patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép. |
---|
Tâm Dục Giới Hôm nay chúng ta tiếp tục phần Tâm. Tâm nếu tính một, Tâm là biết. Nhưng, nếu chia theo hai thành phần là Tâm biết Hiệp Thế và Tâm biết Siêu Thế. Tâm biết Hiệp Thế là biết theo pháp thế gian là Tâm biết theo tam giới gồm: - Dục Giới, - Sắc Giới, - Vô Sắc Giới. Tâm biết theo Siêu Thế là Tâm biết vượt thoát thế gian, Tâm này có 2 là: - Tâm Đạo và - Tâm Quả. Vậy thì, khi ta nói Tâm biết theo thế gian là Tâm biết theo tam giới là Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Khi nói tới: - Dục Giới là tâm duyên theo ngũ dục còn liên hệ với các dục. - Tâm Sắc Giới là tâm liên hệ với các tầng trời về Sắc Giới và - Tâm Vô Sắc Giới là tâm biết các tầng trời Vô Sắc Giới. 1) Tâm Dục Giới Nói theo thế gian, đầu tiên ta nói Tâm Dục Giới là Tâm biết về ngũ dục gồm: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp. Ta nói Tâm biết dục giới này là biết về ngũ dục về các dục công đức. Nhưng, sau này theo tiếng Pali, chữ Kāmaguṇa (dục tăng trưởng), xưa HT Thích Minh Châu dịch chữ guṇa là công đức, thực ra trong Pali chữ guṇa nghĩa là tăng trưởng. Kāmaguṇa được phân tách như sau: Kāma dịch là dục. guṇa dịch là tăng trưởng Do đó Kāmaguṇa thì dịch là dục tăng trưởng. Đó là tâm biết cảnh dục, biết về Dục Giới. Điểm này, các hành giả tu tập còn ở trong cõi Dục Giới rất quan trọng, khi chúng ta vướng trong dục thì không dừng lại, nó cứ phát triển lên hoài, đó là dục tăng trưởng, giống như một chất dính, khi chất dính thì dính nhiều hay dính ít, khi dính nhiều vô khó gỡ ra. Đức Phật Ngài nói chữ guṇa rất quan trọng, nó tăng trưởng mãi không xuống. Tu tập là tháo gỡ ra hay giảm bớt xuống, chứ thật ra khi dính vô rồi như chữ Kāmaguṇa này nó cứ tăng trưởng lên mãi. Thí dụ, người thèm ăn mà dính vô cái ăn rồi thì ăn miết hết món này đến món khác không ngừng, cứ tăng trưởng, tăng trưởng, cái tham muốn ưa thích trong đó chứ không phải là ăn, ăn chỉ là phương tiện hay là một nguyên do, nhưng đằng sau nuôi dưỡng cái đó hay làm phát triển lớn hơn. Hồi xưa chữ guṇa dịch là công đức tưởng nó là cái gì tốt, thật ra không phải, chữ guṇa là tăng trưởng lên. Do đó khi ta nói dục tăng trưởng này qúi Phật tử phải hiểu như vậy. Khi ta ở trong cõi Dục Giới là tâm ta duyên theo các dục lạc; sắc, thinh, khí, vị, xúc, khi mình duyên theo những thứ đó nó lên mãi chứ không xuống. Như ta là người Phật tử tu tập khi ta nói Niết-bàn là giải thoát là chấm dứt sanh già bịnh chết không còn sinh tử luân hồi lại, có những người Phật tử tu họ không chịu, nói như vậy người ta không thích, thường thường con người dù là Phật tử hay là không Phật tử họ vẫn có tính chất trao đổi, có cái này họ mới bỏ cái kia, không có cái kia thì không chịu bỏ cái này, chính cái đó là Kāmaguṇa trong con người của chúng ta ở trong cái dục tăng trưởng này, bỏ cái này phải có cái khác, mà không có cái khác thì mình không chịu bỏ cái này. Trước khi chúng ta muốn bỏ xe cũ ta phải mua xe mới chứ bây giờ không có chiếc xe cũ thì không có phương tiện để di chuyển, nó cột trói mình một cách vi tế, con người mình không dám buông ra một cách dứt khoát, khi chúng ta luôn luôn như vậy tạo cho mình thói quen, chính như vậy làm cho mình trôi sanh mãi trong đó. Do đó, phần gọi là dục tăng trưởng này (Kāmaguṇa) hôm nay học chúng ta càng phải để ý thêm nữa. Sĩ Đạt Đa khi Ngài thấy, già, bệnh và, chết, mà chưa đến tới Ngài, Ngài đã cắt bỏ liền, Ngài bỏ đi mà không biết hướng đi của Ngài, Ngài không biết chỗ nào đến, chỗ nào ngừng lại và, chỗ nào là nơi nương tựa để Ngài tu tập. Vừa không có Thầy cũng không có nơi trú xứ để Ngài tu tập, Ngài cứ đi. Còn mình đây, phải có nhà cửa phòng sở đầy đủ mới bước ra khỏi căn nhà nhỏ của mình, đó là dục tăng trưởng của mình mà mình thấy, rồi từ đó khi mình vô là mình đòi có cái này, có cái kia, có cái nọ, do đó nó cứ lên miết không có dừng lại, dục tăng trưởng là như vậy, không dám dứt khoát ra đi. Bây giờ, nếu nói với qúi Phật tử: - "Cuộc đời là bể khổ, bây giờ mình còn khỏe mạnh còn sức khỏe thấy được Phật Pháp, còn tri kiến, còn sức lực, còn tu tập được, thôi mình đi tu". Qúi Phật tử sẽ trả lời là: - "Để từ từ hãy tính". Điểm đầu tiên "từ từ hãy tính" là cái nghiệp nó lôi mình lại. Điểm thứ hai là ý nghiệp được nuôi dưỡng trong cái nghiệp quá khứ, giữ mình lại một cách khéo léo để mình nói "khoan, để suy nghĩ xong sẽ cho biết sau" cứ kéo lôi lại, giống như một cách hoãn binh, trì hoãn một cách khéo léo, chứ mình cắt cái cụp mình đi được, cái đó không dám, phải uống thuốc liều mới dám đi, hay, ăn gan uống mật gấu mới dám đi. Nhưng, thật ra mình đang bị vướng bị dính vô trong dục tăng trưởng này đang giữ cái tay mình lại, cái ý của mình đã dính trong dục tăng trưởng nó giữ mình lại trong cái suy nghĩ của mình rồi, cái lời của mình dính trong dục tăng trưởng này mới nói lời để giữ mình lại, mình nghiền ngẫm lại không phải là pháp nhưng tâm của mình không thấy được pháp hay là mình không hiểu được pháp do đó mình nói pháp, pháp đang giữ mình lại chứ không phải tâm mình đang muốn ở lại trong đó không dám ra đi, đó là chỗ dục tăng trưởng dính vô đó. Nên Tâm Dục Giới rất vi tế và, con người ở trong cõi Dục Giới rất khó giải thoát. Qúi Phật tử nhìn qua trong bốn Châu Thiên Hạ; Bắc Cu-Lư Châu (Uttara-kuru), Tây Ngưu-Hóa Châu (Godana) và Đông Thắng-Thần Châu (Purva-Videha) và Nam Thiệm-Bộ Châu hay Nam Diêm Phù đề (Jambudvipa), cõi người chúng ta đang ở là Nam Thiệm-Bộ Châu có 5 Châu là, Châu Á, Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi, Châu Mỹ. Thì bốn châu đó cũng nằm trong dục tăng trưởng, con người cứ luẩn quẩn loanh quanh muốn sanh trở lại người và trời, không muốn giải thoát, con đường dẫn tới giải thoát phần lớn là họ phải thấy sự thật các pháp họ chưa dừng lại trong khi họ buông ra, họ còn phải thấy sự thật, mà có thấy thật họ cũng chưa đi hết, do đó mình sẽ thấy là bốn Châu Thiên Hạ không phải dễ. Đông Thắng-Thần Châu (Purva Videha Châu) Đức Phật Ngài tới vào hạ thứ bảy, Ngài đi bát khất thực mỗi buổi sáng sau khi thuyết pháp độ mẹ ở trên cung trời Đao Lợi, buổi sáng Ngài phải qua Đông Thắng-Thần Châu (Purva Videha Châu) để đi bát, người dân để bát cho Ngài nhưng không có người nào đắc đạo quả, họ để bát một cách máy móc, họ thấy có một vị Samôn xuất gia đi khất thực là họ để bát trong hành động để bát họ không chú nguyện được giải thoát, không cầu pháp để được nghe pháp mà tu tập. Ngài thọ bát dùng vật thực xong Ngài nói những tựa đề cho Ngài Xá Lợi Phất xong Ngài trở lại Cung Trời Đao Lợi. Đức Phật Ngài chỉ ở Nam Thiệm-Bộ Châu hay Nam Diêm Phù đề (Jambudvipa) là nơi cõi người chúng ta đang ở để độ chúng sanh tại nơi này thôi. Bất cứ vị Phật nào đến với thế gian này cũng ở Nam Diện bồ đề để độ, còn Bắc Cu-Lư Châu (Uttara-kuru), Tây Ngưu-Hóa Châu (Godana) và Đông Thắng-Thần Châu (Purva-Videha) và Nam Thiệm-Bộ Châu (Jambudvipa) không tới độ, chúng ta thấy rõ như vậy. Do đó, cõi Dục Giới này rất vi tế, rất vi diệu, nó lạ con người mình lắm, nơi đây đắc đạo quả và nơi đây trí kéo con người ở trong luân hồi. Qúi Phật tử phải hiểu rõ cái này mới được nếu không khó giải thoát, nơi đây là luân hồi và nơi đây cũng là nơi giải thoát tại cõi Dục Giới này mà thôi. Chúng ta nhớ như vậy đó. 2) Tâm Sắc Giới Tâm Sắc Giới là tâm các cõi trời, có bốn tầng trời Sắc Giới. - Thứ nhất, chúng ta sẽ thấy bốn tầng trời Sắc Giới qua con đường tu tập Thiền Chỉ. - Thứ hai, tu Thiền Chỉ dễ đắc cũng dễ hoại. Tu Thiền Chỉ không khó, tu các tầng thiền, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, không khó, ta chăm chú nơi đề mục và hành thiền đúng phương pháp thì đắc chứng thiền được như thường. Nhưng tâm ta khó giữ. Thí dụ, đi bắt cá, ta không thể bắt cả hai tay, vì khi bắt cá ta chỉ có một tâm thôi, do đó tâm ta muốn bắt con cá này tâm ta tập trung vào bắt con cá này chúng ta mới bắt được. Nhưng nếu như tâm ta đang bắt con cá này mà con mắt chúng ta chăm chú vào con cá thứ hai muốn bắt nữa thì chắc chắn ta không bắt con cá nào hết, rất là tâm lý. Thế thì, chúng ta đang ở cõi người cõi Tâm Dục Giới tu muốn về cõi trời Sắc Giới, ta phải bắt được cảnh về Sắc Giới thì ta mới về Sắc Giới được. Nếu như tâm ta vừa bắt cõi Dục Giới này vừa bắt Sắc Giới, rất khó bắt. Thí dụ, muốn đắc định ta phải có Chánh Niệm Chánh Định mới bắt được đề mục, mới vô định được, nhưng, chỉ một tiếng động thôi tâm ta đi ra khỏi thiền rồi. Cũng như vậy, khi người đắc được định, rồi nhập được định, rồi hiện bày thắng trí hiện bày thần thông bay đi mà nghe một âm thanh là đứt thần thông rớt xuống liền. Giống như ở trong cảnh bắt cá hai tay, nếu chúng ta ở trong cõi trời Sắc Giới rất là hoan hỉ, chúng ta ở trong định mãi không muốn bắt cái gì cả, chúng ta trọn vẹn, nhưng, nếu chúng ta ở đây mà tâm ta nghĩ đằng kia, khổ lắm, bắt cá hai tay khó lắm. Do đó, Thiền Chỉ dễ đắc, nhập tâm là vô nhưng tâm ta bắt không được là vì tâm ta bị chi phối, mà chi phối là thường nhiên rồi, nó hằng có rồi, nó hằng hiện hữu rồi, mình không chấp được và mình không nói được và mình khó mà chấp được nó. Qúi Phật tử nói ra ngoài đường không nhìn là không đúng, đã nhìn thì phải thấy, thấy thì nó ghi trong ký ức mình liền, khi mình ngồi thiền những cái gì mình thấy ban ngày nó chạn trở lại cũng làm phân tâm. Ví dụ như qúi Phật tử đang đi trên đường gặp cảnh xe đụng người chết thương tâm ghê gớm, khi ngồi thiền cảnh đụng xe đó chạn lại trong tâm mình, đừng nói tới cõi trời Sắc Giới nó còn xa hơn nữa, mình chỉ đang ngồi đây nghĩ tới thôi chứ mình chưa tới đó. Do đó, dễ đắc được định mình giữ được thiền này nó lâu quá để cho tới ngày mình thân hoại lâm chung cận tử nghiệp đưa mình về cõi trời Sắc Giới, ở trong bốn tầng trời Sắc Giới này thật sự phải giữ được thiền mình đã đắc đừng cho nó hoại. Thứ hai nữa là tâm mình sân lên thì cũng rớt thiền. Nên người thiền giả phải giữ tâm luôn luôn ổn định không lên xuống. Khi hành thiền mà tâm mình lên xuống (tâm bị giao động) thì đừng có tu thiền, tại vì mình không giữ được tâm thì cảnh mình không bắt được, không giữ được. Mình phải coi tâm mình có ổn định không trước khi vô hành thiền. Khi mình giữ được là mình phải giữ cho nó được, không để bị hoại bị mất. Do đó, Tâm Sắc Giới này cũng là Tâm Hiệp Thế, làm cho mình khổ là như vậy đó, mình bỏ cái này qua cái kia, mình biết chỗ đó mình đi tới, nhưng mình đi tới chỗ đó chưa biết mình sống được hay không, cho nên rất là sợ. Những phi hành gia đi lên mặt trăng khi trở về, họ nói lên tâm trạng lo sợ bất an. Ông Neil Alden Armstrong lên mặt trăng khi trở về ông đã viết hồi ký nói lên tâm trạng sợ của mình, tại vì cái mình đang đeo đuổi được thám hiểm mặt trăng và sự tử vong gắn liền nhau, hoả tiễn bay xa chỉ tính sai một con toán thôi hỏa tiễn nổ tan tành vào hư không mất tiêu, tại không còn phương tiện nào khác để con người có thể đi được, ngoài cái hoả tiễn, do đó, ông đi như vậy ông rất là lo, nhưng phương tiện hoàn hảo khoa học chính xác ông đi và ông trở về được an toàn ông còn đi chứ nếu không thì sợ. Mình cũng vậy, mình đi chiếc xe mà bị thâu hồi vì trục trặc máy móc là mình không dám đi, đem trả đổi lấy xe khác để đi. Đó là tại vì cái dục của mình, mình hưởng được dục lạc ở trong thế gian này nhiều thì sự nguy hiểm sự sợ chết của mình lớn hơn, còn người nông dân đang chăn trâu được cho đi phi thuyền để bay lên mặt trăng họ đi liền, đi có tiền nên họ đi ngay mà không biết nỗi sợ là gì, còn mình thì từ từ tính lại, cái chỗ từ từ tính lại là cái dục giữ mình lại, kêu mình lên chùa tu thì từ từ tính lại. Khi đang ngồi hành thiền cũng vậy, muốn đắc định thì ta phải vượt qua, tê, nhức, mỏi, đau, mà không qua được tê, nhức, mỏi, đau, thì không thể đắc định được, tâm mình đang bấn loạn vì đau nhức không chịu được thì không đắc định được. Thiền Sư nói ngồi thiền đạt được định trong một giờ đồng hồ thì lợi ích hơn một ngày ngủ 8 tiếng. Pháp vị của thiền phỉ lạc hơn 8 tiếng mình ngủ, mà ngủ ngon giấc, ngủ trọn giấc, không bằng 1 giờ mình ngồi thiền đắc được thiền phước lắm, nghe như vậy mình thích lắm. Nhưng, tê, nhức, mỏi, đau, mình không dám buông ra tại vì mình thương thân mình nhiều hơn, muốn hưởng đắc định chứ không phải là mình không muốn đắc định, lúc đó thương thân mình nhiều hơn, thương thân mình bị, tê, nhức, mỏi, đau, nhiều hơn muốn đắc định. Nên con đường tu tập của mình không phải là khó, khó là; một là, mình không quả quyết thiệt sự mình muốn tu hay không, hai nữa là, mình có quả quyết đủ khả năng vượt qua hay không? Nên người ta nói "Thiên đường hữu lộ vô nhân đáo" rõ ràng, có cửa trời để tới không ai tới chứ không phải là không có. Sự thật, Sư đọc rất nhiều sách, Sư lấy được nhiều kinh nghiệm trong đời tu tập khi ngồi thiền, nói rõ ràng như vậy nhưng giờ Sư trình bày thì không có người nào đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu với Sư, nên nó còn xa vời với Phật tử mình lắm. Tâm Sắc Giới rất quan trọng, tu tập Tâm Sắc Giới này là bắt cá hai tay, dễ đắc và dễ hoại. Vì hành giả đang tu tập bắt cá hai tay; một tâm bắt Dục Giới duyên theo đời, xả thiền ra là duyên vào đời liền, qúi Phật tử ở đây cũng vậy, vừa xả lớp học này là duyên theo đời liền, tràn ngập thế gian liền, thì làm sao giữ được tâm thanh tịnh nữa. do đó mình tu rất là khó vì mình không quả quyết cái hạnh nguyện của mình, không quả quyết được con đường tu tập của mình là như vậy. 3) Tâm Vô Sắc Giới: Người tu về cõi Vô Sắc Giới phải sống trừu tượng mạnh, tại vì không còn thấy Sắc Pháp (không thấy mình có Thân), chỉ có Danh Pháp (chỉ có tâm), là sự suy tư nghĩ ngợi bởi tâm thức của mình, không có sắc pháp để mình nhìn, chỉ có danh pháp thuần túy. Mà Danh Pháp thuần túy tâm của mình phải mạnh, suy tư thật nhiều và sâu đậm thiệt nhiều, mình mới tới được cõi Vô Sắc Giới. Con người chúng ta có hai thành phần, thành phần về vật chất thể xác và thành phần về tâm linh tinh thần, không ai có thể tách rời con người mình thành hai khối được, khi nghe tin người thân của mình mất, mình buồn, tâm buồn thì thân của mình xuống ghê lắm, mệt mỏi uể oải, chán chường không có hoan hỉ, lúc đó là nó hiện bày liền. Nhưng, khi tâm mình vui thì thể xác mình không ăn cũng khỏe, con người mình thấy phơi phới mạnh khỏe không bịnh hoạn gì cả, giờ làm sao mình tách ra làm hai được, khó lắm cái đó là sự trừu tượng bởi Danh Pháp, Thân đau mà Tâm không đau, làm sao tách ra, cái búa đập vào đầu ngón tay bầm tím cái thân đau mà tâm không đau, nó là trừu tượng. Khi ngồi thiền có sắc pháp ta còn nương được, hư không vô biên xứ là hư không vô cùng vô tận, ai nói hư không vô cùng vô tận được. Giờ Sư trình bày cho qúi Phật tử nghe: Mình ngồi trong nhà không gian lớn của mình là cửa sổ, hay không gian lớn nhất là cái vườn khi mình bước ra khỏi nhà ngó hết bao la đi nữa thì đó là không gian vô cùng vô tận của mình biết, nhưng lên máy bay nhìn ra cửa sổ của máy bay thấy không gian vô cùng vô tận, mà cái đó cũng chưa đủ, qua khỏi cái không gian cừa số máy bay của phi thuyền con thoi nhìn xuống trái đất nhỏ xíu, vô cùng vô tận nữa mà trái đất nằm giữa hư không một điểm trắng sáng nhỏ không gian bao quanh, họ nói không gian hư không vô củng vô tận theo cái nhìn của họ biết như vậy thôi, đó là một cách trừu tượng. Hồi xưa Ngài Sĩ Đạt Đa, Ngài Alarama Kalama, Ngài Uddaka Ramaputta đã vượt qua Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Sứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Phi Tưởng Hữu Xứ, hai vị thầy chỉ cho Ngài, nhưng Ngài cho rằng không phải đạo quả, Ngài bỏ đi. Do đó, người hành thiền Tâm Vô Sắc Giới phải sống mạnh về trừu tượng. Cũng như, người học toán giỏi là người đó phải giỏi hình học không gian mới làm giỏi toán, phải trừu tượng, phải tính không gian ba chiều, trục tung trục hoành phải tính ra, mình có thể tính ra khối hình thể không gian, thì mới được coi là người học toán giỏi. Bây giờ chúng ta coi cuốn phim 3D là phim 3 chiều là chúng ta thấy hãi hùng, còn có thêm 4D, mình thấy rõ ràng cái đó. Thì thiền Vô Sắc Giới này là hành giả Yogi (người luyện tập môn yoga) mà đến trạng thái Vô Sắc Giới họ không thấy có Sắc Pháp, chính do đó các vị Yogi trong đạo Bà-la-môn thời Đức Phật là những vị đó không thấy có Sắc Giới, họ không quan tâm tới trạng thái loã thể của họ. Đạo lỏa thể hay đạo cẩu hành giả hay ngưu hành giả, họ để tóc, lỏa thể, không tắm rửa, vì họ sống trong Vô Sắc Giới, họ không sống trong Sắc Pháp nữa, họ không sống trong 32 thể trược của họ với Sắc Thân này nữa, do đó mình nhìn vô họ mình thấy họ lập dị, mình nhìn vô họ mình thấy họ sai lầm tà kiến tu tập như vậy, nhưng thật ra tâm của họ là Tâm Vô Sắc Giới, họ đang sống trên cõi trời Danh Pháp, không còn nghĩ tới tóc tai thân thể của họ nữa, một đời của họ không tắm, không đánh răng xúc miệng, họ sống cuộc đời như vậy bởi vì Tâm của họ là Tâm Vô Sắc Giới. Mình trách người ta không được, chê người ta không được, mình nói người ta không được, là vì mình phải coi cái tâm của họ mới hiểu hành động của họ được, và hành động của họ như vậy thì tâm của họ đang có gì thì là hợp lý quá rồi. Như qúi Phật tử thấy, người Việt kiều ở bên Mỹ sống lâu từ năm 1975 về nước thăm gia đình, họ sài những khăn giấy xong rồi liệng, người ở VN ngó thấy họ ngạc nhiên lắm, xưa nay sài khăn mouchoir khăn vải giặt tới giặt lui sài lại, bây giờ họ thấy Việt kiều sài khăn giấy sài xong thì liệng bỏ, giấy đâu mà chịu nổi. Ngày xưa, người VN dùng 2 cái khăn, một khăn ướt một khăn khô, hỉ mũi xong lau xong khăn ướt bỏ vào một bên túi, cái khô bỏ bên túi bên kia, hồi Sư đi học trường Taberd các frère (thầy dòng) dạy như vậy, vô trường các frère kiểm tra hai túi có 2 cái khăn không, nhưng giờ Việt Kiều về dùng khăn giấy xong liệng đi, người ở VN chịu không nổi đâu, họ nghĩ những người Việt kiều này từ hành tinh nào tới, tại vì họ không hình dung ra được. Cho nên, hành giả tu tập tới Vô Sắc Giới này phải hết sức thận trọng, nó rất quan trọng. Chẳng hạn như Vô Sở Hữu Xứ là không có chi cả, phủ nhận hết tất cả đời sống thế gian này, tâm linh vật chất họ phủ nhận hết, người hành giả phải biết phủ nhận hết như vậy họ mới tu đắc tầng Thiền Vô Sở Hữu Xứ, không có chi là sở hữu của ta cả, thân này không phải của ta, tóc này không phải của ta, mũi này không phải của ta, nhà cửa này không phải của ta, vợ chồng con cái này không phải của ta, Vô Sở Hữu, không có cái gì của ta cả, do đó họ mới sống được, từ đó bước ra khỏi căn nhà gò bó ràng buột cột trói họ lại, nhưng tới khi họ lên Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ họ nói không phải như vậy, sao họ có sự sống, thế là họ bác bỏ cái Vô Sở Hữu Xứ là Phi Tưởng đừng nghĩ như vậy, mà nghĩ như vậy thì nó cột lại cái này, thì Phi Phi Tưởng nó chụp lại cái này, nên trở thành Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nên người hành thiền Vô Sắc Giới rất là cẩn thận. Thiền Sinh: Thưa Sư, như vậy là họ sống trong tâm tưởng thôi phải không? Nếu nghĩ là thân không có mà chỉ có tâm? TT trả lời: Không phải. Họ có tâm chánh niệm chứ không phải tâm tưởng. Họ đắc định bằng tâm chánh niệm, họ nghĩ là Pháp môn của họ là từ bỏ Sắc Pháp, họ lấy Danh Pháp và từ bỏ Sắc Pháp, họ suy nghĩ như vậy và thấy rõ như vậy. Mà đúng, nếu như con đường phát triển về Tuệ Quán Vipassana là mình bỏ Sắc Pháp (Thân) này là đúng, tại vì Sắc là hoại diệt lấy Danh Pháp thôi, sắc pháp là hoại diệt, sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, theo dõi sanh diệt thấy được Vô Thường là đúng. Nhưng, Thiền Vipassana này cho mình con đường Tuệ Quán nhân sanh ra sanh diệt này đưa đến trạng thái nhàm chán sự sanh diệt này, sợ sự sanh diệt này mới bỏ ra đi thấy 16 Tuệ Quán phát triển lên đến đạo quả. Nhưng tại tâm trí của người Vô Sắc Giới này họ cũng thấy tất cả Sắc Pháp là không phải, là không có chi cả nhưng mà họ lại dính vô trong đó là vì suy nghĩ tại đó, dính mắc ngay tại đó, chứ không đi lên, không đi ra Họ khác Vipassan ở chỗ đó, họ ở luôn trong đó không ra. Thiền Sinh: Như vậy là họ không sống trong thực tế mà là sống trong cái tưởng. TT trả lời: Không phải như vậy, họ có định đàng hoàng, họ định trong đó không ra khỏi cái định đó, họ dính trong đó không ra. Thí dụ, nếu có người nói thế gian này tuyệt vời nhất là sống ngay với hiện tại này, thì khi mình nói tới vị lai người đó không cập nhật được tại vì người đó đang sống trong hiện tại này họ không hiểu tới vị lai. Khi con người đã sống với thế gian hiện tại này là tuyệt vời thì nói tới quá khứ họ không suy nghĩ được họ không muốn trở lại quá khứ nữa. Do đó, người đó họ sống như vậy là chỉ có một thời mà thôi, họ sống trong hiện tại mà thôi, họ bác bỏ 3 thời. Như thế, con người sống như vậy có hiện thực có thực tại cái hiện tại mà thôi, chứ nó không có một sợi giây liên quan nào cái hiện tại này có quá khứ, và những cái gì hiện tại này còn nếu thụ động và không hoạt động không tạo tác thì sẽ không có vị lai. Nhưng, ở đây mình không có thụ động và mình tạo tác liên tục, mỗi ngày mỗi phút giây mình đang tạo tác thì mình sẽ nói rằng mình sẽ có vị lai. Nhưng con người không nghĩ tới quá khứ họ chỉ biết thực tại, vấn đề chính là họ chỉ có hiện tại mà thôi, không tin vào quá khứ không tin vị lai, họ bác bỏ tất cả, do đó họ rớt vào đoạn kiến. Cũng vậy, có người tin cả 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai, nhưng họ không tin có sự giải thoát, lập đi lập lại không ra được, do đó họ là thường kiến. Do đó, ở đây, với người Vô Sắc Giới này là họ phá bỏ Dục Giới, họ cho rằng Dục Giới là phàm phu tục tử, hạ liệt, ti tiện, thấp hèn, không xứng đáng với sự tu tập của họ. Sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, không đáng để cho họ dính mắc. Rồi họ đi đến cõi trời Sắc Giới, vì thấy còn thô thiển, còn có sắc pháp mà nương. Đối với họ, sống với Danh Pháp, với tâm linh mới là cao qúi, Sắc Pháp là hàng thấp hèn, họ bác bỏ Sắc Giới đi lên Vô Sắc Giới. Ở Vô Sắc Giới này họ có một trừu tượng biên kiến của họ với tri kiến của họ ở trong lãnh vực của Vô Sắc Giới của họ thôi không giải thoát. Do đó Đức Phật Ngài nói đi con đường này vẫn là con đường Hiệp Thế, ngay khi Ngài đã đến Phi Phi Tưởng Xứ rồi và Ngài đã được học hai vị thầy đầu tiên của người ngoại đạo Ngài Alarama Kalama, Ngài Uddaka Ramaputta Ngài từ bỏ và Ngài nói đây không phải là con đường đạo quả, đây không phải là con đường giải thoát, đây không phải con đường chấm dứt sanh tử, ta con phải đi nữa, và Ngài ra đi. Sư muốn nói với các Phật tử mình nghe dễ không khó, chúng ta ngồi thiền, khi nào ngồi thiền sát na tâm nào mà qúi Phật tử còn nói "tôi còn đang biết" và "tôi còn đang thấy" và "tôi còn đang rõ những chuyện đang xảy ra" thì đừng nói ta đắc đạo quả là vì còn đang thành kiến, nhớ là Sư nhắc như vậy đó. Cái tay của mình đang lành, qúi Phật tử thấy tay mình bị trật ngón tay gẫy cặp lại, cái phút giây mình bị trật ngón tay này bong gân rồi queọ cái ngón tay xuống, nó đau cùng tột mà mình chưa từng biết chưa từng thấy, cái đó nó điếng hồn, không có cái tôi trong đó, tỉnh lại mình mới thấy đau, cái đó là chưa từng có chưa từng biết, mình mới có. Mình còn biết, còn có, đừng có mong là ta có cái của mình mà ta đang tìm tới. Đó là chân lý, đó là sự thật. Đến mức ta không còn thấy và, đến mức là tri kiến đang biết không có. Nên Đức Phật Ngài nói tới tận cùng là chánh pháp mà được biết phải gác bỏ khi đến đạo quả, không nói đến chánh pháp chỉ thấy Niết-bàn mà thôi chứ không phải chánh pháp chỗ đó. Người còn lấy chánh pháp mà luận "oh, cái này tôi tới Niết-bàn rồi" là không đúng, qúi Phật tử phải thấy rõ như vậy. Ta ngồi thiền cách nào cũng được, thiền tọa, thiền đi, thiền ngồi, cách nào cũng được, nhưng, còn cái tôi là không thành, "Sư kể cho qúi Phật tử nghe", "Sư kể", không kể được và không tả được, chỉ nói nguyên tắc và phương pháp kỹ thuật đi tới mà thôi, còn tả và kể thì không phải. Chỗ đó là chỗ mình phải bước ra, trí tuệ Đức Phật là ở tại nơi đó, trí tuệ của Đức Phật là Ngài không nói ra cái trí tuệ của Ngài cho Phật tử mình nghe, nhưng, cái trí tuệ của Ngài là Ngài chỉ cho Phật tử biết tu tập làm sao để qúi Phật tử có được trí tuệ như Đức Phật. Học bác sĩ để làm thầy dạy các bác sĩ, vị giáo sư dạy y khoa đã là bác sĩ rồi bây giờ trở ra làm giáo sư của bác sĩ thì ông bác sĩ này chỉ dạy kỹ thuật thôi, rồi khi vô lâm sàng bắt tay vào làm việc là người đó mới biết chứ không phải ông giáo sư đó nữa. Kỹ thuật là phải trao truyền hết và, lâm sàng là chính mình làm việc, chính mình gặt lấy cái gì, một cái sự thật tại nơi đó chứ không ai nói ra cả, anh làm thì anh mới biết, anh thấy thì mới hiểu, còn ngoài ra tôi nói mà anh không thực nghiệm thì không có kết quả. Cái đó là bỏ Hiệp Thế để qua Siêu Thế. 3) Tâm Siêu Thế. Khi ta nói tới Tâm Siêu Thế là vượt ra ngoài thế gian này hay là Siêu Thoát. Chữ Tâm Siêu Thế là chúng ta không còn ở trong tam giới này nữa. Thì khi ở trong góc độ không còn ở trong tam giới này nữa chúng ta sẽ thấy những kiết sử, những cái gì còn cột trói còn giữ chúng ta, nó không còn, lúc đó mới ra được. Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham sân si, phóng dật, ngã mạn, những kiết sử này không còn, và những cõi trời Sắc Giới, Vô Sắc Giới không còn, vô minh không còn thì nó mới là Siêu Thế. Còn ngoài ra nếu như chúng ta còn có những cái đó thì chúng ta còn ở trong Hiệp Thế. Vậy thì lại một lần nữa mình đang ở trạng thái bắc cá hai tay, tâm thì Hiệp Thế mà nghĩ tưởng tâm mình được hưởng Siêu Thế, tâm mình đang ở Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới mà mình nghĩ tưởng tâm mình phải về Niết-bàn xong mình được giải thoát thì khó. Sư dẫn chứng: Tâm Siêu Thế: Những Kiết Sử không còn -> Tâm Dục Giới -> Nhẫn Thức -> Sắc (a). Ta muốn được Tâm Siêu Thế khi ta đang ở Tâm Dục Giới: Nhãn thức ta nhìn thấy cảnh Sắc, bây giờ làm sao từ cảnh Sắc này thấy được Siêu Thế. Ngay khi chúng ta nói Tâm Nhãn Thức này do 4 điều kiện sanh ra: 1) Do có Thần Kinh Nhãn 2) Do có cảnh sắc (b) 3) Do có ánh sáng 4) Do có tác ý Nhưng, ba yếu tố: Thần Kinh Nhãn, Cảnh Sắc, Ánh Sáng là 3 yếu tố tất phải có từ quá khứ và, yếu tố thứ tư là do, Tác Ý là yếu tố hiện tại ta quyết định tạo tác, mà chúng ta có tạo ra chúng ta mới có Tâm Nhãn Thức bắt cảnh sắc. Ta có tác ý muốn nhìn ta mới có Tâm Nhãn Thức nhìn cảnh sắc, còn nếu ta không có tác ý nhìn thì không có, dù nó sờ sờ trước mắt cũng không vô được con mắt ta, do đó ta phải trông coi trở lại là có quá khứ thì có hiện tại, có khi ngay hiện tại này nó chưa dừng lại mà nó sẽ đến một cái vị lai. Mà cảnh sắc (a) do Nhãn Thức bắt được khác với sắc (b) của cảnh sắc của một điều kiện nằm trong 4 điều kiện nhân sanh ra nhãn thức. (cảnh sắc a và b là cảnh sắc khác nhau) Ta nhìn một cái hoa ở ngoài vườn hoa và cái hoa đó nó trỏ trong tâm nhận thức ta với một cảnh sắc ta đang thâu nhận được nó không phải cái hoa đằng kia, hẳn hòi rõ ràng. Nếu chúng ta nhìn như vậy là chúng ta đang nhìn cái đã là quá khứ, cái hoa chúng ta còn tiếp tục kéo vô nữa đó là cái hoa ở ngoài kia là hoa đó là vị lai, ta chưa bắt được. Chúng ta cứ thâu vô quá khứ. Vì cái tác ý chúng ta lượm vô là cái hiện tại, cái tác ý hiện tại ta luợm vô mãi. Cái hoa đó vẫn còn là hoa của vị lai chứ chưa vô thành của mình. Cái hoa đang trong tâm nhãn thức mình thấy là hoa của cảnh sắc (b) là của qúa khứ, rõ ràng như vậy đó. Vậy thì khi lúc đó mình muốn Siêu Thế thì mình phải làm sao? Chúng ta còn tiếp tục nhìn sắc (a) (vị lai) thì không có Siêu Thế Chúng ta còn có tác ý muốn nhìn thấy cảnh sắc này (hiện tại) thì không có Siêu Thế. Chúng ta muốn tiếp tục thừa hưởng cái sắc (b) này (quá khứ) để chúng ta có để nhìn thấy cái sắc này là còn Hiệp Thế. Ba cái này chúng ta phải cắt. Do đó, một cái thôi, Tâm Nhãn Thức bắt cảnh sắc thì: - Cái sắc ở quá khứ chúng ta phải thu thúc lại, - Cái sắc ở hiện tại phải chế ngự lại không để tác ý sanh lên, - Cái sắc ở tương lai phải diệt trừ không để ý tới nó. Siêu Thế tại đó. Qúi Phật tử thấy là, mình nhìn một cái hoa nhìn chưa đủ mình nhìn hoài, mình nghe một âm thanh, nghe chưa rõ mình nghe hoài, đó là vị lai bỏ vô hiện tại kéo thêm quá khứ, do đó ta không đạt đến Siêu Thế. Đức Phật Ngài Siêu Thế, Ngài cắt bỏ ngay khi Ngài ở trong thế gian này, mình là con của Đức Phật mình cũng muốn cắt bỏ để dành. Hai danh từ "cắt bỏ" của Phật tử mình rõ lắm, là mình cắt bỏ để dành chứ không phải cắt bỏ để ra đi, do đó mình vẫn cón là phước hữu lậu chứ không phải là phước vô lậu. Bây giờ Sư nói bỏ hết để lên Niết-bàn, Phật tử trả lời "từ từ, con tính lại đã" không ai dám bỏ để lên Niết-bàn. Rõ ràng như vậy, chính cái đó mình mới thấy là thừa hưởng tài sản, thừa hưởng tài sản của Đức Phật là giữ mãi, giữ mãi hết đời này tới đời kia, đi tìm người kế thừa trao truyền Y Bát, phải đi tìm thị giả để trao truyền Y Bát, mà toàn là thị giả chứ không thị thiệt (nói ra nghe đau lòng, đau lòng người đang nhận thị giả hay là đau lòng người thị thiệt). Nhìn cái đó mình mới thấy được là mình không có Siêu Thế, mình toàn là kiết sử cột trói mình mà mình không thấy và, mình không thu thúc, không chế ngự, không diệt trừ, đừng nói chi là đạt đến nơi cao xa ra khỏi tam giới, Đức Phật Ngài đâu ra khỏi tam giới, Ngài vẫn ở trong tam giới và Ngài đắc đạo quả thành đạo ở ngay trong tam giới này. Nhưng, Tâm Ngài là Tâm Siêu Thế, Ngài đã giải thoát. Ngồi nghiệm lại thật thấy đơn giản, Sư chỉ nói Tâm Nhẫn Thức bắt cảnh sắc, cảnh sắc này mình đang có là cảnh sắc quá khứ con mắt nhãn thức của mình, quả thật như vậy, rõ ràng như vậy, không sai trật, sắc ở ngoài kia. Còn cảnh sắc của mình là cảnh sắc quá khứ, không có cảnh sắc nào là của mình, qúi Phật tử thấy không, Vậy thì khi mình ngồi thiền cũng vậy, cái tê, nhức, mỏi, đau, là cái tâm mình đang hưởng cái tê, nhức, mỏi, đau, của quá khứ mình lượm vô rồi mình than là cái chân tê quá, nhưng nó đâu còn nữa vì nó đã là quá khứ, nó không còn là hiện tại mà tác ý của mình là muốn than chứ không phải tác ý nhìn thấy việc mình than, mình không có tác ý diệt than mà mình cũng không có tác ý diệt cái tê mà tác ý là mình muốn nói cái gì của vị lai bỏ vô quá khứ để mình kể lại cái hiện tại, Cái đó qúi Phật tử phải nắm được cái này chính xác. Thiền Sinh: Thưa Sư, như vậy có nghĩa là, ý Sư nói là khi mình nhìn thấy chỉ thấy trong quá khứ thôi, tức là mình phải diệt trừ nó đi. TT trả lời: Mình phải thu thúc khi mình nhìn thấy, ngay lúc thu thúc mình phải tác ý biết chế ngự, chế ngự là mình không cho nó phát triển và mình chấm dứt đừng đem vào, cái tác ý rất quan trọng, cái chế ngự quan trọng và, mình không nuôi dưỡng cái quá khứ, mình phải thu thúc 6 căn không mở, diệt trừ các kiết sử tham đắm theo từng phút, chế ngự là không tham, không sân, không si. Thiền Sinh: Thưa Sư, có phải là khi mình thiền bắt đầu mình thấy; tê, nhức, mỏi, đau, là mình bỏ đi, tức là mình chế ngự. TT trả lời: Không phải như vậy, Sư nói rõ hơn là, khi mình ngồi thiền cái tê, nhức, mỏi, đau, nó đến mình phải thu thúc nó, thu thúc hai pháp, Tâm Ý Thức không nhìn thấy Pháp tê, nhức, mỏi, đau. Tâm Thân Thức không bị cảnh xúc chi phối . Thu thúc có 2 khi nó tê bởi tác ý ngay hiện tại mình thấy là: 1) Thứ nhất là, Tâm Ý Thức thu thúc cảnh Pháp Tê. 2) Thứ hai là, Tâm Thân Thức thu thúc cảnh xúc Tê. Bởi tác ý ngay hiện tại mình thấy, mình phải diệt là tham, sân, si là kiết sử, ngay hiện tại bắt cảnh hiện tại với tác ý của mình Như vậy, khi Tâm Ý Thức mình đang thu thúc cái tê thì lúc bấy giờ tác ý của mình nhìn cảnh tê hay nhìn cái tác ý của mình đang diệt cái tê bởi tham, sân, si, mình chế ngự tại đây. Thiền Sinh: Có nghĩa là mình làm lơ (ignore) cái Pháp Tê đó. TT trả lời: Không làm lơ (ignore) nó, mà mình nhìn thẳng vô cái tâm mình thì lúc đó cái tê của mình làm tâm khó chịu là sân lên. Mình khó chịu, mà làm lơ (ignore) nó là mình bị si rồi, không được, mình phải sáng suốt, thì khi đó tâm mình lúc đó cái tê mình phải nhìn cái tâm mình khó chịu là sân, phải diệt cái sân đó, đừng lo diệt cái tê. Đó là chế ngự tham sân si diệt trừ kiết sử bởi kiết sử đang còn trói mình lại. Do đó, tác ý mình chạy về quá khứ, tác ý mình chạy tới vị lai, mình đánh mất cái hiện tại, chính cái đó là đang trôi lăn 3 chiều (qúa khứ, vị lại, hiện tại). Ngay khi đó, cái chế ngự của mình là mình nhìn lại tâm của mình, tâm đang thu thúc là: - Tâm Ý Thức thu thúc Pháp Tê, - Tâm Thân Thức thu thúc cảnh xúc Tê, - với tác ý của mình là chế ngự tham sân si để diệt trừ những kiết sử của vị lai đang cột trói mình lại hiện tại. Như thế thì, Tâm Nhãn Thức chúng ta như vậy, chúng ta có Thần Kinh Nhãn. Thần Kinh Nhãn có 2 là: 1) Nếu Tâm Nhãn Thức thuộc về bất thiện, thần kinh nhãn thuộc quả bất thiện thì thần kinh nhãn đó bắt cảnh sắc xấu. 2) Tâm Nhãn Thức mà thuộc về quả thiện thì sẽ đón nhận cảnh sắc tốt. Như vậy, khi thấy cảnh tê, Tâm Thân Thức ta phải khởi lên cái tê thì Thân Thức đó ta bắt cảnh xúc bất thiện, thì cái đó mình phải nhìn đầu tiên là quả bất thiện quá khứ mình đang trổ sanh. Mà quả bất thiện đang trổ sanh mình nhìn nguồn gốc của nó là 3 nhân bất thiện, tham, sân, si, đã trổ sanh, bây giờ phải diệt trừ, tham, sân, si, mà nếu không diệt thì, tham, sân, si, này trở lại lần nữa thì mình lại bất thiện lại khổ nữa. Khi tê lên mình phải nhìn cái tê hay là nhìn cái tâm của mình? (Mình phải nhìn cái tâm mình). Thường thường hành giả nhìn cái tê không nhìn cái tâm của mình, lúc đó mình chạy theo cái tê đó thì tâm mình đang bung ra ngoài là khó chịu, là tâm đang sân, là tâm bất thiện. Mình chưa diệt được cái tê của bất thiện quá khứ trổ sanh cho mình khó chịu thân này, mà tâm mình lại nuôi dưỡng một cái bất thiện nữa, đó là sân, thì làm sao mình có được thiện phước an lành trở lại được Siêu Thế. Do đó, phải giữ cái tâm, phải chế ngự tâm, diệt trừ những tâm bất thiện đó thì pháp kia mới hết được, ta nuôi nó thì làm sao ta nói tâm bất thiện đừng sanh lên, ta dưỡng nó thì chúng ta làm sao cho nó đừng có trở lại với ta. Qúi Phật tử đâu có cắt bỏ cái gì đâu, thế thì nó còn trở lại với mình thì đừng than thở đừng la làng Thiền Sinh: Thưa Sư, trường hợp này thì mình chế ngự sân, thế thì tham làm sao? TT trả lời: Chế ngự tâm mình đang hiện bày cái gì đó (Tham, Sân, Si) Qúi Phật tử nghe Sư nói cẩn thận nhắm mắt lại hiễu. Âm thanh này tôi nghe rõ ràng thì âm thanh này là của tôi, mà âm thanh đó nó không còn, âm thanh đó đã là quá khứ nhưng mình kéo lại tại vì hiện tại chúng ta đang bị tác ý kéo lại, thì cái kéo lại của cái mới này được mình đi lại là quá khứ nữa, mình lập đi lập lại nhiều lần như vậy là mình đang sống nhiều lần trong quá khứ và mình tái diễn lại trong đó mình mất cái gì hiện tại, mình không có cái gì mới cả. Một bản nhạc 40 năm về trước một ca sĩ đã hát và bây giờ một ca sĩ khác hát trở lại mình nghe sắc thái mới, trình diễn mới, hay là hiện tại mới, lời nhạc y vậy, chúng ta không nói bản nhạc này là nhạc mới, mà nó chỉ là sự tái diễn trở lại với một hình ảnh mới với cảnh sắc mới chứ thật ra là nhạc vẫn vậy, nên không thể nói là bản nhạc mới. Thì cảnh sắc mà chúng ta đang thấy, mà ta đưa vô thì cảnh sắc này đã là quá khứ, giữa một sát na trước với sát na sau, giữa phút giây trước với phút giây sau đã khác rồi, mà mình nói cái trước với cái sau là một, là mình đang ở trong trạng thái si. Do đó, khi mình thấy cái tê, nhức, mỏi, đau, nó đến với mình mà mình lập lại trong ý niệm của mình cái tê, nhức, mỏi, đau này nó cũng vẫn là cái tê, nhức, mỏi, đau, của nó và mình lập lại cái tê, nhức, mỏi, đau, của mình cũng không đúng với cái tê, nhức, mỏi, đau, của nó đang có. Hơn hết ta diệt cái tâm, tham, sân, si, mình đang có gọi là chế ngự, ta không còn bị ảnh hưởng của sự thiếu sự thu thúc, vì không có thu thúc thì mình phải biết chế ngự, mà mình không có chịu được thì mình phải chế ngự, lúc đó mình coi cái tâm của mình. Qúi Phật tử đối diện với cái tê, nhức, mỏi, đau, mà qúi Phật tử diệt không được cái tê, nhức, mỏi, đau, không chế ngự được cái, tê, nhức, mỏi, đau, thì mình chế ngự cái tâm của mình. Giống như, đứa bé nó khóc quá mà mình không làm cho nó dứt khóc thì mình phải chế ngự cái tâm mình, phải bình tỉnh bình tỉnh để kiếm cách làm cho đứa bé hết khóc, nó khóc mình khóc theo, nó khóc mình hoảng hốt theo thì không giải quyết gì được, mình phải bình tỉnh để giải quyết, mình giải quyết bằng trí tuệ của mình, mình giải quyết theo nó thì nó dắt mình đi theo con đường của nó, còn mình giải quyết theo mình thì con đường đó nó sẽ chấm dứt và nó không lập lại. Mình giải quyết theo cái tê, nhức, mỏi, đau, mà tê nó muốn mình giải quyết nó là nó kêu mình xả thiền thì mình chìu nó mình xả thiền thì nó sẽ dắt mình đi theo con đường đó cứ tê, nhức, mỏi, đau, là mình xả thiền. Còn mình giải quyết cái tê, nhức, mỏi, đau, khi đã có với cái quyết định của mình với sự trí tuệ của mình thì cái tê, nhức, mỏi, đau, đó nó không lập lại và, mình có con đường khác mình đi. Thiền Sinh: Thưa Sư, lúc mình thiền như vậy thì mình chế ngự tức là coi cái tâm của mình cùng lúc đó là mình cũng biết là cái pháp tê, nhức, mỏi, đau, đó cứ tự nó để mặc nhiên nó tới nó tới, nó đi nó đi? TT trả lời: Khi hành thiền cái tê, nhức, mỏi, đau, tới mình chế ngự là mình coi cái tâm mình không cho sân nổi lên, đồng thời cái pháp tê, nhức, mỏi, đau, đó để tự nó đến rồi tự nó đi, mình chỉ cần giữ cái tâm mình bình thản. Mình đang đứng trên cầu thấy gần đó có một ông già cầm tờ giấy 100 dollars thả xuống giòng sông, mình nhìn dưới giòng sông thấy tờ 100 đó trôi, mình không nhảy xuống để vớt tờ 100 đó mà mình đứng nhìn coi cái tâm mình có buồn không, không buồn, vì tiền của người ta không phải là tiền của mình nên mình không buồn. Cũng vậy, pháp tê, nhức, mỏi, đau, nó đến như vậy, nó đã đến rồi, gìống như ông già quyết định bỏ tờ 100 dollars xuống giòng sông là chuyện của ông, còn mình đứng đó mà ngó cái tâm mình thôi, còn mình không biết ngó cái tâm mình mà mình phóng xuống lượm tờ giấy 100 dollars đó thì tất cả là một bẫy sập, một cạm bẫy của con người bung ra, mình nhảy vô là mình dính cái bẫy. Đó chỉ là tham, sân, si. Đồng tiền đã rớt xuống giòng sông mình đứng ngó tâm mình chứ đừng ngó tiền, pháp tê, nhức, mỏi, đau, nó đến với thân mình thì mình ngó tâm mình chứ đừng coi pháp tê, nhức, mỏi, đau, với cái thân này nữa. Đó là trí tuệ, để mình thấy đuợc thực tính và thực tướng. Còn không là vô mình là bẫy sập lọt vào trong đó vì tham đắm vào đó mà đó là kiết sử, kiết sử luôn luôn sẵn sàng đón ta về luân hồi lại mà chúng ta không có tác ý hiện tại thì kiết sử cho ta có vị lai trở lại, quá khứ hiện tại, vị lai, chúng ta đã sai lầm, chúng ta đã trôi qúa khứ rồi mà ta còn giữ lấy hiện tại chúng ta không diệt trừ nó thì vị lai cho chúng ta lại cảnh này lập lại, cảnh quá khứ, cảnh vị lai và chúng ta xoay tròn trong vòng luân hồi. Chúng ta nói 3 thời quá khứ hiện tại vị lai, chúng ta có trí tuệ bẻ gãy được thì chúng ta chấm dứt Hiệp Thế ta ra Siêu Thế. Còn chúng ta chưa bẻ gãy được, quá khứ, hiện tại, vị lai, của Hiệp Thế thì chúng ta chưa đến được Siêu Thế, chúng ta còn ở trong cái bẫy sập của Hiệp Thế. Những dẫn chứng, những ví dụ chúng ta nghe nãy giờ, ta nghiệm lại hoàn toàn là thực tế, ta nghe một âm thanh, ta lập lại âm thanh nó của quá khứ, nó đang ở bên ngoài, nó không phải là của ta, nó là vị lai, nó lập lại tác ý ta nương theo nó, ta chạn lại quá khứ, ta nói nó hiện tại với tác ý không khôn khéo, ta chỉ lập lại mà thôi. Người ca sĩ đó vẫn biết bài hát cũ này 35 năm về trước ta nghe rồi, giờ họ lập lại y như vậy đó, bài hát cũ 35 năm về trước đã nghe rồi, cái hiện tại cái tác ý này mình kéo vào để là quá khứ lập lại mà lập lại trong trạng thái thiếu hiểu biết của con người mà mình đã tái dùng nó lại. Khi ta ngồi thiền cũng vậy, hôm nay tê, nhức, mỏi, đau, như vậy, mai tê, nhức, mỏi, đau, như vậy, mốt tê, nhức, mỏi, đau như vậy. Chúng ta đi lên trình pháp với vị Thiền Sư con ngồi thiền bị tê lập đi lập lại, đó là mình dùng nó lại chứ thật sự cái tê nó khác hoàn toàn không phải thật như thế. Do đó, chúng ta sẽ thấy khi chúng ta nói tới tê là chúng ta có hai cái tâm thức nó lên: - Tâm Ý Thức thu thúc Pháp Tê, - Tâm Thân Thức thu thúc cảnh xúc Tê. Với hai cái này nó nằm trong tác ý hiện tại của mình quyết định, mà với tác ý ngay hiện tại mình quyết định không được thì vị lai lập lại, cái quá khứ hiện tại mình đánh mất. Ta không diệt cái tê mà ta diệt cái tâm sân tâm si của ta. Cái thí dụ một ông già liệng 100 dollars xuống giòng sông, dưới giòng sông nước xoáy và có nhiều cá sấu, ta không nhảy xuống nhưng ta không bỏ đi mà đứng ngó hoài, ngó đắm đuối giòng sông đang cuốn giấy 100 không biết nó đi tới đâu, tâm của mình như vậy đó. Nhìn thấy cái tê, nhức, mỏi, đau, nó đến mình cứ đắm đuối nhìn cái tê, nhức, mỏi, đau này, không biết cái tê, nhức, mỏi, đau này đi tới đâu, nó dắt mình đi mình đi theo nó. Sự thật là như vậy, pháp phải như vậy. Mình nhìn Tâm Ý Thức mình thu thúc pháp tê, nhìn Tâm Thân Thức thu thúc cảnh xúc tê, cái nào mình phải làm, hai cái đó nó đến cùng một lúc, mình nghĩ: - Tâm mình mà thu thúc cảnh xúc tê là không đáng vì nó đã có rồi. - Tâm Ý Thức mà thu thúc pháp tê là mình không cần mình chỉ nhìn cái tác ý của mình muốn cái gì, cái đó là quan trọng, mình đang sống ở hiện tại chứ không có vị lai và không có quá khứ, đó là điểm chính của mình. Thiền Sinh: Thưa Sư, Sư nói như vậy thì cái Tâm Dục Giới dính vào một cái đối tượng lúc mình tê quá, có phải là nó một mình hay nó liên quan đến chánh thấp (hay chất thấp )trong người. Con ngồi thiền quán mà thấy hỉ lạc thì đó là thiền Quán phải không? TT trả lời: Không liên quan đến chấp thấp trong bụng mình, chất thấp đó là có trong Thiền Chỉ, cột cái tâm mình lại ở trong cái chất thấp đó. Sư đang nói Thiền Vipassana là Thiền Quán, nếu hỉ lạc quá là Thiền Chỉ, mình xả thiền ra liền. Vì Thiền Quán là thấy tê, nhức, mỏi, đau, mà thấy hỉ lạc là mình đang ở Thiền Chỉ, phải ra khỏi Thiền Chỉ. Còn đối với Thiền Quán là nó đánh bể người mình ra từng mảnh vụn, nó đánh bể cái thân mình ra để mình thấy cái hoại diệt mình mới nhàm chán, mình bỏ phàm để thành Thánh. Do đó, Tâm Thân Thức thu thúc cảnh xúc tê này không cần thiết nên ta có tê rồi, mà Tâm Ý Thức thu thúc pháp tê này là không đáng làm vì chúng ta cần tác ý cái hiện tại là diệt trừ những cái gì đang sanh nên từ nơi tâm của ta. Cái tê nó đã đến rồi thì không trách cái tê nữa mà phải coi cái tâm của mình giải quyết ra sao, cái tâm mình để mà đối diện cái đó chứ không phải mình đối diện cái tê chận đứng cái tê, mà mình coi cái tâm mình. Thí dụ thứ 2, khi người mẹ có một đứa con một mà đứa con đó đã chết rồi thì không có cách nào cảm xúc bày tỏ được bao nhiêu để con mình sống lại được, thì mình coi cái tâm của mình, bao nhiêu cảm xúc bao nhiêu tình cảm thương yêu của mình đang dồn nén vô người con mà con đã chết mình bày tỏ không có hiệu quả, nó đã chết rồi giờ mình càng bày tỏ bao nhiêu là trạng thái càng sai lầm hơn nữa, mình phải giải quyết dứt khoát cho xong, còn không thì chính cái đó là mình đang bị cuốn theo trạng thái si mê với pháp chứ không phải mẹ thương con. Như vậy thì khi ta bị tê, nhức, mỏi, đau, chúng ta phải giải quyết tâm ta chứ chúng ta không có trạng thái si mê, tâm thương thân này bị tê, nhức, mỏi, đau, tâm thương thân này phải giải quyết cái thân này đừng có nữa để khỏi bị tê, nhức, mỏi, đau, chứ không phải tâm thương thân này để chúng ta giải quyết xoa dịu cái thân tê, nhức, mỏi, đau, để thân này phải chịu lại lần nữa lần nữa. Mình sẽ phải nỗ lực hơn. Thí dụ, nếu chúng ta chỉ có một xe bus cuối cùng ngày hôm nay với cái trạm ta đứng đợi và không có chiếc xe bus thứ hai tới nữa, chiếc xe bus này còn 3 phút nữa sẽ tới, ta còn chần chừ chờ đợi gì nữa mà phải nhanh chân nhảy vào xe bus để đưa chúng ta về tới nhà. Nếu chúng ta chần chừ vì cái tâm của ta là do ta chứ không phải xe bus không đến hay là ta không có phương tiện để về nhà được. Do đó tác ý của mình ngay hiện tại, xe bus sẽ đến và xe bus đã đi và xe bus này chỉ còn một lần cuối cùng mà thôi, tác ý chúng ta không lên thì xe bus này sẽ là xe bus đã đi qua mà chúng ta chưa được đi không còn chiếc xe bus thứ hai nữa. Như vậy, khi ta nói đến Siêu Thế ngay trong trần thế này, con người chúng ta sẽ có được Tâm Siêu Thế khi chúng ta biết được là ta qua được những Tâm Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới của thế gian này. Những cái gì chúng ta còn đây là chúng ta đang còn ở Hiệp Thế, những gì ta biết đây là chúng ta biết những gì của Hiệp Thế, những gì ta đang có đây là những gì chúng ta đang thừa hưởng của Hiệp Thế, chúng ta phải đi tới Siêu Thế là những gì chúng ta chưa có muốn có và sẽ có, mới là Siêu Thế. Đồng tiền Sư thí dụ, ông già bỏ tiền xuống dòng sông, mình quyết định rồi, dẫn chứng rồi, vậy qúi Phật tử quyết định chưa, còn đang chịu trận. Sư lập lại, qúi Phật tử, qúi hành giả, nếu ta học về tâm ngày hôm nay thì qúi Phật tử phải nhớ chỉ có một chiếc xe bus cuối cùng trong đêm nay, vào phút giây nó sẽ đến chúng ta không thể nào bỏ mất cơ hội lên xe bus về nhà, tác ý mình quyết định với trạng thái hành động, ta không làm tác ý để ngồi suy nghĩ, ý Sư muốn nói là mình phải tác ý quyết định để hành động. Tác ý, hay, còn suy nghĩ. Hai cái đó là mình đang ở trong trạng thái bắt cá hai tay. Như vậy mình phải quyết định, ta không có thì giờ để ngồi suy nghĩ và ta không có hoàn cảnh gì thuận lợi cho ta chờ quyết định nữa để mà tất cả đều là chấm dứt. Khi nói tới Tâm Siêu Thế: 1) Thứ nhất, chúng ta phải biết tâm này không liên quan đến những gì của Tam Giới, không còn có những Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới thì được gọi là Tâm Siêu Thế. 2) Thứ hai, khi nói tới tham sân si, chỉ là một căn ngọn thôi và nó có nhiều chi nhánh ngọn ngành. Căn bản đầu tiên người tu Phật chúng ta sẽ thấy nguồn gốc của 3 bất thiện là si, rồi dẫn tới sân, rồi dẫn tới tham, chúng ta phải biết rõ như vậy. Nếu chúng ta không si mê thì không có tham, nhiễm đắm, dính mắc, đeo níu, và bám giữ, chúng ta không có si mê thì chúng ta không có sân hận, giận dữ, nóng nảy, bực tức. Những pháp bất thiện hiển bày thô thiển hay vi tế do từ nơi si mà ra. Khi ta nói đến tham nó bắt đầu hiện bày ra tà kiến và ngã mạn, đó là chi tiết khi học qua phần Tâm Sở chúng ta thấy rõ hơn. Khi tâm tham đang khởi sanh lên, do thấy sai trách lầm, thí dụ, người ta nói "anh sai rồi, anh sửa tri kiến anh lại, anh sai rồi không đúng" mà mình nói "không, tôi không muốn sửa, kệ tôi" thì cái chấp đó là tham, bị dính mắc. Còn nếu như mình tham mình buông liền, thí dụ, người ta nói thấy stop sign thì ngừng lại anh không được chạy nữa nếu anh chạy nữa anh bị phạt, mình nói "không kệ tui, tui cứ chạy", thì lúc đó anh này chấp vào là do anh bị tham mà anh thấy sai, bởi vì tham dính mắc mà buông bỏ. Nên người tu mình không sợ thấy sai mà sợ mình không buông bỏ, thấy sai ta sửa sai được, nhưng không buông bỏ, là tham chấp. Trạng thái ngã mạn là chấp giữ thân tôi, ta, hơn, bằng và, thua. Thua cũng chấp, bằng cũng chấp, hơn cũng chấp, đó là ngã mạn. Ba chữ; hơn, bằng, thua, mình chấp vô đó, mình giữ ở đó, mình không muốn bỏ cái đó là, mình ngã mạn ngay đó. Nên không trách cái ngã mạn mà trách cái tham. Khi tu tập đạt đến Tam Quả A-na-hàm thì tham thô và tham tế đều hết. Quả thật như vậy, khi ta tới Tứ Quả thì không có ngã mạn, tham diệt rồi thì ngã mạn đó thường vô đến Alahán sẽ có con đường cắt đứt nó được. Do đó, ngã mạn này con đường phải diệt đầu tiên là tham, khi nào tham được diệt rồi thì tà kiến và ngã mạn sẽ được diệt, cái gốc tham diệt rồi thì không còn tà kiến và ngã mạn. Khi sân hiện bày kéo ra tật đố là đố kỵ, kéo ra bỏn xẻn hay lận sắc, hối hận. Tật đố, lận sắc và hối hận là một nhóm với sân. Mình tật đố, mình đố kỵ với người ta tâm mình sân, tại vì mình thua họ, mình không bằng lòng với họ, mình không hoan hỉ với họ, mình mới tật đố với họ, sân nổi lên vì mình không hoan hỉ với họ. Khi mình hoan hỉ với họ mình diệt tâm đố kỵ. Cái thứ hai nữa, Và tật đố không bao giờ xảy ra khi mình là người trên đố kỵ với người dưới, tật đố chỉ có với những người dưới đố kỵ với người hơn mình. Ông vua không bao giờ đố kỵ với người nghèo người nông dân, chỉ có người dân mới đố kỵ với ông vua. Do đó, tật đố luôn luôn là ở dưới ngó lên trên chứ ở trên không ngó xuống dưới. Người chị vừa đẹp vừa có tài không đố kỵ với đứa em gái xấu, mà đứa em gái xấu lại đố kỵ với người chị tài sắc, mà người chị xấu hơn em gái cũng sẽ đố kỵ với em gái. Người nào cũng có tánh tật đố, tánh tật đố nằm trong tâm sân, phải đến khi đắc Tam Quả thì sân mới hết. Bỏn xẻn là lận sắc là keo kiệt, không chia sẻ, bỏn xẻn có 5 : 1) Bỏn xẻn về tri kiến. 2) Bỏn xẻn về dòng giống. 3) Bỏn xẻn về của cải. 4) Bỏn xẻn về chỗ ở. 5) Bỏn xẻn về Phật Pháp. Năm bỏn xẻn này được giải thích như sau: 1) Bỏn xẻn tri kiến là cái mình biết mình không cho người khác biết, đó là bỏn xẻn tri kiến, mình ích kỷ keo kiệt dấu diếm hay gọi là dấu nghề nữa. 2) Bỏn xẻn về dòng giống là môn đăng hộ đối, ông bà mình xưa nay hay coi trọng danh gia thế phiệt, cưới hỏi môn đăng với nhau, còn nông dân thấp hèn không xứng với hoàng tộc, đó là bỏn xẻn dòng giống. dòng dõi vua không muốn gả cho thứ dân, giống như ngày nay chúng ta còn thấy bên vương quốc Anh vẫn còn bảo thủ dòng tộc của họ, họ chỉ lấy người trong dòng tộc của họ thôi chứ không lấy thứ dân, đó gọi là bỏn xẻn dòng giống. Còn hồi xưa thời kỳ Đức Phật, vua chúa thì hiện bày bòn xẻn dòng giống rất nhiều, thủ đà la không bao giờ được sánh vai với bàlamôn, thủ đà la là hạng nô lệ hạng nông thôn thấp hèn, ở hạng thứ tư là không được sánh vai với hạng thứ ba, thứ hai hay thứ nhất. Người bỏn xẻn dòng giống kiếp sau sinh ra gặp dòng giống hạ liệt, thấp hèn. 3) Bỏn xẻn về của cải là keo kiệt, bủn xỉn khư khư ôm giữ quá đáng của cải của mình, còn gọi là giữ của, luôn canh phòng, bảo vệ những của cải của mình. 4) Bỏn xẻn chỗ ở, mình không muốn cho ai vô nhà của mình có thể vì nếp sống của mình không muốn ai nhìn thấy thì cũng được không sao, 5) Bỏn xẻn Phật Pháp là xấu nhất và tội lỗi nhất, bốn cái bỏn xẻn kia không đáng trách bằng. Người bỏn xẻn Phật Pháp đời sau sanh lên không gặp Phật Pháp để tu. Biết Phật Pháp mình phải chia sẻ, chỉ dẫn, vui vẻ trình bày hết những gì mình biết để cùng nhau tu học. kiếp này biết Phật Pháp mình không hoan hỉ chia sẻ mà còn che dấu, kiếp sau mình không gặp được Phật Pháp để tu tập. Phật pháp trên con đường luân hồi cầu giải thoát mình sẽ gặp hoài với Phật Pháp, chúng ta phải cẩn thận. Hối hận hối tiếc có 2 chi: 1) Hối tiếc, việc thiện đáng làm không làm, mình để việc thiện đó trôi qua nhớ lại mình hối tiếc, không phải hối hận, nhưng việc bất thiện hay là việc ác nào đã làm rồi nhớ lại mình hối hận. Thí dụ, mình là con hỗn với người mẹ cha, mắng nhiếc cha mẹ khi nhớ lại điều đó thì hối hận. Còn người cha mẹ có điều kiện nuôi dưỡng người con hoàn hảo tốt lành nhưng người cha mẹ không làm điều đó khi nhớ lại thì hối tiếc, mình không chịu giúp con lớn lên, đáng lý mình phải khuyên nhủ nó, phải dạy bảo mà mình không làm để nó trôi qua để nó gặp khó khăn trở ngại, nhớ lại mình hối tiếc. 2) Hối hận là khi mình làm việc xấu ác việc bất thiện không đáng làm mà mình làm, khi nhớ lại mình hối hận, còn hối tiếc là việc thiện nào đáng làm mình không làm khi nhớ lại mình hối tiếc, chẳng hạn như sáng nay mình thấy một vị Sư đi khất thực ngang qua nhà đáng lý mình phải bỏ bát cúng dường vật thực cho vị Sư đó nhưng mình không làm để nhà Sư đi qua rồi mình nhìn lại bóng dáng mất hút mình hối tiếc. Sự hối tiếc đó ở trong trạng thái bất toại nguyện, khi nào tâm qúi Phật tử có hối tiếc hối hận là khi đó tâm qúi Phật tử đang ở, trạng thái tâm sân, trạng thái tâm bất thiện. Khi đang ngồi thiền những, tật đố, lận sắc, hối hận, hiện bày: - Chẳng hạn như đang ngồi thiền ý tưởng người bạn ngồi thiền tốt còn mình không tốt thì đó là tật đố khởi sanh. - Còn mình ngồi thiền tốt người ta hỏi mình không chỉ là, lận sắc phát sanh. Thiền Sinh: Thưa Sư, về người mẹ không dạy con đúng, đứa con như nó làm những chuyện tội lỗi ngoài xã hội, tâm trạng của người mẹ đó có phải là hối hận không? TT trả lời: Trường hợp này là hối tiếc, không phải hối hận. Hối hận là khi chính bản thân mình làm điều xấu ác rồi sau đó mình nhận ra thì mình hối hận, còn nếu mình không làm điều gì tốt sau đó mình hối tiếc. Thiền sinh: Phải chăng sự buồn phiền, sự phiền não của người mẹ là hối hận hơn là hối tiếc. TT trả lời: Người mẹ bị hai cái; một là hối tiếc, chuyện đáng dạy mà mình không dạy, và tiếc nuối cái đó với trạng thái xót xa đau khổ là sân, hai cái nó cộng lại. Sân, tật, lận sắc nó không đi chung một lúc; - có khi sân đi với tật đố mà không đi với lận sắc và hối hận. - Có khi sân đi với lận sắc mà không đi với tật đố. - Có khi sân đi với hối hận mà không đi với tật đố với lận sắc. Sân, tật, lận, hối là bốn cái bất định và đi riêng. Còn tật hối và ngã mạn không bao giờ đi chung nhau, hai con sư tử không ở chung một khu rừng, tà kiến và ngã mạn, một cái nhìn ra một cái nhìn vào, cái tà kiến nhìn ra ngoài cái ngã mạn chấp vào con người mình, ngã mạn là nhìn vô mình, tà kiến nhìn ra ngoài do đó hai người này không đi chung. Có tà kiến thì ngã mạn không có, ngã mạn có thì tà kiến không có.Tật đố có thì lận sắc không có mà nó có sân, Sân có tật đố, lận sắc có sân, hối hận có sân, chứ không phải lúc nào cũng có luôn bốn cái; bỏn xẻn, lận sắc, tật đố, hối hận. Còn tật đố, đố kỵ, ganh tị, nó không có cái nào đi chung hết, chính do đó khi người mẹ người cha thấy con mình hư là mình hối tiếc đã mất cơ hội dạy nó và tâm mình đang sân hận chứ không phải mình đang hối hận, hối hận là người đã tạo ra một việc xấu ác việc bất thiện, mình hối hận cả đời mình. Khi mình thấy tà kiến mình sai, mình diệt trừ tham trước rồi mới diệt tà kiến được, mình phải buông bỏ cố chấp của mình trước rồi mới sửa tri kiến trở về đúng. Còn chưa buông bỏ mầm gốc tâm tư cố chấp của mình thì mình sửa tri kiến đó chỉ là hình thức chứ không phải là thực chất. Ngã mạn cũng vậy, mình cống cao ngã mạn, tăng thượng mạn, tự cao tự đại, lúc đó mình muốn diệt nó mình phải diệt tham ái của mình, cái lòng thương của mình, tự ái của mình cao hơn người khác mình mới ngã mạn. Tự ái là thương chính mình và không thương ai. Người ta nói tới đụng tới mình lòng thương mình nổi lên, mình sân, mình gây gỗ, đó là mình phải thương chính mình trước nhất, mình thương mình hơn hết, và cho rằng không ai thương mình, chỉ có mình thương mình thôi. Chính cái đó mình mới tự ái, mà tự ái chỉ con người mình tự nhận thôi, không ai thương mình hết. Như vậy, người tu thiền luôn luôn tự ái khi họ không thành công, họ bị thất bại, họ bị thua thiệt, họ sẽ trở lên mặc cảm tự ti, tự ái sẽ bước qua một thảm trạng tâm lý khác là mặc cảm tự ti, mình cần kéo họ xuống, họ đang đào một khoản cách xa hơn nữa con người thật của họ đang có, con người mà họ đang giữ đó là cái tự ái. Chính do đó khi các hành giả ngồi thiền không nên nghĩ tới sự tự ái mà chỉ nhìn thấy cái pháp với tâm mình sáng suốt nhìn thấy rõ nó chứ không thì tự ái tại nơi đó "tui dở quá tôi ngu quá tôi vụng về quá tôi làm không được", lúc đó là mình đào hố sâu hơn nữa trên con đường mình tu tập chứ không phải là mình thương cho mình tốt nhất. Khi mình vô nghe pháp mình không hiểu mình nói rằng "tôi học pháp mà không hiểu gì vì nó sâu sắc khó hiểu anh chị giỏi quá khi hiểu được pháp này", cái đó là tự ti mặc cảm bởi mình tự ái có sự so sánh, cái đó là vi tế. Do đó, khi ngồi thiền mình không nên sợ thua hay sợ thất bại, mình phải đi tới để đạt được thiền, thua keo này ta bày keo khác. Si có hai trạng thái là hoài nghi và phóng dật. Khi tâm không sáng suốt ta có sự nghi ngờ, khi có sự nghi ngờ tức là chúng ta không rõ biết vấn đề, khi ta rõ biết hết thì không còn hoài nghi. Mình đi lạc đường biết bị lạc đường thì sẽ không bị lạc đường, chưa chắc mình đi đúng đường, nhưng biết không còn bị lạc đường nữa. Ngay sát na tâm biết đi lạc đường là mình biết ra khỏi con đường bị lạc này nhưng chưa chắc mình đến con đường đúng được. Ngay điểm đó mình cắt được sự hoài nghi, mình đi lạc đường mình nghi. Nghi này chặn con đường đang tu tập hay con đường đang đi, khi đã thông suốt là mình lạc đường rồi thì đừng sợ mình không tới mà chỉ sợ sự lạc đường này lập lại lần nữa thì quá si. Hoài nghi và bị si mê, ta hoài nghi là ta không bỏ được đối tượng. Do si mê ta sanh hoài nghi với đối tượng đang có. Qúi Phật tử ngày hôm nay ngồi thiền, qúi Phật tử ngồi nói câu này thì sẽ có câu trả lời ngay tại đó liền: - "không biết mình ngồi thiền đúng không?" Câu trả lời là: - Do "mình si mê" chứ không phải là bạn đang hoài nghi. Qúi Phật tử ngồi thiền mà nói: - "Tôi không biết tôi ngồi thiền như thế này có đúng không?" - Thì bạn không nên ngồi thiền tại vì bạn chưa biết mà cứ ngồi thiền thì rất nguy hiểm rất tai hại. - Còn, ta đã biết ngồi thiền rồi mà hỏi câu đó thì coi như là mình không biết gì cả, tâm mình bắt đầu phóng dật. Hoài nghi không giải đáp được si mê, hoài nghi đưa đến phóng dật, và phóng dật hiện bày tính cách si mê, tại vì tâm mình phóng dật vì mình không sáng suốt. Một ngày nào qúi Phật tử ngồi hành thiền mà qúi Phật tử không thấy được đối tượng của mình là hơi thở hay pháp đang hiện bày là sự hoại diệt của thân là tâm mình đang phóng dật. Thiền Sinh: Thưa Sư, nếu trong trường hợp như vậy thì mình nên chuyển qua Thiền Chỉ? TT trả lời: Không hẳn, mình coi lại kỹ thuật của mình chứ mình đừng có đi qua đi lại là mình đang đi xa hơn nữa. Có một anh học sinh là bạn của Sư năm thi đệ nhị cấp, tức là từ lớp 9 lên lớp 10, anh học dở sợ thi không đậu, Sư được miễn thi tại vì năm thi đệ nhất cấp học sinh nào trên điểm cuối năm 17/20 thì những học sinh đó được miễn thi, thì lúc đó điểm Sư là 19/20 nên Sư không phải thi tự động được lên lớp 10, anh này điểm là 13/20 nên phải thi, anh nhờ Sư đi thi giùm cho anh ta nhưng Sư không thể nào vô ngồi trong phòng thi với cái tên anh ta được, thì khi anh ta đi thi Sư phải theo anh ta, nhưng Sư ngồi ngoài sân trường cạnh lớp anh ta thi. Có người thầy dắt anh ta đi thi lượm được đề tài thảy ra cho Sư liền, đề thi vừa bung ra một cái Sư ngồi giải đề thi liền, Sư phải tính thời gian giải thiệt nhanh và Sư phải tính thời gian chép bài cho thiệt nhanh để anh nộp bài kịp lúc chứ không mất bài thi, do đó tốc độ Sư làm gấp hai lần anh ta. Sư giải xong đưa cho ông thầy, ông thầy đem vô đưa cho anh ta, anh ta nhìn vào tờ giấy ngó tới ngó lui rồi cầm lên hỏi ông giám thị hỏi "chữ này viết làm sao, bỏ hả?", cái ông thầy giám thị hỏi "ở đâu em có tờ giấy giải bài này". Do đó người này khi tâm phóng dật là đang si mê, mà si mê tâm bị hoang mang phóng dật, không thấy rõ được vấn đề, không biết mình đang ở đâu và đang làm gì, tưởng đâu là đang trong lớp học bình thường. Nên khi qúi Phật tử ngồi thiền tâm mình phóng dật tức là mình không biết đối tượng là cái gì , giống như người học trò hồi nãy đã có đề thi được giải rồi mà tâm người đó bị phóng dật anh ta không biết anh ta là ai nên anh ta mới làm chuyện đó xảy ra chuyện đó có một không hai. Thì mình ngồi thiền cũng vậy, tâm phải tỉnh giác không để bị phóng dật dẫn dắt. Sư đưa tay lên với một vật thể trong tay, tất cả Phật tử tập trung chú ý vào, thì cho dù có sắc hay không có sắc, tâm mình vẫn phải hiểu là mình dụng công tại nơi tay Sư, chứ không phải là có vật thể hay không có vật thể, mình phóng dật hay không phóng dật. Cái kỹ thuật để mình không phóng dật là do mình phải giữ tâm với đối tượng mình cần phải có, chứ không phải từ nơi trạng thái có vật thể hay không vật thể. Chánh Định và Tỉnh Giác, nhân sanh định, định sanh tuệ, quán chứng tri tại đó, Niết-bàn giải thoát. Thiền Sinh: Xin Sư giảng nghĩa chữ Chánh Niệm, khi con ngồi thiền mà đau quá tâm con biết nó đau, tâm con nhảy lộp bộp (tâm khó chịu). TT trả lời: Niệm có 3 là Chánh Niệm, Tà Niệm và Thất Niệm. Chánh niệm là ghi nhớ đúng đắn, Tà Niệm là ghi nhớ một cách sai lầm lệch lạc và, Thất Niệm là không có sự ghi nhớ. Mình thấy tâm mình nhảy lộp bộp là Tà Niệm, tại vì mình nhìn cái tâm nhảy lộp bộp. Mình phải nhìn vào đối tượng đang cần theo dõi là hơi thở vào ra dài ngắn. Trở lại, tâm mình phóng dật là do mình si mê, vì không biết nhìn đối tượng, không rõ biết chuyện gì mình đang làm, do đó mình mới phóng dật, cái mình đang có trong hiện tại này, người học sinh đang ngồi trong lớp học mà tâm bị phóng dật là người học sinh đang mất vị trí là mình đang ngồi trong lớp học. Người hành giả đang ngồi thiền mà bị phóng dật người hành giả đó mất vị trí vị thiền sinh đang ngồi tu tập về thiền và, trở thành người hoạ sĩ, nhà điêu khắc cuộc đời của họ, họ là họa sĩ bức tranh do họ đang vẽ. ------------------------------- Sau một giờ hành thiền, thiền sinh trình pháp. Thiền Sinh: Thưa Sư, chân con bị đau con chú tâm vào hơi thở một lúc thì con không thấy chân bị đau nữa, một lúc sau con không chú tâm vào hơi thở nữa thì tự động chân con đau lại. TT trả lời: Tâm mình bắt hai cảnh, do đó khi mình chú tâm mạnh vào hơi thở thì lúc đó không thấy chân đau nữa. Không có pháp nào là tự nhiên hết mà nó có nguyên nhân nó có lý do hay là nó có sự việc của nó, mình chưa hiểu rõ thì mình nói là tự động. Nó có sự đến của nó, sự dẫn đến của nó khi nào tâm mình chú tâm vào vấn đề gì đó thì mình quên chuyện kia. Như mình ngồi mê coi phim quá quên đói bụng, đến khi hết phim mới thấy đói bụng. Cái đó là thường thường nó tới với ta rất máy móc đó là thói quen, cái thói quen đó được lập lại nhiều lần trở thành tập khí, chính do đó khi tâm mình đến trạng thái gì mạnh nhất, dữ dội nhất, rõ nét nhất và đầy đủ nhất, thì tâm mình thiên hướng về đó rất mau lẹ mình không còn biết gì khác hết. Thì khi mình thiên hướng về đó một cách mau lẹ mà không còn cái gì khác hơn thì tất cả những cái gì nó có nó chi phối mình và, mình mất cả sự chủ động của mình hay là mất cả sự quyết định của mình. Người ta thường nói môi hở thì răng lạnh, hay khi người con đau thì cha mẹ ruột thắc tim gan gì mất hết, tại vì máu mủ của mình. Nhưng thật ra không phải vì mình có tâm quen như vậy, nếu như người có trí tuệ sáng suốt họ tách hai cái đó ra rõ ràng, họ không bị thiên hướng, họ không bị chi phối lôi kéo một cách mãnh liệt như vậy. Cái đó là thói quen lập lại nhiều lần trong nghiệp quá khứ của mình trong đời trước cho tới đời nay, hay là từ hồi nhỏ cho tới lớn mình có nó giờ nó lập lại, như hồi nhỏ có gì không vừa ý mình hét mình la, giờ cái gì mạnh nó lôi mình theo, chính cái đó bây giờ mình phải sửa lại để mình khách quan, chứ không được chủ quan, cũng không bi quan và, cũng không lạc quan, thì mình mới giải quyết được một cách sáng suốt công minh rõ ràng được, còn không thì mình thiên hướng lệch lạc hết, luôn luôn là như vậy, cái đó cũng là thân kiến, để cho mình thấy thân kiến mình bị chi phối. Cái thân kiến đầu tiên mình gỡ bỏ để vô Sơ Đạo Sơ Quả, quả Dự Lưu, cũng là thân kiến, nên khi đó mình bị nó lôi đi thì thân kiến mình lớn hơn lý trí của mình nhưng mình chế ngự được sự lôi kéo của nó thì lý trí của mình dừng lại trước ngưỡng cửa bị cám dỗ về thân kiến. Nếu mình không làm được cái đó, mình chịu thua thì mình trở lại Hiệp Thế mình tu nữa để qua Siêu Thế. Lúc đó mình coi lại balamật của mình, balamật con đường đáo bỉ ngạn đến Niết-bàn là giác ngộ giải thoát lúc đó mình không có chí nguyện không có ly dục. Mình ly dục là bỏ hết tất cả đòi hỏi mong muốn của mình, cái đòi hỏi mong muốn của mình là đau quá mình đòi hỏi là xả thiền, đau quá mình muốn bỏ thiền, muốn ngừng thiền không muốn ngồi thiền nữa, đó là cái dục nó lên, sự mong muốn nó nổi lên, mà mình không ly dục được, ngày nào chưa đắc đạo quả ngày đó chưa rời khỏi thiền. Ngày xưa Đức Phật Ngài chưa đắc đạo quả Ngài chưa rời khỏi cội cây, Ngài có chí nguyện và ly dục còn mình không có hai cái đó là balamật mình chưa đủ. Cái đó mình nhìn qua đó là những điểm nhỏ sẽ kết hợp lại thành đám mưa lớn, là vì mỗi một phút giây trong đời tu tập của mình nó như vậy cho mình rút ra một kinh nghiệm, mình nhận xét về mình là có những khi chuyện dễ mình làm được còn cái khó mình bỏ cuộc không dám làm. Cái này là cái nhỏ, cái lớn nó ghê lắm, đạo quả không phải đơn giản, mà cũng không phải đạo quả là khó, khi một người nông dân trồng cây ăn trái, không khi nào trồng cây đực, người nông dân họ biết cây đực là cây không có trái, người nông dân trồng cây xuống là chân chánh cây trổ sanh lên hoa quả để mình gặt hái trái, thì sự tu tập mình ngồi đây chân chánh mình sẽ hái được đạo quả, sẽ tới ngày đó, không khi nào bỏ.Nhưng không biết là mình đợi được không hay có đi đúng để lấy được trái này không. Có những người trồng cây xong rồi sắp sửa hái rồi vì lý do gì đó phải bán nhà dọn qua nơi khác, người khác tới mua người ta hưởng cây trái đó, có những người vừa trồng cây trong vườn xong sắp được ăn thì chính phủ phóng đường lộ họ chặt cây bỏ, đó là nghiệp báo, tất cả nó đến với mình nó sẽ cắt đứt những gì mình đang gieo trồng sắp sửa gặt hái. Tất cả điểm đó mình ngồi mình nghiệm ra điều đó cho mình rút ra một bài học, mình phải ghi xuống chuyện khó tôi không dám làm, chuyện nhỏ chuyện dễ tôi làm được, mình phải ghi xuống để mình mới thấy mình còn cái gì cần bổ khuyết chứ đâu phải một ngày mình bỏ qua trôi qua. Đó là sự tu tập, là sự kiên trì bền bỉ và nhẫn nại liên tục khắc phục khó khăn để mình vượt qua, không có con đường nào dễ để đi đến thành công một cách mau lẹ, tất cả đều là sự cố gắng, con đường học trò cũng vậy, đường nghề nghiệp cũng vậy, đường đạo quả cũng vậy, phải có sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại liên tục. Sự nhẫn nại liên tục giữa người này với người kia không khác nhau, chỉ có nhiều và ít, đủ và thiếu, chứ không có gì khác nhau, người này có nhiều thì mau tới, người kia ít thì lâu tới, người này đủ thì họ có, mình thiếu thì mình chưa có, hai cái đó không có gì khác hết, nhẫn nại và sự bền bỉ không có ai khác hết, chỉ có đầy, đủ và thiếu, nhiều và ít thôi. Do đó các qúi Phật tử hành giả ngồi nhắc nhở với nhau thôi, mình trồng cây sẽ có quả ăn, mà quả ở đây là do quyết định của mình lúc ban đầu và bền bỉ đi tới cuối cùng để rồi mình gặt hái, không có bỏ cuộc. Đức Phật Ngài thuyết một bài pháp thoại Ngài nói: "Như Lai thuyết pháp thoại sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, hoàn hảo khúc đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối." Ngài bỏ tri kiến là đầu tiên, tu tập con đường chánh kiến và, con đường đạo quả, có 3 giai đoạn, bỏ tà kiến của mình, sửa đổi tà kiến của mình trở thành chánh kiến tu tập đến đạo quả, 3 giai đoạn. Thì mình cũng vậy, khi mình vô ngồi thiền 1 tiếng mình phải có 3 giai đoạn. 1) Giai đoạn thứ nhất là khắc phục cái khó của mình. 2) Thứ hai là hoàn chỉnh việc tu tập của mình. 3) Thứ ba là gặt hái. Một tiếng ngồi thiền phải có 3 giai đoạn. Còn mình không có kế hoạch như vậy thì không được, làm lính mà không biết tính thì làm lính suốt đời không lên được sĩ quan. Do đó các qúi Phật tử khổ một cái là ngồi không hà mà không có một kế hoạch, không có lên phương án. Dù một tiếng, hay 45 phút hay 30 phút hay là một buổi hay bất cứ giai đoạn nào phải làm 3 giai đoạn đó, đến giai đoạn giữa mà mình chưa xong thì đoạn cuối mình không có kết quả. Minh ngồi một tiếng, nửa tiếng mà chưa xong chuyện mình đã hoàn chỉnh thì 45 phút coi như là mất rồi thì chuẩn bị xả thiền, tại vì có 1 tiếng thôi. Cũng như một người học sinh đi thi người ta cho 1 giờ để giải bài, mình tính hết cái giờ của mình làm rồi mà mình không làm xong, có 15 phút để coi bài trước khi nộp bài thì coi như là môn thi đó mình hỏng, đến giờ chót rồi sắp sửa nộp bài rồi5mà còn đang ghi chép thì coi như là mình hỏng kỳ thi đó rồi. Kế hoạch của mình phải có phương án lập ra rõ ràng. Sư có nhiều kinh nghiệm trong sự tu tập của Sư là vì Sư lập ra phương án rõ ràng. Mình không nói nghiệp quá khứ đến cắt ngang mình thì cái đó không nói, mình đốt đèn cầy lên mình không mong nó tắt nhưng mình không ngăn được ngọn gió mạnh lùa đến thổi tắt ngọn đèn cầy của mình được, nhưng mình biết ngọn đèn cầy này đốt lên sáp nhiêu đó, giây tim bao nhiêu đó, nó có bao nhiêu tuổi thọ, mình sài đèn cầy đến lúc hết là mình sài hết nguyên liệu của nó, chứ không phải mình sài đèn cầy để cho lửa cháy rụi đi sáp hết rồi mình tiếc là mình chưa làm xong gì cả, gió thổi tắt lửa không tính, đồng ý, mình mất cơ hội, nhưng sáp còn, tim còn, là mình phải làm cho bằng được, ngọn đèn cầy có bao đó thôi mà. Mình sống có kế hoạch và có phương hướng và trong khi ngồi thiền cũng có kế hoạch có phương hướng, Thí dụ như khi Sư đến giảng bài cho qúi Phật tử Sư không soạn trước, tới lớp là Sư triển khai liền nhưng mà Sư biết đoạn đó cuối đoạn đó Sư triển khai chỗ nào sâu rộng là bài đó chút ta ngồi thiền sẽ có, Sư biết rõ như vậy là Sư đã có kế hoạch. Thiền Sinh: Thưa Sư, khi Sư đang giảng con ngồi nghe trong khi đó chân con thấy đau nó đến, nếu như con chú vào lời giảng thì con ngồi được lâu, còn nếu con chú trọng vào cái đau thì con không ngồi được lâu bằng khi nghe pháp. Vậy thì, hồi nãy khi con ngồi thiền chân con bị đau tâm con muốn xả thiền, nhưng con nghĩ "ráng đi tới đi tới". Thì trong cái đầu của con nói "đi tới đi tới" thì con trụ vào lời nói "đi tới đi tới" đó, con thấy bình an trong đó, vậy con có nên niệm đi tới hay không? TT trả lời: Mình không nên niệm "đi tới", mình nhìn vào cái đau đó để thấy sự hoại diệt tan rã của sắc pháp để mình quán thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Còn mình niệm "đi tới, đi tới" giống như Thiền Chỉ tập trung tâm mình. Mình phải quán sắc pháp hoại diệt bể rã ra, mình thấy luôn sắc pháp bể rã ra mới đúng thiền mình đang đi tìm. Còn nếu mình niệm "đi tới đi tới" là để tâm mình an trú trong đó thì đó là Thiền Chỉ để làm cho mình khích lệ hơn, còn mình đi lạc thiền rồi mình thấy mình thắng mình thành công mình mừng, đó là thuốc ngủ thuốc phiện nó dụ cho mình an vui, sự tan rã này không đối diện được và mình không chứng ngộ trên sự tan rã bởi sự hoại diệt này được, mình cứ tìm phương pháp để trấn an tâm thức mình, đó không phải là Thiền Quán, mình phải đi thẳng vào vấn đề. Thiền Sinh: Thưa Sư, khi ngồi thiền chân con đau thì con biết là đau, sau đó con quán vào hơi thở, con theo dõi hơi thở, lúc con nhìn lại tâm thì lúc nào mình phải coi hơi thở lúc nào mình phải theo dõi tâm mình? Con thấy cái đau bắt đầu tâm con không khó chịu rồi con chuyển qua hơi thở rồi sau đó hơi thở con bình thường con mới coi lại cái tâm. Khi tâm con theo dõi thì nó biết cái đó không phải của mình rồi, con nghĩ nó là vô ngã TT trả lời: Mình lúc nào cũng phải theo dõi Tâm, chứ không phải theo dõi hơi thở. Lúc heo dõi hơi thở chỉ là phương tiện để mình biết diễn tiến của thực tính và thực tướng Vô Thường, Khổ Vô Ngã. Còn đi sâu hơn nữa thì mình thấy rằng là cái này không có "tôi" không có "ta" của cái vô ngã của mình thì mình thấy rõ hơn nữa. Còn mình không thấy được thì mình bắt đầu coi trở lại tâm mình nằm ở đâu để mình đánh thức nó nhìn xuống lại, cái đó càng coi lại cái tâm chứ không mình cứ đi tiếp sâu vô Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Lúc đó mình mới thoát ra luôn. Khi mình đang nhìn sâu vô cái hoại diệt vô thường này mà mình nói mình coi cái tâm mình ra sao là lúc đó nó trở lại cái thủ uẩn liền. Thiền Sinh: Thưa Sư, khi con đau như vậy thì con quán niệm là cái thân này không phải của tôi, tôi với thân này không liên hệ với nhau, cái này là vô thường khổ đau vô ngã, xong con trở lại hơi thở, một thời gian sau nó đau lại, con lại quán cái thân này không phải của tôi, cái này là vô thường khổ đau vô ngã. TT trả lởi: Không được, khi thân mình đau nhức mà mình cứ nói quán tưởng thân này không phải của tôi, cái này là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã lúc đó là thức uẩn của mình là cái tri kiến mình đang giải thích nó, mình không thấy pháp, mình chỉ thấy tôi đang giải thích. Mình bỏ cái giải thích đó đừng có nghĩ thân này không phải của tôi thân này là vô thường khổ vô ngã, tại vì đó là mình lấy tri kiến của mình giải thích chứ mình không thấy thực tính thực tướng, lúc đó mình phải im luôn. Thí dụ mình coi cuốn phim hai bên đánh qua đánh lại hay là diễn viên đang diễn xuất mình nói chuyện phim này không thiệt, nó là giả, chứ thiệt ai mà đánh dữ vậy đánh vậy chết sao, cái đó là mình đem cái tri kiến mình bỏ vô cuốn phim và mình không thấy được nội dung hay sự diễn xuất của diễn viên đang muốn nói gì về cái đó, mình mất cơ hội coi phim. Thiền Sinh: Thưa Sư, thí dụ bây giờ nó đau mình cứ để kệ cho nó đau. TT trả lời: Mình nhìn vào cái đau tiếp, nhưng đừng có nói, chỉ lẳng lặng nhìn xem cái hoại diệt của nó, nhìn sâu vào cái đau, khi Sư nhìn thấy cái bắp đùi của Sư nó xé ra từng sợ chỉ, thấy nó lăn tăn từng sợi chỉ nó đứt ra, thấy rõ như vậy, Sư nhìn xuống thấy, xuất mồ hôi toàn thân và đau nhức vô cùng, Sư nhìn thấy Sư không có một phản ứng nào hết, không tỏ một tri kiến nào về sự việc xảy ra, mình không dùng tri kiến mình để giải thích, mà Sư nhìn suốt thấy nó xé ra như mình xé khô mực ra từng miếng nhỏ, mà chưa từng có chưa tưng thấy mà chưa có biết cái đó trước đây, từ 2 giờ trưa đến 8 giờ tối, nó xé ra nó nát ra, nó đi ra mỗi bên một phía rõ ràng như vậy đó không có một cái gì nhập lại, Sư không phản ứng, cứ nhìn được dịp nhìn, Sư không lấy tri kiến Abhidhamma 7 bộ hay Phát Thú, cứ nhìn tiếp nhìn tiếp, nó hết rồi thôi, khi nó hết Sư cũng ngồi yên coi nó ra sao thì nó yên nó hết rồi bắt đầu mới thấy là không còn gì nữa rồi nó ngừng Sư xả thiền ra. Thiền Sinh: Thưa Sư, như vậy mình theo dõi cái tâm của mình? TT trả lời: Mình theo dõi pháp và tâm mình biết mình đang làm cái gì, đó là Tỉnh Giác, theo dõi pháp là mình Chánh Niệm, và Tỉnh Giác là tâm mình đang biết. Thiền Sinh: Lúc nãy con ngồi thì lúc đầu thì êm sau đó con hơi bị buồn ngủ cái đầu con gục xuống sau đó con tỉnh lại con ngồi tiếp thì một lúc con thấy chân con bị đau con ngồi tiếp thì thấy tâm con muốn thay đổi nhưng con cứ ngồi tiếp nữa thì thấy cái đau mạnh hơn nhưng tâm của con cứ muốn thay đổi oai nghi, thì con phải làm cái gì? TT trả lời: Không có niệm, mình coi cái tác ý của mình, tác ý là hiện tại, mình có thu thúc được không, mình chế ngự được không, mình có diệt trừ được không. Chế ngự mọi sự cám dỗ, mọi sự chi phối đó mình có chế ngự được không, qúa khứ nó đến mình có thu thúc lại không, đừng có nghĩ tới nó nữa, cái vị lai đang kéo tới để lôi mình xả thiền, xả thiền, cái vị lai đó mình có diệt trừ được không, nếu không diệt trừ được thì mình buông. Nếu vẫn còn thấy đau thì là thân kiến còn trong Thức Thủ Uẩn của mình, mình còn đang trong thân kiến và Thức Thủ Uẩn, còn nếu như nó đau và mình không thấy đau lúc đó là pháp, còn thấy đau là còn thức thủ uẩn dính vào thân kiến, còn nếu như mình thấy pháp đau mà không thấy thân đau thì lúc đó là thấy pháp. © Minh Hạnh - Phật Học Vấn Đạo target=_blank>© Minh Hạnh / phathocvandao Mục Lục
|