patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép. |
---|
Tâm Siêu Lý Hôm nay chúng ta học Abhidhamma tiếp tục về Tâm. Bài trước đã học qua phần Tâm. Pháp Siêu Lý có 4 phần là: Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết-bàn. Chúng ta đã học qua ba đặc tính hay ba ý nghĩa của Pháp Siêu Lý là: đặc biệt không thay đổi, chủ của mọi pháp chế định, cảnh của trí tuệ cao siêu. Bây giờ chúng ta đi từng bước về từng một pháp của Siêu Lý. Pháp thứ nhất, Tâm Siêu Lý. Cái biết của Tâm gồm có 3 ý nghĩa: 1) Không thay đổi 2) Cảnh của trí tuệ cao siêu 3) Chủ của mọi chế định. Ba ý nghĩa này ta đi từng bước. 1) Đặc biệt không thay đổi của Tâm là, luôn luôn sanh diệt liên tục như vậy không gián đoạn. Do đó Tâm Siêu Lý đặc biệt không thay đổi là sanh diệt. 2) Cảnh của trí tuệ cao siêu là, biết các tầng trời: Sắc Giới, Vô Sắc Giới và Niết-bàn. Vậy thì, trí tuệ cao siêu biết được là Pháp Siêu Thế. 3) Chủ của mọi chế định là, biết được pháp thế gian này, tất cả những pháp nào thuộc về thế gian thì nó tìm tới, là Hiệp Thế: gồm có Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Là chủ của mọi chế định Tâm đều biết hết tất cả mọi pháp thế gian này. Bốn ý nghĩa của Tâm: 1) Trạng thái của Tâm là sanh diệt không ngừng. 2) Phận sự của Tâm là dẫn dắt Tâm Sở đến với cảnh. 3) Sự thành tựu của Tâm là biết cảnh, khi tâm có cảnh rồi nó khắn khích trong cảnh không rời. Đó là đặc biệt của Tâm 4) Nhân cần thiết của Tâm là phải có Danh Sắc (Danh là Tâm, Sắc là con người của ta) nếu không có hai đối tượng này thì Tâm không sanh ra được. Có 4 nhân sanh ra Tâm: 1) Nghiệp quá khứ. 2) Tâm Sở. 3) Cảnh. 4) Thần Kinh. Nếu không có Thần Kinh nương tựa vào thì Tâm sanh không được. Phải có 4 yếu tố đó mới sanh ra Tâm. Do đó, khi chúng ta học về Thần Kinh, chúng ta sẽ thấy Abhidhamma giải đáp được một câu xưa kia được nghe: " Nhất thiết duy tâm tạo" tất cả vật thể trên thế gian này đều do tâm mình tạo ra, câu đó không phù hợp. "Nhất thiết duy tâm tạo" vậy thì cái gì sanh ra Tâm? Nó bị kẹt câu đó. Do đó phần Duy Thức Luận hay Duy Thức Học đứng lại tại nơi đó không giải đáp được, vì sao? Bốn nhân sanh Tâm chúng ta sẽ thấy ở phần Duy Thức Học hay Duy Thức Luận chỉ có 7 Tâm thôi, ngoài Ngũ Song Thức, A-lại-da thức và Mạc Na Thức. Còn ở đây chúng ta học 121 Tâm. Không đứng lại ở 7 Tâm Thức đó mà thôi, do đó khi chúng ta đi thẳng vào trong 121 Tâm Thức này chúng ta thấy hết sức chi tiết và rõ ràng đầy đủ hết tất cả những yêu cầu của chúng ta, như nói nó là thuộc về Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu. Tất cả những giải thích "Nhất thiết duy tâm tạo", thế thì tất cả mọi vật thể trên thế gian đều do tâm tạo, vậy cái núi tâm tạo được không, sông mình tạo được không, biển mình tạo được không, lá xanh tâm tạo ra lá vàng được không, hay chúng ta làm ra mặt trời mặt trăng được không, tất cả chúng ta đứng lại bó tay trước những trường hợp đó. Do đó, câu "Nhất thiết duy tâm tạo" được gát bỏ qua một bên trước khi chúng ta học Tâm Abhidhamma. Những Duy Thức Luận, Tỳ-bà-sa luận, Câu Sắc Luận, hay những pháp môn tất cả các Tổ viết về luận không đi thẳng vào trong vấn đề của Abhidhamma giải đáp. Nếu nói tất cả vật thể trên thế gian này, tất cả mọi pháp trên thế gian này do tâm tạo thì, nhân sanh nào ra Tâm? Chúng ta phải nói đồ đạc trong nhà của ta đều là do cha mẹ ta làm ra, người nào sanh ra cha mẹ ta, mình nói ông bà, rồi ai sanh ra ông bà, rồi nói ông cố ông sơ, chúng ta nói một hồi bị kẹt. Còn ở đây, có bốn nhân sanh ra Tâm, Tâm đã có sự lệ thuộc bởi nhân sanh ra nó, có liên hệ từ ở đó mới làm ra được tất cả các pháp mà Tâm có khả năng làm được. Còn nếu như không, chúng ta sẽ thấy tất cả chỉ có Tâm Thức mà thôi, nhưng thật ra trong Tâm Thức còn liên quan đến Danh và Sắc sanh ra Tâm Thức. Thứ hai nữa đánh đổ được câu nói xưa kia con người Việt Nam học, nghiên cứu gọi là Tiềm Thức. Qúi Phật tử không nên dùng chữ Tiềm Thức. Tiềm Thức là Tâm Thức ngủ ngầm. Như chúng ta nói tàu ngầm gọi là tiềm thủy đỉnh là chiếc tàu ngầm ở dưới giòng nước. Tiềm là chìm sâu ở dưới nước nên ta gọi tàu ngầm là tiềm thủy đỉnh. Vì thế khi ta nói Tiềm Thức là Tâm chìm sâu, do đó chữ Tiềm Thức này phải gác bỏ qua một bên khi học Abhidhamma của Đức Phật. Khi chúng ta học sẽ thấy nội trong bốn pháp ý nghĩa của Tâm hay bốn nhân sanh Tâm đã giải đáp được tất cả những danh từ xưa kia chúng ta lầm lẫn nói Tiềm Thức là Tâm ngủ ngầm ở nơi đâu chưa giải thích được, thực ra không có tâm chìm ở dưới, nếu có thì chỉ có tâm chưa biết cảnh, tâm chưa có cảnh hay, cảnh chưa có, gọi là Tâm Hữu Phần (Bhavaṅga) gồm có: Bhava là kiếp sống anga là chi phần, Chi phần này giúp đỡ cho sự sống này còn tồn tại lúc nó chưa hoại diệt, nên người ta gọi là Tâm Hữu Phần, nó là hiện hữu, nó đang có mặt, nó chưa bị tiêu diệt, nên gọi là Tâm Hữu Phần nó chưa có cảnh. Nhưng, khi cảnh đến thích hợp, những Tâm Hữu Phần này sẽ nhường sang một bên, để cho những tâm đối tượng đưa vô cảnh, nó đến bắt lấy mà giải quyết vấn đề, biết sanh diệt và biết cảnh khắn khích trong tâm. Khi nói tới vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rõ ràng trạng thái của Tâm là sanh diệt rồi sanh diệt mãi mãi. Tâm sanh diệt từ khi chúng ta mới sanh ra cho đến khi chết, từ kiếp này cho đến kiếp khác nối nhau mãi. Như vậy, tới khi nào chấm dứt? Đó là khi Tâm tử của bậc Alahán lúc đó sẽ chấm dứt dòng tâm thức, còn nếu như ta chưa đạt tới bậc Alahán, Tâm chúng ta còn sanh sanh diệt diệt mãi cho tới khi nào ta đạt tới bậc Alahán, đạt tới giai đoạn Tâm Tử của bậc Alahán lúc đó sẽ chấm dứt dòng tâm thức. Thành phần phụ thuộc của Tâm Sở là nó đến với cảnh làm cho cảnh với tâm khắn khích nhau, Tâm biết cảnh và khắn khích trong cảnh đó hoài không ra, chỉ khi có một cảnh khác mạnh hơn lôi cuốn chúng ta mới ra khỏi cảnh đó, còn không, một khi tâm đã bắt rồi nó không ra. Nghe một âm thanh ta thích, thì âm thanh đó tồn đọng ở trong tâm của ta, khi tâm dính mắc rồi, âm thanh phát xuất từ bên kia nhưng thâu vào lỗ nhĩ là Tâm Nhĩ Thức ta bắt được âm thanh đó lên thì khi âm thanh đó đã hết ở bên kia rồi nhưng tâm ta còn giữ nó lại, ta vẫn không quên được âm thanh đó nên gọi là khắn khích trong cảnh. Do đó, đi vào Pháp Hành khi chúng ta bắt được cảnh, cảnh đó là cảnh quá khứ chứ không phải cảnh hiện tại, cảnh hiện tại bên kia vô đến bên ta là cảnh của qúa khứ rồi, phải biết như vậy chúng ta mới hiểu được và chúng ta không có quên được, khi ta bắt được cảnh quá khứ như vậy tức là tâm ta chạn lại để mà biết lại và hiểu được lại và nắm bắt lại, cái đó gọi là tưởng trong cảnh, không phải chánh niệm trong cảnh. Khi làm liên tục như vậy thì cảnh đến qúi Phật tử càng ngày rõ hơn thì lúc đó qúi Phật tử sẽ thấy là cảnh có trong tâm ta và tâm ta đang ở trong cảnh đó, lúc đó ta tách rời ra khỏi trạng thái cái của "tôi" và chúng ta đang biết cảnh mà thôi, tâm chỉ còn biết cảnh mà thôi, chúng ta không còn biết cái của "tôi" lúc đó qúi Phật tử mới thấy cảnh rõ lên. Do đó, khi chúng ta nói ta biết cảnh và khắn khích trong cảnh đó là quan trọng, khi mà chúng ta không nắm được cái đó thì sẽ thấy chúng ta sống ở trong tưởng của cảnh quá khứ, mà đạo quả Niết-bàn này là phải bắt cảnh hiện tại chứ không có bắt cảnh quá khứ được, mà những gì chúng ta có biết chưa phải là Niết-bàn, Niết-bàn đến rất là nhanh, ngay khi đến rất là nhanh thì chúng ta sẽ có Niệm chứ không có Tưởng. Thí dụ, qúi Phật tử đóng đinh, một tay cầm cái búa một tay nắm cây đinh, qúi Phật tử đập cái búa không trúng vào đầu cây đinh mà trúng vào đầu ngón tay của mình, chát một cái thiệt mạnh, ngay đó là Niết-bàn. Đầu tiên qúi Phật tử choáng váng rồi vì quất quá mạnh mà, không ngờ là đập búa vào ngón tay của mình, điếng hết rồi, sau đó mới thấy đau quá thì là quá khứ rồi. Rồi qúi Phật tử đem câu chuyện đó kể lại thì chuyện đó đã qua hết rồi. Ngay cái chát một cái thiệt mạnh, ngay đó là Niết-bàn. Còn khi kể lại là nhớ lại chứ không phải Niết-bàn. Thiền sinh: khi biết cảnh tới mình nhận biết cái cảnh đó là quá khứ rồi, như vậy là mình không thấy sự diệt của nó bởi vì là khi cảnh tới tức là cái đó đã sanh diệt rồi thì làm sao mình nhìn thấy được cái sanh diệt của nó? TT trả lời: Chính cái đó qúi Phật tử sẽ thấy cái này là kỹ thuật, cẩn thận nghe Sư nói. Khi lộ ngũ đến bằng 5 cửa giác quan: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, là sắc, thinh, khí, vị, xúc, nhưng, cái này hoàn toàn đến với Phật tử thuộc về quá khứ, không bắt cái hiện tại được, cảnh nó đến với qúi Phật tử toàn từ quá khứ, qúi Phật tử đem vô là quá khứ. Nhưng khi cảnh sắc đến với tâm của qúi Phật tử thì chỉ qua có một sát na tâm là Tâm Nhãn Thức bắt cảnh sắc thôi, rồi tất cả những sắc còn lại qúi Phật tử thấy nó thuộc pháp, không còn là cảnh sắc đó nữa, Tâm Nhãn Thức bắt có một sát na tâm thôi, khi Tâm Khai Ngũ Môn mở cửa cho Tâm Nhãn Thức thâu lấy cảnh sắc thì sau đó Tâm Tiếp Thâu, kế đến Tâm Thẩm Tấn, kế đến là Tâm Đoán Định rồi tiếp nó là 7 sát na tâm, 7 dòng sát na tâm này là Tâm Đổng Lực để hưởng cảnh, nếu có cảnh dư thì ta có 2 na cảnh (qúi Phật tử chưa học đến phần này) rồi xong xuôi ta trở lại Tâm Hữu Phần. Như vậy, khi cảnh sắc đến với qúi Phật tử nó chỉ có một sát na là Tâm Nhãn Thức thôi, âm thanh đến chỉ có một sát na Tâm Nhĩ Thức nó đưa lại Tâm Tiếp Thâu xong đến Tâm Thẩm Tấn, đến Tâm Đoán Định, nó không còn tâm nào biết cảnh nữa, tất cả nó được giữ lại qua những chức năng của Tâm đối diện của nó nối tiếp để làm việc đó. Chính do đó qúi Phật tử sẽ thấy tất cả, sắc, thinh, khí, vị, xúc, đến với qúi Phật tử có một sát na tâm rồi trở lại những cảnh ngủ này thuộc cảnh Pháp của Ý Môn là Tâm Ý Thức nó biết, rồi khi Pháp nó đến với qúi Phật tử cảnh sắc này đến nó chuyển qua Tiếp Thâu nó thành cảnh Pháp, nó không còn là cảnh sắc, rồi tiếp tục hưởng cảnh pháp này qua trạng thái Tâm Nhĩ Thức đem cảnh sắc vô qúi Phật tử. Cái hình ảnh, Sư và qúi Phật tử đứng chụp hình, chụp hình xong xuôi rồi thì khi máy bấm một cái rồi bắt được cái hình xong rồi thì không còn Sư và qúi Phật tử ở đó nữa nó giữ cái hình đó thôi rồi từ đó in ra hình ảnh, toàn bộ là cảnh pháp chứ không phải là cảnh sắc nữa, cảnh sắc của pháp mà ta đã thâu vô cái máy chụp hình, rồi từ nơi đó qúi Phật tử nhìn thấy cảnh đó qúi Phật tử nói là tôi trong đây, hay là hình của tôi trong đây, hình tôi trong đó, một số người đang đứng với tôi đây, là qúi Phật tử chạn lại thôi, nó qua rồi, một sát na máy bấm một cái sau đó số người này không còn nữa, thì ngay khi đó qúi Phật tử nhìn cảnh sắc mà qúi Phật tử đang coi là trạng thái chạn lại của những tâm thức này nó đem vô cho hưởng cái cảnh này thì cái này thuộc về pháp của cảnh sắc do tâm nhận thức truyền vào là cảnh pháp chứ không phải là cảnh sắc nữa, thì lúc bấy giờ cảnh hiện tại của Tâm Đổng Lực (là tâm Ý Thức khởi lên là tâm thọ hưởng cảnh) mà là qúa khứ của Tâm Nhận Thức mang cảnh sắc, qúi Phật tử bắt được cảnh hiện tại đó qúi Phật tử thấy sanh diệt và đặc tướng Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã tại nơi Tâm Đổng Lực. Đây là lộ trình tâm sẽ thấy rõ. Hình được chụp lại từ video Vi Dieu Phap 05 Khi tâm bắt cảnh, nó khắn khích trong cảnh đó là cảnh hiện tại, ngay khi ta có chánh niệm với pháp đang hiện bày chứ không phải là cảnh của ngũ môn: Sắc, thinh, khí, vị, xúc, chỉ có một sát na tâm đến với ta thôi mà nó làm ta đau khổ cả một kiếp, bao nhiều buồn vui lẫn lộn trong cảnh, sắc, thinh, khí, vị, xúc, làm ta đau khổ cả một kiếp, chỉ có một sát na tâm thôi, nó tấp vô một cái rồi giao cho Tâm Ý Thức, Tâm Ý Thức nuôi dưỡng hoài trong trạng thái mơ mộng tưởng tượng của mình, và khắn khích trong đó không buông ra. Qúi Phật tử nhìn thấy hình ảnh mình 25 năm về trước, thích thú, tại vì trẻ hơn bây giờ phải không, mà qúi Phật tử muốn được như vậy mà muốn cũng không được vì nó đi qua rồi. Chính cái đó là những trạng thái khắn khích trong cảnh ta không buông ra. Sư nói đi nói lại là như vậy đó, khắn khích mãi không buông ra, giữ bao nhiêu tấm hình cũng vậy, còn hoài còn hoài không thay đổi, nó vượt không gian và thời gian luật của vô thường, giữ hoài cái đó là qúi Phật tử khắn khích ở trong cảnh không đi đến Trí Tuệ Cao Siêu được, qúi Phật tử ở trong Chủ của Mọi Chế Định. Thiền sinh: Có phải tại tâm thức của mình còn tham sân si? TT trả lời: Không phải tâm thức, mà là tâm sở có tham sân si, tâm thức dẫn tâm sở vào tham sân si. Bây giờ, Sư dẫn qúi Phật tử vào Pháp Hành. Khi chúng ta khắn khích trong cảnh, cảnh đó là cảnh pháp. Con chó sủa, tiếng sủa của con chó đã qua rồi, nhưng ta giữ lại trong tâm còn niệm "sủa à, sủa à". Do đó, các vị Thiền Sư thường dặn các thiền sinh không cần giữ lâu, càng giữ trong cảnh khắn khích của nó là quá khứ, không có gì hiện tại, chỉ cần niệm 3 lần thôi "nghe nghe nghe", rồi trở lại với hơi thở liền, vì nó là đã là quá khứ. Thứ hai, khi qúi Phật tử đang ngồi thiền, những pháp lên tâm qúi Phật tử bắt được đó chính là cái hiện tại. Còn nếu như qúi Phật tử qua khỏi ý thức của mình qua cái pháp, sắc, thinh, khí, vị, xúc, toàn bộ là ta chạn lại thôi. Ngay cả tê ở dưới chân nó chạy lên Tâm Ý Thức của qúi Phật tử biết cũng là sau khi cái tê đã báo cho Phật tử, rồi ta chạn lại, tê quá tê ta chạn lại, chứ thật ra cái tê đó nó thay đổi rồi, nhưng, chúng ta cứ chạn lại thấy tê quá tê, thực ra chúng ta càng thêm vô, càng suy nghĩ nhiều vô đó chứ thực ra nó không có, nó chỉ như vậy thôi. Con người chúng ta có Danh (Tâm) và Sắc (Thân), sắc pháp chúng ta đếm được có 32 thể trược, không thể thêm được, bắt đầu xuống thôi chứ không thêm vô. Nhưng, Tâm pháp (Danh) của ta vô cùng vô tận thêm hoài cũng được không bao giờ hết. Chính hai cái đó khi ngồi thiền chúng ta sẽ thấy cái gì càng muốn giữ, ta giữ Danh pháp (Tâm pháp) tại vì nó nhiều quá chúng ta phải giữ cho bằng được, còn Sắc pháp này chúng ta có giữ nó cũng mất tại vì có nhiêu đó sẽ hết. Qúi Phật tử thấy ăn bao nhiêu chén thì no rồi, khi đã no rồi qúi Phật tử không giữ được cái no mãi được, chừng 3 tiếng là lại thấy đói. Tâm của mình nguyên mãi cho tới khi tới tâm tử vô sanh thì thôi. Chính đó chúng ta sẽ khai thác Tâm, đừng lo khai thác cái Sắc, nhưng, Sắc lại là trạng thái làm cho Tâm bị khắn khích trong đó không buông ra. Thiền sinh: Thưa Sư, khi mình ngồi thiền theo dõi sắc pháp tới, là chú tâm vào hơi thở (hơi thở là sắc pháp) như vậy là mình đang tu Thiền Quán mình đang tu Thiền Chỉ? TT trả lời: Tu Thiền Quán là mình theo dõi hơi thở vô dài và hơi thở ra dài, hay hơi thở vô ngắn hơi thở ra ngắn, hơi thở ra nhanh hơi thở vô chậm, hoặc thở vô nặng thở ra nhẹ v.v...Hai hơi thở vô và hơi thở ra, trước và sau không giống nhau được đó là Thiền Quán. Còn tu Thiền Chỉ là mình chú tâm vào hơi thở vô và hơi thở ra, không cần nhìn xem hơi thở nặng nhẹ nhanh chậm, Hai cái Thiền Quán và Thiền Chỉ cũng là nhìn hơi thở nhưng hai cái hoàn toàn khác nhau. Khi theo dõi hơi thở vô và ra, chúng ta đang hành Thiền Quán, qúi Phật tử đang đi Lộ Ngũ là, - Tâm Ý Thức thấy hơi thở vô và ra, - khi hơi thở tới mũi chạm vào mũi thì ta có Tâm Thân Thức biết cảnh xúc, - hơi thở vô chúng ta theo dõi tiếp nữa là Tâm Tỷ Thức theo dõi cảnh khí đi vô. Bây giờ chúng ta vô phần hít hơi thở vô và ra. Hơi thở vô và ra ta phân tách như sau: - Khi hơi thở vô đụng mũi, thì lúc đó Tâm Thân Thức biết cảnh xúc ngay đầu mũi, - rồi hơi thở đi vô trong mũi lúc đó Tâm Tỷ Thức biết cảnh khi đi vào. - Tới khi nó đi tới cuối không đi được nữa có người nghe tới ngực có người thấy xuống tới bụng phồng lên thì lại là Tâm Thân Thức biết cảnh xúc. - Rồi bắt đầu ở dưới hơi thở đi ra, Tâm Tỷ Thức thấy cảnh hơi đi ra. - khi nó đụng vô mũi của ta thì lúc đó Tâm Thân Thức biết cảnh xúc nơi đầu mũi. 1) Thân Thức - biết cảnh xúc đầu mũi khi hơi thở vô 2) Tỷ Thức - biết cảnh khí đi vô 3) Thân Thức - biết cảnh xúc khi hơi thở đến cuối con đường cái bụng phồng lên. 4) Tỷ Thức - biết cảnh khí khi hơi thở đi ra. 5) Thân Thức - biết cảnh xúc nơi đầu mũi khi hơi thở đi ra. Đó là lộ trình tâm như: 1) là, lộ trình tâm Thân Thức, 2) là lộ trình tâm Tỷ Thức, 3) là lộ trình tâm Thân Thức, 4) là lộ trình tâm Tỷ Thức, 5) là lộ trình tâm Thân Thức. Rồi khi mỗi một cái như vậy: Thân Thức biết cảnh xúc gió vừa đụng vào đầu mũi ta thì vừa sau Tâm Thân Thức là (1a) Tâm Ý Môn biết pháp đang hiện bày. Tới khi qua khỏi mũi khí vô trong lỗ mũi ta, lúc đó Tâm Tỷ Thức biết khí vô thì lúc đó (2a) Tâm Ý Môn biết pháp đang hiện bày. Tới khi hơi thở đụng tới bụng phồng lên thì (3a) Tâm Ý Môn biết pháp đang hiện bày. Tâm Tỷ Thức hơi thở bắt đầu ra (4a) Tâm Ý Môn biết pháp đang hiện bày Tâm Thân Thức Hơi thở đi ra đụng vào đầu mũi.(5a) Tâm Ý Môn biết pháp đang hiện bày Như vậy thì chúng ta ráp nó lại 1) Tâm Thân Thức biết cảnh xúc khi đầu mũi đụng hơi thở vô: - là quá khứ 1a) Tâm Ý Thức biết pháp hiện bày: - là hiện tại 2) Tâm Tỷ Thức biết khí đang vô trong người: - là quá khứ 2a) Tâm Ý Thức biết pháp đang hiện bày. - là hiện tại 3) Tâm Thân Thức biết cảnh xúc hơi thở làm phồng bụng: - là quá khứ 3a) Tâm Ý Thức biết pháp đang hiện bày.- là hiện tại 4) Tâm Tỷ Thức biết hơi thở đi ra. - là quá khứ 4a) Tâm Ý Thức biết pháp đang hiện bày. - là hiện tại 5) Tâm Thân Thức biết cảnh xúc hơi thở đang ra đầu mũi. - là quá khứ 5a) Tâm Ý Thức biết pháp đang hiện bày. - là hiện tại (Qúi Phật tử nhẫn nại viết từng cái như vậy mới ra được tiến trình lộ trình tâm bắt cảnh vô và ra của hơi thở, rồi chút nữa chúng ta mới mổ xẻ chi pháp vô và ra của hơi thở) Lộ trình tâm đi như vậy. Khi xúc đụng vô đầu mũi ta niệm được điều đó là pháp đang hiện bày chứ thật ra nó đã vô tới cổ họng rồi, thì pháp đang hiện bày là cảnh xúc thôi, Khi khí vô ta niệm được nó vô thì nó là quá khứ rồi, vì nó đã xuống tới bụng phồng lên rồi, thì lúc bấy giờ khi qua cái đó thì Tâm Ý Thức đang hiện bày là hơi thở đang vô trong người ta, cảnh pháp nó còn cái khí nó bắt đầu đi tiếp đi tới lúc phồng cái bụng lên, khi qúi Phật tử hay được lúc cái bụng phồng lên qúi Phật tử niệm cái đó là Tâm Ý Thức, niệm nó phồng lên nhưng hơi thở đã đi ra rồi. Thiền sinh: Như vậy Ý Thức đi sau hơi thở? TT trả lời: Không, Ý Thức biết không phải nó đi sau mà nó cùng biết (Tâm trong Tâm) nghĩa là nó có 2 lộ trình tâm đi bên nhau giống như hai chiếc máy bay bay kềm bên nhau, cùng biết. Do đó, nó là Tâm trong Tâm nên khi hành Tứ Niệm Xứ là Tâm trong Tâm, niệm Tâm trong Tâm, niệm Tâm trên Tâm là cái này. Niệm Tâm trong Tâm là, Tâm Ý Thức niệm trong Tâm Thân Thức, Tâm Ý Thức niệm trong Tâm Tỷ Thức, Tâm Ý Thức niệm trong Tâm Thân Thức, Tâm Ý Thức niệm trong Tâm Tỷ Thức, Tâm Ý Thức niệm trong Tâm Thân Thức. Rồi bắt đầu niệm Tâm trong Tâm. Cái Tâm Ý Thức này (1a) và Tâm Ý Thức (2a)Tâm Ý Thức (3a), Tâm Ý Thức (4a) bắt cái hiện tại, cái kia nó qua rồi Tâm Ý Thức nó bắt 3 cái hiện tại vô làm một, qúi Phật tử ra Niết-bàn. Khi hơi thở vô pháp hiện bày, và pháp thấy hơi thở trạng thái vừa đụng và vô, hai cái đó nó bắt ngay hiện tại là nó đã đi qua liền, thì pháp hiện tại này báo tiếp theo là nó đang vô (3a) cái bụng phồng lên, những cái đó gọi là những trạng thái Tâm Ý Thức bắt ngay hiện tại. Như thế thì liên tục như vậy, ở đây là vừa sanh vừa diệt, nó không còn nữa. Rồi lúc đó, từng mỗi giai đoạn sanh diệt này nó được nhập vào hàng kế bên và cũng lại sanh diệt, không giữ được, chính cái ta thấy pháp Vô Thường, Khổ Đau, Niết-bàn Qúi Phật tử không phải đi theo suốt một ngày, một giờ, hay là một buổi theo dõi hơi thở vô ra vô ra, qúi Phật tử chỉ cần thấy được pháp đó là qúi Phật tử thành công. Tại vì qúi Phật tử đang ở tình trạng khắn khích trong cảnh, không nắm được lý tính của pháp. Nên qúi Phật tử ngồi thiền xong tới chiều ngày hôm sau qúi Phật tử lại nói hơi thở con con thấy con thấy v.v... là qúi Phật tử theo pháp hay là theo tướng của pháp chứ không theo thực tính của pháp. Tức là theo cái qúa khứ (1) rồi kể lại mà không kể cái hiện tại (1a) thấy sự sanh diệt, chính do đó qúi Phật tử đi theo cái quá khứ cả ngày hết tuần hết tháng hết năm, không cần nhiều, bắt được một cái là xong, một sát na tâm. Ngài Ananda vừa ngã lưng xuống đắc liền không phải đi suốt ngày đêm. Con đường đắc đạo quả là Tâm Ý Thức biết cảnh pháp, không phải do Tâm Ngũ Thức; nhãn, nhĩ, tỷ, thức, bắt được. Qúi Phật tử sẽ thấy tất cả cảnh chúng ta bắt được; sắc, thinh, khí, vị, xúc, chỉ có một sát na, còn tất cả những cảnh; sắc, thinh, khí, vị, xúc, trở lại Tâm Ý Thức của ta thưởng thức cảnh đó thôi chứ không tồn tại với ta. Thiền sinh: Thưa Sư, ý Sư nói lúc mình nhận thức được, mình biết được như vậy thì cái đó đã qua rồi? TT trả lời: Nó qua rồi, có người giữ lại là vì còn khắn khích trong cảnh đó. Thiền sinh: Vậy mình vẫn chú tâm vào hơi thở vô hơi thở ra để làm gì? TT trả lời: Để mình thấy được sự sanh diệt của nó. Như trong một cuốn phim mình theo dõi người diễn viên đi ra đi vô, rồi đi ra đi vô, thì mình theo dõi ông diễn viên đi ra đi vô hay mình theo dõi nội dung cuốn phim? Qúi Phật tử theo dõi hơi thở vào và ra để thấy sự sanh diệt của nó đó là pháp chứ không phải là thấy đối tượng, quá khứ là đối tượng, hiện tại là pháp, qúi Phật tử còn thấy đối tượng là còn "tôi ta", qúi Phật tử thấy sự sanh diệt thì mới diệt thân kiến được. Thiền sinh: Thưa Sư, con muốn hiểu rõ hơn về sanh diệt của tiến trình hơi thở. TT trả lời: Khi mình thở vô khí tiếp xúc với đầu mũi mình rồi nó mất, mình thấy cái pháp hiện bày, rồi khí đi xuống mình cảm nhận được là bụng phồng lên là pháp hiện bày, mình phải để ý thấy tiến trình tâm thức sanh diệt, mà tiến trình tâm thức sanh diệt do bởi pháp bị hiện bày sanh diệt. Thí dụ, hơi thở của ta thở vô rồi thở ra mau quá theo dõi không kịp, cái nghiệp của mình là như vậy, mai mốt mình chết cũng mau vậy mình niệm không kịp mình sẽ đi nhanh vậy đó, rút kinh nghiệm liền. Mình cứ cho qua không chịu nghĩ tới nó rồi nó lập lại lần nữa, hơi thở vô rồi hơi thở ra kỳ này mình thấy ngắn quá, cái đó là tuổi thọ mình ngắn lại, mình phải hiểu cái ngắn đó là tuổi thọ mình sẽ ngắn như vậy, kiếp sống của mình sẽ đi nhanh như vậy ngắn như vậy, mình niệm liền như vậy. Tại hơi thở giống như áng mây báo cho mình biết mưa hay nắng, hay là gió, hay là giông bão, chứ nó không có nghĩa gì cả, nó sẽ đi không đứng lại trong không gian đó mãi mãi với mình, mình muốn giữ nó là mình vẽ ra bức tranh đó thôi chứ thật ra mây đã đi rồi, mây nó đến như thế nào mình phải hiểu cái nghĩa đó, mây đen nó báo cho biết là trời sắp sửa mưa chúng ta phải chuẩn bị những gì cần thiết. Cũng vậy khi hơi thở ta vô nhanh mà nó ra lẹ hoặc nó vô nhanh mà nó ra chậm, nó vô ngắn mà nó ra dài qúi Phật tử phải chuẩn bị là hơi thở này nó cho ta biết cuộc sống ta bắt đầu là gì rồi đó. Chứ qúi Phật tử cứ ngồi đếm hơi thở vô ra, nó là như vậy của nó mình không cần đếm. Qúi Phật tử có đếm được bao nhiêu áng mây nó đến trên bầu trời mỗi ngày không? hay áng mây nó sẽ đi như thế nào mình đâu cần biết, mà mình lo cho đời sống này, mây chỉ cho ta biết để ta thức tỉnh thôi chứ ta không cần nghĩ tới. Cuộc sống ta như thế nào thì khi ta ngồi thiền sẽ chạn lại như vậy, trong khi qúi Phật tử ngồi cô đọng lại trong một giờ những diễn biến trong đời sống của qúi Phật tử sẽ chạn lại trong một giờ ngồi theo dõi hơi thở mình. Thiền sinh: Thưa Sư, như vậy mục đích chính khi mình ngồi thiền quán để tìm sự sinh diệt thấy được bản chất thực tính của nó chứ không phải là mình ngồi để đếm hơi thở? TT trả lời: Mình ngồi thiền quán hơi thở để tìm bản chất thực tính của hơi thở. Khi mây tụ lại trên trời ngay trước nhà của qúi Phật tử thì nó cũng không phải là của qúi Phật tử, thì hơi thở này cũng không phải của mình vì mình không quyết định được nó phải thế này nó phải thế kia, nếu hơi thở này mà là của mình thì mình quyết định được có sự sống hoài mà không chết. Đức Phật nói sự chết và sự sống là hơi thở có ra mà không có vô là sự chết đến với mình, hơi thở này không phải là của mình nó chỉ là hợp thành mà thôi, cũng như mây chỉ là hợp thành trong không khí quyển ta đang sống mà thôi chứ không phải của mình, nó hợp với nhau để hiện bày chứ thực ra nó không phải là của mình. Biết cảnh và khắn khích trong cảnh là trạng thái của tâm, luôn luôn có phận sự đó, thành tựu của ta là gì ở luôn trong cảnh đó ra. Khi nhìn thấy đám tang, có người buồn, có người vui, có người không buồn không vui. Nhưng, đám tang là một cảnh để cho ta nhìn, tại sao nó tác động tâm lý ta vui buồn không vui không buồn? tại vì mình giữ cảnh đó rồi cảnh đó tác động mình. Còn khi mình nhìn thấy như thấy rồi mình quán tưởng pháp mà tâm mình đang thấy được cái gì của nó, đó là giá trị để mình nhìn thấy và, mình hiểu biết sự nhìn thấy của mình có giá trị. Như vậy thì, Hơi thở vào xúc chạm nơi lỗ mũi đó là pháp chế định, là vì "hơi thở của tôi"là pháp chế định, nhưng cái pháp hiện bày là Siêu Lý, cảnh của trí tuệ cao siêu ở tại đây. Mình phải bỏ pháp chế định lấy pháp Siêu Lý, nhưng, phải có Chế Định để mình tách biệt ra được cái nào là Chế Định mới thấy cáic Siêu Lý. Thí dụ như mình bắt được cái giả tìm ra được cái thiệt, bỏ cái giả lấy cái thiệt, giữa hai cái giả và cái thiệt này cũng không còn tồn tại nó tách ra cảnh của trí tuệ cao siêu rời khỏi các cõi giới để đi tới Niết-bàn. Sư nói để qúi Phật tử hiểu được Chế Định và Siêu Lý. Nhưng mà siêu lý chúng ta tìm thấy là trạng thái trí tuệ bắt đầu sanh lên, qúi Phật tử bắt đầu thấy cảnh của trí tuệ tất cả đều là sanh và diệt, nó đặc biệt không thay đổi tất cả các pháp. Đức Phật Ngài nói: Tất cả pháp hữu vi đều có tính vô thường, khổ và vô ngã. Tất cả pháp hữu vi là có nhân sanh ra nó. Học một pháp Siêu Lý học Tâm Siêu Lý là ra rồi đó. Đó là cái key lấy từ pháp Tứ Niệm Xứ qua tâm Siêu Lý. Ta học Tâm Siêu Lý là ta không nắm pháp Chế Định nữa, mà đặc biệt không thay đổi là nó phải biết Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu, qúi Phật tử phải đi tới cái đó mới được còn lượm Chế Định hoài thì qúi Phật tử ở trong pháp Hiệp Thế. Những cái gì Sư viết xuống hôm nay đều có tác ý để qúi Phật tử nắm được hết. Sư chỉ cho qúi Phật tử một pháp Siêu Lý để nắm được cái key pháp hành. Qúi Phật tử phải nắm được pháp đang hiện bày, pháp hiện tại là pháp đang hiện bày, là cái pháp qúi Phật tử giữ, còn pháp quá khứ không giữ. Thì pháp hiện bày là sanh đó diệt đó, từ mỗi pháp đều có tính chất sanh rồi diệt, chính cái đó là vô thường, pháp nào có tên gọi là vô thường là pháp có tánh vừa sanh rồi lại diệt, diệt rồi sanh. Ta gọi là Niệm, Định, Tuệ. Niệm mạnh lên để thấy được bản chất của pháp, Định mạnh lên để thấu bỏ thực tính, Tuệ phát sanh lên thấy được thực tướng . Khi Định mạnh tâm không lay chuyển lúc đó Tuệ mới phát sanh lên thấy được thực tướng rõ ràng, còn nếu tâm không Định được, còn hoang mang, còn hoài nghi hay còn giao động phóng dật thì sẽ không sanh Tuệ. Như vậy, ngay khi hiện tại pháp đang đến toàn bộ là sanh diệt. Lúc bấy giờ ta sẽ thấy Danh hay là Sắc, tâm qúi Phật tử đang có chánh niệm nhìn vô sắc pháp đang hoại diệt, sanh diệt. hay tâm bắt đầu bị chi phối bởi sắc, qúi Phật tử khắn khích trong cảnh. - Nếu qúi Phật tử nhìn vô thấy tính chất này sanh diệt mà sắc pháp đang hoại diệt mà Danh (tâm) vẫn còn chăm chú nhìn vào Sắc thì Danh (tâm) này đi tới Định. - Còn nếu như Danh (Tâm) không nhìn thấy Sắc (Thân), mà nhìn thấy cảnh sắc đang sanh diệt khắn khích ở đó thì mất Định và qúi Phật tử đi ra ngoài. Thiền sinh: Thưa Sư, thí dụ là mình đang ngồi thiền đang đau, mình biết đau là mình đang chăm chú vào sắc, như vậy mình ra khỏi Định? TT trả lời: Mình đang ngồi thiền mình thấy đau và mình biết đau, cái đau đó là Chế Định, nếu mình chịu không nổi, xả thiền là mình bỏ cuộc. Ngay khi đang bắt cái hiện tại có hai hiện tượng Danh và Sắc, thì Sắc (Thân) đang bị tác động là tê, nhức, mỏi, đau, qúi Phật tử niệm, tê, nhức, mỏi, đau, là Chế Định, là Hiệp Thế. Nhưng nếu nhìn tới luôn, tê, nhức, mỏi, đau, cảnh của nó là hoại diệt, thì giai đoạn nhìn, tê, nhức, mỏi, đau, chỉ là Niệm. và giai đoạn hoại diệt là Định. Cái hoại diệt là thực tính. Hễ khi mình thấy Sắc đang hoại diệt không niệm tê nhức mỏi đau nữa, nếu niệm tê nhức mỏi đau là Chế Định nó đi ra ngoài luôn. Cái hoại diệt là thực tính. Lúc đó, khi mình thấy tê, nhức, mỏi, đau, đến mình bắt đầu mới thấy Sắc Pháp đang hiện bày một thực tính bản chất của nó là hoại diệt và Sắc Siêu Lý. Còn mình còn tiếp tục niệm tê nhức mỏi đau là Chế Định. Thiền sinh: Nếu mình đạt được định, nghĩa là mình không sợ cái tê nhức mỏi đau? TT trả lời: Tại sao lại sợ nó, nếu mình sợ nó là mình đi ra là bỏ thiền, trở lại Chế Định sống với Hiệp Thế, là mình giải đáp nó, nó khắn khích ta, ta có trong đó. Khi hoại diệt này mình mới thấy bản chất thực tướng của nó là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, một trong 3 tướng này mình chụp bắt được, người có trí tuệ mạnh bắt được tướng Vô Ngã, người có trí tuệ thường bắt Vô Thường Khổ đau. Niệm để thấy pháp (tê nhức mỏi đau). Định để thấy thực tính (bản chất của nó là hoại diệt) Tuệ để thấy thực tướng (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã) Nếu không qúi Phật tử sẽ bị Tâm dẫn đi lang thang phóng dật. Danh nhìn thấy Sắc bị cuốn hút theo cảnh của nó khắn khích trong đó ta ở trong Chế Định. Do đó qúi Phật tử phải nhìn thấy Sắc năng hoại diệt không phải là của "tôi" của "ta" trong đó, ngay tại lúc này qúi Phật tử đã ra khỏi cái thân kiến. Người mạnh về trí tuệ họ luôn luôn sắc bén về trí tuệ vận dụng trí tuệ nhiều họ sẽ thấy được tướng Vô Ngã, còn nếu như người mà không mạnh về trí tuệ thì họ sẽ thấy được tướng Vô Thường và Khổ Đau. ĐĐ Xá Lợi Phất, ĐĐ Mục Kiền Liên thấy tướng vô ngã chứ không thấy vô thường, khổ. Bà Visàkhà, Bà Kisagotami thấy tướng vô thường, khổ, không thấy tướng vô ngã, tại bà thấy tất cả thân quyến của bà ta chết, vô thường quá bà đau khổ, bà thấy hai tướng này. Ở trong lớp này qúi Phật tử đa phần tại đây đều thấy vô thường khổ chứ không thấy vô ngã, không mạnh về trí. Thiền sinh: Lúc con ngồi thiền con thấy đau nhức có lúc trong khoảng khắc nhỏ con không thấy tê nhức mỏi đau rồi con lại thấy tê nhức mỏi đau, rồi con lại không thấy tê nhức mỏi đau. Vậy nghĩa là làm sao? TT trả lời: Đó là chưa có niệm mạnh, khi thấy có khi thấy không có là niệm chưa mạnh, nếu niệm mạnh thì định mới mạnh, nếu niệm còn yếu là định không vô được, định là cửa ngõ đợi niệm cứng định mới vô, niệm mạnh thì định mới có, niệm yếu định không vô được. Ở Việt Nam có loại tàu hũ nước đường gừng, tàu hũ đặc lại thành một khối, khi đụng vô là khối tàu hũ hoại ra, nó giống như tứ đại hoại diệt. Qúi Phật tử nhìn khối tàu hũ nước đường quán là biết. Thứ hai là sương sâm đưa ra ngoài nắng là nó rã ra thành nước. Là hoại diệt, hồi nãy mình thấy nó như vậy nhưng nhìn thật kỹ vô nó chỉ là pháp hoại diệt của Sắc Pháp, Tứ Đại mà thôi. Qúi Phật tử ngồi thiền bị tê nhức mỏi đau, khi ngủ nằm có bị tê đau nhưng không biết vì ngủ mê không để ý đến. Thiền sinh: Vậy có nghĩa là nếu con có định rồi thì con không còn cảm thấy tê nhức mỏi đau nữa phải không? TT trả lời: Mình vẫn thấy tê nhức mỏi đau như thường, nhưng mình chỉ nhìn qua tướng hoại diệt của nó, mình nhìn thấy nó đang rã đang hoại diệt, chứ không cần phải nhìn cái tê nhức mỏi đau nữa. Mình vẫn còn tê nhức mỏi đau nó càng hiện bày cái tê nhức mỏi đau, mà càng hiện bày thấy hoại diệt càng nhiều càng rõ, mình mới thấy được tướng Vô Thường, Khổ Đau. Vô Ngã. Giờ đầu ta học về bốn ý nghĩa của Tâm là: 1) Tâm có tánh cách sanh diệt. 2) Dẫn dắt Tâm Sở thấy các cảnh, 3) Khắn khích Tâm trong cảnh , 4) Sự thành tựu của tâm là, gắng bó trong cảnh, không rời khỏi cảnh. Nhân sanh của Tâm, phải có Danh Sắc. 1) Ý nghĩa thứ nhất của Pháp Siêu Lý: Đặc biệt không thay đổi. Như vậy trạng thái đặc biệt không thay đổi là chỉ biết cảnh, nó nhìn vô trong cảnh khắn khích trong cảnh, không rời khỏi cảnh. Như vậy, khi Tâm nhìn vào; tê, nhức, mỏi, đau, nó khắn khích trong đó luôn, mình thấy tê tê tê hoài là cái nhìn cảnh Hiệp Thế. 2) Ý nghĩa thứ hai của Tâm Siêu Lý: Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu. nếu như mình nhìn với Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu, mình mới thấy, tê, nhức, mỏi, đau, này cho ta thấy một thực tính là tính chất hoại diệt, hồi nãy chưa, tê, nhức, mỏi, đau, bây giờ, tê, nhức, mỏi, đau, cho ta thấy được tính chất hoại diệt. Nếu qúi Phật tử không thấy được cái này thì qúi Phật tử là chủ của mọi Pháp Chế Định, như vậy thì, tê, nhức, mỏi, đau, là pháp Chế Định, hay ngồi hoặc xả là pháp Chế Định. Khi chỉ nhìn, tê, nhức, mỏi, đau, thấy nó không thay đổi là không thấy được tính vô thường, đó là đang trong Thiền Chỉ. Nhưng, nếu nhìn thấy nó có trạng thái thay đổi, thấy được tính vô thường giữa cái tê và hết tê là Thiền Quán. Thiền sinh: Thưa Sư, nếu nó cứ liên tục liên tục, tê, nhức, mỏi, đau, như vậy thì làm sao để qua Thiền Quán. TT trả lời: Từ cái tê này đang có qua hết cái tê, rồi từ hết cái tê qua tê lại, thì giữa cái hết tê và cái tê mới là sự sanh diệt, bắt được cái sanh diệt này là thực tính, bắt được thực tính này là thực tướng. Còn nếu không thấy cái hết tê mà cứ thấy tê tê tê hoài là Thiền Chỉ. Còn từ cái tê cũ qua cái tê mới lá Quán. Bữa trước Sư cho thí dụ, buồn vui, giữa cái buồn vui có khoản hở là sanh diệt, bắt được cái sanh diệt là thực tính, bắt được thực tính này là thực tướng, còn nếu buồn buồn hoài, vui vui hoài là Chỉ, từ buồn qua vui là quán. Pháp đến như nó đến, Pháp đến mình nắm bắt chứ không tìm cầu, Pháp tìm cầu là Pháp chủ của Chế Định, Pháp đến được là Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu. Tâm qúi Phật tử khắn khích trong cảnh tê, tê hoài, khắn khích trong cảnh hoại diệt, hoại diệt hoài không thay đổi là qúi Phật tử đang trong trạng thái Thiền Chỉ, khúc trước khúc sau, khúc sau khúc trước khắn khích liên tục là đang ở trạng thái Thiền Chỉ. Cũng như qúi Phật tử niệm hơi thở vô ra, ra vô, không thấy nhanh chậm, dài ngắn, nặng nhẹ là qúi Phật tử đang ở trong Thiền Chỉ. Vừa thấy tê, nghe thấy hết tê, ngay phút giây này, có nhiều người mạnh về Niệm cho ra Định phát triển đến Tuệ. Vừa đang thấy thoải mái mà tê đến Niệm ngay đó là hiện tại liền, qua cái tê rồi là trạng thái trở lại quá khứ, bắt liền cái đó là Pháp Hiện Tại. Mình không bắt được gió vô đầu mũi, nhưng khi ta hiểu được pháp vô đầu mũi là ta nắm được pháp, mình không bắt được gió vô tới cổ họng nhưng ta hiểu được pháp đang hiện bày ở đây là, ta bắt được pháp. Qúi Phật tử thấy tê nhức mỏi đau là pháp Chế Định, rồi qúi Phật tử đang ngồi thiền muốn xả thiền cũng là pháp Chế Định, tâm qúi Phật tử đang nghĩ là đi theo pháp Chế Định. Qúi Phật tử không chịu lấy Trí Tuệ Cao Siêu để hiểu tại sao pháp tê, nhức, mỏi, đau đến như vậy nó có ý nghĩa gì? qúi Phật tử không lấy được ý nghĩa của pháp tê, nhức, mỏi, đau đó, mà qúi Phật tử chỉ muốn Chế Định ở trong Chế Định, mình sẽ trở lại trong Chỉ. Không có pháp nào tồn tại giữa sát na trước sát na sau với tâm thức của mình là biết, do đó mình phải bắt được những trạng thái diễn tiến nhanh mau lẹ của pháp mà tâm thức mình theo được, cái đó là thực tính thực tướng. Còn qúi Phật tử chạn trở lại là qúi Phật tử đi vào trong cảnh của đối tượng của tâm thức mà qúi Phật tử không qua được cái quán để mà thấy pháp, đó là qúi Phật tử mất cái quán và ở lại trong Thiền Chỉ. Thiền sinh: Thưa Sư, làm sao mình biết được cái nào là Quán Pháp cái nào là Quán Tưởng? TT trả lời: Cái Pháp và cái Tưởng. Tưởng là cái mình biết. Pháp là cái mình thấy mà không biết trước đó, mình chỉ thấy thôi mà chưa biết, khi mình biết rồi thì trở thành Tưởng. Khi trạng thái chưa tê đến tê, không cho mình biết lúc nào trong trạng thái tê và trở lại không tê, nó không cho mình biết, ngay phút mà nó vừa bắt một cái ra liền, đó là Pháp. Giai đoạn vừa tê đến cái tê kế tiếp khoản giữa là sanh diệt bắt được thì là Quán. Niệm tê tê tê hoài sẽ dẫn tới thất niệm. Khi tê, nhức, mỏi, đau, mà qúi Phật tử không đi tiếp hoại diệt, qúi Phật tử trở lại trạng thái không tê tức là từ trở lại Thiền Chỉ. Mà khi từ trạng thái tê này trở lại trạng thái không tê khoản giữa bắt được là Thiền Quán. Khi Thiền Quán mới thấy thực tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Còn không thì qúi Phật tử cứ khắn khích trong cảnh không rời khỏi cảnh, ở trong cảnh mà không rời khỏi cảnh, đó là cảnh chứ không phải là Pháp. Một bài học cho mình khi ngồi thiền là, ngồi thầy tê thức tỉnh liền, thấy nhức thức tỉnh liền, thấy mỏi thức tỉnh liền, thấy đau thức tỉnh liền, hoại diệt hoại diệt thấy tướng liền. Hôm nay qúi Phật tử ngồi Thiền thấy, tê, nhức, mỏi, đau, ngày mai ngồi cũng thấy tê, nhức, mỏi, đau, ngày mốt ngồi cũng thấy tê, nhức, mỏi, đau, trạng thái đó lập lại thôi, nó đến như vậy thôi, qúi Phật tử không cầu không mong nó, nó đến như thế nào ta biết Pháp ta giải quyết Pháp. Thiền sinh: Trước khi ngồi thiền thì thân con thảnh thơi, nhưng khi ngồi thì thấy thân tê, nhức, mỏi, đau, dâng lên lên cảm thấy toàn thân cứng, cái đầu cũng đau chịu không nổi, lúc bấy giờ không sai khiến được nó vì cái đầu đau và cứng. TT trả lời: Đó là ngã chấp, đó là thân kiến, qúi Phật tử cho nó qua nó sẽ qua đi. Thấy thân, cứng, tê, mất cảm giác, đó là những trạng thái tốt, rồi nó sẽ qua, còn mình giữ lại là thân kiến, vì có cái "tôi" cái "ta". Sư biết qúi Phật tử không giám đối diện với một sự thật của một thực tướng. Nhìn người ta chết mình tự tại lắm, nhưng khi người ta nói tới mình phải chết, mình rúng động, vì qúi Phật tử chưa đủ balamật đối diện sự thật trên con đường tu của mình, và sẽ khó qua được con đường Thiền Quán này. Sư kể qúi Phật tử nghe câu chuyện: Ông vua giao cho một nhà viết sử viết về đất nước. Nhà viết sử ngồi viết, ông vua nói: "xong chưa" Nhà viết sử trả lời: "Dạ chưa" Nhà vua nói: Ta gần chết rồi" Nhà viết sử cũng nói: "Con cũng gần chết rồi, bệ hạ đừng lo". Rồi hai bên ngồi đợi nhau đến cuối cùng ông vua hết chờ nổi đi tới nhà người nhà viết sử hỏi viết xong chưa, nhà viết sử trả lời xong rồi. Ông vua nhìn thấy sách nhiều qúa ông vua nói: - "Không được, ta không có thì giờ đọc nữa, bây giờ nói ta nghe câu cuối cùng của ngươi, ta cũng sắp chết rồi". Nhà viết sử nói: - Mọi người sanh ra để mà chết. Qúi Phật tử không bỏ được thân kiến không vô được Sơ Đạo, Sơ Quả. Khi qúi Phật tử thấy được trạng thái sanh diệt là không còn thân kiến, nếu qúi Phật tử vẫn còn nói "tôi" thì lúc đó trở lại Chế Định và Hiệp Thế, chở lại Thiền Chỉ. Đặc biệt không thay đổi của Tâm là, Tâm của ta biết cảnh, khi Tâm biết rồi nó sẽ khắn khích trong cảnh mình sẽ bị lạc hướng nhìn thấy pháp. Một nhà nghệ thuật bày những món ăn hấp dẫn trên bàn trong một bữa tiệc, mình được mời tới sắp đặt các món ăn hấp dẫn, mình nhìn thấy món ăn đó mình khắn khích trong cảnh các dĩa thức ăn đó. - Rồi khi bắt đầu ăn thì Pháp bắt đầu hiện bày vì đang thưởng thức các món ăn, lúc đó mất đi cảnh đẹp của những dĩa thức ăn khi nãy, đang thưởng thức, cái thưởng thức đó đang hiện bày. - Còn có những người họ thực dụng họ ăn cho no họ tiếp tục ăn. - Còn người ăn để thưởng thức các vị của món ăn, họ ăn chăm chút để ý đến các vị của món ăn, không để ý đến đồ ăn nữa. - Còn người ăn để hiểu được ý nghĩa của vật thực này thì họ để ý các vật thực này được nấu ra sao. Đến khi chấm dứt bữa ăn ta mới nghĩ ra một cái gì trong buổi ăn này. Tất cả được trình bày trên mặt bàn, rồi diễn tiến của nó theo ý nghĩa của nó đến như thế nào chúng ta theo hiểu được nó thì ra được giá trị của cái dùng vật thực này, hay là sự hiện diện của mình. Phút giây đầu tiên khi theo dõi hơi thở vô và ra, trạng thái biết vô và ra là trạng thái của Danh (Tâm) là cái biết của ta. Hơi thở vô và ra là trạng thái của Sắc. Sắc liên hệ với Sắc vô và ra, thì lúc đó Thân chúng ta thoải mái nếu hơi thở đều, Tâm ta tiếp tục biết. Nếu như hơi thở vô ra đều Thân ta thoải mái là ta biết vẫn bình thường chưa có gì thay đổi. Khi trạng thái vô và ra tương đối với điều kiện của nó thì nó ổn định. Tùy theo mỗi người nó cho phép Thân ta trong giai đoạn từ 10 phút hay 15 phút ổn định, nhưng qua phút giây 16 ta bắt đầu cảm thấy thân ta có sự thay đổi, có sự xáo trộn. Thì khi phút thứ 16 đến Sắc có sự thay đổi, thì Danh bắt đầu biết, Danh biết nó bắt đầu Quán gọi là Quán Sắc và phản kháng, nó Quán Sắc và phản kháng cái Thân khi nãy thoải mái giờ thay đổi, nó biết Sắc này đang thay đổi, mà Sắc này đang thay đổi, từ ổn định đến bất ổn định, cái Sắc này được Danh biết. Đó là Quán Tâm trong Tâm (trong Tứ Niệm Xứ). Như vậy, lúc đó chúng ta có cái Niệm, Niệm thấy Pháp chứ không Niệm thấy Cảnh, Cảnh chỉ là mượn, ta Niệm thấy Pháp. Niệm mạnh thì đi tiếp ta có Định. Một cái thay đổi thôi là qúi Phật tử đã Niệm được Định và Tuệ. Thiền sinh: Thưa Sư, trường hợp mình thấy mình bị tê một lúc sau tê nhói lên xong nó lại xuống tê nhẹ, đó là mình trong trạng thái gì? TT trả lời: Giây phút mà nó đang tê qua nhói một cái, ngay sát na nhói lên ta Niệm liền là ta có Định và Tuệ ngay đó. Trở lại nhói đau là Thiền Chỉ. Giai đoạn thay đổi đến, Sắc thay đổi hay Danh thay đổi, chỗ này ta phải Niệm. Sắc thay đổi Danh thay đổi, hay là Sắc thay đổi mà Danh không thay đổi, ta phải Niệm cái đó. Khi thay đổi là Sắc thay đổi hay Danh thay đổi, người có Định mạnh thì Danh không thay đổi chỉ nhìn thấy Sắc thay đổi, Định mạnh lên để thấy được Tuệ sanh lên bắt được Sắc, chỗ đó là qúi Phật tử quyết định. Sắc thay đổi, Danh không được thay đổi, Danh tiếp tục nhìn vào Sắc đang thay đổi, thì lúc bấy giờ Danh sẽ nhìn thấy được thực tính của Sắc chớ không còn là cảnh của Sắc, lúc đó qúi Phật tử sẽ nhìn thấy thực tính của Sắc là sanh diệt của Sắc Pháp, nhìn tiếp thấy sự Vô Thường của Sắc Pháp. Do đó Sắc thay đổi, Tâm (Danh) không thay đổi, tiếp tục nhìn vào Sắc mới ra được thực tính, ra được thực tướng, giá trị chổ đó ta đi tìm. Thiền sinh: Thưa Sư, đối tượng của mình là Sắc, mình biết tê, nhức, mỏi, đau, rồi tại sao lại trở về hơi thở của mình. TT trả lời: Trở về hơi thở vì mình tìm không thấy sự sinh diệt của Sắc Pháp, nếu không tâm mình sẽ bị giao động. Sau một giờ ngồi thiền, Thiền sinh hỏi pháp. Thiền sinh: Thưa Sư, đoạn đầu con theo dõi hơi thở vô ra, đoạn sau con thấy vô thường vì chú ý đau con quán vô thường lúc đó con được sự an rất an lành hạnh phúc. TT trả lời: Đó gọi là Hỷ Giác Chi, sau đó sẽ tới Khinh An giác Chi, xong mới tới Định Giác Chi rồi Xả Giác Chi, mới ra được. Giai đoạn Thất Giác Chi đến với mình thì lúc đó mình có Hỷ Giác Chi khi mình thấy được một sự thật rồi sự thật này từ đó đến giờ mình chưa từng thấy, mình vui lên mình thích với cái tìm ra được, đó là Hỷ Giác Chi. Một số các vị Phật tử hành giả bị nghiệp nặng khi thấy được sự thật hoảng hốt sợ hãi đó là nghiệp bất thiện, giống như mình thấy cái gì đó mình cảm thấy tội lỗi mình hoảng hốt sợ hãi đó là nghiệp bất thiện nó kéo lôi mình lại, nhưng khi mình không cảm thấy tội lỗi mình nhìn thấy được sự thật thì Hỷ Giác Chi lên. Có hai hiện tượng, những người ngồi gương mặt thản nhiên và họ sảng khoái, có người ngồi chau mày nhăn nhó là cái nghiệp nó đến chứ không phải là pháp đến. Hai hiện tượng đó rất quan trọng, rất chính xác ngay khi nó hiện bày. Chính do đó khi mình thấy Hỷ Giác Chi lên là tới Khinh An Giác Chi. Khi Hỷ Giác Chi đến nếu mình thích nó là mình rới lại Thiền Chỉ. Mình phải tiếp tục đi nữa mình mới thấy được Pháp, đi tới nữa nó sâu hơn nữa là nó rõ cái thực tính thì lúc đó Khinh An tới Định tới Xả Giác Chi mình mới qua cái Tuệ Quán. Thiền sinh: Thưa Sư, khi Thiền con thấy thân con đau con phải làm sao? TT trả lời: Qúi Phật tử nhìn thấy thực phẩm hư có buồn tiếc nó cũng không trở lại, cái đó là một cái để mình nhìn cái thực tính, khi Danh Sắc này hoại diệt mình thấy mà mình không thể sửa để nó đừng hư được. Do đó khi đã nhìn thấy sự thật rồi, thì mình không cần phải thay đổi tâm lý của mình và mình tiếp tục nhìn tiếp mới ra được thực tướng. Sắc có thay đổi đi nữa Danh không được thay đổi mà tiếp tục Niệm vào Sắc đang thay đổi để mình vô sâu hơn nữa, nếu mà Danh thay đổi thì không thấy được thực tính lúc đó mình buồn tiếc khóc hay là sợ hoảng hốt thì mình mất đi một sự thật về Sắc Pháp. Sắc Pháp là bạn của Danh Pháp mà nó cho mình thấy được thực tính và thực tướng cuộc đời này, mình nhìn xác chết của người khác đâu có cảm xúc, xác chết của mình mới là đáng sợ. "Người chết ta xót xa, chẳng phải vì thương tiếc tu hành chưa đạt đạo lần lượt đến phiên ta". Cái đó mình mới sợ. Nên qúi Phật tử nhìn thấy Sắc Pháp là bạn của Danh Sắc, nhìn xác chết của người khác không có cảm xúc, mà nhìn sắc pháp của mình mới là cảm xúc mà cảm xúc đó là Danh (Tâm) cái biết nó mới thức tỉnh, thức tỉnh nó mới giác ngộ. Thiền Sinh: Thưa Sư, con thấy đau con Quán cái đau đó thì ra khỏi đau nhưng không bắt được, sau đó nó đau quá con Quán là cái đau này là cái "thân đau chứ không phải tâm đau" rồi con trở lại với hơi thở, nó mới nhẹ đi, chứ không con sợ mình cuốn theo. Thiền Sư: Sắc Pháp và Danh Pháp giống như môi hở thì răng lạnh nó liên đới với nhau chặc chẽ, nhưng thật ra nó là hai cái riêng. Giống như bàn tay của qúi Phật tử để trên cái bàn nó cũng có khoảng cách, nó không dính liền vô cái bàn, chính cái đó gọi là bất tương ưng nên nó không hoà trộn thì không thể nào thành một khối được, nó phải tách rời. Do đó mình phải tìm ra được Chân Lý. Đức Phật nói Chân Lý là Sacca là Đế là Sự Thật, mà Sự Thật rồi thì phải thức tỉnh chứ không mê nữa. Niệm dẫn tới Định, Định dẫn tới Tuệ, mà Niệm là mình thấy được cái tê, nhức, mỏi, đau, mình nhìn sâu vô, Định mạnh lên thấy sự hoại diệt trong thân, Tuệ phát lên liền thấy Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã, không chạy đâu hết. Thiền sinh: Thưa Sư, nếu tê nhức mỏi đau hết thì làm sao? và hôm nay con không bị tê nhức mỏi đau, con cứ theo dõi hơi thở . TT trả lời, Tê, nhức, mỏi, đau, không bao giờ hết vì nó là biểu hiện của sự sanh diệt của Sắc Pháp, Sắc Pháp luôn luôn có sự sanh diệt, cả một đời mình chưa hết, khi ngồi mà không có cảm nhận được, tê, nhức, mỏi, đau, là cô đang trong Khinh An Giác Chi nhưng cô không có Định Giác Chi thì không có Tuệ phát sanh. Pháp đến để mình thấy chứ mình không đi tìm, Pháp mình tìm là mình tưởng, Qúi Phật tử không bao giờ đi tìm Pháp, ai tìm được Pháp thì người ta giác ngộ hết chơn rồi người ta đạo quả hết chơn rồi. Đức Phật nói khai thác một hầm mỏ dễ hơn khám phá Tâm của mình, khi mình khám phá được Tâm mình là mình chinh phục cả thế gian được, không có cái gì mà mình không tìm ra được. Thiền sinh: Thưa Sư, mình ngồi niệm hơi thở ra vô hoài, như thế nào là định? TT trả lời: Định là khi nào mình thấy sự hoại diệt của thân phát sanh lên là mình mới có Định, còn theo dõi hơi thở ra vô hoài là Niệm chưa có Định, nó sanh lên là sanh diệt hay là thấy hơi thở dài ngắn, nhanh chậm, thấy sự Vô Thường, Khổ đau, Vô Ngã đó là Định. Tâm mình không có phóng dật mình mới thấy được còn nếu không thấy sự sanh diệt trong thân là mình không có Định. Như trường hợp cô không thấy tê, nhức, mỏi, đau, bữa nay là thân mình được khinh an thì mình phải theo dõi hơi thở, dài, ngắn, vô nhanh, ra chậm, nặng, nhẹ, đó là pháp sanh diệt, đó là Định lên mà mình phải ngồi trông hoài cái tê nhức mỏi đau mới thấy nhưng thật ra hơi thở cũng là một điều để thấy. Không có Định Giác Chi là vì tâm đi ra rồi. Định sâu mới sanh Tuệ, Định mạnh mới lên Tuệ, tức là sát na Định rồi tới Cận Định rồi tới Định, có Định mới lên Tuệ, cái đó mình phải nhìn sâu mới được, khi tâm mình mạnh, mình chú tâm vô đó mà không phóng tâm vô cảnh này cảnh kia mới thấy sự sanh diệt, chỉ có đó là cơ hội, mà cơ hội đó mình không nắm bắt được thì không lấy bắt được cái Tuệ. Thiền sinh: Thưa Sư, con ngồi không bắt được cơ hội nhiều. TT trả lời: Không có sao, tại vì có nhiều người hơi thở vào tới ngực là ra ngay, đó giờ mình không để ý khi mình để ý mới thấy hơi thở của mình, dài, ngắn, nhanh, chậm, khi mình thấy vậy mình mới hiểu được cái nghiệp của mình và kiếp sống của mình và cuộc đời của mình, mình bắt đầu đi tiếp đi tìm cái gì đang có của mình. Thiền sinh: Thưa Sư, nếu mà Sư nói là mình theo dõi hơi thở thì lúc đó mình theo dõi hơi thở thì giống như Sư giảng là tiểu oai nghi đại oai nghi thì mình cũng theo dõi luôn một lần hay sao, thí dụ mình nhúc nhích thì sao? TT trả lời: Không, tiểu oai nghi cô đang có thì cô mới Niệm, còn cô không có tiểu oai nghi, cô đang ngồi là đại oai nghi thì niệm đại oai nghi thôi, mình theo dõi cái hiện bày chứ không chú ý cái gì không có, mình chỉ chú ý cái mình đang có, nếu mình nhúc nhích thì mình niệm mình đang nhúc nhích, niệm cái gì mình đang có, không niệm cái không có. Khi không có thay đổi oai nghi đi, đứng, nắm ngồi thì cô niệm hơi thở, hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở dài, hơi thở ngắn, nhanh, chậm v.v. © Minh Hạnh / phathocvandao Mục Lục
|