patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Tâm Dục Giới


Tuần trước chúng ta học Tâm biết các cõi và chúng ta biết Hiệp Thế và Siêu Thế.

Tâm Hiệp Thế là tâm biết 3 cõi: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Tâm Siêu Thế biết về Đạo Quả và Niết-bàn.

Hôm nay, học phần Tâm biết các cõi. Đầu tiên qúi Phật tử sẽ học Tâm biết về cõi Dục Giới gọi là Tâm Dục Giới là tâm biết về ngũ dục tăng trưởng, hồi xưa dịch là ngũ dục công đức.

Ngũ dục tăng trưởng là những gì liên quan tới, sắc, thinh, khí, vị, xúc, làm cho chúng sanh ở trong cõi dục giới này duyên theo hay dính mắc vào. Có những người ưa thích về cảnh sắc, có người ưa thích về âm thanh, có người ưa thích về mùi, có người ưa thích các vị, có người ưa thích xúc. Nên người ta gọi lả duyên theo ngũ dục tăng trưởng. Những thứ này có chất hút lôi cuốn, nó níu kéo ta vào đó. Có những người thích cảnh sắc, họ đắm đuối nhìn vào trong cảnh sắc đó, họ đeo đuổi trong cảnh sắc đó không buông rời khỏi cảnh sắc đó, do đó gọi là tăng trưởng lên hoài.

Ngũ dục lôi cuốn đeo đuổi ta từ kiếp này qua kiếp khác, không dứt ra được, do đó cuộc sống của chúng sanh ở trong cõi Dục Giới này nói về tuổi thọ ngắn hơn tuổi thọ của chúng sanh ở cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới.

Các cõi, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, những người ở nơi đó là các vị hành giả tu tập về thiền họ chỉ có một đối tượng hay một đề mục để nuôi dưỡng tu tập và, họ tu tập từ cõi người được sanh về cõi trời, tại đó họ hưởng tuổi thọ chứ không có một cái gì bám víu níu kéo trong cõi họ đang ở.

Ở cõi Dục Giới này ngũ dục đeo đuổi ta một cách rất khắn khích và chúng ta không thể rời xa được, nó lôi cuốn đeo đuổi ta từ kiếp này qua kiếp khác. Một người trong giờ phút cận tử lâm chung thường hay bị đeo níu một cảnh vật nào đó làm cho chúng sanh đó lại đi tục sanh tiếp tục. Có những người đeo níu ở trong đó thời gian là 7 ngày trước khi họ chết những cảnh nào đến với họ và đủ để tâm họ dính vào đó, họ đi theo cảnh đó. Do đó, ở cõi Dục Giới này sự thật nó có tính chất đeo níu nhiều hơn ở hai cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới.

Chúng ta nói trở lại cõi Dục Giới. Ở cõi Dục Giới có hai lãnh vực: khổ và vui, cõi hạnh phúc và khổ đau, hay cảnh an lạc và cảnh đau khổ của chúng sanh.

Cõi Dục Giới được chia làm 3:

1) Bốn khổ thú

2) Cõi người

3) Sáu cõi Chư Thiên (Lục Dục Thiên).

Như vậy, trong cõi Dục Giới chia ra tất cả 3 lãnh vực: Bốn khổ thú, cõi người và sáu cõi Chư Thiên (Lục Dục Thiên) cộng chung lại Tâm Dục Giới có tất cả 11 cõi.

1) Thứ nhất là Bốn khổ thú

Cõi bốn khổ thú gồm:

1) Cõi địa ngục (Niraya)

2. Cõi bàng sanh (Tiracchānayoni)

3. Cõi ngạ quỉ (Pittivisaya)

4. Cõi atula (Asurakāya)

Chúng sanh ở địa ngục không một phút giây nào an vui, từ khi đọa xuống do ác nghiệp đã tạo ra phải chịu thọ lãnh khổ đau suốt thời gian ở trong đó tới khi ra trả hết nghiệp.

Cõi địa ngục có hai loại địa ngục, có những loại địa ngục lạnh khủng khiếp, lạnh tới mức chúng sanh ở nơi đó chết đi sống và, có những loại dầu sôi lửa đỏ. Thì khi bị đọa xuống đó lạnh quá chịu không nổi chết liền rồi sống lại, thì tính là một kiếp, chảo dầu sôi nóng đỏ chúng sanh lọt vô trong đây vừa đụng vô dầu sôi là chết liền tuột xuống đáy dầu sôi, rồi ló đầu lên sống lại rồi chết là tính một kiếp. Cõi con người sống tới 100 tuổi thọ mới chết tính một kiếp. Trong thời Đức Phật, Ngài Mục Kiền Liên được đi xuống cõi địa ngục Ngài thấy được hiện tượng và Ngài đem câu chuyện nói lại cho Đức Phật nghe, khi Đức Phật nghe thì Đức Phật xác minh và Ngài tuyên bố câu chuyện về địa ngục như vậy. Ngài cho biết do nhân nào chúng sanh rớt trong địa ngục và ở trong đó họ khổ như thế nào.

Hồi xưa kia có một số đệ tử Phật tại gia và thậm chí luôn cả người xuất gia họ suy nghĩ nếu ta đi vào Niết-bàn thì ta không còn hưởng lạc thú trong tam giới này nữa, mặc dầu họ biết tam giới như hỏa trạch như lửa lò đốt cháy con người chúng ta mỗi phút giây.

Cho dù như ta đang ở trong nhà có máy lạnh hay chăn êm nệm ấm đi nữa Đức Phật vẫn nói là đây là cảnh khổ của chúng sanh chưa phải là cảnh an vui. Cảnh an vui là Niết-bàn tiếng Pali là:

Nibbanam paramam sukham - Niết-bàn là sự an vui tuyệt đối

Đức Phật Ngài luôn luôn cảnh tỉnh hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia hãy nhìn là; chúng sanh con người của ta thua loài chim nữa, là chim ở trên cây khi nó trượt chân xuống thì nó có đôi cánh hạ từ từ xuống không bị bể thân của nó, nhưng con người ta leo lên cây mà trượt chân xuống thì rớt xuống, thứ hai nữa khi ta ra khỏi cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ ta rớt xuống y như vậy, không biết đi đâu, cái nghiệp tốt của tuổi thọ của Phi Phi Tưởng Xứ nó nối tiếp qua đó là nghiệp đó dẫn mình đi tục sanh, khi nghiệp đó dẫn đi tục sanh nếu mà là bất thiện thì rớt xuống bốn cõi thú liền, địa ngục, ngã qủi, atula, bàng sanh duyên theo đó mà hưởng.

Cũng như qúi Phật tử biết lái xe, qúi Phật tử sẽ nói là "tôi chạy xe kỹ lắm không ai được đụng tôi". Nói như vậy là không thể được. vì dù mình lái xe kỹ như thế nào mà người ta do lý do gì đó họ đụng mình thì mình không thể tránh khỏi. Do đó, khi ra ngoài đường mình phải nuôi trong đầu là sẵn sàng để đối diện với bất cứ chuyện xảy ra, biết đâu bốn đường khổ thú ta sẽ rơi xuống đó, phải nghĩ như vậy mới được. Nếu chúng ta không chịu nghĩ như vậy thì Đức Phật nói chúng sanh sẽ sống trong sự dễ dui khinh suất và tạo ra những hành động không cân nhắc, thì lúc bấy giờ sẽ đưa đến bất thiện nghiệp và ác nghiệp trong khi đó chúng ta không biết là ta tạo ra bao nhiêu nữa. Qúi Phật tử nhớ như vậy đó.

Như vậy, ở Tâm Dục Giới biết được 11 cõi Dục Giới, trong 11 cõi Dục Giới này chia ra làm bốn loại khổ thú: địa ngục, ngã qủi, atula, súc sanh hay bàng sanh.

2) Thứ hai là cõi người.

Trong cõi người lại có nhiều loại người.

1) Người sinh ra bị khuyết tật, từ trong bụng người mẹ sinh ra bị khuyết tật rồi tới ra đời sống đầy dãy khổ đau, không gặp được nhiều may mắn.

2) Người thứ hai, được sinh ra ngoài đời được đầy đủ không bị khuyết tật nhưng bị lù đù không có trí tuệ, thì người này cũng khổ.

3) Người thứ ba, đáng được nói là người sinh ra ăn ở hiền lành mà phải có trí tuệ, người đó mới là người có giá trị. Chứ còn nếu như người hiền nhưng không có trí cũng không đáng để nói tới.

Do đó ở đây chúng ta sẽ thấy có 3 loại người, thì 3 loại người này là

1) người sinh ra bị khuyết tật,

2) thứ hai là người hiền lương nhưng không có trí tuệ.

3) người vừa hiền vừa có trí.

Trong 3 loại người đó, không ai biết được mình sẽ là loại người nào, sinh ra ta là cha mẹ, mà nghiệp báo quyết định con người của ta ở trong đời, ta chỉ mượn thai bào để được ra đời chứ ta không quyết định được mình là người loại nào. Khi biết được điều đó, đầu tiên ta không trách cha mẹ và cũng không buồn khi con cái trách lại mình, mình ở giữa mình có ra sao mình cũng phải chịu cái nghiệp của mình đã tạo quá khứ.

Thì qúi Phật tử có biết là mình sanh ra trở thành người không biết khuyết tật không, không biết được, con chim sanh ra cái trứng chứ nó đâu biết từ cái trứng con nó sanh ra bị khuyết tật, con bò cũng vậy thôi, nó sanh con nó ra nó đâu biết con nó bị khuyết tật, con người chúng ta cũng vậy thôi,

Do đó, chúng ta sanh ra được trở thành người là mừng, nhưng may mắn khi biết mình có ở hạng không khuyết tật, càng mừng hơn nữa mình được làm người hiền có trí. Người hiền có trí là người đặc biệt nhất trong đời, như hạng bồ tát, như Bồ Tát Sĩ Đạt Đa được sinh ra vừa là người hiền lương vừa có trí tuệ.

Có một cô Phật tử Sư biết, hiền lắm không có chuyện gì mà thấy dữ, khi cô đứng ủi quần áo thấy những con kiến đi ngang qua cô lấy bàn ủi cô ịn ịn hết những con kiến, cô không thích kiến. Qúi Phật tử thấy những lúc đó họ vô tình lắm họ làm rất vô tư. Sư có ông cậu, là cậu của ông thân Sư ở bên Houston người rất hiền, cả một đời không nói nặng ai hết, nhưng ông rất ghét những con gián, thấy là ông giết, kỳ rồi Sư đến thăm gặp và nói: "Ông đừng có giết gián nữa, ông 97 tuổi rồi ông trường thọ rồi, do kiếp quá khứ ông không giết gián nên ông mới được trường thọ như bây giờ, nên kiếp này mà ông không giết gián thì kiếp sau ông sẽ thọ lắm." Nói hoài mà ông không nghe cứ thấy gián là giết liền.

Đó là người thấy hiền nhưng không có trí, họ không đo lường nhân quả, họ không đo lường hiện tại nghiệp trổ sanh nghiệp quá khứ, trổ sanh vị lai, trổ sanh trong cảnh khổ, khi đó họ rớt xuống vào khuyết tật hay vào bốn cõi khổ, đó là hạng người thứ hai đứng ở giữa ngã 3 đường, có thể họ rớt xuống là khuyết tật hay là rớt xuống bốn con đường ác đạo mà họ không biết, họ không có ngừa, không cẩn thận, không đắn đo lo lắng và họ làm một cách rất thoải mái.

3) Thứ ba là sáu cõi Chư Thiên (Lục Dục Thiên).

1) Tứ Thiên Vương.

2) Cõi Đao Lợi.(Tavatimsa)

3) Cõi trời Dạ Ma

4) Cõi Đâu Xuất Đà

5) Hóa Lạc Thiên

6) Tha Hóa Tự Tại.

Đó là sáu cõi trời Dục Giới.

1) Cõi trời Tứ Thiên Vương: Những Chư Thiên ở trong nhà của Qúi Phật tử, Chư Thiền ở trên các chùm cây, hay ở nơi, sông, núi, ao, hồ, biển cả, đại dương, những Chư Thiên đó gọi là Chư Thiên bậc thấp, Chư Thiên bậc thấp đó nằm ở trong lãnh vực của Tứ Thiên Vương cai quản.

2) Cõi trời Đao Lợi là cõi trời của vua trời Đế Thích ta gọi là Sakka, một số kinh Hán tạng có nơi gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế, đó là thần thoại hóa của người Trung Hoa. Nhưng, thực ra các vị Trời ở đó không có tư tưởng giống như trong kinh điển của bên Hán Tạng diễn tả. Tiếng Pali là Sakka là vị Trời này là chủ Chư Thiên ở Tam Thập Tam Thiên họ chăm sóc đời sống của Chư Thiên ở Dục Giới này và cõi nhân loại này là cõi trời Đao Lợi.

3) Cõi trời Dạ Ma, họ hưởng phước lạc và họ không có một cái gì gọi là ưu phiền lo âu, cõi trời Đao Lợi và cõi trời Tứ Thiên Vương còn có vui có buồn, cõi trời Dạ Ma không có buồn phiền họ lên đó hưởng phước, hưởng an lạc trên đó cho tới hết tuổi thọ họ đi.

4) Cõi trời Đâu Xuất Đà, cõi trời của các vị bồ tát tu tập balamật khi họ thác ở cõi nhân loại này và balamật của họ chín muồi và họ không bị đứt gãy bị hoại balamật thì họ được sanh về cõi trời Đâu Xuất Đà, tại nơi đó họ tiến tu balamật nữa cho tới khi nào đạt được thành tựu kết quả balamật của họ thì họ sẽ xuống cõi nhân loại tu kiếp chót để đạt thành quả mà họ tu tập. Đức bồ tát Di Lạc đang ở cõi trời Đâu Xuất Đà Ngài đang làm việc giảng dạy cho Chư Thiên, Phạm Thiên, chúng sanh có balamật nghe giáo pháp của Ngài, nhưng Ngài chưa thành Phật mà Ngài đang ở trên đó trưởng dưỡng balamật cho đến chín muồi, và sau khi hết Phật pháp của Đức Phật Gotama này thì lúc đó chúng sanh tuổi thọ giảm xuống 10 tuổi và sau khi giảm xuống 10 tuổi thì tuổi thọ chúng sanh tăng lên lại 84,000 tuổi thì lúc bấy giờ bồ tát Di Lạc ở trên trời Đâu Xuất Đà mới được Chư Thiên và Phạm Thiên thỉnh mời xuống nhân loại một lần chót, lúc đó thì Ngài xuống bình thường như con người và Ngài sẽ tiến tu balamật tại nơi cõi người này, rồi Ngài cũng sẽ thấy bốn hiện tượng sanh già đau chết và một vị đạo sĩ, rồi sau đó Ngài phát tâm xuất gia tự một mình ra đi và tại nơi đó tiến tu đắc đạo quả trở lại trong đời này thuyết pháp độ sanh 3 thời giáo pháp. Đó là thời kỳ của Đức Phật Di Lặc.

Quả địa cầu của mình chia làm 4 giai đoạn: Thành, Trụ, Hoại, Diệt. Thì từ giai đoạn Thành Trụ trải qua 3 giai đoạn 3 bậc Chánh Đẳng Chánh Giác ra đời.

Chúng ta đang ở giai đoạn quả địa cầu từ Trụ cho đến Hoại, hiện bây giờ là giáo pháp của Đức Phật Gotama đang có.

Từ Hoại đi tới Diệt là giáo pháp của Đức Phật Di Lặc.

Sau khi giáo pháp của Đức Phật Di Lặc hoại diệt thì lúc bấy giờ quả địa cầu này hình thành 7 quả mặt trời, lúc bấy giờ nó đốt cháy quả địa cầu này lúc đó quả địa cầu nổ tung. Giai đoạn này bất cứ luận thuyết nào về khoa học hay là một tôn giáo nào đi nữa người Phật tử đừng lo lắng sợ là quả địa cầu này bị nổ tung hay đến thời kỳ tận thế, chuyện đó không có trong kinh điểu của Đức Phật. Chúng ta đang ở trong giai đoạn Trụ và Hoại mà ít Trụ nhiều Hoại hơn, tiền dần tiến dần tới, rồi tới khi giáo pháp của Đức Phật Gotama hoại diệt và tuổi thọ chúng sanh giảm xuống rồi tăng lên rồi từ Hoại đi qua Diệt thì ít Hoại nhiều Diệt rồi Đức Phật Di Lặc ra đời nói giáo pháp 3 thời độ vô lượng chúng sanh, rồi lúc đó giáo Pháp của Đức Phật Di Lặc hoại diệt thì lúc đó đến giai đoạn Diệt của quả địa cầu.

Có những Phật tử đi nghe một vài nơi nào đó cho dù là lãnh vực của khoa học hay một vài tôn giáo khác nói vấn đề là quả địa cầu đến thời kỳ tận thế, chúng sanh sống không có trạng thái an vui, còn có hiện tượng đời sống về mặt xã hội và tâm linh con cái sinh ra bất hiếu không hiếu thảo với cha mẹ, hay là, người dân sống trong đời này sinh ra tính tình nóng nảy nhiều hơn thời xưa kia ông bà tổ tiên của ta sống hiền đức, bây giờ chúng sanh nóng oi bức do đó sanh ra xấu xí hay gặp đau khổ đó là điềm sắp sửa hoại diệt của thế gian. Trong kinh điển nói khi con cháu chúng ta càng ngày khó dạy, bất hiếu, không có luân thường đạo lý, thì mình sẽ nhìn vô đó là thời kỳ giáo pháp đang đi xuống chứ không thể nói là thời kỳ tận thế của quả địa cầu, hai cái đó khác nhau. Giáo pháp đi xuống lời dạy không còn, chính đó chúng sanh sống trở lại tập khí thói quen của nghiệp của chúng sanh, do đó mới sanh ra những trường hợp làm người xấu xí trong cuộc đời, trong xã hội, trong thế gian này, chứ chưa có phải là thời kỳ của tận thế hay là quả địa cầu hoại diệt.

Người ở cõi nhân loại có tu tập balamật và có gìn dưỡng balamật trong đời sống hàng ngày, mỗi ngày mỗi tu hay có trau dồi rèn luyện balamật khi chết được sinh về cõi trời Đâu Xuất Đà. Như ngày hôm nay ông Cấp Cô Độc, bà Visakha, con gái của ông Cấp Cô Độc đang còn ở trên cõi Đâu Xuất Đà, và những người ở bậc Nhứt Lai hay Thất Lai vẫn còn ở Đâu Xuất Đà chờ đủ duyên lành trở xuống cõi nhân loại này để tiến tu trong vòng sanh tử của Thất Lai hay Nhất Lai.

Bậc Bất Lai thì họ không về cõi trời Đâu Xuất Đà, Bậc Anahàm quả sau khi bỏ thân mạng người ở đây họ sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên, một trong năm cõi đó thuộc về Sắc Giới, mà Sắc Giới đó thuộc về Tứ Thiền Sắc Giới (tuần sau chúng ta sẽ học về cõi trời Sắc Giới sẽ được mổ xẻ thêm về phần đó) thì khi gọi là Bất Lai là không còn trở lại cõi người thì sau khi chết ở đây các Ngài đi theo phước báu của Bất Lai về Ngũ Tịnh Cư Thiên là cõi Tứ Thiền Sắc Giới, ở nơi đó có ba cõi là: Cõi Quãng Quả, cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng. và Sắc Cứu Cánh thiên (uddhamsota akanitthagàmì) là đi theo năng lực hồi tu tập; tín, tấn, niệm, định, tuệ, họ tu tới đó rồi đắc đạo quả ở nơi đó và họ vô sinh tại nơi đó luôn không trở lại cõi người này nữa mà giải thoát.

Cõi trời Đâu Xuất Đà dành cho bậc bồ tát tu tập balamật, hai nữa là dành cho những bậc: Thất Lai, Nhất Lai, Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, các Ngài còn lên xuống lên xuống trở lại ở nơi đây để tu tập, những người đó luôn luôn sống khắn khích với Balamật và con đường đạo quả Niết-bàn, cho dù họ trở lại cõi đời này họ cũng không có nhiễu đắm theo cõi người như chúng ta đang có, họ cũng hoàn toàn khác với chúng ta, mà cho dù họ có đi vào thai bào của một người mẹ thuần túy không phải là người mẹ khác thường như hoàng hậu Maya là người cưu mang Bồ Tát Sĩ Đạt Đa trong một kiếp chót này là bà phải tu một a tăng kỳ để bà mới được làm mẹ của vị bồ tát kiếp chót nên hoàng hậu Maya không phải là một người mẹ đơn thuần thuần túy như chúng ta ngày hôm nay, bà khác hơn chúng ta, bà phải tu và kiếp nào bà sinh lên bà cũng nguyện là balamật tu và nguyện làm mẹ của vị bồ tát kiếp chót, không đứt lời nguyện và balamật vuông tròn thì mới được người bồ tát đi vào trong thai bào của mình để mà ở trong đó 10 tháng rồi từ giả cõi đời này không có một người nào quá được 7 ngày, chết sanh về cõi trời Đâu Xuất Đà, đó là niêm luật, người mẹ nào làm mẹ của bồ tát kiếp chót không có thời gian ở với người con của mình được, sinh ra là đi về cõi trời Đâu Xuất Đà, từ nơi đó Đức Phật người con của mình sẽ tu tập trở thành vị Phật đi báo hiếu vào hạ thứ 7 của cuộc đời của vị Phật đó đi lên tìm mẹ độ để trả hiếu, đó là niêm luật của Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai là như vậy. Còn đối với chúng ta đây qúi Phật tử là người nữ có khi qúi Phật tử có sinh ra đứa con những người con đó mà có duyên với Phật Giáo mà nhỡ như họ là Thất Lai hay là Nhất lai là họ đến với qúi Phật tử mượn thai bào thôi, đời sống của họ là tiến tu tiếp tục họ không sống với qúi Phật tử, họ ở trong thời gian thí dụ như 3 năm nhũ bộ hay một thời gian chừng khi họ chín muồi họ cũng cắt ái ra đi, cũng rời khỏi căn nhà của người mẹ cha đi vào con đường xuất gia và tiến tu tiếp tục con đường balamật và đạo quả.

Thiền sinh: Thưa Sư, con nghe nói là ở cõi trời Đao Lợi có hai loại hạng người: một là bên nội viện hai là bên ngoại viện, một bên lo tu một bên không lo tu?.

TT trả lời: Sư không nghe nói điều đó.

Có trường hợp phân biệt như sau: Cõi trời Đao Lợi Thiên là cõi trời của Tam Thập Tam Thiên của 33 vị trời cai quản, có hai trường hợp có thể, chứ danh từ bên nội viện và bên ngoại viện thì không có nói đến.

Có hai trường hợp là chúng sanh có chánh kiến và chúng sanh tà kiến.

Thứ nhất, ở các tôn giáo khác những người biết làm việc thiện, giống như những hội Thánh Tin Lành, họ làm việc từ thiện đi cứu nhân độ thế trong trần gian này, thí dụ như thiên tai động đất bão tố, những người đó đến tiếp cứu giúp đỡ họ đã tạo cho mình những phước báu, cho nên tới khi họ chết nhờ những phước báu đó được lên cõi trời Đao Lợi để hưởng phước báu ở cõi trời Đao Lợi, nhưng họ không có chánh kiến. Do đó khi chúng ta hồi hướng phước báu cho họ thì họ không nhận, họ là người có tri kiến của một tôn giáo khác, không phải là tri kiến tôn giáo Đạo Phật của mình nên họ không nhận sự hồi hướng của mình, cho dù đó là người thân trong gia đình của qúi Phật tử đi nữa họ đã có tri kiến của một tôn giáo khác qúi Phật tử làm việc thiện hồi hướng phước báu đến người đã quá vãng họ không có nhận; một là họ từ chối không nhận, hai nữa là họ nhận không được, giống như tấm kiếng qúi Phật tử búng nước vào thì nước tuột xuống, họ đứng bên kia tấm kiếng, cái phước đến không vô được người của họ mà vô cái kiếng rồi tuột xuống. Họ ở trên cõi trời Đao Lợi, hưởng theo dục lạc của Chư Thiên, sau khi thân hoại mạng chung họ bốn cõi thú hay cõi người tuột xuống trở lại.

Thứ hai. Còn những Chư Thiên có chánh tri kiến giống như qúi Phật tử hay là thân bằng của qúi Phật tử có chánh tri kiến sau khi thân hoại mạng chung sanh về cõi trời Đao Lợi, khi ngày sắp sửa ra đi mình quyết định được chuẩn bị cũng như bây giờ qúi Phật tử đã biết được Phật Giáo như là Đức Phật thì Ngài và qúi Phật tử lâm chung mình quyết định được, trừ khi mình ở trong trạng thái là bị coma (hôn mê) trước đó thì qúi Phật tử không chuẩn bị được lúc đó đi theo cái nghiệp của mình mà thôi. Với những người không ở trong trạng thái bị coma mà trong trạng thái ngủ tỉnh táo ra đi trong sự hiểu biết thì họ quyết định được con đường họ đến.

Thường thường họ đến cõi trời Đao Lợi nếu như họ không phải là bồ tát hay balamật thì sinh về cõi trời Đao Lợi thì họ hưởng phước của người Chư Thiên có chánh tri kiến là một, thứ hai nữa, Chư Thiên có nhiều trí tuệ để dìu dắt nhắc nhở nhau thù thắng hơn là ở chỗ Chư Thiên không có trí tuệ và không có tri kiến, họ kéo lôi vào con đường hưởng ngũ dục lạc rồi mình trôi lăn trong cảnh khổ rồi sau khi hết trở về cảnh khổ lại.

Như qúi Phật tử ở đây có phước thì từ VN qua bên Mỹ này đất lạ quê người không ai tiếp đón nhưng phước dắt mình đi tới khu an lành yên ổn không có nguy hiểm, tối ngủ không sợ trộm cướp viếng nhà mình, đó là do phước dắt mình đi, chứ mình đến xứ này đâu biết nơi nào để lựa chọn đến, trên cõi trời cũng vậy, nhưng ở cõi trời theo trong kinh điển nói còn rộng lớn hơn cõi người, ở cõi người này có bảng đường mình đi trên cõi trời không có bảng chỉ đường, giống như mình lên máy bay không có bảng chỉ đường y như ở cõi trời rồi mình đi theo nghiệp tới nơi nào mình ngừng mình ở nơi đó.

Do đó ở cõi Đao Lợi có 2 loại người là như vậy.

Ở cõi trời Đao Lợi cũng gây chuyện với nhau, Chư thiên cũng oan trái với nhau. Do đó từ cõi Tứ Thiên Vương đến cõi Đao Lợi này còn giống như cõi nhân loại mình, họ cũng có gia đình, cũng có chồng có vợ có con.

Tứ Thiên Vương mỗi một vị vua trời Tứ Thiên Vương có 1000 người con trai.

Cõi trời Đao Lợi do vua Trời Đế Thích (Sakka) cai quản, khi Ngài ở cõi nhân loại có tên là Maghavā lúc đó có 4 bà vợ. Đến khi Ngài được lên cung trời Đao Lợi thì 3 bà đi theo còn bà thứ tư bị rớt lại. Vì bà thứ tư sống trong tà kiến đắm say trong ngũ dục lạc, tối ngày nghĩ tới hưởng lạc thú trong đời, Ngài Maghavā thường nhắc nhở người vợ thứ tư lo tu nhưng bà không nghe chỉ vui chơi còn 3 bà vợ kia thì lo tu, do đó khi Maghavā sanh được lên trời Đao Lợi làm vua trời Đế Thích (Sakka) nhìn qua thì thấy 3 bà yên tâm rồi mà bà thứ tư không thấy, ngó xuống cõi người thấy bà thành con cò, lặn lội tìm cá ở dưới dòng sông, thấy cũng thương tội nghiệp nên xuống độ. Lúc đó con cò đang đi kiếm cá ăn, vua trời Đế Thích thành con cá, con cò đang đi tìm cá thấy con cá chụp ăn liền, con cá nói:

- "Ăn đi rồi tiếp tục sanh làm loài thú nữa".

Vừa lúc con cò chụp con cá tính ăn nghe như vậy giựt mình nhả con cá ra và nghĩ câu này nghe quen quen, nhớ lại kiếp làm người có nghe câu này:

- "Cứ sát sanh đi rồi khổ cuộc đời đó" là chồng của bà ở kiếp quá khứ có nói.

Thì khi con cò nghe câu nói "ăn đi rồi tiếp tục sanh làm thú nữa", nó vội nhả con cá ra và khép miệng lại nhịn đói 7 ngày không ăn mà chết. Sau khi chết tái sanh thành người vợ thứ tư của vua trời Đế Thích, bây giờ đi đâu cũng đi với bà thứ tư, bà thứ tư là con của vua Atula.

Còn Dạ Ma và Đâu Xuất Đà không có vợ mà lo tu.

Cõi trời Tha Hóa Tự Tại là cõi trời của Ma Vương ở. Còn Hóa Lạc Thiên là cận thần, quan gần gủi với Ma Vương ở Tha Hóa Tự Tại, chính cõi này là cõi đầy dục lạc nhất trong 11 cõi Dục Giới.

Trong 11 cõi Dục Giới thì Tha Hóa Tự Tại là cõi trời của Ma Vương đầy đủ uy quyền đầy đủ khả năng để chinh phục cả Tam Giới. Ngay cả các vị trời Sắc Giới, các vị Phạm Thiên Sắc Giới, Vô Sắc Giới, cũng nằm trong lưới của Ma Vương quản lý.

Vua Tha Hóa Tự Tại là Ma Vương, có 3 người con gái rất giỏi luôn luôn đi theo vua cha, vua cha Ma Vương chỉ ra tay khi gặp Bồ Tát kiếp chót sắp sửa thành đạo quả, lúc đó Ma Vương mới ra tay.

Theo thường là truyền thống, Ma Vương sẽ đến đánh vị Bồ Tát kiếp chót, Ma Vương đánh với Bồ Tát dành bồ đoàn, đánh thua bỏ về cung trời Tha Hoá Tự Tại thì 3 nàng con gái mới ra nói để con ra chiêu Bồ Tát sẽ thua liền, Ma Vương mới nói:

- "Đừng có nói vậy, Ngài đã thành Phật rồi, các con không nên khinh suất mà xúc phạm sẽ có tội".

Nhưng ba nàng con gái của Ma Vương không sợ không nghe cha nói, đi xuống một lần nữa để đánh với vị Phật, lúc đó không còn là Bồ Tát nữa. Đánh bị thua trở về khóc với vua cha, Ma Vương nói:

- "Cha đã nói các con không nghe lấy trứng trọi đá".

Câu chuyện là như vậy.

Nghĩa của cụm từ "Tha Hóa Tự Tại" nghĩa là họ biến hóa ra một người khác để hưởng dục lạc.

Nghĩa của cụm từ "Hóa Lạc Thiên" là biến hóa tất cả những dục lạc để hưởng nên gọi là cõi trời Hóa Lạc Thiên.

Chẳng hạn, Chư Thiên ở cõi trời Hóa Lạc Thiên đói bụng chỉ cần nghĩ tới vật thực là no, nên gọi là Hóa Lạc Thiên chứ không cần phải ăn uống vật thực như chúng ta, những dục lạc như: sắc, thinh, khí, vị, xúc, nghĩ tới là được hưởng liền, họ hưởng nhưng họ không biến ra người thứ hai để hưởng.

Đó là 6 cõi trời Lục Dục Thiên.

Trong nhà qúi Phật tử luôn luôn có Chư Thiên, nhưng, nếu qúi Phật tử ở không lành, tâm không tốt, sống với tâm bất thiện, thậm trí nữa qúi Phật tử không tin tưởng có Chư Thiên ở trong nhà mình, thì Chư Thiên ở trong nhà có cũng như không, lúc bấy giờ Atula xen vào, qúi Phật tử phải cẩn thận trong nhà của mình luôn luôn phải nghĩ tưởng đến Chư Thiên, thường làm việc phước báu nào cũng nên hồi hướng đến Chư Thiên.

Sư nhắc nhở nhiều lần cho qúi Phật tử, ở trong nhà qúi Phật tử muốn cầu nguyện chi thì Chư Thiên trong nhà sẽ giúp đỡ cho mình và, thứ hai nữa khi mình được Chư Thiên trong nhà giúp đỡ mình thì mình làm việc thiện chi dù nhỏ dù lớn nên chia hồi hướng phước cho Chư Thiên trong nhà trước nhất. Qúi Phật tử thấy mỗi lần học xong thì Sư thường hay đọc câu: "nhất là Chư Thiên ở trong nhà của chúng con" thì khi gặp chuyện cầu Chư Thiên giúp đỡ là vậy.

Nếu qúi Phật tử không nghĩ tưởng đến Chư Thiên thì khi qúi Phật tử gặp khó khăn thì lúc bấy giờ tâm sầu muộn khởi lên lo lắng nghĩ ngợi không an trú chỉ hiện bày có tâm bất thiện mà thôi thì Chư Thiên không đến với mình được, mà Atula sẽ nhiếp tâm mình thúc đẩy mình làm chuyện sai quấy. Chẳng hạn khi buồn quá mà không có Chư Thiên nhắc nhở mình hay giúp đỡ mình thì Atula nhắc nhở mình "tự vận đi chết cho rồi" mình đi tới trạng thái tự sát, đó là do Atula thúc đẩy.

Trong đời sống hàng ngày, mình nghĩ gì thì sẽ có cái đó, và khi nghĩ cái đó nó sẽ tương ứng với cái phước hay là cái tội mà qúi Phật tử làm sẽ theo đó ảnh hưởng tới đời sống của mình.

Khi làm việc thiện nghĩ tới cái phước, qúi Phật tử lại còn hồi hướng thì phước đó tăng lên, những người hiền lương sẽ đến với mình rất mau lẹ và mau giúp đỡ cho mình.

Còn khi mình không nghĩ tới cái phước mà mình nghĩ đến những chuyện xấu hoặc những chuyện bất thiện thì những loài xấu đến với mình, nó thúc đẩy xúi dục mình làm ra những điều đó, rồi mình gặt hái những quả khổ đau thì lúc đó mình phải chịu trách nhiệm chứ không có ai xen vào cả.

Thí dụ, qúi Phật tử là một người có phước ra đường có sinh ra việc bất thường gây gỗ cãi vả nhau, nếu mình có phước sẽ có một số người đến khuyên can mình dàn hoà cho mình. Nhưng nếu như mình không có phước thì lúc đó đang gây gỗ có hạng người xấu xúi dục đánh nhau rồi mình chết theo cái nghiệp của mình.

Hôm nay chúng ta bắt đầu đi vào tâm Dục Giới.

Những tâm Dục Giới này là những tâm duyên theo ngũ dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc, cho dù ở cõi trời Dục Giới cũng chạy theo ngũ dục để hưởng, cho dù sống nơi loài người là, người khuyết tật, hay người hiền không trí, hay người hiền trí, hay người xấu người dữ, cũng chạy theo ngũ dục tăng trưởng này hưởng thụ, cho dù chúng sanh ở trong cõi thú, địa ngục, ngạ qủi, atula, bàng sanh cũng duyên theo ngũ dục này để tìm hưởng lấy những cảnh đó, không có chúng sanh nào không đi theo ngũ dục.

Tới khi chúng ta học Tâm Sắc Giới hay Tâm Vô Sắc Giới chúng ta sẽ thấy những ngũ dục này được cắt giảm, không còn nghĩ tới nữa, họ hưởng phước lộc thiền, họ tu ở cõi trời người này khi lên trên cõi trời Sắc Giới, cõi trời Vô Sắc Giới họ hưởng phước của thiền chứ họ không hưởng ngũ dục này.

Như vậy, lập lại một lần nữa, tâm Dục Giới cho dù là cõi khổ, cõi người, hay cõi Chư Thiên và cõi an vui chúng sanh lúc đó ở nơi đó luôn tầm cầu tìm kiếm những loại dục lạc ở trong thế gian này; sắc, thinh, khí, vị, xúc, luôn luôn tìm cầu.

Thiền Sinh: Thưa Sư, ngũ dục đó sắc là cái đầu tiên, thì con có hỏi từ lâu rồi là những người bị đọa vô địa ngục hay ngạ qủi không có thân sao họ có sắc được?

TT trả lời: Họ có thân, có hình thể, nếu qúi Phật tử đọc quyển "Petakkathà - Ngạ quỉ kinh giải" có vẽ hình thù ngạ qủi theo nghiệp của nó có thân, nó to hơn mình, không có một con người nào so bằng chiều cao của ngạ qủi, thân của chúng sanh ở cõi địa ngục cũng có, nó cũng cảm thọ khổ của cõi khổ đó nữa. Thí dụ, như ta lấy cái búa đập vào đầu ngón tay ta đau thốn như thế nào thì cũng như chúng ta lấy ngón tay ta nhúng vô chảo dầu sôi đang sôi nó đau đớn như thế nào thì chúng sanh ở cõi địa ngục họ cũng thọ lãnh cái khổ như vậy, nhưng do nghiệp của nó và thân của nó không phải giống như ta so sánh được thân ta giống như thân nó, nhưng nó có thân khác hơn thân của con người chúng ta, ngạ qủi cũng có thân, Atula cũng có thân.

Chúng sanh đều có thân chỉ ở cõi Vô Sắc Giới là không có sắc thân, chỉ thuần là danh pháp, còn cõi Dục Giới và cõi Sắc Giới đều có sắc thân.

Cảm xúc của họ duyên theo phước và tội nghiệp báo họ theo đó.

Thiền Sinh: Có nghĩa là cái thân họ theo chiều khác mà mình không thấy được?

TT trả lời: Họ thấy mình, còn mình không thấy họ. Thứ hai, khi mình đủ duyên với họ hay họ nghĩ mình có thể giúp được họ thì họ mới hiện ra chứ không phải chúng ta muốn lúc nào cũng thấy được, không phải lúc nào họ muốn hiện ra để nhác mình được, hai cái đó khác nhau, và qúi Phật tử không có bao giờ nghĩ suy sợ ma, có duyên lắm mới gặp không phải sợ là ma cho mình gặp, đốt nhang cầu nguyện chưa chắc gặp, nhưng khi nó hiện ra là có vấn đề, một là nó nhờ mình giúp họ, hai là tới báo cho mình biết những cái gì của họ mình nghe để hiểu họ muốn gì. Nhưng điều thứ nhất họ đến nhờ mình giúp họ hiện ra mà mình bỏ chạy thì nó rượt theo, vì người ta đang cần mình mà mình bỏ chạy thì họ rượt theo.

Sư kể qúi Phật tử nghe một câu chuyện, có một ông già người miền Nam mới qua Mỹ theo diện con cháu bảo lãnh, các con dặn ông đi đường mà lạc thì nên gặp cảnh sát nhờ chỉ đường về nhà. Một hôm ông lái xe đi lạc, ông thấy xe cảnh sát đang chạy trước xe ông, ông lái xe chạy theo xe cảnh sát đó để nhờ chỉ đường, ông cảnh sát thấy ông này chạy sau lưng mình, ông cảnh sát mới chạy vô đậu xe nhường đường cho ông già đi, ông già cũng chạy theo vô bãi đậu xe, ông cảnh sát lại chạy ra ngoài, ông già lại lái chạy theo nữa, ông cảnh sát lại thấy ông này chạy theo mình hoài, ông ngừng lại và hỏi: " ông làm gì mà theo tôi hoài vậy". Thì ông già trả lời tôi theo ông để nhờ ông chỉ đường cho tôi về nhà.

Thì người ngạ qủi hay Atula họ như vậy đó, do vậy qúi Phật tử đừng chạy vòng vòng như ông cảnh sát nó sẽ rượt theo, mà khi nó biết mình không giúp nó mà mình lại có tâm sợ nó nó đọc được tâm mình mà mình không đọc được tâm nó nó làm cho mình chết luôn. Không bao giờ qúi Phật tử Sư nói thiệt có duyên mà còn tiền kiếp nữa nó mới tới với mình, không phải Sư hù doạ đâu, qúi Phật tử đừng có sợ, họ đến với mình thân hình họ to lắm, nếu là ngã qủi thì lông lá xù xì. Nó không có thần thông, nó đến nhờ chia phước cho nó hay nhờ cứu nó.

Trong Kinh có kể: 3 vị tỳ khưu đang đi trên đường khất thực thấy con ngã qủi bụng rất to, miệng nhỏ nhọn như cây kim đứng bên bờ sông khóc la khát nước, 3 vị tỳ khưu đi ngang qua thấy vậy nói:

- "Bên kia là dòng sông sao ngươi không thấy mà lại xin ta múc nước cho".

Nó trả lời:

- "Tôi chỉ thấy một bãi sa mạc khô không có nước"

Do nghiệp nó nên không thấy nước, khi đó 3 vị Tỳ Khưu mới nói:

- "Để ta múc nước cho ngươi uống".

Thì 3 vị Tỳ Khưu ôm bình bát múc nước đổ vào miệng con ngã qủi, nhưng cái bát thì to mà cái miệng thì nhỏ, múc bao nhiêu nước đổ vào miệng nó bao nhiêu lần nhưng không có miếng nước nào vào miệng nó được, do cái nghiệp của nó mà, 3 vị tỳ khưu nói:

- Không được ta phải dừng lại, tới giờ ta phải đi khất thực rồi".

Con ngạ qủi lại đứng khóc la nữa, 3 vị đem câu chuyện về hỏi Đức Phật, Đức Phật nói rằng con ngạ qủi này trong một kiếp quá khứ thời của Độc Giác Phật, nó là một người thợ săn đi săn gặp vị Phật Độc Giác từ trên núi xuống thành phố để đi khất thực, người thợ săn nói:

- "Sáng nay ta đi săn gặp tên samon ta bị xúi quảy rồi"

Nói thì y như vậy một ngày đi săn không được con thú nào bèn trở về trên đường thấy vị Phật Độc Giác từ trong làng đi về, vị thợ săn này nổi cơn sân đập bể cái bình bát của vị Phật Độc Giác này. Vị Phật Độc Giác không có vật thực ngày hôm đó nên vận thần thông bay về núi Tuyết Lãnh, nguyên ngày đó Ngài không có vật thực. Cái quả đó người thợ săn bị đoạ xuống địa ngục và sau dư sót nghiệp địa ngục đó sanh vào làm ngã qủi bị đói và khát, cho dù 3 Chư Tăng múc nước cho nó uống cũng không giúp được nó uống nước cho hết khát.

Do đó, khi gặp ma qủi là thường thường nó có vấn đề nhờ giúp đỡ nên qúi Phật tử đừng có lo sợ mà chạy, càng bỏ chạy nó càng rượt theo bởi nó đang cần mình giúp đỡ điều gì đó.

Trong kinh có kể một câu chuyện khác. Có cô kỹ nữ tên là Serima, buôn hương bán phấn không hiếu thảo với người mẹ của mình, sống trong đời sống hưởng dục lạc, có tiền thì cất dấu dưới gầm giường, một hôm cô nàng kỹ nữ Serima này ngã bịnh chết, tại vì dính mắc trong đó ác kiến tà kiến trổ sanh làm ngạ qủi ở chỗ đó, Bồ Tát trong kiếp đó là vị thương gia trên đường đi buôn, tối đó dừng nghỉ chân tại quán trọ, ra nhà sau rửa mặt, khi Ngài đang múc nước rửa mặt thì bóng con ngã qủi đó in vào trong chậu nước, Ngài ngước mặt lên nhìn thấy nó, Ngài mới hỏi:

- "Này người đến với ta có việc cần chi nói cho ta biết"

Con ngạ qủi mới nói:

- "Tôi là Serima một kỹ nữ sống với ác kiến tà kiến có chôn cất một hòm tiền dưới hầm giường, xin Ngài tới nơi đó mách cho mẹ của tôi biết lấy ra đem làm việc thiện hồi hướng phước cho tôi."

Ngài Bồ Tát đi tới làng đó nhà đó tại căn nhà đó gặp người mẹ của nàng kỹ nữ Serima nói cho bà biết có tiền dưới gầm giường, bà kéo ra có hòm tiền, bà mẹ mới lấy tiền cúng dường Chư Tăng hồi hướng Serima mới hết kiếp làm ngạ qủi được sanh thành vị chư thiên ở Tứ Thiên Vương, đó là cái nghiệp không nặng còn nếu ác nghiệp nặng thì không ai giúp được.

Do đó, khi duyên lành đến cho qúi Phật tử tu nhiều kiếp rồi ác qủi ngạ qủi tới tìm ta thì nó là bạn hiền của ta, không có gì phải sợ, còn sợ là do qúi Phật tử không có đức tin vào phước báu của mình nên mới sợ, người có đức tin không có sợ.

Thứ hai, các ngạ qủi, atula đến với qúi Phật tử là đến để báo cho qúi Phật tử điều gì, họ cũng là một loại với Chư Thiên, họ tới để báo cho mình biết chuyện gì sẽ xảy ra, đó cũng là một điều tốt chứ không phải là điều xấu mà sợ bỏ chạy.

Trở lại bài học hôm nay.

Ở trong Tâm Dục Giới, chúng sanh ở đây luôn luôn có hai lãnh vực chúng ta cần biết, tâm của họ thường là có hai loại: tâm bất thiện và tâm thiện.

Ở đây chúng ta đừng nghĩ chúng sanh trong cõi khổ họ khhông làm việc thiện, thật ra họ có làm việc thiện nữa. Còn chúng sanh ở cõi an vui mình đừng nghĩ họ toàn làm việc thiện, họ cũng có làm việc bất thiện nữa. Do đó ở cõi Dục Giới này có hai loại này như thường Chư Thiên cũng có tâm bất thiện mà nhân loại hay là khổ thú cũng có những tâm thiện.

Có một con chó rất tinh khôn, nó biết đường đi của vị Độc Giác Phật, mỗi lần vị Độc Giác Phật từ trên núi Tuyết Lãnh đi tới làng nó luôn luôn dắt vị Độc Giác tới nhà người này nhà người kia để lấy vật thực, vì nó đã nghe nhà người này nhà người kia bàn với nhau ngày mai chuẩn bị vật thực cúng dường đức Phật Độc Giác tới thọ bát, thì sáng y như rằng vị Độc Giác từ núi Tuyết Lãnh bay vào làng, tới đầu làng con chó bắt đầu sủa và chạy trước dẫn đường, một hôm vị Độc Giác thử coi nó có biết không, thì nó chạy một chút nó sủa nó quay trở lại đợi rồi lại chạy một chút sủa, vị Độc Giác thấy nó quẹo phải, vị Độc Giác quay lại thì nó chạy lại vị Độc Giác nó sủa vị Độc Giác đứng lại, nó tưởng biết rồi nó lại chạy quẹo phải, vị Độc Giác lại đi về tay trái thì nó chạy đứng trước vị Độc Giác rồi nó dắt đi nữa, thì tâm của nó là tâm thiện, nó muốn giúp vị Độc Giác đi nhận vật thực mau lẹ sớm trở về núi Tuyết Lãnh chớ không đi đến những nhà không có vật thực cúng dường.

ĐĐ Mục Kiền Liên đi xuống cõi địa ngục đem câu chuyện kể Đức Phật và Chư Tăng nghe các chúng sanh ở trong cõi địa ngục khi gặp đức Mục Kiền Liên đều chắp tay đảnh lễ Ngài và cầu xin Ngài giúp cho, như vậy cho thấy các chúng sanh trong cõi địa ngục gặp Ngài Mục Kiền Liên tới chắp tay đảnh lễ là tâm thiện, ở cõi khổ cũng có sài tâm thiện nữa.

Một hôm ĐĐ Mục Kiền Liên đi lên cung trời Đao Lợi là cõi Chư Thiên gặp một vị Chư Thiên đang bay ngang qua chào hỏi rồi bay đi luôn, Ngài với thần thông Ngài nhìn thấy hồi ở cõi người vị Chư Thiên này là học trò của ta bây giờ lên cõi trời đi lẹ quá không dừng lại thăm hỏi, đi tới một đoạn nữa lại thấy một Chư Thiên đi ngang qua gặp Ngài, Chư Thiên đó gật đầu một cái rồi đi luôn cũng là học trò của Ngài, họ bận rộn để hưởng dục lạc đâu có thì giờ chào đón Ngài.

Qúi Phật tử cũng vậy, bây giờ qúi Phật tử ở đây đời sống đang chạy đua với thời gian, một ngày nào đó lỡ một vị thầy cổ xưa thời học lớp 2 lớp 3 qua đây sách cặp táp gặp mình giơ tay thầy khỏe, xong đi luôn, cái lý tưởng là phải đậu lại đón thầy nhưng khi nghiệp đến rồi muốn cũng không được vẫn tiếp tục đi theo dòng nghiệp của mình, thì lúc bấy giờ tâm mình nghĩ tới mình buồn, vì thấy thầy mình không ngừng để đón thầy được tại bị kẹt xe nguy hiểm không ngừng xe lại được nên mình tiếp tục đi, tâm mình trở nên buồn, thì khi tâm khởi lên buồn là tâm rơi vào bất thiện, cõi trời cũng như vậy.

Khi học tâm Dục Giới chúng ta thấy nghiệp đen nghiệp trắng, nghiệp trắng nghiệp đen luôn luôn chạy đua với dòng đời, cuộc sống của con người chúng sanh là như vậy, đen trắng, trắng đen chen nhau suốt cuộc đời kiếp trăm năm của mình không buông mình ra, mình không nghĩ tới đen thì mình đang trắng, mình không nghĩ tới trắng thì mình qua đen, liên tục như vậy và không ngừng một kiếp trăm năm,

"Đường thế mịt mù trăm năm đầy tội, cửa thiền thanh tịnh muôn kiếp nên duyên" (thơ khuyến tu của hòa thượng hộ tông vansarakkhita mahāthera). là như vậy, cuộc đời của ta một trăm năm đường thế mịt mù, đường ta đi là mù mịt không có một sự sáng suốt nào, ta không tu thì cuộc đời ta đi đầy mịt mù 100 năm sống đầy tội lỗi, hết nghĩ, nói ra lời, hành động chân tay tiếp tục tạo tác với nghiệp báo một cách rất mù mịt và không cân nhắc lựa chọn hành động chúng ta mà có,

Do đó, chúng ta có 2 lãnh vực này.

Khi ta làm việc thiện ta biết, và khi ta làm việc bất thiện, ngay lúc đó ta cũng biết và, chúng ta sẽ nói là quên hay không rõ, lúc đó ta trả lời như vậy, chứ thực ra đã gọi là tâm là cái biết, mà đã là cái biết là biết sự tạo tác và hành động và hành động đó cũng biết làm điều đúng hay điều sai, làm điều tốt hay điều không tốt, trừ khi Đức Phật Ngài nói với Chư Tỳ Khưu "Này Chư Tỳ Khưu giới luật Như Lai đặt ra có hai hạng người không bị phạm giới mà không đứt giới không bị đứt luật.

1) Thứ nhất là hạng người điên mất trí thì người đó không phạm giới.

2) Thứ hai, hạng người chưa học các điều học do đó không phạm vào giới thì không tính là người phạm giới.

Với người điên không tỉnh được họ mất trí rồi thì ta không bắt người đó là người phạm luật. Nhưng hạng người thứ hai là người chưa học điều học mà họ phạm giới luật thì cho rằng người đó không phạm giới luật. Thật ra đó chỉ là một cái cớ viện dẫn để nói thôi, tại vì khi mình đang thọ giới là qúi Phật tử sẽ học điều học trước khi thọ giới chớ không thể nói: "Điều này tôi chưa biết nên tôi phạm coi như là tôi không phạm giới luật với tác ý của tôi".

Do đó, khi qúi Phật tử thọ tam quy và ngũ giới là qúi Phật tử phải biết từng mọi giới với mỗi điều học của nó kèm theo cho qúi Phật tử thọ giới luật trọn vẹn, khi qúi Phật tử không giữ được các điều học mà đứt giới thì qúi Phật tử không thể nói thưa thầy con không biết điều này thì vị luận sư nói đã phạm rồi không cãi nữa.

Thí dụ, như qúi Phật tử học giới sát sanh thì điều sát sanh thì dù lớn hay nhỏ dù tác ý hay không tác ý mà đã làm ra thì qúi Phật tử phải coi cái điều đó trong điều học hay không, giới sát sanh còn hay mất.

Do đó, thì ở đây nói đến việc thiện hay bất thiện:

- Ở cõi Dục Giới này luôn luôn có hai mặt đen và trắng, có cả hai bất thiện và thiện

- Cỏi Sắc Giới chỉ trắng và không đen, chỉ thuần tâm thiện.

- Cõi Vô Sắc Giới chỉ trắng và không đen, chỉ thuần tâm thiện.

Ở cõi trời Sắc Giới trừ cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên bậc Bất Lai sẽ được đắc đạo quả ở trên đó và vô sanh Niết-bàn tại đó luôn, còn ngoài ra những cõi trời khác của Sắc Giới không có điều kiện để đắc đạo quả và giải thoát.

Thứ hai cõi trời Vô Sắc Giới trừ khi những vị Nhất Lai, Thất Lai có tu tập về Thiền Vô Sắc Giới sau khi họ thân hoại mạng chung chứng đắc Nhất Lai và Thất Lai thì họ được sanh về cõi trời Sắc Giới nơi đó họ tiến tu để được đạo quả .

© Minh Hạnh / phathocvandao


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au