patthana.com | sannhien.com.au | daiphatthu.com |
---|
Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép. |
---|
Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu Hôm nay chúng ta học Vi Diệu Pháp bài thứ hai là "Cảnh của trí tuệ cao siêu". Như chúng ta đã học Pháp Siêu Lý có 3 tính là: - Thứ nhất, Đặc biệt nó không thay đổi. - Thứ hai, cảnh của trí tuệ cao siêu. - Thứ ba, chủ của mọi chế định Hôm nay ta học điều thứ hai là, "Cảnh của trí tuệ cao siêu" Cảnh của trí tuệ cao siêu là gì? Điều này, cho ta một học hỏi khi học Pháp Siêu Lý nói về "Cảnh của trí tuệ cao siêu" là, chúng ta sẽ biết Trí Tuệ này khác với Trí Thức, nói Trí Tuệ là nói đến Phật Pháp, còn Trí Thức là nói đến Kiến Thức của thế gian. Trí thức là kiến thức thế gian chúng ta học được, chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư, giáo sư. Có trí thức và từ trí thức đó lập đi lập lại chúng ta có nhiều kinh nghiệm lên chúng ta trở thành bậc trí thức. Trí thức này Đức Phật chia thành hai là, thiện trí thức và trí thức thông thường Trí thức thông thường là, họ chạy theo thói quen của họ, chạy theo môi trường sống của họ, chạy theo dòng giống gia tộc của họ, thí dụ như gia đình nào có tính làm giàu, họ dạy con của họ học xong ra trường cũng phải làm những gì gặt hái nhiều tiền, như dân gian có câu: "Phi thương bất phú" nghĩa là không buôn bán không giàu có được, tức là ông bà cha mẹ dạy con cháu câu đó không có con đường nào khác hơn tức là muốn làm giàu phải đi buôn bán, buôn bán thì gian lận hơn thua so sánh tiền bạc ra sao, những cái đó là trí thức thông thường. Thiện trí thức là, những người chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, họ sống không vì vấn đề đồng tiền, họ làm nhiệm vụ là phục vụ tha nhân, phục vụ bệnh nhân, phục vụ con người, có những người có điều kiện sau khi sự phục vụ của họ được trả công, nhưng, có những người bệnh nhân nghèo khổ khó khăn họ có thể phục vụ trong trạng thái lương tâm của họ mà không nhận tiền trả công thì, Đức Phật nói họ là những bậc thiện trí thức. Thì cũng như vậy, chúng ta sống trong đời này làm những việc làm với khả năng tâm thiện, Đức Phật nói đó là những bậc thiện trí thức, còn không thì chúng ta chỉ sống với trí thức thông thường, ta sống sòng phẳng trên đời này. Nhưng đối với Trí Tuệ khác với Trí Thức là con người phải có: - Tu tập, - Phải có mục đích, - Phải thành đạt Đó là những người có Trí Tuệ, không phải là những bậc thiện tri thức nữa. Ở đây Trí Tuệ được phát sanh lên do sự tu tập, mà tu tập phải hướng đến mục đích của mình, và thành đạt được kết quả, sự tu tập đó mới là bậc Trí Tuệ. Như vậy, khi muốn có trí tuệ ta phải tu tập. Tu tập là gì? Là ta phải sửa đổi: thân, lời, ý. Nếu không tu sửa lại, chúng ta không phát sanh trí tuệ. Mỗi lần sửa đổi ta được tăng thêm mục đích và cái sửa này ta mới thành đạt được mục đích đó, người đó là người Trí Tuệ. Còn những người Thiện Trí Thức hay những người Trí Thức họ sống vừa lòng trong cuộc sống, an phận với cuộc sống, họ không mong cầu điều gì khá hơn là những gì đang có, họ mãn nguyện rồi thôi. Còn đối với bậc Trí Tuệ họ không ngừng lại với những gì họ đang có và họ muốn thành đạt những gì họ chưa có là tạo quả giải thoát Niết-bàn. Chính cái đó, cái mục đích của mình là giải thoát, và thành đạt của mình là phải chứng đắc đạo quả Niết-bàn. Thì chính những thứ đó mình tạo ra bằng Trí Tuệ, và khi mình đặt ra như vậy thì đường đi của mình không được lạc hướng, không mất hướng đi, mà để không mất hướng đi là chúng ta phải dốc lòng đi tới. Những người Trí Thức, Thiện Trí Thức có thể bị lạc hướng, vì lạc hướng do đó không được kết quả của nó là: kiếp này ta là Thiện Tri Thức, kiếp sau ta chưa biết được ra sao, kiếp này ta là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, kiếp sau ta chưa biết có là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, nữa hay không. Nhưng, đối với người có Trí Tuệ kiếp này và kiếp sau họ thành đạt được và họ có hướng đi rõ ràng và họ không bị lạc hướng. Có nhiều trường hợp, nếu chúng ta có tu tập, có mục đích, có thành đạt Trí Tuệ. Do đó sự tu tập này đạt được Trí Tuệ, Đức Phật gọi bậc Trí Tuệ là con đường họ đi không lạc hướng, đạt đến mục đích thành đạt được kết quả dù ở kiếp này và những kiếp sau họ vẫn có đường đi rõ ràng. Còn nếu ta không là bậc Trí Tuệ mà chỉ là bậc Thiện Trí Thức thì kiếp này ta có và kiếp sau ta không có, ta bị trôi lăn, một khi bị trôi lăn làm mất điểm tựa, mất cái gốc của nó, không có dịp nào ta trở lại, đó là điểm chính của qúi Phật tử, qúi Phật tử không nhìn ra qúi Phật tử đang là bậc Thiện Trí Thức mà thôi, chứ không phải là bậc Trí Tuệ. Qúi Phật tử đêm nằm suy nghĩ tự hỏi mình là bậc Thiện Trí Thức hay là Trí Tuệ, nếu như mình chưa có hướng đi của mình, chưa thành đạt, mà mình không lập trí lập nguyện để đi rối ráo để đạt được mục đích thành đạt của mình thì qúi Phật tử chỉ là bậc Thiện Trí Thức thôi, mà Thiện Tri Thức khi mất sanh mạng này rồi không biết ta có tái lập trở lại không. Đó là điểm chính mà qúi Phật tử phải thấy. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu chúng ta thấy rõ nó không phải là bậc trí thức. Chúng ta không để trôi lăn và chúng ta không để mất đi cơ hội này. Sự tu tập của qúi Phật tử hôm nay là phải có mục đích, phải có thành đạt được kết quả, chứ không phải chúng ta bỏ công vô ích. Qúi Phật tử không có làm công việc gì mà không gặt hái được kết quả lợi ích thì qúi Phật tử không làm, hôm nay chúng ta nói rõ điều đó. Sự tu của chúng ta tính từng giờ từng phút, nếu không tính từng giờ từng phút là chúng ta chạy đua với tuổi thọ của mình, thời gian cho phép hạn chế, cuộc sống hữu hạn, không thể nào ngồi cho thời gian ngừng được, tại vì nó hữu hạn, một giờ qúi Phật tử không thành đạt, một phút không làm gì được thì một giờ một phút đó qúi Phật tử làm mất rồi không lấy lại được thì đó là sự thiệt hại chính mình thôi chứ không ai làm cho qúi phật tử mất nó. Do đó qúi Phật tử biết tại sao có lúc thấy Sư cố gắng quá hay Sư nỗ lực quá, Sư không có nghỉ ngủ hay không ăn uống gì? Tại vì thời gian Sư không có đủ, khi Sư nhìn lại qúi Phật tử sao qúi Phật tử có nhiều thời gian quá, Sư không có đủ thời gian, nhiều khi Sư muốn xin qúi Phật tử cho thêm cho Sư để Sư dùng thêm phần nào để cho kịp, tiễn đưa đoàn này về chạy vô soạn bài, vừa làm xong thì đoàn khác tới lại ra tiếp nữa, rồi tiễn đưa đoàn này về lại chạy vô làm bài liền, không kịp mà bài phải làm xong, tại vì Sư thấy cái bài mà Sư cho qúi Phật tử xong là không còn của Sư nữa, nó qua rồi, còn nhiều cái mới cần phải làm nữa. Qúi Phật tử sẽ thấy Sư làm liên tục như vậy là Sư làm cho qúi Phật tử thấy một biểu mẫu hay một hình tượng (thân giáo) cho qúi Phật tử thấy qúi Phật tử làm theo như vậy, chứ không qúi Phật tử mất hết, qúi Phật tử không có hình mẫu như vậy thì qúi Phật tử sẽ không thấy hướng đi của mình dễ dàng đâu, ngồi suy tư rồi để nó trôi lăn, qúi Phật tử dễ dàng rớt trở lại bậc Thiện Trí Thức. Qúi Phật tử nói chuyện Phật Pháp từ trong tâm trí thức mình có với những người Phật tử khác nhưng trong đó chính qúi Phật tử không có hành, thì đó không gọi là bậc Trí Tuệ. Như trong kinh có ghi, vị Trưởng lão Pothila thông thuộc Tam tạng và đọc suốt chú giải, là giáo thọ của năm trăm Tỳ-kheo, mười tám hội chúng. Vậy mà đức Thế Tôn luôn luôn gọi ông là Pothila rỗng. Vì ông không hành nên cuối cùng rỗng tuếch, Đức Phật Ngài gọi ông là Pothila rỗng, nói không có lợi ích gì cả. Do đó, Sư không muốn qúi Phật tử đi trên con đường của Trưởng lão Pothila mà qúi Phật tử sẽ đi trên con đường của một ông Sadi mới 7 tuổi, ông Sadi dạy lại ông Trưởng Lão Pothila, cuối cùng vị Trưởng Lão Pothila phải cầu pháp ở vị Sadi đó, năn nỉ vị Sadi trẻ đó nhận mình làm học trò. Qúi Phật tử thấy mình phải đi như vậy thì mới có kết quả, là tu tập có mục đích, có thành đạt. Còn Trí Thức là có Kiến Thức thông thường và, nếu có làm thiện thì chỉ được gọi là Thiện Trí Thức. Qua được vấn đề trí tuệ xong, chúng ta nói có mấy loại trí tuệ. Đức Phật Ngài nói có những loại trí tuệ chúng ta phải nghĩ tới. Có bốn loại trí tuệ, khi chúng ta không nghĩ tới những loại trí tuệ đó thì chúng ta mất mát rất nhiều, bốn loại là: 1) Trí tuệ của Dục Giới. làm được thập thiện và thập phúc hành tông 2) Trí tuệ của Sắc Giới 3) Trí tuệ của Vô Sắc Giới 4) Trí tuệ của Siêu Thế Như vậy, khi sống trong đời chúng ta biết mình ở góc độ nào. Như góc độ của Sắc Giới và Vô Sắc Giới là cõi trời Đáo Đại là cõi trời rộng lớn hơn cõi trời Dục Giới. Nhưng nếu là cõi trời Siêu Thế, trí tuệ của Siêu Thế là đạo quả giải thoát, lúc đó nó hoàn toàn khác nữa. Trí Tuệ Dục Giới Người ở cõi Trí Tuệ Dục Giới họ làm được Thập Thiện và Thập Phúc Hành Tông, hai loại đó là cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu. Thế thì Thập Thiện là cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu cho người ở cõi Dục Giới, và Thập Phúc Hành Tông là cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu của người ở Dục Giới. Thập thiện thì có: 3 thân, 4 lời, 3 ý Thập phúc hành tông là có 10 việc thiện chúng ta cần tạo ra thì có phước. Trí Tuệ Sắc Giới Đối với trí tuệ của sắc giới, Đức Phật nói cho dù các vị Phạm Thiên sanh về cõi trời sắc giới mà chưa đến đạo quả thì chỉ là bậc thiện tri thức mà thôi, tại vì do năng lực của họ tu tập thiền chứng đắc thiền khi thân hoại mạng chung mà họ chứng đắc họ sinh vào cõi trời họ phải tiếp tục tu phải thành đạt mục đích là giải thoát. Do đó có vị Phạm Thiên sanh về cõi trời hưởng phước báu lâu dài trên cõi trời mà họ nghĩ họ đạt được Niết-bàn, Đức Phật phải lên cõi trời để độ như Phạm Thiên Baka, Phạm Thiên Baka những vị đó ở lâu trên cõi trời cai quản cõi trời ông là Đại Phạm Thiên thì các vị Phạm Thiên đều tôn kính như vị Thượng Đế, chính do đó Đức Phật lên độ và nói rằng ông ta chưa thành đạo quả gì cả ông còn phải tu. Do đó trí tuệ mà những người được hưởng phúc lộc thiền là phải tiếp tục tu. Thứ hai, những người ở cõi Sắc Giới ở Ngũ Tịnh Cư Thiên là bậc Bất Lai (A Na Hàm) đó là bậc trí tuệ, sau khi từ bỏ thân người và họ chứng đắc A Na Hàm đạo quả sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên. Ở cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên này họ tiến tu đắc đạo quả A La Hán họ không trở lại người nữa nên gọi là Bất Lai. Như vậy thì cõi Ngũ Tịnh Cư Thiên này là Sắc đỉnh (cõi cao tốt đỉnh của Sắc Giới) Sắc Cứu Cánh Thiên dành cho bậc A Na Hàm đang tiến tu tại nơi đó như vậy là họ có trí tuệ, họ tiếp tục tu tập mục đích của họ chưa được giải thoát và phải giải thoát và thành đạt của họ là đạo quả Niết-bàn, kiếp chót là vô sinh Alahán. Do đó những cái này là sắc giới của Ngũ Tịnh Cư Thiên bất lai. Còn những người ở Sắc Giới mà sanh về cõi trời do họ có tu tập về Thiền họ được Phức lạc thiền, ở đây họ hưởng phước báu của phước lạc thiền như vậy thôi, như vậy, họ trở thành những bậc thiện tri thức có hướng tâm về đường đạo quả. Thế thì khi những người sanh về cõi trời Sắc Giới họ tu tập dễ hơn người ở có Dục Giới hay không? Thí dụ, giữa một người có gia đình khó khăn, thân bịnh hoạn, con cái nheo nhóc, tiền bạc không có, vợ chồng gây gỗ thường xuyên, và một người độc thân, thì hai đời sống này người nào tu khó. Khi mình học kinh Pháp Cú rồi mình mới biết được câu chuyện là gì. Thí dụ, tuổi thọ gắng liền với nghiệp, mà nghiệp thì có hai là trả nghiệp (trổ nghiệp) và không trả nghiệp (trổ nghiệp). Thì khi qúi Phật tử trả. Nếu mình còn 3 năm nữa hết tuổi thọ, mình cố gắng ráo riết tu cho kịp, thì sự cố gắng tu đó làm mình tăng tuổi thọ do phước mình có thêm được. Còn người ở cõi Sắc Giới tuổi thọ dài họ lo hưởng phước không chịu tu mà tạo nhiều bất thiện do mình hưởng dục lạc không tu, do tạo nghiệp bất thiện nên tuổi thọ giảm. Một thí dụ khác, một Phật tử có một cái xe, nhưng xe có đồng hồ báo mức xăng bị hư mà không biết chạy hoài, tới chừng nó không chạy tưởng máy xe bị hư để nằm ụ cả tuần, cuối tuần thợ máy xe đến coi thử mọi thứ trong xe thì không thấy hư gì hết, mà kim chỉ mức xăng thì báo là đầy bình xăng, ông đoán hoài, ông nói người đó mua bình xăng đổ vào xe chạy thử, thì đúng vậy, có xăng vào xe lại chạy như thường, chỉ có cái kim chỉ mức xăng là bị hư. Thì người ở Sắc Giới lo hưởng thụ không chịu tu thì coi chừng mất phước báu hồi nào không hay. Do đó, giữa cõi trời Dục Giới và cõi trời Sắc Giới thì cõi trời Dục Giới dễ tu hơn cõi trời Sắc Giới. Cõi trời Dục Giới do có nhiều nghịch cảnh nên ráng tu. Đức Phật Ngài nói chúng sanh ở cõi Dục Giới tu được, chúng sanh cõi Dục Giới dễ giải thoát được, còn chúng sanh ở cõi Sắc Giới và cõi Vô Sắc Giới khó tu hơn. Thậm trí hai vị đạo sĩ rất lỗi lạc, Alarama Kalama và Uddaka Ramaputta là hai vị Thầy lúc Bồ Tát Sĩ Đạt Đa vào rừng học tu cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ và cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ sanh về cõi trời đó nhưng Ngài không lên trên đó thời gian dài 9 triệu năm tuổi thọ của Chư Thiên thậm chí thì nó khác hơn con người mình, cõi Tứ Thiên Vương một đêm trên đó bằng 50 năm cõi nhân loại mình. thì cõi trời Phi Tuởng Xứ là 9 triệu năm thì không biết bao nhiêu trong trái đất này thành trụ hoại không, thành trụ hoại không, trái đất này tan rã rồi có trái đất mới mà chưa hết tuổi thọ của cõi Trời Phi Tưởng Xứ, thế thì mắc gì phải lo tu, mà cõi trời Sắc Giới và cõi trời Vô Sắc Giới ở trên đó ngồi thiền thôi, họ không đi tới đi lui như chư thiên cõi trời Dục Giới còn bay qua thiên cung này bay qua thiên cung kia, còn có Càn Thát Bà đờn ca sướng hát thưởng thức vui chơi ở cõi Dục Giới, còn ở cõi Sắc Giới, cõi Vô Sắc Giới họ ngồi thiền, vị nào ngồi ở chỗ nào thì ngồi thiền ở chỗ đó không đi chơi liên lạc với nhau, do đó họ hưởng phước báu gọi là Phúc Lộc Thiền. Cõi trời vô sắc giới này là cõi trời phúc lộc thiền, họ có phúc lộc thiền nếu mà họ không tu tập với mục đích của họ là giải thoát, thành đạt đạo quả Niết-bàn họ sẽ rớt xuống trở lại là bậc thiện tri thức hưởng phước báu của cõi trời Vô Sắc Giới. Ở đây qúi Phật tử vượt qua giai đoạn không có Sắc giới và Vô Sắc Giới, vậy thì qúi Phật tử sẽ có hai con đường để đi, một là Dục Giới, hai là Siêu Thế, qúi Phật tử không đi qua con đường Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Như thế thì qúi Phật tử có 2 con đường để đi để tu tập là cõi Trời Dục Giới hay là cõi Dục Giới, hai là Siêu Thế giải thoát Đạo Quả. Do đó gọi là "cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu" mà chúng ta khai thác được với Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết-bàn, Chúng ta khai thác được 4 pháp Siêu Lý này chúng ta sẽ được cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu như thế nào, chúng ta mổ sẻ hôm nay. Như chúng ta biết trong tâm của ta không đi về Sắc Giới và Vô Sắc Giới thì chúng ta không lo con đường tu tập Thiền Chỉ đưa đến chứng đắc được thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Nhưng, qúi Phật tử bắt đầu đi từ nơi Tâm Dục Giới này đi vào Tâm Siêu Thế. Thì khi qúi Phật tử đi từ Dục Giới qua Siêu Thế này không phải là qúi Phật tử đi vượt giai đoạn đi vượt thời gian, mà là qúi Phật tử đang đi trên con đường trực tiếp không phải là con đường vòng. Nếu qúi Phật tử đi từ Dục Giới đến Sắc Giới đến Vô Sắc Giới đến Siếu Thế là đi vòng vo, cho nên qúi Phật tử đi từ cõi người Dục Giới ta muốn đạt đạo quả Niết-bàn ngay trong cõi Dục Giới này ngay trong kiếp hiện tại này là chúng ta đi trực tiếp đến đạo quả là chúng ta từ cõi Dục Giới đi đến Siêu Thế luôn. Do đó qúi Phật tử được biết: - Tâm chúng ta là tâm Dục Giới, chúng ta phải biết người biết ta, biết cái gì của ta, biết đối tượng của ta, tâm ta là tâm Dục Giới, ta luôn đi theo 6 cảnh là sắc, thinh, khí, vị, ý, xúc. - Tâm sở cũng là Dục Giới, tâm sở tứ đồng với Tâm. Như vậy thì, đi vào tâm Dục Giới này chúng ta sẽ thấy muốn được từ cõi Dục Giới đi thẳng đến Siêu Thế luôn thì chúng ta sẽ thấy, Sắc như thế nào, Thinh như thế nào, Khí như thế nào, Vị như thế nào, Ý như thế nào, Pháp như thế nào, chúng ta phải nhìn thấy rõ. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu là Tâm Dục Giới gồm: Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp. Bây giờ chúng ta thấy nếu chúng ta đang ở cõi Dục Giới mà chúng ta muốn đến Siêu Thế thì chúng ta phải qua giai đoạn nào? - Sắc mà chúng ta biết là cái gì chúng ta có là tâm nhận thức. - Thinh là tâm nhĩ thức chúng ta có cảnh thinh. - Khí là tâm tỷ thức chúng ta có cảnh khí. - Vị là tâm thiệt thức chúng ta có cảnh vị. - Xúc là tâm thân thức chúng ta có cảnh xúc. Vậy thì khi chúng ta muốn từ Dục Giới đến Siêu Thế thì những đối tượng tâm này thì chúng ta phải làm sao? Câu trả lời là: Những cái gì của ta thì ta giữ, còn những gì không phải của ta thì ta không giữ, tại vì Siêu Thế mục đích là giải thoát, thành đạt của nó là đạo quả, thì những gì của ta thì ta giữ, những gì không của ta thì ta không giữ. Thì như vậy: - Có cảnh sắc, tâm nhận thức có cảnh. - Có cảnh thinh, tâm nhĩ thức nhận cảnh thinh. - Có cảnh khí, tâm tỷ thức nhận cảnh khí. - Có cảnh vị, tâm thiệt thức nhận cảnh vị . - Có cảnh xúc, tâm thân thức nhận cảnh xúc. Qúi Phật tử về tới Long An, khóm Long An ngon lắm, họ bán dọc bên đường khóm đã gọt sẵn, có chén muối ớt đỏ, mình dừng xe lại mua, họ chét muối ớt lên miếng khóm. Qúi Phật tử nghe Sư nói như vậy có thấy muốn ăn không? - Dạ muốn ăn. - Vậy thì, cái đó không phải là cảnh của ta, chỉ mới nghe mà đã muốn ăn, đa phần chúng ta là vậy, chỉ nghe thôi đã chảy nước miếng thì đó là tâm ý thức bắt cảnh pháp. Sư chưa nói tới ý thức (cảnh Pháp), tâm qúi Phật tử đã chạy tới rồi thì đó là qúi Phật tử tưởng nhiều hơn là ghi nhớ, những gì Sư nói chỉ nghe là nghe thôi, chứ không phải là tưởng tới cảnh những miếng khóm ở Long An. Chùa Thái Lan Wat Pra Keo ở trong khuôn viên hoàng cung là chùa Ngọc Bích có một tượng Phật bằng ngọc bích, có một không hai trong lịch sử trên thế giới này, qúi Phật tử tới thì đúng là ngọc bích rất đẹp, qúi Phật tử đi vòng bên bờ tường họ bán trái cây rất nhiều và rất ngon, trái mận hồng đào có chén muối ớt nữa, chút ngồi thiền chảy nước miếng nữa. Do đó, những điều này làm cho qúi Phật tử chạy theo nghĩ đó là của tôi, tôi đang được hưởng đó. Như vậy, Dục Giới này mà qúi Phật tử muốn Siêu Thế này thì đừng chạy theo nó, thì mới ra được giải thoát. Câu hỏi của thiền sinh: Khi nghe như vậy, con thấy cảnh Sư tả nhưng con không thèm, thì như vậy có đúng không? TT Sán Nhiên trả lời: Sai, Cô chỉ nghe mà không chạy theo cảnh mới là đúng. Cô không có cảnh xúc nhưng cô vẫn bị lôi cuốn. Cảnh xúc là chảy nước miếng. Còn chạy theo cảnh là: "Mình nghe Sư nói tiếp, theo theo theo nữa, chạy theo hoài tới khi ông Sư ngừng không nói nữa", đó là chạy theo cảnh. Sau Wat Pra Keo thì đến Wat Pho có tượng Phật nằm xong tới Wat Arun rồi tới Wat Traimit có tượng Phật vàng. Qúi Phật tử theo kịp Sư chưa? Đó là tâm qúi Phật tử đang chạy theo Sư chạy theo cảnh, như vậy không được, phải dừng lại, dù Sư dẫn qúi Phật tử đi. chỉ niệm nghe nghe. Thì cái đó ứng dụng trong thực tế là mình không chạy theo cảnh, tâm đứng lại là mình giải thoát sự ràng buột, giải thoát sự dính mắc, giải thoát sự lôi cuốn, giải thoát sự níu của cảnh mà tâm mình dính mắc. Câu hỏi của thiền sinh: Những lúc Sư tả như vậy thì trong đầu con nếu con nghe con hiểu Sư nói và con thấy cảnh trong đầu theo sự diễn tả của Sư, thì như vậy là con cũng đã chạy theo cảnh. Vậy nếu như con không muốn thấy cảnh, Sư nói gì Sư nói, thì con phải làm sao vì con vẫn đang nghe Sư nói. TT Sán Nhiên trả lời: Qúi Phật tử chỉ nghe còn Sư nói gì Sư nói, đừng chạy theo cảnh Sư tả. Qúi Phật tử phải thức tỉnh, nếu không thức tỉnh được thì ờ ngoài đời qúi Phật tử bị bao nhiêu cảnh đời gạt. Ở trong lớp này mà không huấn luyện kỹ, ra đường kẹt giữ lắm. Điều đó qúi Phật tử sẽ thấy những cái đó là những cảnh mà lúc đó mình mới thấy tâm của mình là thắng hay thua, mình giữ được tâm hay là mất để nó chạy theo cảnh, cái đó rõ ràng như vậy đó. Như vậy thì trong hoàn cảnh qúi Phật tử thấy được sắc, thinh, khí, vị, xúc , những cái này có là của qúi Phật tử hay không, - Không. Như vậy thì, những cái hôm nay qúi vị thấy là quả của mình đã gieo trồng hôm nay mới có được, gặp được thấy, nhưng mình dính theo nó là mình tạo cái mới. Không phải của mình nó chỉ là quả đến để mình, thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Nhưng mình không dừng lại cái này, mình không giữ tâm, mình không thu thúc được nó, thì mình tạo cái mới, cái mới đó thành lập cái quả mới cho mình đón nhận nữa. Như vậy thì khi qúi vị đi Miến Điện một lần thấy đủ rồi về lo tu. Rồi năm sau đi nữa, năm tới đi nữa, qúi Phật tử muốn lập đi lập lại cái quả và tạo cái mới, nếu qúi Phật tử không tu, qúi Phật tử chi đi để mà hưởng gọi là du lịch thì đó là qúi Phật tử đang đón nhận cái quả để tạo ra cái mới ra cái gì thì hưởng thụ lại cái đó. Chỉ đi một lần là đủ rồi về lo tu. Như thế thì Dục Giới này sẽ đến với qúi Phật tử một cái Siêu Thế là qúi Phật tử phải sửa, phải tu tập, Thân, Lời ,và, Ý. Mục đích của mình là phải giải thoát những gì không phải của ta. Thành đạt đạo quả Niết-bàn. Chúng ta không thể để trôi lăn trong luân hồi. Pháp thì dằng co chúng ta giữa Hiệt Thế và Siêu Thế thì chúng ta mới thấy là Trí Tuệ hay Trí Thức. Nếu chúng ta biết đó là Hiệp Thế mà ta còn ở trong đời Hiệp Thế thì ta chỉ là bậc Trí Thức mà thôi, ở lại làm việc thiện tiếp. Nếu chúng ta biết nó là Hiệp Thế mà chúng ta không ở trong đời này hưởng phước báu này nữa, hay là chúng ta không muốn ở trong đời này mà chúng ta chịu đựng cái rắc rối của Hiệp Thế này là sanh tử thì chúng ta phải ở Siêu Thế, ta phải buông bỏ, phải có trí tuệ. Muốn có trí tuệ ta phải sửa Thân, Lời và, Ý. Mục đích chúng ta là giải thoát, thành đạt đạo quả Niết-bàn. Chúng ta muốn có trí tuệ cao siêu chúng ta phải sửa đổi lại, nếu qúi Phật tử không sửa đổi lại thì cái đó sẽ lập lại thành cái mới. Dẫn chứng một thí dụ nữa, khi ngồi thiền ta không muốn thấy sắc thì nhắm mắt lại, không muốn nghe là tâm nhĩ thức đóng lại, không muốn ngửi mùi thì tâm tỷ thức đóng lại, không muốn nếm vị là thiệt thức đóng lại, lúc đó còn 2 cái là thân thức và ý thức thì 2 cái này không đóng được, mắt không thấy, tai không muốn nghe, mũi không muốn ngửi, lưỡi không muốn nếm, nhưng, thân ta không đóng được nó vẫn còn hoài, nó hiện bày là tê nhức mỏi đau, cái này khó đóng, nó theo ta như bóng với hình và khi cái tê nhức mỏi đau có bao nhiêu thì cái tâm ý thức nó theo ngay đó thấy pháp như bóng với hình, tâm qúi phật tử nghe thân đau thì tâm ý thức biết cảnh pháp đau đó rất rõ ràng, thì lúc bấy giờ qúi Phật tử sẽ thấy tâm mổ xẻ lúc đó như sau: Thí dụ: Tâm thân thức - thân bị nhức Thế thì, Tâm ý thức biết nhức thì tâm ý thức đến sau hay đến trước cái nhức đó? Ý nghĩ cái gì nó sẽ hiện bày cái đó, ý biết trước Tâm ý thức biết nhức trước thì tâm thân thức mới thấy ra, cái hiện tượng vừa đổi qua thoải mái. - Cái nhức gần tới thôi là Tâm ý thức biết là một lần khổ. - Rồi Tâm thân thức mới bắt đầu thấy nhức là thêm một lần khổ nữa. Như vậy thì hai lần lo hai lần khổ. Bây giờ Sư nói về đạo quả. Như vậy thì cái nhức này là xúc. Tâm thân thức có cảnh xúc, mà cảnh xúc này là của mình, do mình giữ lấy nó là mình còn Dục Giới, nếu mình bỏ được nó là mình ở Siêu Thế, mình giải thoát. Giờ qúi Phật tử nói cảnh sắc này là của mình, thí dụ, mây bay qua qúi Phật tử thấy con chim bay theo đám mây đó, qúi Phật tử nói "con chim này mình chưa từng thấy màu nó đẹp quá" là cảnh sắc của qúi Phật tử thì, nó là quả cho cái duyên mình thấy, nếu mình nói cảnh sắc này của mình là mình tạo cái mới mình muốn hưởng cái đó, cái đó đi rồi mình còn giữ lại, mình tưởng mình nhớ lại, đó là mình tạo cái mới là ý nghĩ là ý nghiệp sanh ra liền. Mà cái này chưa được giải thoát tại vì mình giữ lại cái đó dù cảnh nó đã đi qua rồi. Ông vua đi trên chiếc thuyền làm rớt cây kiếm xuống sông, ông dùng cục phấn vạch một vạch trên mạn thuyền và nói chỗ này ta làm rớt cái kiếm xuống dòng sông, chút nữa về bến cho người thợ lặn xuống tìm cây kiếm cho ta, khi người thợ lặn xuống tìm cây kiếm thì không kiếm được, vì thuyền đã đi qua rồi. Cũng vậy, cái nhức không đứng một chỗ, nó nhức một lúc rồi cũng biến mất vì nó sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, không còn cái nhức đó nữa, mà là cái khác lại sanh lên. Thì làm sao, sửa nó đi, phải tu tập, thì mới gọi là giải thoát thì mới thành đạt đạo quả Niết-bàn, không tu tập thì vẫn ở trên cõi đời Dục Giới. Cảnh của trí tuệ cao siêu, cảnh đến như thế nào tâm biết nhưng không chạy theo cảnh đó, mà trí tuệ cao siêu là thanh lọc sàng lọc buông bỏ. Thiền sinh hỏi: Thưa Sư, vậy nếu cái nhức nó đến, con biết nó nhức, con biết nó đau, con nói bỏ đi mà nó vẫn đau vẫn nhức. TT Sán Nhiên trả lời: Cô không có bỏ, cô chỉ nói với Sư thôi mà cô chưa bỏ. Thí dụ, hai bên đánh nhau, đội bên đây sáp lên đồi này, đội kia sáp lên đồi kia, hai bên bắn nhau bắn qua bắn lại, cuối cùng hai bên chết hết không ai còn sống để mà kể lại. Thì còn kể được là còn vướng, qúi Phật tử không có bỏ, nếu mà cô đã bỏ thì cô đâu có gì để kể, cô còn kể là cô còn ý nghiệp giữ trong đầu, ý còn giữ là còn trở lại, nếu qúi Phật tử cắt bỏ không để ý đến nó là nó đi luôn. Bây giờ qúi Phật tử nói Sư nghe, chút nữa qúi Phật tử ngồi sẽ thấy nhưng không có ai trả lời thì lúc đó qúi Phật tử cái tâm trí tuệ của mình giải quyết nó là Hiệp Thế hay là Siêu Thế, nó là của ta hay là không phải của ta, nó chỉ là quả hiện tại thì ta không tạo ra nó nữa, ta có trí tuệ, còn không ta là người trí thức ta có kinh nghiệm, mà ta có làm việc thiện hay không làm việc thiện ta là người trí thức thông thường. Thiền sinh hỏi: câu chuyện đã xảy ra một người làm lỗi với mình, trong tâm mình không giận người ta nữa nhưng thỉnh thoảng mình nói chuyện lại, là mình có lỗi phải không?. TT Sán Nhiên trả lời: Đó là mình ăn cơm mới mình nói chuyện cũ, mình mang cái tội, ý nghiệp, đó là Hiệp Thế không phải Siêu Thế. Siêu Thế là giải thoát câu chuyện đó, nếu mình còn giữ câu chuyện đó là mình còn ở trong câu chuyện đó là Hiệp Thế. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu qúi Phật tử phải nắm liền Pháp Siêu Lý ngay đây. Qúi Phật tử mổ xẻ ra qúi Phật tử thấy rõ, ta biết trước tại vì bấy lâu nay ta giữ nó bây giờ qúi Phật tử kể cho Sư nghe, Sư nói qúi Phật tử cho thí dụ thì những cái đó qúi Phật tử đã giữ bấy lâu nay rồi, hôm nay nói là xong buông ra liền, cái này là chất chứa giữ gìn cái tôi, thì ta đang tạo cái mới để mà giải quyết. Thì khi mà tạo ra cái mới thì cái mới sẽ cho qúi Phật tử là cái quả nữa, cái quả này ta có thì đó là luân hồi. Mà tất cả những cái này đều là hữu duyên, có duyên nó lập lại cho qúi Phật tử, nếu không có duyên nó đi luôn, nếu hữu duyên nó trở lại và qúi Phật tử còn luân hồi. Mà luân hồi như vậy thì qúi Phật tử đâu có giải thoát, tại sao chưa giải thoát là tại mình chưa chịu tu sửa. Những gì mà Sư nói nó nằm trong cuộc sống của qúi Phật tử, phải buông bỏ những gì không phải của mình để đạt đến giải thoát. Qúi Phật tử giữ lại nó là qúi Phật tử không ra khỏi nó đừng nói chi Niết-bàn, không phải con đường đạo quả nó xa khỏi tầm tay, đạo quả từ nơi tâm thức mình. Cái nhức là chế định, là do con người đặt ra để hiểu, thì do mình đặt ra thì mình có thể xóa bỏ nó được. cái bàn mình đặt ra hay là vật liệu mình làm ra cái bàn mình đặt ra cái tên vật liệu thì mình không làm ra, cái bàn mình làm ra nhưng cái người làm ra cái vật liệu đó họ không muốn làm cái bàn nữa mà họ làm ra cái ghế. Do đó mình phải hiểu là đi theo những cái mình đã theo hệ thống truyền thừa. Do đó khi ngồi thiền mà qúi Phật tử nói tê nhức mỏi đau đó là đặt vô đó hệ thống truyền thừa, không ai ra khỏi cái tê nhức mỏi đau hết. Như thế thì qúi Phật tử đi theo hoài thì qúi Phật tử có một kiến thức kinh nghiệm, mà kinh nghiệm qúi Phật tử giữ lấy là trí thức mà qúi Phật tử muốn làm việc thiện còn không thì trở về trí thức thông thường qúi Phật tử chưa ra được trí tuệ, vì trí tuệ thấy được trí thức này còn bị thay đổi tại vì Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, trí tuệ mới thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, trí thức không thấy, vậy thì với người có trí tuệ họ luôn luôn thấy đằng sau lưng những kiến thức họ được biết còn ẩn chức thực tướng hay đặc tính Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, chính do đó những cái này mình đặt ra đó là kiến thức mình biết đằng sau cái đó mình có trí tuệ mình biết nó cũng phải bị Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, không tồn tại lâu dài, vì mình nghĩ nó còn thì nó còn, mình muốn lo thì còn lo. Vậy thì mình không muốn nghĩ tới nó nữa thì nó không nghĩ nữa. Qúi Phật tử thấy khi qúi Phật tử nằm ngủ trong giấc ngủ thiệt là say, lúc ngủ không kiểm soát được cái oai nghi ngủ của mình thức dậy bị tê một cánh tay tại vì lúc ngủ nằm ép một cánh tay mà không hay biết, nếu như lúc đang ngủ mà mình biết mình nằm lên cánh tay thì mình sửa mà mình sửa được thì lúc đó không có trạng thái tê, còn khi qúi Phật tử ngồi mà thấy như vậy đó thấy hiện tượng đến như vậy đó đừng để ý đến nó thì trạng thái nó có tồn tại hay không tồn tại thì nó không chi phối tâm qúi Phật tử. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu là qúi Phật tử phải biết quyết định được, nếu qúi Phật tử không quyết định được là qúi Phật tử đang ở trong cõi Dục Giới mà thôi không đi đến cõi Siêu Thế đạo quả Niết-bàn không thấy cảnh của Siêu Thế được, qúi Phật tử đứng lại hết tất cả những cái gì của Dục Giới, Dục Giới cho qúi Phật tử tất cả những gì qúi Phật tử cứ lập đi lập lại là quả cho ra quả mới, quả cho lại lần nữa thứ hai, ta có một luân hồi tiếp tục, không có một sự giải thoát, tại vì không có chịu tu tập sửa đổi từ ban đầu Thân Lời và Ý, cái đó gọi là không có trí tuệ. Phải sửa đổi nó, phải tu tập sửa đổi để có được trí tuệ. Qua vấn đề này khi chúng ta biết tâm ta ý thức ta biết thân ta nhức nó đến trước rồi tâm thân thức sẽ thấy cái nhức đó hiện bày. Cái nhức đó nó hiện bày như vậy thì nó ra được mấy điều ta sẽ thấy: - Nhức này của ta. - Nhức này là của người nói ta nghe, ta được biết, ta bắt đầu cảm thấy đúng như vậy đó. - Nhức này thuần túy không phải của ta không phải của nó. Như vậy thì: - Khi nhức này của ta, ta giữ nó, nó ở với ta lâu, nó đeo đuổi ta như bóng với hình. (Vị Kỷ) - Nhức này của người nói ta nghe, nó ở với ta một thời gian, ta có thể gạn lọc bớt đi chứ không phải là hết, nó vẫn còn. (Vị Tha) - Nhưng, khi qúi Phật tử thấy nhức này chỉ là một Pháp, nó đến rồi nó đi, nó sẽ đến với qúi Phật tử một cách rất nhanh và ra đi rất là nhanh theo định luật sanh tử tử sanh hoại diệt của Sắc Pháp. (Vị Pháp) Khi mà chúng ta nói vị kỷ: Của ta, thì chúng ta phải có hai cái: - Thứ nhất là chúng ta chạy theo nó là, nghiệp - Thứ hai chúng ta chạy theo nó là, Kiến Thức của ta được biết. Chúng ta chưa có sự tu tập. Nếu là vị tha: Của người nói ta nghe. - Thứ Nhất, của người nói ta nghe, chúng ta có kiến thức của người ta mình bỏ vô, ta bị tác động. - Thứ hai, chúng ta không có quyết định của ta ở trong đó, ta bị chi phối (tư duy). Cả hai cái đều đau muốn chết. Vậy thì ta sợ cái thứ nhất hay là sợ cái tâm ta chạy theo nó. Sợ cái tâm chạy theo nó, chính cái đó mới là cảnh của trí tuệ cao siêu. Hôm nay ta học Pháp Siêu Lý, chúng ta thấy được cảnh của trí tuệ cao siêu là nó như vậy đó, nếu Phật tử không thấy được cái đó là qúi Phật tử không đến trạng thái cảnh trí tuệ cao siêu được, qúi Phật tử sẽ trở lại trong cảnh Hiệp Thế ở đời. Qúi Phật tử không qua được con đường tu sửa ngay bước đầu tiên, qúi Phật tử không sửa do đó qúi Phật tử không đạt được mục đích và thành đạt được kết quả cuối cùng. Phần thứ hai là Sắc Pháp. Khi ta nói Sắc Pháp, Sắc Pháp đến với ta hay là Sắc Nghiệp của ta đang có. Bất cứ một sắc pháp nào đến với ta nó có 4 nguyên do ta cần phải biết: 1) Nghiệp 2) Tâm Pháp 3) Vật thực 4) Qúi tiết hay thời tiết hay là nhiệt độ. Vậy thì, khi ta ngồi thiền Sắc Pháp này cũng có, trong đời sống hàng ngày Sắc Pháp này cũng có. Trong đời sống hàng ngày Sắc Pháp nào đến với ta thường xuyên, ta phải biết cái nào mạnh, cái nào yếu, cái nào có nhiều, cái nào có ít. Đời sống hàng ngày Sắc Pháp chia làm 4 luôn đến với ta từ mỗi sát na. Sắc Nghiệp. Là những gì thuộc hệ thần kinh, thí dụ như: nhãn thấy sắc, nhĩ có thể nghe âm thanh, tỷ có thể ngửi mùi (khí), thiệt có thể nếm vị, thân có thể cảm xúc, đó là Sắc Nghiệp. Sắc Tâm. Là những gì tâm ta bị chi phối: tham, sân, si, làm con người của ta bị thay đổi, sắc pháp này bị thay đổi gọi là Sắc Tâm. Sắc Vật Thực. Ăn no con người được dinh dưỡng đầy đủ, ăn thiếu thốn khiến mệt mỏi, đó là Sắc Vật Thực. Sắc Qúy Tiết. Lạnh quá ta bị chi phối, nóng quá ta bị khó chịu, đó là Sắc Qúy Tiết. Thì trong đời sống hàng ngày qúi Phật tử bị chi phối cái nào nhiều nhất qúi Phật tử phải biết. Khi niệm Danh và Sắc, qúi Phật tử phải nói được Sắc là gì nếu không sẽ bị sai, như bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, là Sắc Pháp hiện bày, rồi khi ngồi xuống Sắc Pháp nào làm qúi Phật tử ngồi xuống, Sắc Pháp nào làm thay đổi khuôn mặt, Sắc Pháp nào làm mệt mỏi, Sắc Pháp nào làm no nê đầy đủ, qúi Phật tử phải biết, Sắc Pháp nào làm cho qúi Phật tử mỏi mệt, những đau nhức do Sắc Pháp nào, đi đứng cũng mỏi, nằm ngồi cũng mỏi, vậy Sắc Pháp nào chi phối qúi Phật tử phải biết. Qúi Phật tử không thể ngồi lâu một ngày 24 tiếng đượcc . Qúi Phật tử không thể đi suốt một ngày 24 tiếng được. Con người ta đôi lúc mệt mỏi muốn nằm nghỉ, nằm nghỉ lâu thì lại mệt mỏi, rồi lại đứng lên cũng mệt mỏi, đi lâu cũng mệt mỏi, ngồi lâu cũng mệt mỏi. Thì những cái đó, sự mệt mỏi đó, ở trong loại sắc nào chúng ta phải tìm hiểu. Trong bốn sắc này, Sư trình bày qúi Phật tử nghe: Bốn nguyên nhân sanh ra tâm, bốn yếu tố làm tâm sanh khởi: 1 ) Nghiệp quá khứ sanh ra tâm hôm nay ta có loại tâm quả. 2) Tâm sở là thành phần phụ thuộc vào tâm. 3) Cảnh đến như thế nào chúng ta bị chi phối. 4) Thần kinh làm tâm sanh ra Bốn nhân sanh tâm, bốn yếu tố làm cho tâm có mặt, vậy thì ở trong tâm có nghiệp quá khứ, do đó trong Sắc Pháp chi phối ta nhiều nhất là Sắc Nghiệp, tiếp theo có trong Sắc Pháp là Tâm, Vật Thực và Qúy Tiết. Khi qúi Phật tử buồn thì có phải vì thời tiết nóng không? Khi qúi Phật tử vui tại thời tiết không? Khi buồn thì còn nghĩ tới ăn uống không? Khi buồn thì một cái bánh ăn cũng không nổi nhưng khi vui thì mấy cái bánh cũng không đủ, đó là tâm lý. Thế thì, khi nói đến Sắc Pháp đi theo bởi Nghiệp. Nếu qúi Phật tử sinh ra là một sao xấu, diện mạo xấu, thân thể tàn tật thì nhìn cảnh vật nào cũng thấy xấu tâm qúi Phật tử sanh buồn khổ. Như vậy, nghiệp chi phối tâm mình nhiều hơn là tâm mình quyết định do chính mình. Sinh ra một cảnh khổ rồi lại xấu xí tật nguyền nghèo khổ, gia đình khó khăn nghèo khổ không có được niềm vui thì cuộc đời mình không có được an vui, tâm mình không được an vui tại vì lúc nào mình cũng so sánh. Thì tất cả là do tâm, dù nghiệp ở quá khứ có đến mà mình giữ được tâm ở ngay hiện tại (here and now) là đạt được đạo quả. Có vật thực hay không có vật thực, có qúy tiết hay không có qúy tiết, mà hiện tại giữ được tâm là đạt được đạo quả. (Bài Pháp được tiếp tục sau khi Đạo tràng nghỉ giải lao 10 phút.) Trở lại với Sắc Pháp này, qúi Phật tử sẽ thấy nghiệp nào chúng ta đã có thuộc về quá khứ rồi, còn nếu như bây giờ không muốn dừng tâm mình ở hiện tại, theo dõi tâm, kiểm soát tâm và điều ngự tâm của mình thì ta đang bị nghiệp quá khứ chi phối, phải buông ra, cái nghiệp đến mình buông ra, tại sao tâm mình bị buồn? là tại vì mình không kiểm soát tâm mình cho nên tâm mình bị chi phối bởi cảnh làm cho mình buồn, cảnh đó là cảnh quá khứ, cảnh đó là cảnh cho quả. Thế thì, ngay khi đang buồn, là mình tạo cái nghiệp mới rồi đó, tâm sân, buồn là tâm sân, nên tạo nghiệp mới là một tâm sân, trong Sắc Pháp qúi Phật tử đang tạo ra một Sắc Nghiệp mới nữa, tâm sân tạo nghiệp của mình là nghiệp xấu, thì lúc đó qúi Phật tử tạo một sắc nghiệp bất thiện xấu. Khi tâm khởi sân lên tạo ra một nghiệp nữa là sân, một nghiệp xấu vì tâm bực bội, thì vật thực mình ăn vào không được tiêu hóa, tâm bị uẩn khúc, sắc thân bị trì triệt tại vì vật thực không có tiêu hoá được, còn người tâm vui vẻ tiêu hóa được vật thực thì người nhẹ nhàng thảnh thơi, như vậy tâm là bị chi phối do vật thực. Qúy tiết làm người ăn vật thực không tiêu hoá được, người không được ấm, lo sợ, hồi hộp, làm sao tu tập được mà gặt hái sự an lạc. Thế thì tại sao ta lại bị chi phối bởi Sắc Pháp khi tâm ta đang giữ mà để tâm lôi cuốn theo Sắc Pháp này. Sư đã từng nói, người mẹ có đứa con trai làm mình giận, mình từ bỏ đứa con trai, nó bỏ đi thì mình mất đứa con trai chứ đâu có lợi gì, làm sao mình giữ được nó mà không mất, làm sao để nó ở với mình, nó không đi với người khác. Tâm mình cũng vậy, làm sao tâm mình đừng dính mắc, đừng chạy theo cảnh, giữ lại không để cho nó mất, mà để cho nó mất rồi, mình còn gì nữa mà dùng, mình có một cái tâm một mà tâm mất luôn. Vậy thì, khi ta nói đến Pháp Siêu Lý, Sắc Pháp có bốn pháp là: nghiệp, tâm, vật thực, qúy tiết, thì chúng ta chỉ giữ cái hiện tại là sắc tâm mà thôi: - Tâm tạo ra Sắc Pháp là Sắc Tâm hiện tại, - Nghiệp tạo ra Sắc Pháp là Sắc Nghiệp Quá Khứ. Khi tâm thân thức của ta đón nhận đau nhức mang một lộ trình tâm như thế nào? Ta thấy được nó thì lúc đó ta mới giải quyết được nó. Trong lộ trình tâm là: 1) Tâm Khai Ngũ Môn, tâm này mở cửa 5 giác quan: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Khi Tâm Khai Ngũ Môn mở cửa xong thì nó mở cửa Tâm Thân Thức. 2) Tâm Thân Thức: Khi tâm khai ngũ môn mở cửa thì lúc đó tâm thân thức lên bắt cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) đó là cảnh xúc của thân. Khi bắt được cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) của thân thì nó đưa qua Tâm Tiếp Thâu. 3) Tâm Tiếp Thâu đem cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) đi vô tâm thức của mình, kế tiếp là, 4) Tâm Thẩm Tấn xem coi cái nhức ra sao, kế đến là, 5) Tâm Đoán Định là tâm quyết định nhức quá hay nhức ít, kế đến là, 6) Tâm Đổng Lực là tâm thọ hưởng cảnh. Tâm Đổng Lực là tâm Ý Thức khởi lên là tâm thọ hưởng cảnh, Tâm Đổng Lực này thọ hưởng cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) từ tâm Tâm Thân Thức thì cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) đã thuộc về quá khứ vì nó phải đi qua 4 sát na tâm là (Tâm Thân Thức, đến Tâm Tiếp Thâu, đến Tâm Thẩm Tấn, đến Tâm Đoán Định, cuối cùng mới đến tâm Đổng Lực là tâm thọ hưởng cảnh tê, nhức, mỏi, đau). Khi Tâm Ý Thức (Tâm Đổng Lực) biết được cảnh nhức (tê, nhức, mỏi, đau) này thì Tâm Đổng Lực này quên niệm đi hơi thở, tại vì hồi nãy giờ mình nói về niệm hơi thở. Thì hơi thở này mình không còn để ý tới mà mình để ý tới thì cái nhức (tê, nhức, mỏi, đau) này vào Tâm Ý Thức tức là bị thất niệm. Khi ngồi thiền niệm hơi thở, có một sự kiện gì đến lôi ta ra khỏi đề mục niệm hơi thở, ta theo nó thì mất cái đang niệm là hơi thở, nên gọi là thất niệm. Cái hơi thở là hiện tại mà trở lại cái nhức là cảnh của qúa khứ qúi Phật tử lập lại mà thôi. Khi qúi Phật tử qua cảnh thiền rồi qúi Phật tử kể Sư nghe cái nhức thì lúc đó cái nhức đó đã đi qua rồi, còn qúi Phật tử đang ngồi Sư đọc được Sư thấy được thì lúc đó qúi Phật tử đang còn, khi qúi Phật tử xả thiền rồi sau đó qúi Phật tử kể Sư nghe về cái nhức thì nó đã là quá khứ rồi. Câu chuyện cô Hai ngồi thiền, sau một giờ lên trình pháp, Thiền Sư hỏi: - Khi nãy cô ngồi thiền cô thấy gì không? Cô Hai trả lời: - Khi con ngồi thiền, con không thấy gì hết. Sau đó cô Hai ngồi thiền tiếp, cũng không thấy gì nên cô nghĩ là lát nữa Thiền Sư hỏi khi mình ngồi thiền có thấy gì không, mình không biết trả lời sao, thế là cô mở mắt ra nhìn qua nhìn lại ở dưới đất xong cô nhắm mắt lại tiếp tục thiền. Đến giờ trình pháp, Thiền Sư hỏi: - Khi nãy cô ngồi thiền cô thấy gì không? Cô Hai trả lời: - Khi nãy con ngồi thiền con thấy con kiến bò dưới đất !!! Đó là sự thật 100% Con người chúng ta sống trong quá khứ mà Niết-bàn là hiện tại, chính ngay đó chấm dứt khổ đau không còn sanh tử ngay đó. Tại vì cái đau nhức của qúi Phật tử tái sanh lại qúi Phật tử mới kể lại cho Sư. Cái đau nhức tê mỏi đã qua rồi, cái hơi thở là hiện tại, sao mình giữ nó hoài. Qúi Phật tử học trong lộ trình tâm qúi Phật tử sẽ thấy Khai Ngũ Môn là anh mở cửa cho Tâm Thân Thức biết cảnh nhức, Tâm Tiếp Thâu đem vô, giống như phòng mạch bác sĩ người bệnh nhân đi tới phòng mạch bác sĩ thì gặp người gác cửa mở cửa cho vô bên trong thì gặp người thư ký (Tâm Tiếp Thâu) bắt đầu ghi tên, xong thì đến người hỏi xem cần gì (Tâm Thẩm Tấn) đến người định bịnh dẫn vào (Tâm Đoán Định) gặp bác sĩ (Tâm Đổng Lực) Bác sĩ giải quyết bịnh cũ không, hôm qua ngủ không được, ăn không được uống nước không được, sống cũng không được luôn, tại vì mình sống trở lại mình kể lại chứ hôm qua là chết rồi, mình sống rồi chết, mình chết rồi sống, nên Đức Phật Ngài nói là mình sanh tử trong từng mỗi câu chuyện, mình sanh đi tử lại, sanh đi tử lại từng mỗi câu chuyện chứ đâu cần sanh tử trong một kiếp, một ngày qúi Phật tử sanh tử bao nhiêu lần rồi. Có hai vợ chồng ở VN, chồng là bác sĩ, vợ là y tá, hai người làm việc ở hai bệnh viện khác nhau và phân khoa bệnh khác nhau, chồng là bác sĩ về thân, còn vợ là y tá về tâm lý, chiều đi làm về kể chuyện nhau nghe, bà y tá kể trước cho ông chồng nghe xong, ông chồng nói "em kể xong rồi bây giờ tới phiên anh kể". Thì ông bác sĩ một ngày nghe bao nhiêu bệnh nhân kể về bệnh của họ ông đưa vào đầu, về nhà lại nghe bà vợ kể chuyện xảy ra ở bệnh viện nơi bà làm việc cái đầu ông muốn bể bây giờ phải trút ra trả lại cho bà vợ. Một ngày ông thiền sư lo bao nhiêu chuyện của ông rồi bây giờ thiền sinh lại đem chuyện của mình đưa qua ông nữa. Tại vì mình cứ lập lại, cái cảnh đó giờ đã tử rồi qúi vị cho nó sanh trở lại, sanh rồi tử, tử rồi sanh, qúi Phật tử chết đằng kia giờ đem kể cho sư nghe, quí Phật tử sống lại, hồi sinh, rồi Sư bắt đầu nghe qúi Phật tử Sư chết ở tại đây. Mình lập đi lập lại mà không hay, chính chỗ đó. Thí dụ, qúi Phật tử thấy cái máy chụp hình như là tâm giác quan của mình, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, cái máy chụp hình nó không có một cảm xúc gì hết qúi Phật tử cứ bấm thâu hình, nhưng sau đó khi coi lại hình đó qúi Phật tử mới nói là cái hình đó đẹp thì cái cảm xúc dâng lên, cái hình này xấu cảm xúc qúi Phật tử dâng lên, cái hình này qúi Phật tử thích cảm xúc qúi Phật tử dâng lên, cái hình này qúi Phật tử không thích cảm xúc qúi Phật tử dâng lên, chứ thực ra máy hình là do qúi Phật tử bấm. Cũng như vậy, tâm nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, là thâu hình thâu cảnh vô, như máy hình chụp những tấm hình rồi qúi Phật tử mới nói đẹp xấu ưa ghét là sau đó. Đức Phật Ngài nói khi những giác quan mà mình không giữ nó được, những giác quan đó làm lay động tâm mình, làm mất giá trị tâm mình ngay lúc đó. Thí dụ, con qúi Phật tử không giữ trong nhà, để nó ra ngoài chơi với con hàng xóm, rồi nó vô nhà mét cái gì qúi Phật tử nghe cái đó, bởi sự việc đâu còn diễn ra để mình chứng kiến cảnh đó, nó đã ở trong quá khứ rồi, con mét là người kia đánh con, thì tâm qúi Phật tử giao động. Do đó, tâm nhãn thức thâu cảnh sắc vô mà nó không cho mình biết cái gì thì tâm Đổng Lực thâu cảnh sắc này vô thì giao động với cảnh sắc đó liền. Tâm nhĩ thức, khi âm thanh vô qúi Phật tử không kiểm soát được tâm mình thì tâm nhĩ thức bị chi phối cảnh thinh liền. Như vậy, hôm nay chúng ta học về Cảnh Của Trí Tuệ Cao Siêu, qúi Phật tử sẽ thấy chúng ta nắm bắt trí tuệ, nắm bắt siêu thế, ta nắm bắt hiện tại. Như vậy, những cái chúng ta đang có là qủa quá khứ chạn lại ta phải niệm nó là quá khứ, còn cái hiện tại phải theo dõi chưa đến, nó sẽ đến, mình phải lùa hết những cái của qúa khứ thì hiện tại sẽ hiện lên, còn qúi Phật tử chừa lại tất cả những cái quá khứ thì hiện tại không lên được. Thí dụ, qúi Phật tử đang trồng cây, tức là đang đối diện với cỏ đang còn, ngày nào cỏ làm sạch cây mới lên. Những gì còn tồn tại trong tâm qúi Phật tử phải cắt bỏ nó thì Niết-bàn mới tới với mình, những cái gì còn trong ta muốn giữ nó đó là kiến thức của quá khứ mình phải dẹp bỏ nó đi để trí tuệ sanh lên thấy được Niết-bàn đó là hiện tại./. Sư hướng dẫn Phật tử ngồi thiền, 1 tiếng sau. Thiền sinh trình pháp Thiền sinh hỏi: Con ngồi thiền tâm đang theo dõi hơi thở, chợt tiếng động đến, bị giật mình và mất chánh niệm thì hiện tượng này phải ứng xử như thế nào? TT trả lời: Khi qúi Phật tử đang ngồi thiền, tâm đang theo dõi hơi thở, hay đang an trú trong trạng thái phóng dật của tâm, bất chợt tiếng động đến, tâm qúi Phật tử giật mình, tâm qúi Phật tử nổi sân, tạo ra nghiệp sân, đó là qúi Phật tử thấy cảnh, cái đó không khi nào qúi Phật tử giữ được trạng thái nghe nghe, không giữ được tâm xả. Cái đó cho qúi Phật tử thấy trong đời sống hàng ngày sẽ có những nghiệp không ngờ đến với mình, đó là cảnh quả nó đến với mình không ngờ trước. Nghiệp nó đến với ta đang ngồi thiền, đến nhanh như vậy tâm ta theo dõi không kịp, chúng ta không có xử lý nó đúng như khi ta có chánh niệm thì lúc đó ta tạo ra nghiệp mới là tâm sân, cái giựt mình. Trong đời sống hàng ngày những cái bất ngờ xảy đến mình phải giữ chánh niệm, nếu mất chánh niệm mình tạo ra một nghiệp mới, là quả tạo ra nghiệp mới. Dòng tâm thức đi như sau, Tâm Nhĩ Thức nghe âm thanh, kế đến Tâm Tiếp Thâu, kế đến Tâm Thẩm Tấn, rồi đến Tâm Đoán Định rồi nó vô Tâm Đổng Lực là tâm hưởng cảnh nó tạo nên tâm sân làm giật mình, mà giật mình là tâm sân, sau đó qúi Phật tử trở lại với trạng thái quân bình hơi thở để làm lắng tâm mình xuống, có thể qúi Phật tử mất từ một tới hai phút mới trở lại được, lúc đó tâm mình mới quân bình trở lại với trạng thái biết hơi thở, nhưng trong trạng thái biết hơi thở đó dòng tâm thức của qúi Phật tử bắt đầu chạy theo một cái khác là lo ra, do tâm của mình chạy theo sự lo ra chứ chưa vô được hơi thở, qúi Phật tử tạo cái nghiệp mới, cái nghiệp cũ là phóng dật, nghiệp mới là lo ra trong trạng thái tâm mình đi theo. Qúi Phật tử cắt bớt cái lo ra đó qúi Phật tử buông xuống và trở lại trạng thái theo dõi hơi thở tiếp tục tu tập. Dòng nghiệp phước báu qúi Phật tử sẽ trở lại như vậy, mình ngồi ở đây mình thấy thế nào đời sống hàng ngày cũng đi như vậy, qúi Phật tử không bỏ nó được tại vì chúng ta thường hay giữ tâm na cảnh là tâm bắt lấy cảnh dư, đi về không về liền đâu, ngồi lại nói hai ba câu, cái na cảnh đó bắt cái cảnh dư đó nó trở lại trong tâm thức ta nó trở thành tâm na cảnh (là tâm bắt dư cảnh) . Thiền sinh hỏi: Trường hợp của con cũng vậy, khi ngồi thiền nghe tiếng động con giật mình, con nghĩ đó là bất thiện, bất thiện, rồi con trở lại với hơi thở. TT Sán Nhiên trả lời: Dạ không phải như vậy, mà đầu tiên khi nghe âm thanh qúi Phật tử giật mình, qúi Phật tử niệm trong tâm là "giật mình giật mình", không niệm bất thiện là sau này nó trở lại làm giật mình nữa thì mình niệm: "giật mình giật mình", rồi tâm sân nổi lên niệm tiếp: "bất thiện, bất thiện nè," mình phải đi qua 2 sát na tâm như vậy (giật mình trước rồi tâm sân khởi lên là tâm bất thiện) nếu qua giai đoạn giật mình mà mình niệm "bất thiện" là mình mất giai đoạn giật mình, mai mốt nó trở lại mình lại tái diễn như vậy là đi thiếu 1 giai đoạn. Mình niệm cho kỹ rồi đi tiếp, không cần đi nhanh, nó đi nhanh kệ nó, mình niệm cho kỹ rồi mới đi tiếp. Khi mình nấu thức ăn khi lửa đốt nhanh quá, vật thực bị cháy khét, học được kinh nghiệm đó mình niệm lại tại sao như vậy, mình coi từng giai đoạn thì mới ra được, còn chuyện cháy khét rồi chuyện của nó, mình phải coi lại ra sao rồi mình mới đi tiếp. Do đó hành thiền Vipassana này là chúng ta phải nhìn lại từng chi tiết hay là thấy đang hiện bày từng chi tiết chứ không phải là mình chạy theo nó để vui với nó, lượm được những cái đó là cái vốn của mình, còn nó dắt mình đi hoài là của nó chứ mình không có gì cả, rồi khi mình ngồi lại cũng y chang vậy nó dắt mình đi nhanh nữa. Thiền sinh hỏi: Khi con đang ngồi thiền con nghe Sư tằng hắng, con giật mình, xin Sư giải thích tại sao Sư Tằng hắng.. TT Sán Nhiên trả lời: Ngày xưa Đức Phật Ngài cũng vậy, búng hào quang ra cho đối tượng đó thấy để nhìn thấy pháp, phải thấy trạng thái hôn trầm của mình Cảnh đến với tâm là một, nếu mình bắt được cảnh này thì mất cảnh kia, tâm bắt một cảnh mà nghe được tiếng tằng hắng của Sư thì qúi Phật tử mới ra khỏi trạng thái hôn trầm của qúi Phật tử, làm qúi Phật tử giật mình và qúi Phật tử trở lại niệm hơi thở lại, còn nếu qúi Phật tử không nghe tiếng tằng hắng của Sư thì là hôn trầm nặng quá rồi. Thiền sinh hỏi: Con ngồi cái đau bắt đầu lên con biết nó là quả, nhưng nó tiếp tục lên và mạnh hơn. TT Sán Nhiên trả lời: Khi mình ngồi cái đau nó tiếp tục lên mà mình không giữ được tâm mình thì mình nói "nghĩ à nghĩ à", lúc đó khi tâm cô đang nghĩ tới trạng thái không giữ được tâm, đau quá rồi mà mình không niệm được cái đau, mình thấy mình bắt đầu không giữ được tâm của mình cái thân nó mạnh hơn thì mình niệm "nghĩ à nghĩ à" niệm "đau, đau à", khi thấy đau tiếp tục đau nữa lúc đó nhìn thẳng vô đó "niệm quả quả à" mình trả nó liền chứ không tạo cái mới. Nếu mình không nghĩ nó là quả thì tâm mình nổi sân liền, đau quá sanh bực bội liền, rồi nó đi sâu chút nữa mình thấy diễn tiến nó đi, tâm mình thấy thì như vậy mình mới kiểm soát được tâm mình chứ không theo cảnh của nó. Thiền sinh hỏi. Có khi nào theo dõi hơi thở mà không nghe gì xảy ra chung quanh? TT Sán Nhiên trả lời. Có, đó là do định mạnh. Định lên tại trí tuệ, khi định mạnh quá sẽ rớt vào hôn trầm và không có trí tuệ. Thiền sinh hỏi. Con ngồi thiền con nghe đau, càng lúc đau nhiều hơn, con niệm đau đau một hồi thì không còn đau, con thấy nhẹ người. Như vậy là sao? TT Sán Nhiên trả lời. Cái đó là cô nhìn thấy nghiệp chứ cô không thấy Pháp, cô mất cơ hội Niết-bàn. Thí dụ, một người đến đòi nợ, cô nói trả hết nè đừng đến nữa, trả hết nè, thì người lấy nợ hết rồi đi, cô thấy hết nợ, nhưng cô không thấy cô đang được hạnh phúc. Cái tâm con người mình, Đức Phật Ngài nói tác ý khôn khéo trí tuệ sáng suốt là như thế này, cái người đến đòi nợ ta trả nợ thì lúc đó tâm lý của con người trí thức là người chủ nợ đến đòi nợ mình trả nợ thì mình hết nợ cái mình nói "hết nợ rồi" rồi sau đó qúi cô nói "Khỏe rồi", cái khỏe của mình là do mình nói mình đã hết nợ do đó không thấy cái pháp của mình là được giải thoát, mình mất cơ hội, nó đi nhanh lắm do đó mình phải có nhiều kinh nghiệm. Tu học tu pháp hành để mình gặt hái kinh nghiệm, nay mình có kinh nghiệm này, mai mình có kinh nghiệm kia, nhiều kinh nghiệm mình sẽ gặt hái thành công còn nếu như mình không có kinh nghiệm, mình không có đi mình không có đến, mình có kinh nghiệm mình mới gặt hái được kết quả trí tuệ của mình, do đó mình mới thành công được. Nhưng, pháp học rất cần thiết khi mình đi vào trong pháp hành, kiến thức của mình cho thấy được mình có kiến thức này để mình làm gì, cái trí tuệ là gì mình phải tu tập kiến thức để cho mình có thấy, mình tu tập để mình sửa đổi mình, mục đích của mình đi đến là thành đạt đạo quả Niết-bàn. Chính do đó khi qúi Phật tử đến giai đoạn là qúi Phật tử lấy trí tuệ, tại vì không lập lại cái cũ, mình phải sửa lại cái mới nếu như qúi Phật tử lập lại như cũ thì cái cũ đó còn, mình đâu tiến tới cái gì đâu, chính chỗ này là qúi Phật tử càng có thêm kinh nghiệm, giờ qúi Phật tử nghe bữa nay có thêm kinh nghiệm, rồi kỳ sau qúi Phật tử có thêm kinh nghiệm nữa qúi Phật tử sẽ xử lý liền, cảnh Pháp đến tâm ý thức mình phải biết, nhưng tâm ý thức mình biết thì phải biết cái pháp này là cái pháp gì, pháp này là pháp loại nào, pháp này nó đến như thế nào và nó sẽ ra sao qúi Phật tử phải biết liền thì lúc đó qúi Phật tử sẽ thành công. Còn nếu qúi Phật tử không biết gì về Pháp đến thì qúi Phật tử niệm niệm nó thì qúi Phật tử có chánh niệm, nhưng qúi Phật tử không có định và không có tuệ. Qúi Phật tử có chánh niệm, qúi Phật tử có ghi nhớ cái pháp này nhưng qúi Phật tử không định tâm để nhìn ra cái pháp này là gì thì trí tuệ không bắt được cái pháp này, do đó qúi Phật tử mất đi hai bước, qúi Phật tử lập lại cái niệm này hoài. Ngũ quyền của Phật tử đã có tín tấn rồi, tiến tu rồi đạt tới niệm rồi nhưng cái niệm này qúi Phật tử không qua được định và tuệ, qúi Phật tử đang đứng ở ngoài lập trở lại tê nhức mỏi đau, mà nó lập lại không ra tức là ta còn ở trong trạng thái niệm thôi chứ chưa có định chưa có tuệ. Như vậy thì, khi nó trở lại lần thứ hai cái tê này, trở lại lần thứ hai cái nhức này, trở lại lần thứ hai là cái đau này, nó không trở lại cái tê cũ, không trở lại cái nhức cũ, nó qua cái mỏi, nó không trở lại cái mỏi cũ nó qua cái đau, tất cả những cái đó qúi Phật tử phải có một trạng thái tâm mình phải định, chứ không có trạng thái ngạc nhiên, giật mình, thắc mắc, không hiểu, như vậy là qúi Phật tử mất định, mình có niệm chứ không có định, không có định thì không có tuệ. Nếu niệm "Oh hết tê rồi, giờ bắt đầu qua cái đau", như vậy qúi Phật tử mất cái định liền. Mình có ghi nhận nhưng không có định. Cái đó mình phải có cái tuệ, mình sẽ thấy, sẽ thấy, sẽ thấy, con cá này không ăn cái mồi của mình thì có con cá khác nó tới mình giật mình, cá nào tới mình cũng phải có định mới bắt được con cá, lúc đó có trí tuệ bắt con cá. Nên qúi Phật tử có niệm nhưng qúi Phật tử không có định thì tuệ không có. Thiền sinh hỏi: Ban đầu nhắm mắt lại thì tối thui nhưng ngồi một lát thì thấy sáng chưng càng lúc càng thấy sáng. TT Sán Nhiên trả lời: Khi hiện tượng ánh sáng tới thì niệm "thấy" rồi trở lại nhìn vào hơi thở liền chứ không đi theo ánh sáng đó. Vì ánh sáng nó sẽ lôi mình ra khỏi đề mục hơi thở, qúi Phật tử đang theo dõi hơi thở rồi ánh sáng hiện ra qúi Phật tử theo ánh sáng là ra khỏi đề mục hơi thở, là mất chánh niệm . Cho thấy trong đời sống hàng ngày qúi Phật tử đang làm cái này lại bắt chuyện khác, bỏ chuyện này làm chuyện kia. Đức Phật nói mình có thì giờ ngồi xuống một tiếng thôi là mình niệm ra được nghiệp của mình trong cảnh mình đang ngồi tu nó chạn hết. Qúi Phật tử sẽ có cơ hội tạo phước báu là mình nhìn được nghiệp của mình, khi đã nhìn được nghiệp của mình thì mình dẫn được tâm mình, là vì tâm đi theo nghiệp quá khứ. Nghiệp quá khứ tâm mình thấy thì mình mới ra khỏi nó được. Chính vậy mà qúi Phật tử còn cần thêm kinh nghiệm nữa mới có kết quả, qúi Phật tử thấy cuộc đời qúi Phật tử chạn lại khi vô ngồi thiền y chang như vậy đó. Cái tâm của con người nếu không giữ yên một chỗ, tâm chạy theo cảnh muốn lôi kéo vì ngoài đời sống của mình cũng y như vậy. Thiền sinh hỏi. Ngồi thiền bị đau liên tục, con niệm đau, đau, nhưng nó cứ đau mà con không ra khỏi cái đau đó. TT Sán Nhiên trả lời: Qúi Phật tử thấy đời sống của mình, khi mình ngồi mà thấy nó đau liên tục như vậy, qúi Phật tử sẽ thấy cái đau này với cái đau sau nó là liên tục, tâm mình thấy cái đau này và cái đau sau đau liên tục chứ thật sự cái đau của thân nó đang thay đổi (cái đau sanh rồi diệt, diệt rồi sanh) lúc đó tâm mình chia làm hai: một là mình muốn nó đi ra, hai là qúi Phật tử nghĩ không biết giải quyết sao, chính cái đó tâm mình bị lôi ra khỏi cảnh của mình là theo dõi hơi thở, tâm mình bị phân làm hai, mình không niệm hơi thở, phải niệm hơi thở trước rồi mới niệm cái đau, mình sẽ không thấy nó đau liên tục. Mình bị phóng tâm ra khỏi hơi thở, mình phải niệm hơi thở trước rồi niệm cái đau sau. Mình phải dò lại tâm của mình là rất nhiệm màu rất là hay, nó vô cùng huyền bí mà mình không khai thác được nó thì uổng lắm, mình chỉ ngồi 1 tiếng thôi mà nó diễn ra bao nhiêu trường hợp cho mình thấy xưa nay mình không để ý tới nó. Thứ hai nữa nếu người nào thật sự hôm nay chú tâm thật kỹ thì thấy thời gian đi rất là nhanh, qúi Phật tử thấy thời gian đi rất nhanh mình phải nghĩ cái nghiệp xấu của mình đi rất nhanh như vậy. Tại vì dòng đời trôi quá nhanh mình không để ý tâm theo dõi nó, chính cái đó mình không thấy bây giờ mình ngồi xuống mình mới thấy thì cái nghiệp mà qúi Phật tử nói "một tiếng nó qua lẹ quá" thì qúi Phật tử sẽ giật mình và sẽ lo cái nghiệp của mình sẽ đến mau vậy đó, cái tuổi thọ mình sẽ đến mau vậy đó sẽ ra đi cũng đến mau vậy đó, mình làm được cái gì? Do đó mình mới tu, tại vì cái kiến thức không dạy mình nữa, mà cái này là trí tuệ cho mình thấy tuổi thọ mình đi nhanh, cái nghiệp mình đi tới nhanh, thời gian đi nhanh, đó mới là trí tuệ, trí tuệ bắt mình lo tu, tu là sửa thân, sửa lời, sửa ý, để nhận ra dòng đời chạy rất nhanh chứ kẻo không kịp, cái đó qúi Phật tử mới ra được cái mục đích, còn không qúi Phật tử sẽ không có. Nếu người nào ngồi than "trời ơi thời gian này lâu quá, một tiếng sao dài như một thế kỷ" thì người đó chưa có trí tuệ mà đang có kiến thức mà thôi, nhìn thấy thời gian đi không nhanh. Đức Phật nói người thấy thời gian đi nhanh là người đó có trí tuệ, tại vì sao, sự thật nó là như vậy đó còn kiến thức không giải đáp thời gian nhanh, kiến thức sẽ giải đáp mình công việc phù hợp với thời gian để mình đáp ứng tương xứng chứ không giải quyết thời gian nhanh, mình làm 8 tiếng cứ việc làm 8 tiếng hết giờ mình về một cách máy móc, cuộc sống mình là cuộc sống trí thức là cái kiến thức của mình thôi, nhưng trí tuệ cho ta biết mỗi giây phút đi qua rất nhanh lúc đó mình mới thức tỉnh được thời gian là Vô Thường đi qúa nhanh cho nên thấy không kịp nữa là khổ, rồi mình không làm được gì cho mình thấy Vô Ngã rồi đó. Cuộc sống của mình phải thức tỉnh từ mỗi phút giây, ngồi xuống mình làm cái có giá trị để mình có kết quả lợi ích chứ không phải mình bỏ qua, còn lợi ích hôm nay khác hơn ngày hôm qua, khác hơn tuần trước, khác hơn tháng sau, mình phải làm cái gì mới được. Thiền sinh: Hôm nay con thay đổi oai nghi ba bốn lần rồi. TT trả lời: Khi anh thay đổi oai nghi nhiều, anh thấy là không cần nuốt nước miếng phải không, tại vì khi anh ngồi yên thì nó mới tuôn ra những gì mà nó đang tồn tại, còn anh thay đổi tức là hoạt động, vì tứ đại nó bắt đầu chạy theo cái hoạt động đó nó không tuôn ra nữa nó không ứ lại. Thiền sinh: Tại sao con ngồi lâu mà không thấy đau. TT trả lời: Tại vì chưa đủ lâu, phải ngồi lâu nó mới đau, ví dụ, như sợi giây thung, có một cái khung dài, sợi giây thung mình kéo từ bên đây qua kia cái khung dài, mình chưa nong sợi giây thung ra, nhưng khi kéo dài sợi giây thung qua khỏi cái khung lúc đó sợi giây thung mới kéo dãn ra, phải vậy không?. Thiền sinh: Con ngồi dưới đất chân con bị đau, vừa xả thiền con lên ngồi trên ghế chân con hết đau ngay. TT trả lời: Lúc đau cô mới niệm được, cái đau đó là bạn thiền của cô, cô thấy qúi chứ đừng sợ, cô phải ngồi giữ chánh niệm trong hơi thở và niệm cái đau đó thấy nó như thế nào, sau khi hết giờ thiền qúi cô nên ngồi nghiệm lại những gì đã đến trong thời gian ngồi thiền, qúi cô bỏ chạy sẽ mất đi những gì kinh nghiệm, mình chạy nhanh quá. Đức Phật Ngài đắc đạo quả xong 7 tuần lễ Ngài ngồi niệm Pháp, 7 tuần lễ là 49 ngày Ngài không đi đâu hết Ngài ngồi niệm Pháp, không ăn, còn mình vừa hết giờ hành thiền là bỏ đi liền, không niệm Pháp. Niệm Pháp tiếng Pali là paccavekkhati là suy nghĩ lại, xem xét lại, nhìn xét trở lại, những cái gì đã qua, mình niệm lại, như vậy mới biết đá biết vàng ở chỗ đó, mình nhìn ra được thì mới hay, cái kỳ sau trở lại mình mới có năng lực và có nghị lực. Năng lực có, nghị lực có, niệm thêm nữa, tại vì nó nhiêu đó là nhiêu đó, mình bắt đầu coi lại sợi giây thung, tới nhiêu đó chưa hết phải căn sợi giây thung đó ra mới thấy dãn mới thấy sợi giây đó đứt hay là không đứt, Đức Phật gọi là paccavekkhati là mình phải nhìn trở lại nghiền ngẫm lại mới nghiễm ra được Như qúi Phật tử ăn món ăn ngon mà ăn nhanh thì không thấy ngon, ăn chút xíu mình thấy cái này ngon nó có cái gì trong đây. Kỳ rồi Sư đi Oklahoma, Phật tử dâng cho Sư một ly chè đậu xanh, Sư ăn chè này cảm thấy có cái gì lạ thì Sư kiếm ra được là họ bỏ trần bì trong đó. Thường chè đậu xanh người nào nấu cũng giống nhau, nhưng chén chè có trần bì thì nó khác hơn tại vì xưa giờ Sư ăn không có trần bì giờ ăn nó khác nên Sư nghiệm và phát hiện có trần bì. Thì đó là paccavekkhati, Sư có niệm và định là Sư nghiệm lại hết tất cả các ly chè mà xưa tới giờ Sư ăn và trí tuệ Sư tìm ra vị này là vị khác và tìm ra được trần bì. Nếu Sư ăn ăn nuốt nuốt thì không nghiệm ra cái khác lạ , cái đó những cái học của Sư, tất cả Sư đều phải học lại hết, mỗi cái như vậy nó tạo ra kinh nghiệm sắc bén hơn, cái sắc bén của trí tuệ phân tích, lý vô ngại giải, từ vô ngại giải là mình phải paccavekkhati, xem lại tất cả mọi pháp, mình phải có cái đó là trí tuệ phân tích, không có học, không có luyện, không có dồi thì làm sao có. Thiền sinh hỏi. Ngồi khi bị tê thì tới chừng nào hết tình trạng này. TT trả lời: Không hết, tại cô trông nó thôi chứ nó không hết, cô còn ngồi nó còn đau, nó còn ra nữa, nó ra cách khác, chứ không cách nào hết được, tại vì sắc pháp này mình học rồi, sắc pháp mang tính chất hoại diệt, nó không hết đau, vì cái đau là do sắc pháp đang hoại diệt (sanh rồi diệt, diệt rồi sanh), trừ khi cô bỏ sắc pháp này thì nó mới hết, cảnh là như vậy mà cô càng chờ đợi như vậy cho thấy là mất đi giá trị mình đang ngồi giữ chánh niệm thấy pháp sanh diệt, vì mình đang hóng tâm đi tìm cái hết đau, chừng nào nó hết ... ./. © Minh Hạnh / phathocvandao Mục Lục
|