patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Pháp Siêu Lý


Paramatha từ ngữ này cắt làm hai là Parama và Atha: Parama là cao siêu, Atha là nội dụng hay là lý lẽ.

Ngài Tịnh Sự đặt là Pháp Siêu Lý là pháp có nội dung cao siêu, những ý nghĩa và lý lẽ của nó thù thắng nên gọi là Paramatha, có 3 ý nghĩa chúng ta đã học qua là:

1) Đặc biệt không thay đổi.

2) Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu

3) Chủ của mọi pháp chế định.

Chúng ta đã học qua phần 1 và phần 2, hôm nay chúng ta học phần 3 là Chủ của Mọi Pháp Chế Định.

Như chúng ta biết Pháp Siêu Lý gồm có 4 pháp:

1) Tâm (Citta) - từ ngữ căn "Cit" là, suy nghĩ, hay biết

2) Tâm Sở (cetasika) là phụ thuộc của tâm. Tâm và Tâm Sở luôn luôn sanh và diệt

3) Sắc Pháp (Rūpa) mang tánh chất hoại diệt

4) Niết-bàn (Nibbāna): Ni + Vāna có hai ngữ căn: Ni là không, bāna là phiền não. Như vậy thì khi ta nói Nibbāna là không còn rừng phiền não.

Nibbanam paramam sukham nghĩa là Niết-bàn là an vui tuyệt đối

Nibbanam là Niết-bàn

Paramam là tuyệt đối

Sukham là an vui

Niết-bàn là tuyệt đối an vui, là không còn rừng phiền não của Tham, Sân, Si

Chữ Nibbāna một vài nơi dịch là Niết Bàn, có nơi dịch theo cổ xưa là Nát-Bàn, tiếng Nho dịch là Nê- Hoàn.

Như vậy, khi nói nó đặc biệt không thay đổi, chúng ta ôn bài:

- Tâm thực tính của nó không thay đổi là, nó luôn sanh diệt, thứ hai nữa; quá khứ, hiện tại, vị lai nó chỉ là cái biết mà thôi, không ai thay đổi được đặc tính của nó.

- Sắc Pháp thực tính của nó không thay đổi là, nó luôn hoại diệt, nó không bao giờ được tồn tại, quá khứ, hiện tại, vị lai, nó luôn luôn là vậy, hoại diệt và mất dần không còn tồn tại.

- Niết-bàn, thực tính không thay đổi là, không còn rừng phiền não, luôn luôn tuyệt đối an vui. Quá khứ, hiện tại, vị lai luôn luôn được an vui tuyệt đối, không ai thay đổi được.

Tuần trước chúng ta học "Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu" thì với trạng thái của trí tuệ chúng ta thấy được các pháp, pháp nào là Pháp Hiệp Thế, pháp nào là Pháp Siêu Thế.

Hôm nay chúng ta qua phần 3 là: Chủ của mọi Pháp Chế Định.

Pháp Chế Định (Paññatti) có hai là:

Danh Chế Định là Danh Xưng có 6 pháp

Nghĩa Chế Định là Nghĩa Lý có 7 pháp

Cộng chung lại thì Pháp Chế Định có 13 pháp, chia làm hai loại là, Danh Xưng Chế Định có 6, Nghĩa Lý Chế Định có 7.

Chúng ta sẽ thấy Pháp Chế Định, danh từ Chế Định chia làm hai: Chế và Định.

thì: Chế Biến ra Pháp hay chế biến ra sản phẩm của mình,

rồi mình Định Đặt tên gọi.

Như vậy ý nghĩa của Pháp Chế Định là chế biến ra sản phẩm rồi mình định đặt tên gọi. Do đó, gọi là Pháp Chế Định. Thí dụ như, qúi Phật tử gọi cái bảng để viết là cái bảng, nếu như Sư muốn đổi tên cái bảng này qua một tên khác thì Sư phải dùng như thế nào cho mọi người hiểu. Như cái bảng đang dựng đứng bây giờ Sư để nằm ngang thì ta gọi là cái bàn để đồ lên. Nếu như cái bàn nằm ngang bây giờ ở ngoài trời đang mưa qúi Phật tử dùng nó để che mưa khi ra xe thì gọi là cái dù. Tức là, mình chế biến sản phẩm rồi mình đặt tên cho nó để ai cũng hiểu. Muốn có cái bảng thì dựng cái bảng lên, muốn có cái bàn thì để cái bảng nằm ngang thành cái bàn, trời mưa thì dùng nó che mưa, như vậy gọi là Pháp Chế Định là, do con người mình đặt ra.

Cái tên gọi của nó gắng liền với cái nghĩa của nó, thì cái bảng có nghĩa của nó là dùng để viết, cái bàn dùng để đồ trên mặt bàn, khi cần che mưa mình cũng hiểu cách dùng của nó. Nhưng, ở trong góc độ mình biết được cái bảng với cái bàn này, hay là cái đồ che mưa được làm thành, là do cái gốc làm bằng gì (vật liệu gì), làm bằng gỗ hay một chất hoá học, thì những cái này là nguyên chất hình thành ra như vậy. Cũng như đối với chúng ta học ở trường thì nước là nước uống, nhưng nhà khoa học gọi nước là H2O nó là nguyên chất thành ra vậy, thì khi qúi Phật tử nói theo pháp thế gian cái bảng cái bàn hay là sản phẩm gì cũng được hết.

Nhưng, ai làm ra cái này, trả lời là người thợ.

Ai làm ra ông thợ, trả lời là cha mẹ, rồi ai làm ra cha mẹ trả lời là ông bà v.v... thì, cũng chỉ là chế định thôi.

Do đó, khi hỏi ai làm ra cái này, thì trả lời là, Tâm, Tâm là làm ra được.

Chứ bây giờ qúi Phật tử nói ông bà, nói hoài không hết thì cũng là chế định thôi.

Ai làm ra cái bảng này, có Tâm làm ra được cái bảng này, người không có Tâm thì không làm ra được cái bảng này.

Vậy thì khi nói tới ông bà, cha mẹ, con người, cũng chưa nói đúng nữa.

Do đó, Pháp Siêu Lý mới làm ra được Pháp Chế Định nên gọi là "Chủ của mọi Pháp Chế Định".

Chủ của mọi Pháp Chế Định là do Pháp Siêu Lý làm ra.

Trong Sắc Pháp.Cái gì hình thành ra Sắc Pháp?

Thì mình nói tận cùng của Sắc Pháp là tứ đại. Chủ của mọi Pháp Chế Định là tứ đại của Sắc Pháp.

Sắc Pháp gồm tứ đại là: đất, nước, lửa, gió, tạo ra. Thí dụ như cái bàn cái ghế là sắc pháp thì do tứ đại nó hình thành ra, nó là chủ của mọi pháp chế định.

Như vậy thì, ông A, bà B, ông C, bà D, v.v... là Pháp Chế Định, vì vậy tên gọi cũng là Pháp Chế Định. Xưa kia nguồn gốc nguyên thủy Đức Phật Ngài không đặt pháp danh, tên người nào Ngài gọi tên người đó thôi, như Ngài Moggallāna (Mục Kiền Liên) thì Ngài gọi Moggallāna. Nhưng ngày hôm nay nhân loại bắt đầu đặt pháp danh chứ trước kia không có, nên đôi khi nói pháp danh này đụng pháp danh người kia, hay phạm húy, rồi chỉ trích công kích nhau, chính mình cũng không có gốc nữa, mình cũng đã mất cái gốc nguyên thủy của mình rồi.

Gốc nguyên thủy của mình trở lại là, Tâm làm ra Pháp Chế Định, mình đang sống là Pháp Chế Định. Pháp Chế Định thì nó vuông, tròn, méo, hay là thẳng, ngay, hay là cong gì đó, cũng là Pháp Chế Định mà thôi. Mình không giữ Tâm làm gốc thì mọi Pháp Chế Định hiện bày ra tác động làm mình lung lay.

Mình phải giữ Tâm làm gốc thì không có gì lung lay, vì mình phải giữ Pháp Siêu Lý.

Khi qúi Phật tử không giữ được Pháp Siêu Lý mà sống theo Pháp Chế Định thì Pháp Chế Định biến vô hình vạn trạng và qúi Phật tử bị chi phối, do đó mình phải giữ Bản Thể Chơn Tâm là gốc của mình để sống ở trong thế gian này không bị chi phối bởi Pháp Chế Định do con người tạo ra muôn vạn hình và ta luôn bị chi phối.

Nếu không hiểu được pháp Chế Định con người dễ bị lung lay với cái gì chúng ta không có gốc, cây không có gốc là cây không sống được, con người mình không hiểu về; Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết-bàn thì mình dễ bị lung lay bởi Pháp Chế Định.

Một người đến gặp qúi Phật tử nói, "chị ốm quá", mình nghe chữ ốm mình rầu, nhưng ốm là Pháp Chế Định, bữa nay ốm rồi ngày mai mập đó là chuyện bình thường, tại vì đó là Chế Định, Tâm mình quyết định được nhưng vừa nghe "chị ốm quá" mình buồn, buồn là Pháp Chế Định, mình mất đi sự giữ tâm không bị chi phối để Pháp Chế Định tác động vào.

Ốm, mập, khỏe, yếu, đó là Pháp Chế Định, bữa nay người ta nói cái này, mai người ta nói khác, qúi Phật tử không nên để Tâm bị chi phối bởi Pháp Chế Định, phải coi lại Pháp Siêu Lý, coi cái Tâm của mình.

Như vậy thì, qúi Phật tử sẽ thấy những Pháp Chế Định làm cho chúng ta bị chi phối vì Pháp Hiệp Thế. Pháp Siêu Lý cho chúng ta thoát khỏi Pháp Hiệp Thế và đưa đến Pháp Siêu Thế.

Bài Pháp Chế Định nằm ở chương 6, nhưng hôm nay Sư nói cho qúi Phật tử nghe mấy pháp để quen khi nhìn thấy. Pháp về nghĩa lý có:

1) Hiệp thành chế định. Cái đồng hồ là hiệp thành, chiếc xe là hiệp thành, tại vì nhiều bộ phận ráp lại, hiệp thành hợp lại.

2) Hình thức chế định là: vuông, tròn, méo, v.v... thí dụ, qúi Phật tử nói "lấy cái bàn vuông", người ta đem lại cho qúi Phật tử cái bàn vuông, nếu qúi Phật tử không nói hình thức thì người ta không biết lấy bàn nào, đó là hình thức chế định. Cái bàn cao muốn làm bàn thấp bằng cách cưa nó xuống, còn bàn thấp muốn nó cao thì kê lên, do con người làm được hết.

3) Thời gian chế định là: Sáng, trưa, chiều, tối, v.v....

4) Hư không chế định là: lỗ hổng, thí dụ miếng ván này có 2 lỗ hổng là hư không, nhìn lên trời là vũ trụ, khoảng trống, v.v....

5) Chúng sanh chế định là: người, trời, thú, v.v....

6) Phương hướng chế định là: đông, tây, nam, bắc, v.v....

7) Hình tướng chế định là: ốm, mập, gầy, béo, v.v...

Những cái này chúng ta sẽ thấy nó nằm trong bảng Nêu Chi Pháp, nó nằm bên dưới có 7 pháp Chế Định về nghĩa, 6 Pháp Chế Định về danh, phần này sẽ học ở chương 6, hôm nay Sư chỉ nhắc những cái phù hợp với qúi Phật tử là gì.

Thì những điều đó là danh từ chế định, khi nói "oh, anh cao quá", "cô thấp quá", đó là chế định đừng có chạy theo cái đó, Tâm của mình phải giữ nguyên gốc bản thể của nó không để bị lung lay. Pháp Chế Định là do con người đặt ra, họ lấy lại rồi cho mình cái khác, hôm nay họ nói khác ngày mai họ nói khác, thế gian gọi là "bát phong". Chúng ta phải thấy Pháp Siêu Lý là chủ của mọi Chế Định, Tâm con người làm ra hết, Sắc Pháp (con người) tạo ra những hình tướng này rồi tại nơi đây mình bị chi phối bởi những Pháp Chế Định này.

Mình phải nắm Pháp Siêu Lý để tu tập, do con người mình quyết định. Nếu như mình tu học được Pháp Siêu Lý rồi thì ta giữ Pháp Siêu Lý chứ không giữ Pháp Chế Định, còn người thế gian không hiểu Pháp Siêu Lý khi đó họ giữ Pháp Chế Định họ không biết cách hành Pháp Siêu Lý.

Người thế gian giữ Pháp Chế Định, người tu thì giữ Pháp Siêu Lý, mình giữ Tâm chứ không giữ Pháp Chế Định, những Pháp Chế Định này bữa nay như vậy mai thay đổi khác chúng ta không lo nó nhiều.

Như vậy, những pháp này là những pháp nằm ở 3 ý nghĩa của Pháp Siêu Lý, chúng ta đã được nghe qua, học qua, được biết qua.

Thì như vậy, khi ta học tới chương 6, chúng ta học lại phần Pháp Chế Định sẽ mổ xẻ ra, nhưng thật ra chỉ có một phần nhỏ, một chương, không khó khăn gì cả, nhưng ở đây chúng ta được biết những cái này có được là do Pháp Siêu Lý tạo ra.

Thí dụ, cái ghế qúi Phật tử đang ngồi trên một cái ghế, cái ghế đó khác với những ghế khác, đó là do Pháp Tâm của mình, Pháp Siêu Lý của mình làm những cái ghế này khác nhau, cái ghế mình lật ngửa thành cái kệ, còn dựng lên thì thành cái ghế ngồi, con người mình là vậy thôi, mình thấy Pháp Chế Định luôn luôn biến muôn hình vạn trạng bởi tâm thức của chúng sanh.

Vậy thì, Pháp Siêu Lý hôm nay ta học, chúng ta đã biết là những Pháp Chế Định đều lệ thuộc vào pháp Siêu Lý, những cái gì trong đời này mà chúng ta nói đều do tâm chúng sanh tạo ra.

Qúi Phật tử sẽ nói đông, tây, nam, bắc, nhanh, chậm, mau, sớm là do thời gian hay là phương hướng con người mình nói ra, thậm trí qúi Phật tử sẽ thấy tây nam, tây bắc, đông nam, đông bắc chúng ta cũng nói ra được nữa. Tới mức độ phương hướng là gì, ở cuối góc phòng cũng là phương hướng, ghẹo qua bên trái đi đến nhà vệ sinh, người ta nghe phương hướng đó người ta mới đi được, cũng là Pháp Chế Định thôi, những cái đó đó là do con người mình làm ra hay là Tâm của chúng sanh làm ra, hay nói rõ hơn là Pháp Siêu Lý làm ra Pháp Chế Định, mà những Pháp Chế Định này không phải riêng cho mình mà nhân gian làm ra hôm nay mình được thừa hưởng, hồi xưa ông bà cha mẹ mình làm ra hôm nay mình được hưởng tiếng nói ngôn ngữ của dân tộc của mình cũng là Pháp Chế Định mà thôi.

Do đó, không có cái gì mà chúng ta phải chạy theo bận lo, có một số người như người Mỹ họ tìm ra tiếng nói của người Mỹ nếu mà nói trong tự điển hơn 100 ngàn từ ngữ tiếng nói của người Mỹ, nhưng hôm nay khoa học của người Mỹ tìm ra, người biết nhiều tiếng nói của người Mỹ hay từ ngữ của người Mỹ là giới bác sĩ, họ dùng nhiều nhất chỉ 13 ngàn từ ngữ mà thôi, 13 ngàn từ ngữ trên 100 ngàn từ ngữ của tự điển, còn phần còn lại họ cũng phải tra tự điển để tìm ra những ngôn ngữ mà họ chưa được dùng tới hay họ chưa được học tới. Còn người phổ thông như chúng ta tiếng nói Anh ngữ của gần đây là từ 2 ngàn cho tới 4 ngàn từ, nhiều lắm là 6 ngàn từ là hết tiếng Anh ngữ, còn 100 ngàn đó là phải tìm lại trong tự điển mà nhân gian khoa học con người phổ cập lại ra bộ sách tự điển chúng ta nghe đọc hiểu biết chung chứ thực ra chúng ta không học hết các từ vựng trong tự điển.

Thì nhìn góc độ đó là góc độ của Chế Định, con người chúng ta được thừa hưởng qua một trạng thái Pháp Siêu Lý, của thời trước để lại cho đời sau, để mình hưởng tiếp nối qua mãi không ngừng gián đoạn, do đó chúng ta có ngày hôm nay.

Cũng vậy, khi qúi Phật tử nói Niết-bàn, thì chúng ta sẽ thấy con đường chúng ta đi tới Niết-bàn do bởi Tâm, mà Tâm của chúng ta thấy được Niết-bàn thì chúng ta thấy là Pháp Siêu Lý. Nhưng nếu như qúi Phật tử không dùng Tâm là Siêu Lý mà qúi Phật tử dùng một Pháp Chế Định nào thì qúi Phật tử không hiểu được Pháp Siêu Lý Niết-bàn.

Như vậy, một số người ngồi thiền hay họ tu tập một thời gian sau họ nói họ đắc đạo quả Niết-bàn rồi, mình hỏi họ đắc đạo quả Niết-bàn theo Pháp Chế Định của họ nói hay là họ nói bằng Pháp Siêu Lý.

Do đó, người không hiểu Pháp Chế Định, họ không biết Pháp Siêu Lý thì họ không diễn tả Pháp Siêu Lý Niết-bàn được. Đúng lãnh vực chuyên môn người ta mới biết, không phải lãnh vực chuyên môn thì không biết được. Chẳng hạn như, mình không thể nào biết được lãnh vực y khoa hay lãnh vực điện tử, hay lãnh vực không gian, lãnh vực hải dương học, những môn đó chúng ta đứng bên ngoài nên không biết, nhưng cái người không biết mà họ nói về những lãnh vực chuyên môn đó thì mình biết họ không biết gì cả. Vậy thì những người mà họ không biết thì họ thường hay nổ.

Hôm nay chúng ta học được Pháp Chế Định để ta dùng Pháp Chế Định nghiệm ra được một Pháp Siêu Lý mà hôm nay chúng ta có phước được hiểu Pháp Siêu Lý hơn Pháp Chế định rồi đó.

Vậy thì, những cái gì không phải của Siêu Lý mà thuộc Chế Định thì Siêu Lý biết, mà Chế Định thì không hiểu được Pháp Siêu Lý.

Cái ghế không thể biết được con người của mình, nhưng con người mình làm ra được cái ghế, con người mình hiểu được cái ghế này. Như vậy thì những người sống trong Pháp Chế Định họ nói chuyện với mình là tất cả đứng bên ngoài là nói Chế Định mà thôi, họ không có một pháp Siêu Lý gì cả thì ta gát qua một bên không bàn cãi không trao đổi và không tranh luận. Chúng ta phải nắm được cái đó.

Do đó những Pháp chúng ta đang học đây là Pháp Siêu Lý, chúng ta phải nắm thực vững Pháp Siêu Lý để chúng ta hiểu được Pháp Siêu Lý luôn cả Pháp Chế Định, còn những Pháp Chế Định mà thế gian nói chúng ta phân tách được thì chúng ta hiểu được đó là pháp của thế gian ta không cần bàn cãi.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, như vậy thì tất cả vấn đề mà về khoa học thì tất cả đều thuộc về Pháp Chế Định hết? Chẳng hạn như những thuốc mà họ tìm ra như thuốc Aspirin cũng là Pháp Chế Định?

TT trả lời: Đúng, đó là chế định, do tâm con người tạo ra hết, nó không qua khỏi con đường tứ đại, đất nước lửa gió là Sắc Pháp, mà đến với Đức Phật thì nhìn góc độ là ngay cả những viên thuốc Aspirin mà họ bào chế trong những viện bào chế của họ cũng nằm trong đất nước lửa gió. Đất nước lửa gió sẽ thay đổi như Aspirin qua Tylenol được, những chất hoá học đó đổi qua bên đây đổi qua bên kia, lấy H2O lấy bỏ qua bỏ lại ra chất khác nữa, vì do con người mình làm ra hết. Nhưng Đức Phật nói đến tận cùng của mọi sắc pháp cũng không qua được tứ đại đất nước lửa gió, do đó mình mới thấy con người mình tạo ra để mình tìm ra một cái mới nhưng mà thật ra căn bản gốc của nó cũng không qua khỏi cái bản chất của Siêu Lý, Chế Định cũng nằm trong đó, mình nắm cái đó được rồi thì mình nắm được tất cả thế gian này.

Như vậy, ở trong thế gian này những cái gì quí nhất mình đi tìm để mình giữ cái đó thì mình hiểu theo Pháp Chế Định. Những cái qúi nhất trên thế gian mình đi tìm ra được mình có được nó cũng nằm trong góc độ của Pháp Chế Định. Mình đánh mất cái giá trị nguyên thủy gốc căn bản của mình là Siêu Lý ở trong con người mình, mình bỏ, tại vì mình lo bỏ hết thời gian đi tìm những pháp Chế Định như; cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ, tất cả đều là Pháp Chế Định, mình bỏ hết thời gian để đi tìm Pháp Chế Định đó, không lo tu tập tâm linh của mình, không tu tập để rèn luyện tâm mình, sự thật là như vậy đó.

Nên đối nội của hai pháp, Pháp Chế Định và Pháp Siêu Lý, con người tìm ra được giá trị rồi. Mà con người giữa con người có giá trị và không có gía trị là người ý thức được và không ý thức được giữa Pháp Siêu Lý và Pháp Chế Định họ giữ cái gì và bỏ cái gì.

Những người không hiểu được Pháp Siêu Lý thì họ mải mê đi tìm những Pháp Chế Định mà họ không biết là những Pháp Chế Định đã do Siêu Lý tạo ra và họ cũng không thấy được bản thể của gốc Siêu Lý ở đó tại vì họ cứ miệt mài giữ luôn luôn trong cái đó, trong khi trạng thái không có nằm yên ổn bởi vì đó là một Pháp Chế Định được tạo thành bởi Pháp Siêu Lý làm chủ của nó rồi.

Người cũng thay đổi, vật chất cũng được thay đổi, cha mẹ thương con lắm cũng phải chia tay, vợ chồng thương nhau lắm cũng li dị. Tại vì họ là những pháp Chế Định, đi tìm những pháp Chế Định, còn nếu như tìm những Pháp Siêu Lý mình có được bản thể Siêu Lý thì Pháp Chế Định không chi phối được. Đức Phật nói mình thương mình nhiều nhất, còn vị Thiên Tử nói cha mẹ thương con cái nhiều nhất, cũng phải chia tay tại vì Pháp Chế Định, Tâm chúng sanh là sanh diệt diệt sanh có sự thay đổi.

Do đó bài pháp cho ta thấy pháp Siêu Lý và Chế Định, nên câu cuối là mình không thể đem trí tuệ thông thường của con người có kiến thức để so sánh trí tuệ Siêu Thế của Đức Phật được.

Qúi vị thấy rõ câu đó, chính vì vậy, hôm nay ta học Pháp Chế Định và Pháp Siêu Lý, chúng ta thấy là mình đã đánh mất cái Siêu Lý để mà đi tìm cái Chế Định, mình miệt mài đi tìm mãi những cái Chế Định đó rồi mình làm mất thời gian của Pháp Siêu Lý đang có mà mình không giữ.

Nếu như qúi Phật tử một người vì nhu cầu cuộc sống, phải lao vào cuộc sống này, làm một ngày hai jobs hay là một jobs rưỡi thì, họ còn cái gì ở tâm thức của họ về tâm linh của họ, còn thời gian nào để họ nghỉ ngơi vì tâm trí của họ mệt lả với những pháp Chế Định, chúng sanh Chế Định, thời gian Chế Định, phương hướng Chế Định, hình tướng Chế Định nó hiện bày.

Lúc đó đang mập trở thành ốm liền vì mình chạm phải pháp Chế Định. Sư có quen với một ông Phật tử, ông đó mà Sư thấy ông than dễ sợ lắm, Sư hỏi:

- "Sao mỗi lần Sư gặp anh là anh than miết, không lúc nào Sư thấy anh được an vui".

Anh ta nói "tại tham đó Sư, con khổ lắm, con than với Sư đó".

Sư nói "tại sao mà than với Sư".

Anh mới đổi qua căn nhà này là căn nhà thứ 5, không biết dừng, "cái nhà kia nhỏ quá Sư, mua cái lớn hơn, cái nhà có sân không vừa đủ mua bự hơn nữa", rồi tới giờ là căn nhà thứ 5. Đó là họ miệt mài chạy tìm cái Chế Định mà họ quên bản gốc Siêu Lý của họ là cái Tâm của họ đã đánh mất rồi. Mình chạy theo Pháp Chế Định thì mình mất đi Pháp Siêu Lý, mà khi mất Pháp Siêu Lý là mất cái gốc để giải thoát căn bản của con người cần có.

Sự giải thoát (vimutti), nhưng thực ra sự giải thoát này là từ cái cũ ra cái mới cũng gọi là giải thoát, một cái sai ra cái đúng cũng gọi là giải thoát, rồi giải thoát từ cái khổ đau đến sự an vui gọi là giải thoát, rồi từ đó qúi Phật tử mới nói cái gì giải thoát tam giới không còn sinh tử luân hồi cái đó là giải thoát, vậy thì mỗi một phút giây qúi Phật tử không có giải thoát, qúi Phật tử đang bị chìm đắm, mỗi một phút giây qúi Phật tử không có giải thoát được tư tưởng qúi Phật tử, tâm lý của qúi Phật tử, hay tâm linh tâm trí của qúi Phật tử, thì qúi Phật tử đang bị chìm đắm là qúi Phật tử đang bị luân hồi. Nếu như khai thác triệt để qúi Phật tử thấy qúi trọng từng một sát na, qúi trọng từng một thời gian, từng một giây phút mà qúi Phật tử thấy giải thoát, giải thoát.

Nếu qúi Phật tử có thì giờ đọc một bài học là qúi Phật tử đã giải thoát tri kiến của cái cũ ra cái mới, thấy rõ như vậy đó mà qúi Phật tử không giải thoát được thì tri kiến của mình chưa được gọi là giải thoát, vẫn sài cái cũ. Chính đó là giải thoát (vimutti), qúi Phật tử chưa đến mức độ là phải giải thoái khỏi căn nhà Tam Giới là Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, đó là qúi Phật tử không hiểu cái giá trị của sự giải thoát ngay từng sát na Tâm của qúi Phật tử đang cần giải thoát.

Tam Giới nằm ở đâu? Nằm ngay trong con người của ta, Đức Phật trả lời với Bodhitasa "Ông cứ đi tầm cầu thế gian mà không đi tầm cầu sắc thân này". Đi tầm cầu thế gian, thế gian đó của Chế Định, Đức Phật nói hữu dư y thế gian, chúng ta phải giải thoát cái sinh tử của hữu dư y thế gian này, chính là con người của ta, đó mới là cái đi tầm cầu. Nhưng, con người mình cứ đi tìm, cứ lang thang đi tìm mãi không biết mệt mỏi là một và, không biết phút giây nào dừng lại là hai. Con đường đi mình không có ngõ ra gọi là giải thoát nó cứ luẩn quẩn đi luẩn quẩn lại, tại vì mình sống theo Chế Định. Qúi Phật tử bị người ta nói mình xấu, qúi Phật tử phải chạy ra tìm một cái tốt để được khen, khi qúi Phật tử chạy qua được cái khen của người này thì sẽ bị cái chê của người kia, mình không nói tới "bát phong" mình chỉ nói Chế Định và Siêu Lý thôi.

Chính cái đó là mình phải tìm ra được cái thực tế là Siêu Lý.

Ở bên Thiền Viện Mahashi qúi Phật tử tới đó sẽ thấy ai cũng đi ngang qua chỗ Kiết Giới Sima ngay Chánh Điện nơi Chư Tăng làm Tăng sự, ở đó có một khoảng đất trống nhìn qua bên kia là đầu ngọn tháp của Shwedagon là chỗ có tháp thờ tóc của Đức Phật, thì người nào cũng vậy, Sư cũng vậy, tu nữ cũng vậy, cư sĩ cũng vậy, khi đi ngang qua đều chắp tay lạy, tại vì họ nói ở đây mình đảnh lễ được rồi không cần phải đi đến đó, tất cả là tại nơi Tâm của mình, do đó mình đi tìm cái Chế Định là đánh mất cái Siêu Lý tại nơi đó.

Chúng ta tiếp tục phần Pháp Siêu Lý. Hôm nay học chương 1 là: Tâm (Citta) từ ngữ căn "Cit" là suy nghĩ, hay biết.

Có nhiều danh từ để chỉ Tâm ở trong tiếng Pali:

- Tâm (Citta)

- Ý (Mano)

- Thức (viññāṇa).

Tùy theo góc độ nào, Ta dùng Tâm (Citta) ở góc độ này, ở góc độ kia ta dùng Ý (Mano), ở góc độ nọ ta dùng Thức (viññāṇa)

Tâm (Citta)

Khi nói đến những Tâm làm việc tốt hay việc xấu, chúng ta nói Tâm Thiện hay Tâm Bất Thiện.

Tâm nào là kết quả của việc làm hành động của nó, người ta gọi là Tâm Quả.

Tâm của các bậc Thánh Nhân là, tâm Alahán, Tâm Duy Tác.

Đó gọi là Tâm, là cái ta hiện bày ra, người ta có thể thấy được tâm tốt tâm xấu.

Ý (Mano)

Khi ta nói đến những tư tưởng suy nghĩ trong đầu ta, thí dụ, ý của tôi muốn cái này, ý của bạn muốn cái kia, đó là những tư tưởng mình đang suy nghĩ rồi mình nói ra lời.

Như vậy, khi ta nói cái Ý này nó còn nằm trong đầu của ta chưa có nói, ra do đó nó thuộc về thân, lời, ý.

Thức (viññāṇa)

Đối với thức chúng ta nói đến hệ thần kinh, nói đến Tâm Thức. Thế thì với Thức ta nói:

Nhãn Thức, thần kinh nhãn,

Nhĩ Thức, thần kinh nhĩ thức

Tỷ Thức, thần kinh tỷ.

Thiệt Thức, thần kinh thiệt

Thân Thức, thần kinh thân

Ý Thức, thần kinh ý.

Như vậy, khi nói Thức (viññāṇa) chúng ta nói đến hệ thần kinh, và khi nói đến thần kinh ta nói đến sự sáng suốt, sự hiểu biết, tại vì nó có hệ thần kinh làm cho ta sáng suốt hiểu biết.

Nhãn Thức, ta có sự sáng suốt hiểu biết được cảnh, thấy được cảnh sắc.

Nhĩ Thức, ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh thinh.

Tỷ Thức, ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh khí.

Thiệt Thức, ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh vị.

Thân Thức, ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh xúc.

Ý Thức, ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh pháp.

Về con người, có hai từ ngữ để xác định là:

- Thứ nhất, hạng người phàm phu (Puthujjana) ngoài ra từ vựng Puthujjana còn chỉ cho hạng người vô văn phàm phu, những người làm việc không có hiểu biết hành động về Thân, Lời và Ý.

- Thứ hai, con người có Ý Thức - manussa, từ ngữ căn mano nghĩa là có ý nghĩ có tư tưởng hiểu biết. Mình làm việc gì có sự hiểu biết, như việc thiện mình nên làm, việc bất thiện không nên làm Đức Phật gọi là manussa là người có ý thức có sự hiểu biết.

Như vậy thì ở đây, ba cái này: Tâm (Citta), Ý (Mano), Thức (viññāṇa) được gọi tên cho ba trường hợp hay ba cách thức để dùng, nhưng tựu trung lại cũng là một ý nghĩa biết cảnh hay biết đối tượng.

Do đó hôm nay chúng ta học về tâm, có một số danh từ chúng ta cần phải nắm bắt trước khi vô phần định nghĩa của nó.

Đầu tiên, chúng ta nói từ ngữ căn của Citta là "Cit" sự suy nghĩ hay biết, có khi ta nói Tâm, có khi ta nói là Ý, có khi ta nói là Thức. Tựu chung lại Tâm, Ý, Thức cũng có trạng thái suy nghĩ hiểu biết và sáng suốt nhận thức được vấn đề hay đối tượng của Tâm Thức nên gọi Tâm, Ý, và Thức.

Có khi chúng ta gọi là Tâm Thân Thức, có khi ta nói Tâm Nhãn Thức. có khi ta nói Tâm Ý Thức, nhưng có khi ta nói "Tâm của tôi đang suy nghĩ cái này", "Ý của tôi đang muốn làm cái này" và "Thức của tôi quyết định như thế này" đều có thể dùng được vì cùng một nghĩa biết đối tượng cảnh.

Đối tượng của Tâm, Ý, Thức là cảnh ( Ārammaṇa).

Khi có cảnh rồi, lúc đó là đối tượng (Alambana)

Đối tượng là của qúi Phật tử. Tất cả những bông hoa hiện bày trong một hoa viên là cảnh sắc, nhưng, trong tất cả những bông hoa trong hoa viên đó trọn ra một bông hoa qúi Phật tử thích nhất đó là đối tượng qúi Phật tử hướng tới. Do đó, đến khi một đối tượng được rút ra từ nơi cảnh qúi Phật tử phải rất thận trọng, đối tượng tốt thì tốt cho mình, đối tượng mà xấu thì hại cho mình. Cảnh là tính chất phổ thông nhưng đưa đến đối tượng rồi lúc đó qúi Phật tử có một quyết định rõ ràng và lợi ích, còn không qúi Phật tử sẽ bị trở ngại trong lúc nó là vấn đề.

Qúi Phật tử lấy pháp Siêu Lý không lấy Chế Định, thì như vậy, khi qúi Phật tử ngồi thiền, tê, nhức, mỏi, đau, là đối tượng qúi Phật tử phải thấy để qúi Phật tử mới đến Niết-bàn được, thì, tê, nhức, mỏi, đau, là đối tượng thiền chứ không phải là cảnh. Cái hơi thở là tính chất phổ thông qúi Phật tử không có phải lo nhưng, tê, nhức, mỏi, đau, đó là đối tượng để thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã tại nơi đó, qúi Phật tử đắc đạo quả Niết-bàn tại nơi đó, do đó nó là đối tượng của mình.

Do đó, khi qúi Phật tử đến các trường thiền tu tập, khi trình pháp các vị Thiền Sư hay hỏi "thấy gì không?". Tại vì qúi Phật tử không thấy đối tượng lúc ngồi thiền, nên khi các vị Thiền Sư hỏi "khi ngồi thiền có thấy gì không?". Như vậy, trong lúc ngồi thiền, mình phải quán sát thân xem sự sanh diệt của sắc pháp là, tê, nhức, mỏi, đau, nó sanh rồi diệt nó diệt rồi sanh, đây là điểm mình phải nắm.

Giờ Sư nói qúi Phật tử nghe, Sư cho một thí dụ, qúi Phật tử mỗi sáng đi làm, tất cả cửa nẻo đóng cẩn thận, các nơi đều phòng hộ hết, buổi chiều về phát hiện bị mất một món đồ thì lúc đó tâm bị hoang mang lo lắng đi tìm hiểu tại sao bị mất đồ, và đi tìm đối tượng lấy đồ của mình, rồi khi thấy được đối tượng lấy đồ của mình thì bám chặt lấy đối tượng đó. Qúi Phật tử không bắt được đối tượng đó thì đồ bị mất tiếp tục, mất trong luân hồi, mất nhiều kiếp nữa, và không giải thoát được còn phải sanh tử nữa, tại vì không chặn đứng cái đối tượng lấy mất của mình.

Qúi Phật tử đi câu cá, cá cắn câu rồi qúi Phật tử vứt cành câu bỏ chạy.

Cảnh chúng ta bỏ qua được, nhưng đối tượng chúng ta không bỏ qua được, đối tượng là một chính xác mà phải đào sâu lắm mới ra được đối tượng này.

Như vậy thì, trong ba cái; Tâm, Ý và Thức, biết cảnh biết đối tượng là Ý, do bởi tâm thấy được cảnh.

Tâm tạo ra nghiệp giữa Ý và Thức.

Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.

Tâm là nhân, tạo ra nghiệp là quả.

Cảnh là nhân, đối tượng là quả (do qúi Phật tử chọn), có quả là kết quả, còn nhân là còn gieo nhân là mình chưa gặt hái quả, vậy thì đối tượng là quả đã đến là nghiệp, nó đến với qúi Phật tử rồi thì lúc đó Ý quyết định được đối tượng bởi do Tâm thấy được cảnh.

Tâm biết cảnh, Ý biết được (quyết định) đối tượng tạo ra nghiệp báo. Do đó, khi thấy đối tượng là đã đi tới một Ý Nghiệp rồi, quyết định cái đối tượng là đã tới Ý Nghiệp, thành ra tê, nhức, mỏi, đau là, nghiệp báo.

Qúi Phật tử phải nắm cái đó mới được, Tâm ta biết cảnh, nhưng mà Ý ta quyết định đối tượng, mà đối tượng đã tới rồi thì Nghiệp Báo đã trổ sanh, thì lúc đó Nghiệp trổ sanh ta quyết định là cắt hay tạo ra nữa. Nếu không quyết định được, nếu không hiểu được chỗ này qúi Phật tử cũng chạy tiếp theo Siêu Lý hay Chế Định.

Như vậy thì, Cảnh là ta ngồi thiền, ngồi thiền là một cảnh, mà, tê, nhức, mỏi, đau là Nghiệp Báo, mà Nghiệp Báo đến rồi, Ý Nghiệp phải biết nhận xét và quyết định giải quyết.

Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, như vậy thì khi mình ngồi thiền mình quan sát thở vô thở ra nó là cảnh, và khi mình thấy mình đau đó là Ý của mình biết là mình đau, là đối tượng nó tới, là mình đã bị Nghiệp Báo nó tới?

TT Sán Nhiên trả lời: Đúng, khi ngồi thiền quan sát hơi thở là cảnh, khi tê, nhức, mỏi, đau, là Ý của mình biết, tê, nhức, mỏi, đau, nó là đối tượng tới, là Nghiệp Báo tới, qúi Phật tử giải quyết được còn không qúi Phật tử cho ra.

Thiền sinh hỏi: Như vậy thì khi mình tê, nhức, mỏi, đau, cũng từ Ý Thức ra phải không?

TT Sán Nhiên trả lời: Từ Tâm biết cảnh trước, rồi tê, nhức, mỏi, đau, là Ý quyết định, nó thấy đó là Ý Nghiệp.

Như vậy thì qúi Phật tử cẩn thận, tâm ta biết cảnh, Ý ta quyết định đối tượng. Qúi Phật tử đi coi 15 căn nhà là Tâm qúi Phật tử đang biết cảnh, nhưng chọn một căn nhà là Ý Phật tử đã muốn chọn cái đó rồi, đó là đối tượng của qúi Phật tử.

Thiền sinh hỏi: Như vậy đối tượng mình biết là nó đau, tức là cái nghiệp tới mà cái đó là sanh diệt, có phải mình phải nắm được khi nào nó sanh khi nào nó diệt?.

TT Sán Nhiên trả lời: Nếu mình thấy được cái nào sanh lên rồi diệt đi. Sanh và diệt, thì khi bắt đầu tê là sanh đến khi hết tê là diệt. Khi tê sanh lên đến hết tê là diệt của sự tê, rồi tê khác sanh lên rồi lại diệt, cứ sanh rồi diệt diệt rồi sanh từng mỗi cái, đó là qúi Phật tử niệm theo cái sanh diệt của thời gian.

Hay là qúi Phật tử niệm sanh diệt của từng mỗi diễn tiến của hiện tượng tê chưa hết.

Từ khi khởi lên một hiện tượng tê cho đến khi hết một hiện tượng tê (tê --------- hết tê) là niệm sanh và diệt là một thời gian của hiện tượng sanh và diệt của một cái tê.

Còn tê trong từng mỗi phút giây, mỗi phút giây, cho đến giai đoạn hết tê (tê tê tê tê tê tê cho đến khi hết tê) thì là sanh diệt của mỗi diễn tiến chứ không nói sanh và diệt của một cái tê và một cái hết tê. Như vậy, thì sanh lên là cảnh, diệt đi là cảnh, nhiều cái tê sanh lên và khi tê mất đi, chỉ là cảnh.

Diễn tiến của mỗi sanh diệt là đối tượng, khi ngồi thiền diễn tiến của mỗi cái sanh diệt - mỗi diễn tiến của sanh diệt là đối tượng của thiền.

Nếu qúi Phật tử niệm tê và hết tê là xong, là qúi Phật tử đánh mất đi một giai đoạn diễn tiến của sanh diệt cần thiết.

Thiền sinh hỏi: Có phải niệm hoài tê tê tê tê.....

TT trả lời: Không phải niệm hoài. Niệm tê một cái trở lại hơi thở, niệm tê một cái rồi trở lại hơi thở. Thí dụ, Qúi Phật tử coi con nít, coi hoài bỏ hết việc làm hả? qúi Phật tử không thề ngồi hoài coi đưá con nít được, để nó đó lâu lâu nhìn nó một cái rồi lo làm công việc, lâu lâu đưa mắt nhìn nó một cái rồi nhìn lại mình, không phải mình bỏ hết công việc lo cho nó từ sáng tới đêm với nó là không được. Thì cũng vậy, khi ta thấy cái tê, nhức, mỏi, đau, ta niệm 3 lần tê tê tê, rồi trở lại hơi thở của mình (hơi thở là nơi cột tâm mình) thì nó bắt đầu ra cái tê khác, mình không để ý nó ra cái khác nữa, niệm lại tê tê tê, ngừng lại và trở lại hơi thở của mình, rồi lại nhìn vào và niệm tê tê tê, rồi lại ra cái tê khác nữa, mỗi cái tê mình mỗi ghi nhận, mỗi cái mình mỗi ghi nhận, ghi nhận cái tê trước ghi nhận cái tê sau không giống nhau, lúc đó mới thấy được vô thường trong từng phút giây, vô thường trong mỗi diễn tiến phút giây, vô thường trong mỗi diễn tiến của đối tượng ta để ý tới (tê, nhức, mỏi, đau).

Không phải ta niệm một thời gian hết nó ra một lần, không phải như vậy, đó là qúi Phật tử đi thiền chỉ. Qúi Phật tử đi từ tê tê tê cho đến khi hết tê một lần như vậy là qúi Phật tử đi thiền chỉ. Còn ghi nhận mỗi diễn tiến của từng hình tượng tê, mỗi diễn tiến của đối tượng đó mới là Thiền Quán.

- Thiền Chỉ là qúi Phật tử bỏ mất hết tất cả mọi chi tiết, chỉ nắm tướng làm cho tâm khắn khích với đối tượng đó thôi là ra Thiền Chỉ.

- Nhưng, khi tới Thiền Quán là qúi Phật tử phải theo dõi từng mỗi diễn tiến thay đổi khác thường, mỗi cái không giống nhau đó, đó mới là Thiền Quán, chúng ta mới phát sanh trí tuệ được, vì ta tìm ra được sự thật ẩn núp ở trong một Chế Định hư cấu tạo ra.

Chính do đó những cảnh, tê, nhức, mỏi, đau, nó không phải là đối tượng của mình nếu chúng ta theo tiếp tục diễn tiến của mỗi sự sanh diệt của từ cái tê cho tới trạng thái hết tê, hết tê nó qua một trạng thái, nhức, mỏi, đau, mỗi cái đó ta đều theo đó chỉ là một cái cảnh.

Nhưng, qua trạng thái đó diễn tiến trở lại lúc trước, còn nếu hơi thở chỉ là cảnh. Tê, nhức, mỏi, đau, là đối tượng, suốt từng mỗi chi tiết thì những chi tiết của mỗi đối tượng mà qúi Phật tử cần trong Thiền Quán.

Còn nếu bỏ qua cảnh sanh và diệt của một giai đoạn, tê, nhức, mỏi, đau, đó là Thiền Chỉ.

Khi ta nói tới cảnh mà đối tượng qúi Phật tử phải hiểu đối tượng là chúng ta phải đi theo, còn cảnh chúng ta để biết không phải để đi theo, chúng ta có một đối tượng nào khả ý hay bất khả ý, thích hay không thích đối tượng đó cũng là đối tượng phải đi theo để mình nhìn thấy được thực tính và thực tướng của nó. Còn khi thấy cảnh là, cảnh phổ thông, cảnh chung chung, cảnh tổng quát thì, chúng ta chỉ nhìn để biết thôi chứ chúng ta không cần phải đi theo. Chẳng hạn như qúi Phật tử theo dõi hơi thở ra và vô là tổng quát là phổ thông, nhưng, khi qúi Phật tử thấy cái riêng biệt của hơi thở, nhanh, chậm, nặng, nhẹ, diễn tiến thay đổi một hồi nó mất, cái đó là cái đối tượng qúi Phật tử tìm, còn nếu hơi thở đều thì qúi Phật tử không cần phải lo, nhưng, thật sự khi qúi Phật tử đi tu Thiền Quán hơi thở trước hơi thở sau nó thay đổi rồi, mà mỗi cái nó thay đổi khác nhau phải được ghi nhận đó là cái đối tượng ta trú niệm vào.

Cũng như vậy, khi tâm ta đang theo dõi hơi thở, chúng ta thấy nó thay đổi một cách khác thường, trước và sau mỗi một diễn tiến của hơi thở nó khác nhau đó đã là đối tượng qúi Phật tử, trong khi qúi Phật tử theo dõi một hơi thở với hơi thở khác thường là thứ nhất, nhưng, tới khi, tê, nhức, mỏi, đau, đó lại là đối tượng lớn hơn cái đối tượng của hơi thở, chúng ta phải theo dõi cái đó nữa, và khi chúng ta theo dõi hơi thở ngắn, nhanh, chậm, lẹ, mau, đó đã là đối tượng của qúi Phật tử rồi, thì tới khi xuất hiện tê, nhức, mỏi, đau, thì cái tê, nhức, mỏi, đau, đó là đối tượng của qúi Phật tử nữa, qúi Phật tử bỏ qua hơi thở để đi qua tê, nhức, mỏi, đau, nhìn tiếp, phải chú niệm vào tê, nhức, mỏi, đau, nhưng trong khi chú niệm vào tê, nhức, mỏi, đau, chúng ta không chú niệm của một giai đoạn sanh và diệt của một tê và hết tê, chúng ta phải theo dõi từ mỗi sanh diệt và từng mỗi diễn tiến gọi là sát na hay là thời gian nhỏ của nó chứ không phải đợi cho hết tê ta nói là một sanh diệt của một diễn tiến của giai đoạn tê, không niệm như vậy, cái đó là ta niệm về Thiền Chỉ. Thiền Quán là ta phải đi từng chi tiết, từng chi tiết thì, cảnh tê này nó sẽ trở thành là cảnh tê và cảnh hết tê này trở thành cảnh hết tê (tê --------> hết tê) là cảnh . Nhưng, khi mỗi cái sanh diệt của tê này cái tê sau, sau cái tê sau nữa, nó khác nhau đó là đối tượng qúi Phật tử nhìn tới chú niệm ngay tại đó, cái đó mới ra cái ý nghĩa chúng ta đi thiền quán.

Tại vì Thiền Quán là qúi Phật tử phải tìm ra được cái thực tính, rồi cái thực tính đó đưa qúi Phật tử ra một thực tướng hay bây giờ chúng ta còn danh từ mới là đặc tướng (tướng đặc biệt của nó). Như vậy thì khi ta nói trạng thái thực tính của nó, thí dụ như tâm chúng ta thực tính của nó là sanh và diệt, nó sanh ra và diệt rồi diệt rồi sanh ra nhưng đặc tướng của nó là Vô Thường. Cái đặc tính Vô Thường này nó không có thay đổi được, nó hằng hiện hữu như vậy nên người ta thường nói cái thường còn của thế gian này là tính Vô Thường, do đó khi chúng ta tìm ra được đặc tính Vô Thường ẩn núp ở trong hiện tượng của sanh diệt này là qúi Phật tử đắc đạo quả, tìm tới mức cuối rồi.

Thí dụ, Tâm không vui không buồn, đó là thế gian, đó là tính phổ thông nó chỉ là một cảnh mà thôi. Khi qúi Phật tử thấy sanh diệt, vừa thấy buồn đó mất đó, vui đó mất đó, là thấy sanh diệt ở đó trở thành đối tượng của buồn vui của mình. Nhưng khi qúi Phật tử thấy sanh diệt này, thấy hoài hết vui rồi tới buồn hết buồn rồi tới vui, sẽ trở thành cảnh, qúi Phật tử nhìn thấy đặc tính Vô Thường của nó khi nó đang thay đổi mới trở thành là đối tượng.

Nhưng mà cái sanh diệt này ( như tâm chúng ta thực tính của nó là sanh và diệt) nó thuộc về đối tượng của mình là cảnh của mình rồi đó mình phải nhìn tới nó. Rồi thực tướng Vô Thường này là nó đối tượng của đạo quả của mình rồi

Như vậy, khi tâm của ta biết, nhưng tới khi quyết định của ta là Ý của ta quyết định, như vậy thì khi Ý của ta quyết định thì chúng ta mới là con người có ý thức. Còn nếu như ta không quyết định được Ý của ta thì con người của ta là phàm phu chúng ta cứ trôi lăn, khác nhau chỗ đó rất là vi tế, rất là tế nhị, rất tinh vi ở chỗ đó làm cho con người khác nhau.

Do đó khi chúng ta nắm được Ý Thức này chính là qúi Phật tử đã giải quyết được cái việc mình đi tìm, còn qúi Phật tử không có Ý Thức là con người mình không nhận được cái gì ta muốn đi tìm, học sinh vô trường học không Ý Thức thì nó không đi tìm được cái gì ra trường có kết quả đỗ đạt của nó, nó ngồi trong trường lớp hoài, cũng vậy, ta đi tu cũng vậy, ta không có Ý Thức là ta cứ để cho trạng thái tu của ta chỉ là một hình thức mà sự sanh tử luân hồi của ta vẫn còn hiện bày không cắt đứt được, do đó khi ta tu ta phải có Ý Thức cắt đứt sanh tử luân hồi, đó là cái tu có giá trị có ý nghĩa còn không thì ta tu ta vẫn là người phàm phu.

Cũng như vậy, khi chúng ta không biết được Pháp Chế Định thì chúng ta sống ở trong Chế Định một cách mù quán, không hay biết ta bị Chế Định chi phối, nhưng khi biết Siêu Lý rồi thì Chế Định không đủ sức để chi phối được cái Siêu Lý của mình, chúng ta không còn bị Chế Định chi phối nữa vì ta đang sống trong Siêu Lý có giá trị đời sống, ta có Ý Thức sống trong Siêu Lý chứ ta không sống trong Chế Định của Thế Gian, chúng ta bị chi phối của Chế Định là chúng ta mất cái gốc giá trị của Siêu Lý ở trong con người mình là Tâm Thức mà chúng ta hằng có. Con người cứ chạy theo Chế Định, hết nhà, hết cửa, hết tài sản, hết của cải vợ con, cứ chạy theo Chế Định mất đi cái tâm linh qúi báu của mình là Siêu Lý hiện hữu trong con người mình hằng có.

Cũng vậy, khi chúng ta nói cảnh Chế Định không phải là đối tượng của ta, Siêu Lý mới là đối tượng của ta. Thế thì Chế Định đến với ta đó chỉ là một cảnh nhưng chúng ta phải nhìn thấy thực tính của cảnh đó nó mới là đối tượng của ta cần phải giữ, mới là con người có Ý Thức còn không ta ở trạng thái vô văn phàm phu.

Thiền sinh hỏi: Con đọc con thấy đoạn: nếu mình không niệm (quan sát) đối tượng đó thì mình sẽ trở thành dính mắc, tại sao như vậy?

TT trả lời: Tại vì khi mình nhìn vào đó mình không thấy được bản chất của đối tượng, mình bị dính mắc vào đó là vì mình không thấy được thực tính của nó, thành ra mình bị dính mắc, mình bị mê mờ, do đó mình bị đắm đuối vô đó không buông bỏ được nó. Còn khi mình nhìn ra được bản chất của nó thực tính của nó rồi mình mới buông bỏ được nó. Thí dụ như qúi Phật tử thấy một cái bánh ít, nhìn bề ngoài rất ngon, khi bóc lớp lá chuối bọc bên ngoài nó bị chảy nước lúc đó mới biết bánh bị thiu. Cái đó là cái dính mắc của mình là mình thấy bánh ít mình muốn mua nhưng không biết được ruột bên trong, khi lột lá ra thấy được ruột bên trong cái bánh ít là thực tính. Đó do tại sao bị dính mắc vô, tại vì Đức Phật nói con người mà bị dính mắc vô là tại còn tham tại vì không thấy được thực tính của nó, khi mà nhìn thấy được thực tính của nó mình mới rớt được cái dính mắc này, khi mà thấy mình mới buông bỏ được còn nếu không thấy mình còn dính mắc vào nó, do đó Ma Vương nói với Đức Phật trở về hoàng cung để thừa hưởng tài sản vợ con sống cuộc sống hạnh phúc, nên Ngài mới nói câu mà Sư thường nhắc nhở qúi Phật tử: Con tôi tài sản tôi, người ngu nghĩ như thế, thân ta còn không có, con đâu tài sản đâu", cái đó là thực tính, còn bên ngoài là dính mắc là mình bị mê mờ trong cái thực tính mình không thấy.

Đó nên chỗ này gọi là cảnh, Tâm buồn vui, vui buồn là cảnh, nhưng khi tìm tới thực tính đó là đối tượng mình mới đi tìm, đối tượng mà ta đang đi tìm và ta phải theo đuổi cái đối tượng đó, còn cảnh ta thấy ta biết còn bỏ qua được, nhưng khi có đối tượng rồi qúi Phật tử phải đi tới đi tìm và phải nắm bắt được nó và phải hiểu được nó hay là lấy được nó, chứ không bỏ qua cảnh nữa, cảnh ta bỏ qua được, đối tượng ta không bỏ qua được. Tê, nhức, mỏi, đau, là đối tượng của người hành giả khi thấy được đối tượng đó qúi Phật tử không được bỏ qua, phải tìm tới nó là cái gì của đối tượng, nó là, tê, nhức, mỏi, đau, hiện bày.

Như hồi nãy Sư đưa ra thí dụ, qúi Phật tử mỗi sáng đi làm, tất cả cửa nẻo đóng cận thận, các nơi đều phòng hộ hết, buổi chiều về qúi Phật tử phát hiện bị mất một món đồ thì lúc đó tâm bị hoang mang lo lắng đi tìm hiểu tại sao bị mất đồ, và đi tìm đối tượng lấy đồ của mình, rồi khi thấy được đối tượng lấy đồ của mình thì bám chặt lấy đối tượng đó. Qúi Phật tử không bắt được đối tượng đó thì đồ bị mất tiếp tục, mất trong luân hồi mất nhiều kiếp nữa, và không giải thoát được còn phải sanh tử nữa, tại vì không chặn đứng cái đối tượng lấy mất của mình.

Cũng như vậy, khi mình thấy tê, nhức, mỏi, đau, qúi Phật tử tìm ra đối tượng nó là gì trong tê, nhức, mỏi, đau, nó là sanh và diệt, qúi Phật tử không giải quyết được nó mà tiếp tục sanh tử nữa, luân hồi nữa là vì nơi nào và lúc nào qúi Phật tử trở lại vẫn tê, nhức, mỏi, đau. Đi đứng nằm ngồi cũng bị tê, nhức, mỏi, đau, không phải chỉ có người già bị mà người trẻ không bị tê nhức mỏi đau, mọi lứa tuổi nào cũng có, khi muốn có hiện bày vẫn có, cũng như cái chén mang tánh chất bể đâu phải chén nhỏ mới bể chén lớn không bể, chén mỏng mới bể chén dày không bể, khi nó mang tánh chất bể thì dày mỏng lớn nhỏ đều bị bể, và nó lúc nào cũng được hết thời điểm nào cũng sinh ra được hết. Thế thì ta đi tìm cái đó ta giải quyết nó thì ta mới chấm dứt được còn không ta nuôi dưỡng duy trì nó thì qúi Phật tử có nó mãi và qúi Phật tử không ra khỏi nó được và qúi Phật tử còn trở lại trong đó.

Như vậy, khi qúi Phật tử ra khỏi Chế Định lấy được Siêu Lý, tê, nhức, mỏi, đau, chỉ là Chế Định, Tâm ta mới thấy được Siêu Lý, cái Sắc Pháp là Siêu Lý còn trạng thái tê, nhức, mỏi, đau, thân xác chỉ là Chế Định chứ nó không phải là Sắc Pháp của Siêu Lý, mà qúi Phật tử không thể nào giữ cái Chế Định này được, vì Chế Định này sẽ đổi qua Chế Định khác. Qúi Phật tử thấy cái bảng trở thành cái bàn, cái bàn có thể dùng để che mưa khi ra xe, thì như vậy Chế Định sẽ dẫn qúi Phật tử đi mãi không ra được thực tính của nó ở trong thế gian này.

Đúc kết bài học.

Hôm nay ta học về Tâm, chương thứ nhất của bộ Abhidhammattha Saṅgaha nói về Tâm, Ý, Thức thì trong đó:

- Tâm ta nói trạng thái cái biết của nó.

- Ý chúng ta biết đối tượng của nó là những ý nghĩ, những tư tưởng nghĩ suy của mình tạo ra.

- Thức là khi ta có thần kinh, có thần kinh thì có Thức, Thức có sự sáng suốt hiểu biết bởi thần kinh đó dẫn dắt tới đối tượng cho ta thấy. Vậy thì khi ta có những cái này:

- Tâm Nhãn Thức là ta có sự sáng suốt hiểu biết được cảnh, thấy được cảnh sắc.

- Nhĩ Thức là ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh thinh.

- Tỷ Thức là ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh khí.

- Thiệt Thức là ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh vị.

- Thân Thức là ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh xúc.

- Ý Thức là ta có sự sáng suốt hiểu biết về cảnh pháp.

Chúng ta sẽ thấy cảnh là phổ thông, đối tượng là riêng biệt. Vào một hoa viên tất cả những bông hoa màu sắc đó là cảnh phổ thông, khi ta chọn lựa một bông hoa riêng biệt thì đó đối tượng riêng biệt của mình, mà khi đối tượng ta tu tập thì cái gì ta giữ làm đối tượng là Ý của ta muốn giữ, và Ý của ta nghĩ đến đối tượng ta muốn có, còn không Ý ta không muốn giữ thì đối tượng trở thành chỉ biết cảnh mà thôi.

Rồi trở lại, nếu đi trên con đường luân hồi qúi Phật tử có đối tượng hoài thì cái đối tượng đó sẽ làm qúi Phật tử dính mắc, trên con đường qúi Phật tử tu tập qúi Phật tử có đối tượng hoài đối tượng sẽ trở thành dính mắc, chẳng hạn đối tượng qúi Phật tử có là cái tọa cụ thì khi ngồi thiền phải có toạ cụ mới ngồi thiền được, không có toạ cụ qúi Phật tử không ngồi thiền được, trở thành dính mắc. Như vậy thì những cái chúng ta chìu nó là chúng ta chìu cái đối tượng hay ta chìu theo cái ý của ta muốn chìu, thì qúi Phật tử sẽ bị dính mắc.

Như vậy, khi ngồi thiền thấy cảnh đến chìu nó thì ta lấy đó làm đối tượng, khi là đối tượng chúng ta đã có chìu thì sẽ bị dính mắc, cũng phải buông nó ra để trở lại một cảnh phổ thông, rồi thực tính của nó mình mới nắm bắt được, còn nếu cứ để nó làm đối tượng thì qúi Phật tử bị thiên vị, bị lệch lạc trong phán xét.

Qúi Phật tử thấy người nào nói "ý tôi muốn vậy" thì người đó sẽ có đối tượng, còn cái người nói "tâm của tôi chỉ biết cảnh mà thôi", đó là tính cách phổ thông, chính do đó khi chúng ta thấy tê, nhức, mỏi, đau, là đối tượng rồi chúng ta phải nhìn nó một cách khách quan, Tâm chỉ biết cảnh thôi thì qúi Phật tử mới ra được còn không mà qúi Phật tử lấy Ý mà biết đối tượng này qúi Phật tử sẽ dính mắc trong đó không ra được.

Thiền sinh: Thưa Sư, trong bài thiền cũng có nói là nếu mình theo đối tượng chỉ nên theo dõi một thời gian thôi.

TT trả lời: Không, một cái diễn tiến thôi chứ không là một thời gian, nó vừa diễn ra là mình thấy nó là cảnh thôi là buông liền chứ không nên giữ nó lại.

Sư trình bày với qúi Phật tử từng giây từng diễn tiến.

Thở vô và thở ra là cảnh, rồi đi tới, tê, nhức, mỏi, đau, là đối tượng, nãy giờ mình đi tìm nó. Qúi Phật tử niệm tê mà qúi Phật tử nhìn thấy cái đối tượng đó lên là, tê, nhức, mỏi, đau, thì nó khác với hơi thở vô và ra, chính cái khác đó nó mới trở thành đối tượng của mình, nếu qúi Phật tử niệm tê hoài mình sẽ dính mắc trong đó, do đó mình phải buông nó ra thì đối tượng, tê, nhức, mỏi, đau, này trở thành cảnh mà Tâm chỉ biết mà thôi. Còn qúi Phật tử cứ niệm hoài niệm hoài tê tê tê hoài nó sẽ trở thành đối tượng qúi Phật tử dính mắc.

Do đó với các Thiền Sư dặn các thiền sinh khi đối tượng đến chỉ nhìn một cách khách quan biết như biết rồi buông bỏ, còn qúi Phật tử niệm cái đó là đối tượng qúi Phật tử bị dính mắc trong đối tượng đó không rời ra trở thành một cái ái hay một cái hữu.

Do đó, người hành giả biết như biết rồi thấy như thấy rồi thì trở ra vị trí đó liền.

Thiền sinh: Con nhớ trong bài nói là khi mình thấy cái đối tượng mình chỉ được niệm ba lần thôi rồi buông ra.

TT trả lời. Khi mình thấy đối tượng mình chỉ niệm 3 lần (thí dụ niệm: tê tê tê) rồi buông ra, cái đối tượng tê đó trở thành cảnh của mình là chỉ biết đó là cảnh mà thôi. Còn như qúi Phật tử niệm từ sáng đến tối thì nó trở thành đối tượng bị dính mắc. Khi mà đối tượng thì nó khác với cảnh là vì mình đang đi tìm, khi đã có rồi mình phải bỏ thì mình không bị dính mắc, nếu không qúi Phật tử sẽ bị dính mắc, buông bỏ nó thì Tâm qúi Phật tử chỉ biết cảnh mà thôi, nó không phải là đối tượng của ta.

Khi Tâm ta biết cảnh là nó không dính mắc, mà Ý ta chọn đối tượng qúi Phật tử sẽ dính mắc, nhưng nếu qúi Phật tử không có đối tượng cảnh của Tâm qúi vị không quyết định được cái thực tính. Tâm qúi Phật tử cứ nhìn ra buồn vui buồn vui thì không tìm được cái thực tính, qúi Phật tử bị chi phối bởi pháp buồn vui buồn vui, tâm cứ đi theo cảnh này hoài bị chao qua đảo lại, hết vui đến buồn, hết buồn đến vui. Nhưng, khi qúi Phật tử nhìn thấy trạng thái vui đó rồi mất đó, cái phút giây vừa mất đó nó trở qua giai đoạn buồn thì đó là sự sanh diệt, đó là đối tượng ta tìm thấy được thực tính của cảnh Tâm Thức của chúng ta bị chi phối.

Khi chúng ta thấy được sự sanh diệt đó thì trạng thái lập đi lập lại hết buồn lại vui hết vui lại buồn thì qúi Phật tử trở lại cảnh, do đó qúi Phật tử bỏ nó đi liền, thì khi bỏ cái sanh diệt qúi Phật tử thấy được thực tính xong rồi thì bỏ đi, qúi Phật tử tiếp tục niệm trạng thái bình thản của nhận thức của mình, lúc đó qúi Phật tử sẽ trở lại cái Tâm chỉ biết mà thôi, nhưng khi Tâm qúi Phật tử biết rồi thì Tâm qúi Phật tử nhận thức được một tính Vô Thường ở trong thực tính của sanh diệt này, lúc đó mới là Niết-bàn.

Sư nhắc lại để qúi Phật tử hiểu rõ hơn:

Khi qúi Phật tử thấy được sanh diệt của Tâm vui và buồn là trạng thái phổ thông, nên qúi Phật tử thấy ở trong 16 cái tuệ, tuệ đầu tiên là phổ thông trí, rồi mới đến tuệ phân biệt. Đầu tiên qúi Phật tử thấy được cái Phổ Thông Trí là lúc đầu tiên qúi Phật tử thấy được tuệ phân biệt phổ thông này qúi Phật tử đã có chánh kiến ở đó, chánh kiến là thấy khổ đế (sự thật), khi qúi Phật tử thấy vui và buồn qúi Phật tử phát lên Phổ Thông Trí, cái Phổ Thông Trí này nằm trong trạng thái của Phân Biệt Danh Sắc Trí, nó nằm ở trong trạng thái Phổ Thông Trí thấy được danh sắc.

Như vậy thì, khi qúi Phật tử nhìn thấy vui buồn đó là Phổ Thông Trí sanh lên lúc đó qúi Phật tử thấy đời là khổ, thấy vui rồi buồn thấy buồn rồi vui đó là qúi Phật tử có Phổ Thông Trí, tại vì lúc đó qúi Phật tử mới thấy tại sao có Phổ Thông Trí này tại vì mình có danh sắc này mình mới có cái khổ này đây, nếu mình không có danh sắc này mình đâu có khổ, mình bắt đầu đi tìm tiếp cái nhân nào sanh ra danh sắc này, thành ra qúi Phật tử đi tìm Tuệ phát hiện được nhân sanh ra danh sắc, rồi khi qúi Phật tử phát hiện được Tuệ nhân sanh ra danh sắc qúi Phật tử mới thấy được bản chất của danh sắc này là sanh diệt thì bắt đầu qúi Phật tử mới thấy là nó rã ra mới đi xuống được.

Khi chúng ta thấy phổ thông này nó là một cảnh nó không đáng để chúng ta làm đối tượng, người nào vừa vô cái buồn cái ngồi lịm luôn trong cái buồn thì người đó là hết tu rồi, mà người nào vừa vô ngồi thấy vui qúa lịm luôn trong cái vui đó là hết tu luôn, vì cái này là phổ thông đâu có gì để mình lịm trong đó vậy mà mình dính mắc trong đó nó chỉ là cảnh thôi ta niệm buồn buồn buồn hả, bỏ ra liền, chứ đâu có phải mình buồn hoài, nó từ trạng thái mà qúi Phật tử ngồi buồn hoài nó kéo dài, do đó qúi Phật tử niệm đó là cảnh thôi cảnh phổ thông, cái đó không đáng để làm đối tượng của mình, vì đó là cảnh thôi.

Thì khi đang buồn đổi qua vui, thì ngay giữa cái buồn và cái vui là sanh diệt, thì sanh diệt là đối tượng của qúi Phật tử, qúi Phật tử chỉ niệm một cái thôi "sanh diệt" qúi Phật tử trở lại liền, trở lại thì lúc đó nó kéo qúi Phật tử qua cái vui, qúi Phật tử bắt được cái này là thực tính.



Đây là bảng TT Sán Nhiên viết về: buồn là cảnh - sanh diệt là đối tượng - vui là cảnh, mới thấy ra sự Vô Thường là đạo quả Niết-bàn
buồn đổi sang vui là mình thấy sự sanh diệt (thì sự sanh diệt là đối tượng) nhìn vào đối tượng là sanh diệt ta thấy sự Vô Thường của cái mới buồn xong lại đổi qua vui, đó là đạo quả.

Nếu không thấy được như vậy thì sẽ bị rớt trở lại.

Thiền sinh: Trong lúc ngồi thiền mình không niệm ra tiếng, nhưng mình có niệm một từ ngữ trong tâm hay là bằng một sự ý thức mình biết.

TT trả lời: Nếu mà niệm là một cảnh nữa, mình chỉ cần ý thức biết cái gì đang xảy ra.

Do đó phải nắm được kỹ thuật tuyệt vời không bỏ qua được mà qúi Phật tử đã từng mất nhiều lần rồi, đó là sai lầm, mình không nuôi dưỡng tên ăn trộm lấy cắp đồ nhà mình hoài, mỗi lần đi về chịu đựng trạng thái mất cắp này là mình dung dưỡng trạng thái cho nó ăn cắp tiếp.

Phải huân tập mới thành kinh nghiệm, có kinh nghiệm qúi Phật tử mới nhận thức được ra một Ý Thức, còn chưa có kinh nghiệm mình không ra được Ý Thức rốt ráo cho kết quả của chính mình.

Thiền sinh: Trong thời gian mình bị tê thì nó sanh diệt (là đối tượng), lúc sanh diệt mà mình nhận thức được nhưng mà thời gian nó cứ đi hoài mình có theo dõi tiếp tục không?

TT trả lời: không có đi theo hoài, chỉ một sát na sanh rồi diệt, còn niệm tiếp tục trở lại là cảnh, mất đối tượng, mình chỉ biết thôi.

Chỉ cần làm chậm và chính xác mà có mãi, còn làm nhanh qúi Phật tử mất, không cần làm nhiều mà mất hụt hoài rồi không có được cái gì cả.

Thiền sinh: Nếu mình bắt được sát na sanh và diệt của tê thì mình buông mấy cái tê sau mình không cần lấy nó là đối tượng phải không?.

TT trả lời: Nếu mình bắt được sát na sanh và diệt của cái tê, là mình đạt được đạo quả rồi, ngay đó rồi, là hạnh phúc nhất trên đời rồi.

Cái đó, qúi Phật tử tìm cái Vô Thường ở giữa hai trạng thái một cảnh trước và cảnh sau có một đối tượng nằm ở giữ, cái đó là cái đối tượng ta đi tìm, một cảnh trước một cảnh sau của đối tượng, đó là chỗ ta đi tìm, Tâm buồn sanh lên rồi tâm buồn diệt mất, đó là sự sanh diệt, hiểu ra sự vô thường.

Thiền sinh: Thưa Sư, có nhiều cảnh mà buồn, vừa cảm thấy buồn rồi mất cái buồn đó, khi cái buồn sanh lên thì là sanh, rồi cái buồn mất là diệt, rồi nó chuyển qua là vui phải không?

TT trả lời: Không tính chuyện chuyển qua vui, vì khi buồn khởi lên (sanh) rồi hết buồn (là diệt). Thì đó là sự sanh diệt trong một sát na, nhận ra cái Vô Thường ngay đó.

Bài học hôm nay ta học chương Tâm, đến đây là dứt./.

Sau một giờ ngồi thiền, thiền sinh trình pháp. Thiền Sư TT Sán Nhiên có đôi lới nhắn nhủ các thiền sinh.

Trong mỗi bài học của buổi học thì ngay sau đó là Pháp Hành cho qúi Phật tử. Bài học đó là kinh nghiệm khi đã có kinh nghiệm ở đó sẽ cho mình một bề dầy nghị lực và kiến thức để mình thực hành.

Giống như trái bắp lột lớp vỏ bên ngoài ra cho tới hạt, bữa nay ta lột lớp vỏ này mai ta lột tiếp lớp vỏ trong, lột từ từ tới trái bắp, rồi mình lượm hạt bắp đó ra rồi mới vô được cùi bắp, phải đi tới như vậy đó, còn không qúi Phật tử nhìn bên ngoài thì mình không hiểu được trong trái bắp có cái gì.

Trước khi tới hạt bắp nó xuất hiện nhiều râu bắp, những sợi râu bắp đó là những cái làm mình khó chịu, mình lấy râu bắp uống nước cho nó mát, nhưng, trong khi mình ăn hạt bắp có râu bắp sẽ cảm thấy khó chịu.

Thì khi qúi Phật tử hành thiền những cái làm cho qúi Phật tử khó chịu chẳng hạn như là ngứa trên mặt, rồi cảm thấy nhột trên mặt làm cho qúi Phật tử phải nhúc nhích khó chịu, đó là râu bắp, thấy nó rõ ràng như vậy.

Lúc đó qúi Phật tử muốn gãi ngứa và muốn hết ngứa, bấy giờ mình đưa hai tác ý là: tác ý niệm gãi ngứa hay là tác ý để gãi ngứa.

- Quyết định tác ý để niệm ngứa thì lúc đó sẽ coi hiện tượng đến là cảnh giả, mà đã giả vậy đó thì cuộc đời mình có nhiều nghiệp giả đến với mình như vậy.

- Quyết định tác ý để gãi ngứa thì mình đã chiều cái nghiệp đó và mình đã chiều nó, tại vì cái đó không có, nó chỉ là một hình tượng thôi, đầu tiên qúi Phật tử sẽ thấy "ủa! ngồi đây tại sao có kiến bò làm mình nhột" cái đó không có nhưng thật ra khi mình niệm ra được rồi đó thì toàn là giả cảnh.

Thường thường khi tác ý để gãi ngứa và tác ý để niệm ngứa, người có chiều sâu kinh nghiệm họ sẽ tác ý để niệm ngứa thôi chứ không tác ý để muốn gãi ngứa. Thì qúi Phật tử niệm cái ngứa đó nó tới rồi nó sẽ đi.

Thiền sinh: Con bình thường thì không bị ho, nhưng mỗi khi vào thiền là bị ho khan.

TT trả lời: Đó là bình thường xảy ra cho mình. Trong Pháp Hành người ta ví nó là râu bắp, mình thấy khó chịu lắm, mình cũng phải qua cái râu bắp đó mình mới ăn được hạt bắp. Khi qúi Phật tử đi được vô cái đó rồi là qúi Phật tử thấy chiều dài chiều sâu kinh nghiệm và nghị lực và mình có kiến thức rồi mới giải quyết được vấn đề, còn đứng bên ngoài nói hoài thì không được, phải vô trong.

Còn cái đau, đâu phải cái gì đơn giản. Bây giờ qúi Phật tử ăn hạt bắp mà qúi Phật tử thấy hạt bắp có cứng có mềm, đâu phải qúi Phật tử lựa bắp trái nào cũng vừa ý mình được, có trái bắp nấu xong hạt rất cứng ăn khó nhai, có trái bắp hạt rất mềm nhai dễ dàng, thì khi qúi Phật tử gặp cái đó thì mình phải giải quyết thôi, chứ không lẽ mình liệng trái bắp đi, liệng đi thì mình đâu nhận được mùi vị của trái bắp đó, đó là pháp vị (dhammarasa).

Bài học hôm nay được áp dụng trong Pháp Hành của buổi ngồi thiền của qúi Phật tử hôm nay, thấy Tâm mình có cảnh, Ý mình có đối tượng , mà Ý mình có đối tượng, có Ý quyết định và Ý giải quyết. Mình quyết định rồi Ý giải quyết còn mình chưa qúi định thì mình giải quyết không được, ý thức hệ của mình nó đi nhanh mà cái phản xạ nhanh như vậy là tại vì mình có trí tuệ như là cấp trí nó mới nhanh còn không mình cứ ngồi chần chừ hoài. Có nhiều người trước một cái cảnh gì đó họ giải quyết không được là tại vì trong đời sống hàng ngày họ cũng không giải quyết được gì nhanh, do đó ngồi bị lúng túng, không biết tính làm sao, không biết giải quyết làm sao, cái này đối phó làm sao nghĩ hoài không ra.

Thiền sinh: khi ngồi thiền thường hay bị buồn ngủ, mà mở mắt ra thì hết buồn ngủ.

TT trả lời: Đó là bị hôn trầm, có nhiều trường hợp bị hôn trầm là, khi ngồi thiền mình không có chuẩn bị trước, chẳng hạn như, phải chuẩn bị tư thế hay chỗ ngồi của mình, cái oai nghi của mình xong suôi mình thấy thoải mái thích hợp vui tươi thì phút giây đó hôn trầm không đến với mình. Qúi Phật tử ở bên ngoài đi vô ngồi liền thì trạng thái nó quất ngay đó là mình sẽ bị hôn trầm, khi đó bắt buộc mở mắt ra, cái đó là cái đầu tiên mình làm như vậy, cái thứ hai là chỗ ngồi thiếu ánh sáng cũng dể làm mình bị hôn trầm, có ánh sáng thì đỡ bị hôn trầm. Nên các vị hành giả khi ngồi mà tối thiệt tối dù có nghị lực lắm cũng dễ bị hôn trầm. Ngày nay người ta tìm ra là phải có ánh sáng, nhưng không phải là sáng chói, mà ánh sáng vừa đủ để tránh cái hôn trầm.

Thiền sinh: Khi con ngồi con tắt đèn lớn, chỉ để đèn nhỏ, con không bị hôn trầm

TT trả lời: Cái đó là mình có chuẩn bị rồi, pháp đầu tiên khi ngồi thiền là mình chuẩn bị, khi mình bắt đầu ngồi xem mình có ổn định trong tư thế và sàng toạ sẵn sàng thì mình có sự tỉnh thức, cái mà mình không có chuẩn bị, vừa vào cái mình ngồi xuống liền không chuẩn bị tư thế, sàng toạ, thì mình dễ bị hôn trầm. Do đó mình phải chuẩn bị, đó là tâm lý mà thôi.

Thiền sinh: Con nhớ là khi vào ngồi thiền con theo dõi hơi thở một lúc rồi mới nhớ ra là con chưa quy y Phật Pháp Tăng, và rải tâm từ, con vội nói lời quy y và rải tâm từ xong rồi mới theo dõi hơi thở.

TT trả lời: Đúng vậy, làm gì nhanh mình không thưởng thức được sự chuẩn bị của mình, mất đi vị ngọt của sự chuẩn bị. Thí dụ, nấu một món đồ ăn, có hai hạng người nấu đồ ăn, người thứ nhất là đụng đâu bốc đó rồi mở tủ kiếm thứ này thứ kia, người thứ hai là họ sắp sẵn hết đồ trên bàn, khi mở lửa lên thì không đi tìm nữa mà tuần tự bỏ những thứ cần vô nồi nấu. Thì cái người chuẩn bị sẵn sàng, ngó thấy thức ăn là thấy hấp dẫn rồi. Do đó mình phải có nghệ thuật là chuẩn bị, mình không có chuẩn bị trước mình mất đi cơ hội.

Cái thứ hai, khi qúi Phật tử bị ho là mình cần phải uống nước để không ảnh hưởng tới phổi và cuống họng mình bị khô. Sư chỉ cho cái cách là thường thường khi bị ho là vì ngứa cổ, qúi Phật tử chỉ cần đưa cái lưỡi lên nóc họng là nước miếng tuông ra rồi qúi Phật tử nuốt vô giống như thay vì mình uống nước, qúi Phật tử không cần phải lúc nào cũng có nước bên cạnh, như khi ở trong rừng Thái Tử Sĩ Đạt Đa hành thiền đâu có để nước hai bên cạnh chỗ Ngài ngồi. Qúi Phật tử đọc trong Trung Bộ Kinh bài 36. Ðại kinh Saccaka: "Ta nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng và tất cả được giải quyết" Ngài nói câu đó. Thì như vậy, khi qúi Phật tử bị nhột nhột ngứa ngứa khô cổ hay bị ho bị sặc, qúi Phật tử đưa lưỡi lên nóc họng nước miếng tuông ra một cách rất khoa học, đó là một trạng thái sinh lý của cơ thể là phương pháp trị liệu, nước miếng tuông ra qúi Phật tử nuốt từ từ vô như uống nước chậm chậm. Khi qúi Phật tử bị ho nếu uống nước nhiều uống ực một cái vẫn bị ho, qúi Phật tử phải uống nước từ từ chậm chậm thì làm giảm cơn ho, cái cổ họng thông trơn chu bớt ho bớt ngứa cổ họng, đưa lưỡi lên nóc họng, làm như vậy chấm dứt cái ho của mình và không làm mình khô cổ họng.

Thiền sinh: Khi ho như vậy thì mình đâu tác ý được vì nó bậc ra ho.

TT trả lời: Biết hết đó, nhưng mình vẫn chạy theo nó mình vẫn chìu nó, mình cũng có tác ý để ho hay là tác ý để nhịn ho.

Thiền sinh: Qua pháp học và pháp hành hôm nay thì nhìn thấy được cái sanh cái diệt trong cái đau và theo dõi hơi thở, thì một hồi nhìn thấy cái đó giống như mình nhìn 2 con cá bơi trong hồ bơi, thì đó là cảnh hai là đối tượng?

TT trả lời: Đó là cảnh, qúi Phật tử bị nó lôi rồi. Còn cái đối tượng mình phải chăm chú theo dõi nó thì nó không lôi mình thấy cảnh.

Thiền sinh: Vậy khi mình còn theo dõi mình thấy được cái đối tượng tức là một khi đã quen rồi mình nhìn thấy giống như là nhìn 2 con cá nó bơi là cảnh.

TT trả lời: Là cảnh rồi. Lúc nãy Sư nói, khi buồn rồi vui thì giai đoạn giữa của buồn và vui là đối tượng của mình niệm sanh lên (là khi tê khởi lên) diệt (là khi tê biết mất - xuống) là thấy Vô Thường liền.

Còn mình trở lại cảnh buồn hay cảnh vui mà nó lẹ lắm nó đẩy mình rất là nhanh, khi thấy buồn là cảnh, vui là cảnh, sanh diệt là trạng thái xen kẽ giữa buồn và vui (trong tích tắc đó thôi, chỉ một sát na) mà tích tắc đó qúi Phật tử thấy được sanh diệt qúi Phật tử đi tới Vô Thường liền qúi Phật tử ra được đạo quả, còn không qúi Phật tử trở lại vui và buồn.

Thiền sinh: Có phải cái giữa đó nhiều người gọi là Niết-bàn?

TT trả lời: Không phải, nó mới là cận hành thôi rồi tới thuận tùng rồi mới tới Niết-bàn.

Thiền sinh: Như vậy là khi mình đau mình quan sát nó mà mình thấy nó trạng thái nó vô thường thì mình làm gì? Như vậy mình giữ trạng thái Vô Thường đó để mình tiếp tục?

TT trả lời: Mình niệm Vô Thường là đủ rồi, còn nếu muốn trở lại niệm đau là mình trở lại cảnh

Thiền sinh: Vậy sau khi thấy được trạng thái Vô Thường thì mình làm gì?

TT trả lời: Sau khi mình niệm Vô Thường, mình quán xét lại gọi là paccavekkhati tức là suy nghĩ, xem xét lại, nhìn lại. Tức là ra rồi, tức là khi mà khi thấy Vô Thường là phản kháng lại, xem xét lại (paccavekkhati) quan sát thấy nó nhẹ nhàng, cái đó là chín mùi rồi.

khi thấy sự Vô Thường thì qúi Phật tử không có thân kiến, còn nếu qúi Phật tử thấy Vô Thường mà qúi Phật tử nói "thấy rồi" là qúi Phật tử bị thân kiến liền. Nếu qúi Phật tử còn thấy tôi vui và tôi buồn là thân kiến còn đó, sanh diệt là không có thân kiến, vô thường không có thân kiến.

© Minh Hạnh / phathocvandao


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au