sa-di Sukha sẽ chứng A-la-hán, nên Ngài rời hương thất đến trước cổng đón Trưởng lão đặt bốn câu hỏi để kéo dài thời gian cho Sa-di kịp chứng quả. Trưởng lão trả lời xong câu cuối thì Sa-di cũng vừa chứng quả. Lúc đó Phật mới cho phép Trưởng lão mang thức ăn cho đệ tử. Nếu lúc đó là mình, mình sẽ thắc mắc sao tới giờ ngọ không ai mang cơm đến cho mình, thì mình xả thiền để đi kiếm thực phẩm, như vậy mình mất cơ hội chứng quả.

Mình phải đi tiếp nếu không thì lúc đó mình phải trở ra Hiệp Thế, nếu mình quen chánh niệm những phút giây đó là mình đi tới Siêu Thế được, tại vì mình đang khắc phục những tâm Hiệp Thế thúc đẩy đòi hỏi mình ngay lúc đó là mình qua được giai đoạn Siêu Thế, lúc đó nó hiển lộ ra đặc tính của nó và lúc đó nó hiện bày những tâm tánh tập khí của mình tại nơi đó chứ thường thì nó không hiện bày, phút đầu qúi Phật tử không thấy nó hiện bày, 50 phút bắt đầu hiện, 55 phút bắt đầu rạng lên, 57 phút bắt đầu hiện rõ. Do đó chánh niệm là điều cần thiết nhưng nó không phải là chánh yếu, trí tuệ phối hợp với chánh niệm mới là điều chánh yếu.

Các hành giả giữ chánh niệm, giữ chánh niệm, như thế là Thiền Chỉ chứ không phải là Thiền Quán.

Thiền Quán là giữ chánh niệm và dùng trí tuệ nhìn thấy được bản chất sanh diệt của pháp hiện bày đó mới là Thiền Quán. Thiền Quán không phải chỉ có chánh niệm, phải là trí tuệ phối hợp với chánh niệm.

Qúi Phật tử nếu đi tới mức chót cuối cùng vẫn là chánh niệm, tới lúc cuối cùng xả thiền vẫn là chánh niệm là ngay tại đó mình đang đi Thiền Chỉ mình giữ tới đó là hiện bày một tâm tham chứ không phải là tâm thiện. Mình tu ngồi thiền không phải là thiện mà là có tham dính mắc, tại vì trí tuệ là buông bỏ mà mình đeo giữ nó đó là bất thiện là tham.

Học Abhidhamma để lột vỏ tâm thức của mình ra chứ không phải đứng ở ngoài mà nhìn vô xem tâm mình như thế nào. Mình phải thấy rõ được sự thật ngay khi đó ta hiện bày là tâm thiện hay tâm bất thiện ta phải nắm liền, nếu Phật tử không nắm được cái đó thì qúi Phật tử trôi lăn với trạng thái là hình thức tu tập nhưng không phân biệt được tâm thức loại nào và không phân biệt được loại nào, qúi Phật tử không có tách dần những cái gì cần thiết và lượm giữ những gì chúng ta cần thiết, chúng ta sai lầm hết, do đó đi hoài mà không có kết quả là như vậy.

Khi ngồi thiền, qúi Phật tử muốn cái gì khởi sanh lên niệm muốn là "tham", thích là "hỉ", không thích, trạng thái mệt mỏi vẫn muốn là "xả". niệm tại đó, niệm ngay đó cái tham sẽ biến mất là quí Phật tử đang có cái thiện mất cái bất thiện. Còn qúi Phật tử đeo đuổi nó mà nhìn nó hoài là đang nuôi cái bất thiện làm sao đắc đạo quả.

Thiền sinh: Thưa Sư, như vậy có nghĩa là mình thấy tâm mình, mình phải biết nó, mình phải niệm liền, rồi sau khi mình niệm mình để tâm mình ở đâu, nếu chân mình đau thì sao?

TT trả lời: Tâm muốn cái gì, mình phải niệm liền "muốn à", "tham à", "xả à", "nghĩ à", nó đòi hỏi muốn nghĩ, nó muốn mình xả không hành nữa, rồi mình tham, mình phải niệm, sau khi niệm tham, muốn, xả thì trở lại niệm hơi thở, nếu chân đau thì niệm 3 lần "đau à, đau à, đau à", xong trở lại hơi thở, nếu cái đau kéo ra nữa thì lại niệm "đau à, đau à, đau à", rồi trở về nhìn hơi thở. Hơi thở là phương tiện để giữ tâm không bị phóng dật.

Chúng ta trở lại bài học

- Thứ nhất, chúng ta phân biệt màu sắc; màu đỏ là câu hành hỉ, màu xanh là câu hành xả.

- Thứ hai là tham có 2 loại: Tham Tà Kiến và Tham Không Tà Kiến, nên ta còn có Tương Ưng với Tà Kiến và Bất Tương Ung với Tà Kiến.

Dịch nghĩa chữ:

- Tương ưng là hoà trộn, giống như hòa trộn của nước với sữa,

- Kiến là tà kiến, là thấy sai chấp lầm.

Như vậy, tâm tham của ta có 2 trường hợp xảy ra: Tương Ưng với Tà Kiến và Bất Tương Ưng với Tà Kiến, loại thấy sai, loại không thấy sai.

Chẳng hạn, người thấy sai, có những người họ nói ngồi thiền tê suốt luôn không hết, ngồi tê cả đời không hết, tê hôm nay, tê ngày mai, tê năm sau, tê nhiều năm cũng giống nhau không có gì khác biệt hết.

Điều đó, Đức Phật nói là Tương Ưng với Tà Kiến, thấy sai chấp lầm, tại vì mọi pháp sanh lên tánh chất của nó là diệt tại đó, sanh diệt là lẽ thường, họ cứ nói khư khư là không thay đổi là họ bị tà kiến.

Tà kiến mà nói không thay đổi là thường kiến, và nói không có gì cả là đoạn kiến. Chúng ta có hai, chấp thường và chấp đoạn, chấp ngắn chấp dài, chấp có và chấp không, đó gọi là tà kiến,

Như vậy, khi ngồi thiền tê khởi lên hôm qua, bữa nay ngồi thiền cũng thấy tê, cái tê này nó giống hay không giống, mình không phân biệt được, mà không để ý cái tê ngày hôm qua, không để ý cái tê ngày hôm nay, chính điều đó khi ta ngồi thiền ta thấy tê là ta hoảng hốt lên, hoảng hốt rồi ta chú tâm vào nó, bị lôi cuốn vào nó, chúng ta không nhận xét được cái tê đó giống nhau hay khác nhau. Chính do đó ta nói tê này là có hoài không hết, ta bị dính vào Tương Ưng với Tà Kiến.

Có những người hiểu là tê sanh lên rồi tê sẽ diệt, tê có sanh thì có diệt, có đó rồi mất đó, nó hoại diệt, nó không kéo dài mãi, thì họ có tham nhưng không thấy sai chấp lầm, đó là Tham Bất Tương Ưng với Tà Kiến, không có hòa trộn do sự thấy sai chấp lầm.

Thứ hai, chẳng hạn, có những người nói: "nhà phải giữ cho sạch, giết gián, giết kiến không có tội". Nói như vậy là Tương Ưng với Tà Kiến, vì hễ giết chúng sanh, dù bất cứ loài sinh vật nhỏ, đều là có tội, mà lại nói là không có tội thì, Tương Ưng với Tà Kiến.

Khi mình biết giết chúng sanh là có tội, dù con vật đó nhỏ bé cũng có tội, thì mình là Bất Tương Ưng với Tà Kiến.

Thí dụ thứ ba. Chẳng hạn có một số người Phật tử thuần thành biết tội và phước, nhưng có một số Phật tử không thuần thành họ chỉ theo truyền thống, gia đình họ là Phật tử họ đi theo gia đình vô chùa một cách truyền thống thôi chứ họ không thuần thành, không học hỏi Phật Pháp, do đó họ không rõ tội phước, họ vô chùa thấy những trái cây để trên bàn thờ họ lấy ăn, họ nói của chùa lấy không tội, họ lấy cái đó phạm vô tội trộm cắp của ngôi Tam Bảo một trái soài, trái cam v.v...

Nhưng khi có người nói: "đừng có lấy, lấy có tội đó", thì họ nói "không có tội gì cả của chùa mà". Người đó là Tương Ưng với Tà Kiến.

Còn người nhắc nhở người lấy, người đó ở trạng thái Bất Tương Ưng với Tà Kiến.

Thí dụ thứ tư. Có những người nghĩ họ sống hoài không chết, cuộc sống của họ được lâu dài tới 80 tuổi vẫn thấy họ còn sống khỏi mạnh chứ không yếu đuối bệnh hoạn, 90 tuổi cũng vẫn vậy, nên họ nói "cuộc đời này không có sự chết" nghĩ và nói như vậy là tà kiến là thấy sai trách lầm, đó là Tương Ưng với Tà Kiến.

Còn người hiểu biết nói: "tất cả mọi người sinh ra trong đời này đều phải chết, già, trẻ, lớn, bé, cũng chết, không có chúng sanh nào không chết". Người đó là Bất Tương Ưng với Tà Kiến.

Một thí dụ khác, qúi Phật tử ngồi thiền, thấy an lạc, qua giai đoạn, tê, nhức, mỏi, đau, không còn hiện bày nữa, qúi Phật tử nói trạng thái phỉ lạc đến với ta, ta đắc Niết-bàn rồi. Đó là tà kiến, là Tương Ưng với Tà Kiến. Trong kinh Phạm Võng, Niết-bàn kiến, hiện tại kiến có 5 là như vậy đó chúng ta sẽ thấy. Có nhiều người như vậy, họ ngồi không bị tê, không bị nhức không bị đau, không bị hành hạ đau thân xác của họ, họ ngồi yên bao nhiêu giờ bao nhiêu phút cũng ngồi được thì lúc đó họ nghĩ là họ đã được hưởng phước Niết-bàn, thật sự là chưa có, mà họ khư khư giữ lấy cái đó thì gọi là tà kiến, Tương Ưng với Tà Kiến.

Đức Phật Ngài lên cung trời Sắc Giới thuyết giảng sự tà kiến của Phạm Thiên Bakha, ông nói ông đã đắc Niết-bàn rồi, nhưng khi Đức Phật Ngài tới thì ông ta không giải đáp được những cái gì Niết-bàn ông ta đang có, ông ta đang khư khư giữ lấy cái bản ngã ông ta đang có, Niết-bàn thì không còn bản ngã, Niết-bàn phải là diệt ngã không còn ngã mạn hay tăng thượng mạn mà ông ta vẫn còn thì sao gọi là đắc Niết-bàn, Niết-bàn là dùng tuệ giải đáp tất cả những sự chấp sai chấp lầm. Đức Phật Ngài đi đến cung của Phạm Thiên Bakha và Ngài độ được Phạm Thiên Bakha.

Khi qúi Phật tử ngồi thiền, những cái thấy sai trách lầm phải bỏ, khi ngồi thấy tê qúi Phật tử niệm "tê à tê à", nó kéo dài 5 phút qúi Phật tử nghĩ "chà chắc chết quá, tê hoài không hết" thì khi ý nghĩ đó khởi lên qúi Phật tử niệm "Tương Ưng với Tà Kiến, Tương Ưng với Tà Kiến".

Qúi Phật tử làm liên tục như vậy hết cái này qua tới cái kia, niệm liên tục như vậy, lúc đó qúi Phật tử không còn hôn trầm thị miên.

Thiền sinh: Thưa Sư, nhưng đau qúa con niệm hoài thì con vô Thiền Chỉ phải không?

TT trả lời: Không vô Thiền Chỉ, đau niệm "đau à, đau à", rồi trở về hơi thở, rồi đau lại niệm "đau à, đau à", rồi trở về hơi thở, cứ làm như vậy liên tục. Đừng có sợ mà chạy qua Thiền Chỉ. Cái đau nó sanh nó sẽ diệt, nó có đó rồi nó mất đó, mà chính cái đau là người bạn tốt của mình cho thấy được thực chất của nó, thấy được thực tướng của nó. Nó lâu nay ẩn nấp che dấu không hiển lộ cho mình thấy sự thật của nó, hôm nay nó cho mình thấy sự thật đó. Qúi Phật tử thấy không, cái thân mình, mình thương nó, mình lo cho nó, cái ăn, cái mặc, chỗ ở, mình lo đủ cho nó hết, rốt cuộc nó không làm cho mình vừa ý. Cái đau đó nó là bạn hiền của mình.

Thiền sinh: Thưa Sư, Khi đau con nhìn nó thì con thấy nó ấm lên rồi tan ra, rồi đau lại, con lại nhin nó thì nó lại ấm lên rồi tan ra.

TT trả lời: Như vậy là kỹ thuật đạt được cao rồi.

Tương Ưng với Tà Kiến là thấy sai chấp lầm.

Không thấy sai chấp lầm là Bất Tương Ưng với Tà Kiến. Đó là hai loại ở trong tâm tham.

Có hai loại khác nữa, chúng ta cần phải biết là, vô dẫn (Sasankhàrikamekam) và hữu dẫn (Sasankhàrikamekam).

- Vô dẫn là sự dẫn dắt xúi giục hay là lôi kéo, hay là rủ rê v.v... gọi là vô dẫn tức là ta làm với trạng thái mau lẹ không có người xúi dục dẫn dắt lôi kéo ta.

Thí dụ, qúi Phật tử thấy trái cam ở trên bàn thờ Phật khởi lên tâm muốn lấy nhưng khi khởi tâm muốn lấy thì sợ tội, sợ người ta thấy mình, sợ lương tâm mình, nhìn qua nhìn lại coi có ai để ý không, đó là tâm mình còn đang lo, đang chần chừ không biết có nên lấy không, không lấy thì tội nghiệp mình đang đói mình cần trái cam ăn cho no, mà mình lấy thì mình sợ tội, đó là trạng thái chần chừ không dám làm, đó gọi là hữu dẫn.

Thấy trái cam muốn lấy ăn nhưng chần chừ hoài không dám lấy gọi là hữu dẫn

Nhưng, khi vừa vô thấy trái cam chớp lấy liền gọi là vô dẫn.

Như vậy thì hữu dẫn có 6 động cơ thúc đẩy, vô dẫn thì không có gì cả

Hữu dẫn có 6 động cơ thúc đẩy,

- 3 về thân, lời, ý, của ta

- 3 về thân, lời, ý, của người

Thân, lời, ý, của ta làm cho ta có tâm hữu dẫn.

Thân, lời, ý, của người làm cho ta có hữu dẫn.

Hữu dẫn có tất cả là 6 pháp hiện bày bởi tâm thức của ta.

- Thân. Thí dụ như mới đầu qúi Phật tử không thấy thân mình là xinh đẹp, hoặc đáng ghê đáng sợ đáng chán, mà cứ nghĩ thân người này thân người kia chứ không nghĩ thân mình., tới khi tắm qúi Phật tử kỳ cọ một hồi thấy thân mình đẹp là đẹp nhất rồi cái đó mình làm cho tâm mình khởi lên tham, khởi lên hữu ngã.

- Lời. Thí dụ, mới đầu qúi Phật tử nghĩ mình ca hát không hay, qúi Phật tử ra ngoài vườn ca một mình nhiều lần thì thấy "oh giọng mình cũng hấp dẫn há không thua ai đâu", rồi ca nữa ca nữa thấy mình hay hơn nên ghi danh thi ca tuyển.

- Ý. Ý của mình là mình ngồi suy nghĩ, trên đời này không có ai bằng ta, mới đầu mình nghĩ ai cũng hơn mình, mình làm dở lắm không có hơn, mình ngồi suy nghĩ suy nghĩ hoài lúc ý khởi lên nhắc nhở ta hoài mà chúng ta không thấy cái đúng cái sai nữa, lúc đó ta thấy ta là nhất trên đời này, thì lúc đó ý ta khởi lên tâm tham dính mắc là, mình nhất trên đời không ai hơn mình.

Đó là thân, lời, ý, của ta hữu dẫn ta khởi lên tham hay là khởi lên hành động bởi sự thúc đẩy nhiều lần lập đi lập lại.

Trong lời kinh của Đức Phật Ngài nói: "Thấy vật gì mình muốn trong sạch mình phải la lên 3 lần cho tất cả xung quanh nghe, không ai trả lời mình mới dám lấy"

Đó là, thân, lời, ý, của ta.

Còn thân, lời, ý, của người thúc đẩy ta lấy. "Nãy giờ tôi không thấy ai hết, lấy đi", đó là lời của người thúc đẩy ta lấy, ý của người thúc đẩy ta lấy, thân của người thúc đẩy ta lấy.

Thân, lời, ý của người thúc đẩy hiện bày hữu dẫn ta hành động.

Thân, lời, ý của ta hữu dẫn ta hành động.

1) Tâm tham thứ nhất - Câu hành hỷ Tương ưng với tà kiến vô dẫn

Tâm thứ nhất có 3 chức năng hay là 3 nhiệm vụ là:

1) Tham Câu Hành Hỉ là vừa tham vừa vui mừng thoả thích.

2) Tương Ưng với Tà Kiến là thấy sai chấp lầm.

3) Vô dẫn là thực hiện một cách mau lẹ.

Khi vừa ngồi xuống, phải phân biệt cho rõ tâm của mình để mình kiếm thấy cái đó là phước hay là tội, tại vì mình tu là mình lựa phước chứ không có được lựa tội. Thí dụ 5 giờ chiều chúng ta ngồi thiền, trước khi ngồi thiền qúi Phật tử được nghỉ 5, 10 phút xong thì vào ngồi thiền, tất cả chúng ta đều vô ngồi thiền, ngồi thiền xuống lúc đó qúi Phật tử sẽ thấy, mình thích ngồi thiền, hoan hỉ ngồi thiền, mình vui mừng ngồi thiền, mình dính mắc trong ngồi thiền, hay mình đang chờ ngồi thiền, hay là mình nghĩ rằng ngồi thiền này tốt có lợi cho mình tu tập có phước báu, hay là chúng ta đang ngồi nói rằng tôi ngồi thiền hôm nay thoải mái quá, tôi ngồi thiền hôm nay nhẹ nhàng quá, ngồi thiền hôm nay tôi thấy thích. Thì qúi Phật tử phải niệm tâm của mình là loại nào xong mới ngồi xuống. Có nhiều hành giả không chịu niệm lúc đó, nó đi qua từ bất thiện dẫn đi luôn nguyên một giờ đồng hồ không có phước báu, thành ra mình quanh quẩn ở đó phiền não, chính cái đó mình không gặt hái kết quả, mình mất một giờ tu thiền, toàn là sài tâm bất thiện cả. Điều đó vô cùng quan trọng.

Qúi Phật tử ngồi thiền xuống trong trạng thái chánh niệm và có trí tuệ, giai đoạn ngồi xuống, chân co lại, tay mình hạ xuống dần dần như thế nào, mình phải theo dõi những hành động đó, những trạng thái đó phải trong chánh niệm và trí tuệ. Nếu qúi Phật tử không làm điều như vậy thì qúi Phật tử dính vô trạng thái mau lẹ thiện hay là bất thiện. Sư nhắc qúi Phật tử ngay lúc đó từng mỗi phút giây đó phải cẩn thận.

Khi ta ngồi xuống, sửa tới sửa lui, thấy êm ái, thấy thích hợp, trong trạng thái niệm niệm niệm, rồi trí tuệ phân tách thấy rõ, bắt đầu yên lặng, bắt đầu theo dõi thở hơi thở đều đặn, lúc đó ta có chánh niệm và trí tuệ, chứ không phải chúng ta làm mà không có chánh niệm và không có trí tuệ, đa phần qúi Phật tử có chánh niệm không có trí tuệ.

Ngồi thiền được 5 phút thì trạng thái êm ái qúi Phật tử thích, rồi ngay khi đó một sự thích hợp đến làm cho ta vui mừng, chẳng hạn như hơi thở chúng ta đạt liền, có những người vừa vô 5 phút họ đạt kết quả liền, Sư nói thật điều đó qúi Phật tử sẽ thấy chứ không có gì thắc mắc cả, nhưng có người ngồi đợi nửa tiếng cũng không thấy sự việc gì hết, ngồi hoài không thấy pháp nhưng có người vừa vô 5 phút họ thấy pháp liền vừa thấy pháp hiện bày họ dính vào đó, nhưng mà lúc đó họ lại là Tham Câu Hành Hỉ, Tương Ưng với Tà Kiến, Vô Dẫn. Vừa thấy pháp hiện bày họ dính vô đó, họ không có niệm để buông bỏ mà họ đeo theo thích, họ hoan hỉ, hỉ lạc đó, cái này tôi đi tìm, cái này đúng là cái tôi đang muốn có, chỗ này lâu lắm chúng tôi mới được hưởng. Đó là Tham Câu Hành Hỉ, Tương Ưng với Tà Kiến, Vô Dẫn, nhanh lắm. Ngay khi đó qúi Phật tử cắt bỏ tâm dính mắc liền, niệm bỏ tâm thích đó liền không để nó cột trói tâm mình lại lôi cuốn mình ở trong bất thiện của một tâm tham sai lầm khi ta đang ngồi thiền chỉ là một tâm bất thiện mà thôi.

Chúng ta lấy thí dụ bên ngoài, một đứa bé mau lẹ (vô dẫn) ăn cắp một trái xoài nghĩ rằng mình không tội (tương ưng với tà kiến) nên hoan hỉ vui thích (câu hành hỉ)

Nếu như chúng ta đổi qua tâm thứ hai, chúng ta đổi từ vô dẫn qua hữu dẫn, 2 yếu tố trên giống nhau

2) Tâm tham thứ hai - Câu hành hỷ Tương ưng với kiến Hữu dẫn

Thí dụ, được người mẹ xúi dục đứa bé lấy cắp một trái xoài cho rằng là không tội có trạng thái hoan hỉ thoả thích.

Những cái đó là những trạng thái tâm lý thông thường của chúng sanh, người nào cũng có, từ nhỏ cho tới lớn không bất kể một chúng sanh nào, dù lứa tuổi nào không có quan trọng. Nhưng mà ở đây chúng ta luôn luôn có hai loại đó; lời của người xúi dục ta, thân của người thúc đẩy ta, ý của người thôi miên ta dẫn dắt ta hành theo cũng là hữu dẫn.

Có những nhà thôi miên được người khác, họ sai khiến người khác thực hiện, có những người ở nhà mà có thể sai khiến một người ở xa, họ dùng cái tâm của họ đọc được tâm người kia, kêu ngồi xuống, người kia ở nhà người kia, đang đi ở trong nhà của họ giờ phút đó họ giựt bắn người lên, họ bị sai khiến trở lại ghế ngồi xuống, tiếp tục họ sai người kia nằm xuống, nhắm mắt lại, người bị thôi miên làm theo lời người sai khiến, cái đó là ý hữu dẫn người. Cái đó là kỹ thuật, kỹ thuật đó không làm gì cả nhưng chúng ta đọc được tâm con người bị sai khiến bởi ý của người khác.

Thân của người sai khiến được ta, lời của người sai khiến được ta, Ý của người sai khiến được ta.

Chẳng hạn như mẹ của Sư thường hay nhắc nhở hàng con trong nhà, khi nào mẹ có khách thì tất cả tụi con đừng lai vãng trong phòng khách để mẹ với khách nói chuyện không bị ồn ào xáo trộn. Thì lúc đó làm sao anh em Sư biết được, thì mẹ Sư nói: khi mẹ nhìn các con thì ánh mắt nhìn của mẹ không muốn các con ở đây thì các con đi chỗ khác liền. Ngày hôm sau khách tới mẹ Sư cũng bưng nước trà mời khách rồi quay lại ngó, anh em Sư nhìn biết ý mẹ lặng lẽ rời khỏi phòng khách để ba mẹ tiếp khách không bị ồn ào. Đó là ý hữu dẫn ta thực hiện.

Có những cái Đức Phật Ngài chỉ nhìn thôi là Ngài Ananda hiểu được, Ngài Ananda khi đi theo Đức Phật, Đức Phật nhìn qua một cái Ngài Ananda hiểu liền nhưng chưa hiểu nguyên nhân là gì hỏi Đức Thế Tôn,

- "Bạch Đức Thế Tôn, sao Đức Thế Tôn nhìn con vậy".

- "Này Ananda, đây là Như Lai cho con biết người này quá khứ là một keo kiệt hôm nay sinh trở lại làm đứa bé ăn xin nghèo khổ xấu xi".

Đức Phật chỉ nhìn thôi là Ananda hiểu liền, chính cái đó gọi là ý hữu dẫn ta.

Tâm của con người chúng ta có hai loại:


1) Tâm tham thứ nhất - Câu Hành Hỷ - Tương Ưng với Tà Kiến - Vô Dẫn
2) Tâm tham thứ hai, - Câu Hành Hỷ - Tương Ưng với Tà Kiến - - Hữu dẫn

Trong đời sống hàng ngày chỉ cần kiểm soát hai tâm đó thôi chúng ta cũng thấy thoả thích được tâm của mình rồi.

Qúi Phật tử lái xe đi chơi thấy thích hợp thấy thoải mái không muốn về nhà lái vòng vòng đi chơi, lúc đó tâm của mình là Câu Hành Hỷ, thấy đi chơi sướng hơn ở nhà làm việc cực hơn, nghĩ không có gì tội lỗi hết là Tâm Tham Tương Ưng với Tà Kiến, mình thích ngồi lâu ở đó là Vô Dẫn, mà mình ngồi còn kéo lôi thúc đẩy là Hữu Dẫn.

Những cái đó luôn luôn là vậy, khi ăn cũng vậy, khi ta ăn, ta nhìn thấy vật thực, đối với người xuất gia, người tu, ăn mà không có ấn tượng thì tâm gọi là Tâm Tham Vô Dẫn, người xuất gia có quán tưởng ăn từ từ thì tâm đó gọi là tâm Hữu Dẫn. Mỗi lần quán tưởng là "vật thực này ta ăn để nuôi mạng chứ không phải là nuôi xác thân cho tốt", lúc đó sài tâm Hữu Dẫn.

Thì qúi Phật tử cũng vậy thôi, khi thấy vật thực mang đến qúi Phật tử thò tay bốc liền là vô dẫn, ngồi suy nghĩ là hữu dẫn. Nghĩ ăn cái này có tội không, ăn cái này có thiếu nợ không, là tương ưng với tà kiến và bất tương ưng với tà kiến, đời sống hàng ngày qúi Phật tử cũng vậy thôi, nếu như qúi Phật tử không quán xét hai cái tâm này qúi Phật tử sẽ dính dễ dàng trong thân kiến.

Ở đây ngay phút giây đầu tiên qúi Phật tử tìm ra được hai tâm này cho chúng ta thấy được thân kiến. Thân kiến này gọi là thân kiến kiết sử vi tế nằm trong tâm thức của ta, mỗi giây mỗi phút qúi Phật tử tìm ra thân kiến tại nơi Tương Ưng với Tà Kiến và Bất Tương Ưng với Tà Kiến.

Như vậy, khi nào qúi Phật tử thấy thân kiến này của mình ở đâu là qúi Phật tử phải nói "ta còn có tâm tham". Khi nào qúi Phật tử có một thân kiến khởi lên; sắc, thọ, tưởng, hành, thức, qúi Phật tử còn nói "của tôi", "của ta", tại đây là phải thấy là qúi Phật tử có tâm tham ở tại nơi đó.

Vậy thì: Ta diệt thân kiến kiết sử từ nơi tâm tham, tham mà ta diệt được là ta diệt được thân kiến.

Thân kiến kiết sử từ nơi tâm tham thứ nhất (vô dẫn), tâm tham thứ hai (hữu dẫn) thấy rõ ràng thân kiến.

Lúc bấy giờ qúi Phật tử thấy thân này là của ta không, lời này của ta không, ý này của ta không. Rồi, thân, lời, ý của người làm ta làm theo như vậy thì ta có thân này người kia tác động ta làm theo, ta bị chi phối bởi vì ta có nghĩ rằng là có thân này của ta.

Một người hành thiền không bao giờ muốn ai đụng tới mình, họ ngồi như vậy không ai được lại sửa họ, họ ngồi nghiêng, họ ngồi cong, họ ngồi thụng, họ ngồi không ngay, nếu như Thiền Sư lại sửa dáng ngồi của họ lại, họ bực bội, thì lúc đó là họ đang bị thân kiến không cho ai sửa hết, khi họ không cho ai sửa hết họ thấy sai chấp lầm là họ ngồi đúng, họ ngồi ngay, họ ngồi thẳng không thấy sai mà người ta sửa họ chấp mê tại đó là họ đang bị trong Tham Thân Kiến Tương Ưng với Tà Kiến, và họ mừng vui không có gì là buồn là Câu Hành Hỉ, họ thản nhiên chấp nhận giữ lấy thân không có gì thay đổi là Câu Hành Xả.

Có những hành giả ngồi thiền xong xả thiền ra họ hỏi Sư, lúc nãy con ngồi thiền có đúng không Sư", Sư nói ngồi thụng lắm lưng chưa thẳng lắm, ngẩn cổ lên thì khỏe hơi thở thông thì khỏe hơn. Không con không chịu đâu, con ngồi vậy quen rồi, con ngồi thỏai mái rồi, cái đó họ đang ở trong Tham Thân Kiến Tương Ưng với Tà Kiến, họ vui mừng giữ lấy là Câu Hành Hỉ, họ thản nhiên giữ lấy là Câu Hành Xả.

Có nhiều người cố chấp, họ ngồi thiền trên ghế quen rồi ngồi thiền dưới đất họ không chịu được, thì lúc đó họ đang đeo níu giữ cái của họ muốn có, khi có ghế mới ngồi thiền được, khi không có ghế họ ngồi thiền không được. Có một vị hành giả vào trong rừng ngồi thiền chim muôn thi nhau hót, khỉ vượn hú ồn quá không ngồi thiền được, vị hành giả bỏ ra biển ngồi trên mỏm đá thì cá giỡn dưới dòng sông cùng tiếng sóng biển ồn quá ông mở mắt ra coi hoài không tập trung thiền được. Ông giận quá, ông nguyện hôm nay chúng sanh này gây oan trái với ta kiếp sau sinh ra ta với năng lực thiền này ta làm một loài ăn hết những chim muôn vượn khỉ ta ăn hết, ta ra ngoài biển ta nhảy xuống biển ăn hết các loài cá nãy giờ vẫy đuôi đùng đùng làm ta không ngồi thiền được, ta sẽ trở thành hạng phi nhơn. Trong kinh điển gọi là Kim Xí Điểu nửa thân dưới là người, thân trên là đầu chim với mỏ đại bàng, đằng sau có một đôi cánh, hạng người đó có khi là tà kiến có khi là chánh kiến, do đó qúi Phật tử sẽ thấy loại người đó trong kinh điển có nói như vậy đó, thì cái đó là oan trái.

Hôm nay chúng ta học hai tâm, tâm thứ nhất và tâm thứ hai câu hành hỉ tương ưng kiến vô dẫn và hữu dẫn mình phải nhớ.

Chúng ta qua tâm thứ ba.

3) Tâm thứ ba là: Câu Hành Hỉ Bất Tương Ưng với Tà Kiến Vô dẫn

Tức là tham có sự vui mừng thoả thích mà không thấy sai không thấy tội một cách mau lẹ dính mắc vào đó, gọi là Tham Câu Hành Hỉ Bất Tương Ưng với Tà Kiến Vô Dẫn.

Thí đụ:

Khi ghi danh học trong một thiền đường họ có khóa tu, mà khoá tu đó sẽ đưa ra một nội quy rõ ràng, giờ nào là giờ chỉ tịnh (giờ nghỉ) giờ nào là giờ hành thiền tọa, giờ nào thiền hành chúng ta phải rõ ràng. Thì khi ghi danh vào đó thì qúi Phật tử phải thực hiện theo thời khóa đó, giờ ngồi phải ngồi cho đúng giờ, giờ đi phải đi cho đúng giờ, không thục tới thục lui, thêm thì không sao mà thiếu là không được.

Có một số hành giả sau khi ghi học khóa thiền, vô ngồi thiền xong nhưng họ thấy 1 giờ ngồi không nổi, 45 phút xả thiền ra, thiền sư thấy, nhắc mình phải ngồi tiếp, nhưng vẫn đứng lên bỏ ra về. Thì lúc bấy giờ họ vui vì xả thiền trước 15 phút (Câu Hành Hỉ), họ thấy không gì là tội là sai (Bất Tương Ưng với Tà Kiến) tại vì họ không thấy mình thiếu nợ 15 phút trong 1 giờ thiền đó mình đã hứa khi ghi danh, và họ mau lẹ hành xử rời khỏi thiền đường (Vô Dẫn).

15 phút đó Thiền Sư đã ra công coi mình tu tập, mà mình bỏ 15 phút đó là mình đã thiều nợ vị Thiền Sư. Qúi Phật tử không làm được phải nói trước, mà qúi Phật tử không làm được điều đó mà bỏ ra về, còn 15 phút không qua khỏi bỏ đi về lý do nào cũng được.

Muốn được xả thiền sớm là có tâm tham và,

- Thứ nhất, câu hành hỉ, hoan hỉ xả thiền

- Thứ hai, bất tương ưng với tà kiến, nghĩ là không tội

- Thứ ba, vô dẫn, mau lẹ buông bỏ không nói trước với vị Thiền Sư

Như vậy là dính vào: Tham câu hành hỉ, bất tương ưng với tà kiến và, vô dẫn

Rồi vị Thiền Sư đến nói "ông thiếu thiền đường chúng tôi 15 phút", trả lời là "không có, tôi làm theo khả năng thôi, không có gì tội cả (bất tương ưng với tà kiến)

Như vậy thì qúi Phật tử phải nói trước với ban tổ chức là ngồi 1 giờ không được.

Thêm giờ ngồi thiền được thì tốt, còn nếu thiếu thì là nợ, mà tội ở nơi đó là tại vì mình muốn được như vậy là mình có tâm tham. qúi Phật tử phải cẩn thận coi tâm của mình.

Đứa bé vô trong chùa ăn cắp một trái xoài, biết rằng đói vụng cần phải ăn nhưng vì đứa bé ăn soài mà chưa xin phép Chư Tăng là có tội nhưng vì đói vụng phải ăn, mau lẹ ăn cắp ăn liền, hay là mau lẹ lấy nước uống liền vì khát nước biết là có tội mà vẫn làm là bất tương ưng với tà kiến.

Còn nghĩ là của chùa lúc nào lấy cũng được và không tội là tương ưng với tà kiến.

Tương Ưng với Tà Kiến ( Ditthigatasampayuttam) là nghĩ rằng không tội nên lấy nên làm

Bất tương ưng với tà kiến (Ditthigatavippayuttam) là biết rằng có tội như vẫn làm.

Nếu qúi Phật tử cho rằng không tội là Tương Ưng với Tà Kiến, ăn cắp trái soài biết có tội nhưng vẫn ăn cắp là Bất Tương Ưng với Tà Kiến.

Xả thiền trước 15 phút cho rằng không tội không thiếu nợ với thiền đường là Tương Ưng với Tà Kiến, nhưng xả thiền trước 15 phút vì hoàn cảnh chịu không nổi phải xả thiền biết rằng đây là có tội thiếu nợ với thiền đường là Bất Tương Ưng với Tà Kiến.

Bất Tương Ưng với Tà Kiến nhẹ tội hơn là Tương Ưng với Tà Kiến.

Vô Dẫn (Sasankhàrikamekam) nặng tội hơn là Hữu Dẫn (Sasankhàrikamekam) .

Sư phân biệt 8 tâm, qúi Phật tử sẽ thấy tội nào nặng hơn tội nào nhẹ hơn

Vô dẫn nặng tội hơn hữu dẫn. Qúi Phật tử vô thấy trái xoài ăn cắp liền là tội nặng, còn bị người xúi ăn cắp đi ăn cắp đi rồi chia hai là hữu dẫn thì tội nhẹ hơn (tội thì không chia hai mà là tội ai nấy chịu).

Nhưng mà tội ai nấy chịu nhưng tội người lấy và tội người xúi lấy còn theo tác ý nữa.

Ở đây qúi Phật tử học qua

4) Tâm tham thứ tư là: Câu Hành Hỉ Bất Tương Ưng với Tà Kiến Hữu Dẫn.

Tham câu hành hỉ, bất tương ưng với tà kiến, hữu dẫn là tâm tham thứ tư

Như vậy chúng ta qua được 4 tâm tham này thì:

1) Tâm tham câu hành hỉ tương ưng với tà kiến vô dẫn - tội nặng nhất

2) Tâm tham câu hành hỉ tương ưng với tà kiến hữu dẫn - tội nặng nhẹ hơn một chút

3) Tâm tham câu hành hỉ bất tương ưng với tà kiến vô dẫn - tội nặng nhẹ hơn một chút nữa

4) Tâm tham câu hành hỉ bất tương ưng với tà kiến hữu dẫn - tội nhẹ nhất

Qúi Phật tử ngay khi giết một con kiến sài tâm sân, trước khi giết con kiến là muốn giết con kiến thì sài tâm tham (vì có chữ muốn nên là tham).

Giết con kiến khi đưa tay xuống giết con kiến là tâm sân, nhưng qúi Phật tử muốn giết con kiến này là tâm tham.

Ăn cắp là tâm tham, muốn ăn cắp cũng là tâm tham, ăn cắp cho bỏ ghét sài tâm tham và sân.

Tất cả tham sân đều do si là gốc. tham do si, sân do si hiện bày ra tất cả. Vì si mà ta tham, vì si mà ta sân, cái đó chúng ta không phải lo, khi qua phần si sẽ giải thích rõ hơn.

Ăn cắp cho bỏ ghét là tham sân, thương chúng sanh bị bịnh nan y, chẳng hạn thương con chó bị bịnh nan y đau nhức hành hạ đau khổ, không muốn kéo dài sự đau khổ, chúng ta giết nó bằng dao hay tiêm thuốc vào cho nó chết, ngay phút giây giết con chó sài tâm sân, mà muốn giết nó sài tâm tham, trạng thái quyết định cái đó là trạng thái si mê.

Sư ở trong trạng thái nan giải 3 lần, 2 năm liền Sư bị 3 cái nan giải, Sư có 3 con chó bên Cali, Sư đi nó thương quá nó ngã bịnh, một con bị hoại huyết, Sư đưa vô bệnh viện thú y chữa bịnh hoại huyết cho nó tốn 7,000 dollars có người Phật tử của Sư đã trả tiền chi phí để chữa bệnh cho con chó đó mà cũng không qua khỏi, cô đó báo tin là bác sĩ nói phải rút kim ra chứ nó không qua khỏi, Sư trả lời không rút kim ra, cứ để đó nuôi nó cho tới khi nó chết thì thôi.

Mình rút kim ra là nhân quả sẽ trở lại mình, tới phiên mình nằm bịnh cũng sẽ bị rút kim ra. Sư phải dằn co như vậy, vị bác sĩ thú y gọi qua nói chuyện với Sư là dùng lòng bi mẫn cứu nó cho nó giải thoát sớm đừng để nó đau đớn thể xác nó, nhưng Sư nói không, đừng nản, cũng không nên nói pháp Sư nghe, tại vì Sư biết pháp, Sư đối diện được Pháp và Sư giải quyết theo Pháp, lúc đó Sư bị dao động, tới khi Sư nhẹ tâm Sư tịnh tâm một chút xúi thì quả nó tới trở ngược về Sư liền.

do đó lúc đó qúi Phật tử nghe thấy cái tâm của mình là thương chúng sanh là tâm từ, tâm bi, tâm thiện, nhưng hành động của mình giết một chúng sanh cứu nó qua khỏi căn bịnh nan y trong lúc đó mình hiện bày một cách bất toàn niệm là tâm sân, mình quyết lòng thực hiện cái đó làm tham, mà thấy không tội là tương ưng với tà kiến, làm một cách mau lẹ là vô nhẫn.

Dễ sợ vậy đó, Sư gặp trường hợp đó 3 lần, 3 con chó

Thiền sinh: Thưa Sư, bây giờ mình làm bản di chúc về nếu mình bị như vậy mình không muốn dùng ống thở để mình đi luôn, như vậy mình có tạo nghiệp không?

TT trả lời: Đúng vậy, là mình tạo cái nghiệp cho mình, cũng như mình giúp người ta chết hay là mình làm bản di chúc là mình không muốn dùng ống thở, nó giống như là mình tự sát, mình không sát sanh, nhưng mình không chịu dùng ống thở là mình giết mình cũng là sát sanh, tại vì mình là chúng sanh.

© Minh Hạnh / phathocvandao


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au