patthana.com sannhien.com.au daiphatthu.com


Tài liệu tải từ trang Phật Học Vấn Đạo. Xin tri ân đạo hữu Minh Hạnh ghi chép.
[Mục Lục]

Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền


Hôm nay chúng ta học tiếp phần Siêu Lý Abhidhamma. Tuần trước chúng ta học bộ môn này thuộc Tạng Vi Diệu Pháp, do Ngài Trưởng Lão Anruddha biên soạn bộ chú giải Abhidhammattha Saṅgaha dịch là Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, có tất cả là 9 chương và là 7 bộ Abhidhamma qúi Phật tử học từ đây sắp tới chúng ta sẽ đi vô phần chi tiết của phần tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết-bàn.

Tuy nhiên trong phần tâm Sư sẽ kết hợp với bộ Pháp Tụ (Dhammasangani) để giới thiệu qua mẫu đề thứ nhất và Mātikās là mẫu đề thiện, mẫu đề thiện gồm có 3 chi tiết trong phần đó pháp thiện, pháp bất thiện và, pháp vô ký, chúng ta sẽ được học qua 89 tâm hay là 121 tâm.

Thứ nhứt, Sư sẽ phố hợp để qúi Phật tử học và ứng dụng trong pháp hành, trong lớp học này Sư yêu cầu qúi Phật tử học đây là pháp học phải đi qua pháp hành, do đó những bài Sư đánh tiếp tục qua những bài học, thật ra qúi Phật tử phải coi để khi áp dụng vô để chúng ta biết ứng dụng, đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai, qúi Phật tử sẽ dùng được Abhidhamma trong phần tâm theo dõi được trong đề mục thiền quán.

Điều thứ ba, qúi Phật tử sẽ được gỡ những khúc mắc hay những thắc mắc hay những trở ngại khi ta ngồi thiền, tại vì, học và hiểu về Abhidhamma chúng ta sẽ giải đáp được những vấn đề đó, chính do mục đích này Sư mới đáp ứng cho việc học Abhidhamma, qúi Phật tử phải theo dõi kỹ, như tuần trước chúng ta đã nắm bắt được khi ngồi thiền; cái gì trong ta, cái gì ngoài ta, cái gì ta muốn thành đạt.

Hôm nay, Sư sẽ chỉ qúi Phật tử bước vào bước thứ hai là sẽ vô phần Siêu Lý (Paramattha), Pháp Siêu Lý là Pháp có nội dung cao siêu, nó có ba ý nghĩa:

- Thứ nhất, Đặc biệt nó không thay đổi.

- Thứ hai, cảnh của trí tuệ cao siêu.

- Thứ ba, chủ của mọi chế định

Qúi Phật tử sẽ ứng dụng nó vào pháp hành.

Bây giờ chúng ta trở lại, từ vựng Paramattha gồm hai từ ngữ:

Parama nghĩa là Cao Siêu

Atha nghĩa là Nội Dung còn có nghĩa là Lý Lẽ.

Do đó Ngài Tịnh Sự dịch là Pháp Siêu Lý.

Khi chúng ta học phần này chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của Pháp Siêu Lý, chúng ta mổ sẻ từng phần:

Đặc biệt không thay đổi

Đặc biệt không thay đổi, thực tính của nó không thay đổi, dù quá khứ, hiện tại và vị lai 3 thời như vậy không thay đổi thực tính của nó, nên được gọi là Pháp Siêu Lý.

Pháp Siêu Lý có 4 Pháp là: Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp và, Niết-bàn.

Vậy thì, khi nói đến thực tính của Pháp Tâm ở quá khứ, hiện tại và vị lai nó luôn luôn biết cảnh, do đó thực tính của nó không thay đổi, nên gọi là Siêu Lý

- Pháp Tâm Sở là thành phần phụ thuộc của Tâm, đặc biệt thực tính nó không thay đổi, có tâm thì phải có tâm sở, không khi nào Tâm là đơn vị độc nhất, luôn luôn có thành phần phụ thuộc phối hợp với nó. Tâm sở luôn luôn có tứ đồng với tâm là:

1. Đồng sanh với tâm,

2. Đồng diệt với tâm,

3. Đồng biết một cảnh với tâm

4. Đồng nương một thần kinh với tâm,

Nó luôn luôn như vậy không thay đổi. Qúi Phật tử ngồi thiền sẽ thấy điều này

Đặc biệt không thay đổi của Sắc Pháp là, luôn luôn hoại diệt.

Đặc biệt của Niết-bàn là, an vui tuyệt đối.

Như vậy, khi qúi Phật tử ngồi thiền qua được giai đoạn đau, qua giai đoạn tê, qua giai đoạn nhức mỏi, vừa khoảng sát na mà qúi Phật tử thấy được, đó là Niết-bàn sự an vui tuyệt đối.

Sư nhắc lại, vừa qua giai đoạn tê như thế nào, có thể 5 phút, 7 phút, 25 phút, qúi Phật tử để ý vừa qua giai đoạn tê thì trạng thái nhẹ của thân, qúi Phật tử bắt liền cái đó.

- Nếu qúi Phật tử niệm "tôi hết tê" là qúi Phật tử bị dính mắc vào thân kiến.

- Nếu quí Phật tử thấy nó là trạng thái hoại diệt, vừa thấy sự hoại diệt của Sắc Pháp thì mình thấy sự "an vui tuyệt đối" tại đó liền, do đó qúi Phật tử bắt được Niết-bàn.

Nhưng đa phần qúi Phật tử không chịu nhìn cái đó, qúi Phật tử bị chi phối mạnh quá chỗ đó. Thí dụ, qúi Phật tử bị một cái đinh đâm vào tay, nhổ đinh ra một cái qúi Phật tử hết hồn, nó khỏe rồi, thì trạng thái đó còn dính vào thân, qúi Phật tử không ra khỏi trạng thái bỏ xác thân, qúi Phật tử không bắt được Niết-bàn 1 phút thôi, qúi Phật tử mất cơ hội.

Sư nhắc lại, chính đó là cơ hội mình bắt được và không bắt được ở đó, và nó không trở lại lần thứ hai. Rồi bắt đầu mình ngồi xuống mình tìm nữa, cái nhức nó đến, nhức như thế nào không cần biết, 1 phút, 7 phút, 1 tiếng, nhưng nó qua khỏi cái nhức một cái vừa dứt cái nhức liền thì cái an vui tuyệt đối nó đến liền, nhưng mình lại không bắt cái đó mình lại nói "Oh khỏe rồi" thì cái khỏe đó là Phật tử lại dính vào thân kiến.

Đó là Pháp Siêu Lý dạy chúng ta như vậy, học Pháp Siêu Lý từng mỗi một phần, mỗi một bài ta dùng được hết, qúi Phật tử không dùng nó qúi Phật tử đi tìm lại nữa, giống như qúi Phật tử đi câu cá, con cá vừa lên nó ăn mồi Phật tử hắc hơi một cái thì con cá lặn xuống liền.

Như vậy, vừa hết giai đoạn tê nhức thì một là thân kiến dính vô, hai là bắt được Niết-bàn. Sát na đầu tiên của hết tê thì bắt liền, nếu không thì trở lại là thân kiến.

Khi qúi Phật tử biết thân đang tê, đang nhức, đang mỏi, hoặc đang đau, qúi Phật tử chịu đựng được là qúi Phật tử có Balamật. Người nào ngồi không chịu được cái tê, nhức, mỏi, đau, thì người đó không có Balamật.

- Balamật là, chí nguyện.

- Tê, nhức, mỏi, đau là, nghiệp.

Mình lấy Balamật chịu đựng thì hết các giai đoạn tê, nhức, mỏi, đau là mình đạt được Niết-bàn trạng thái an vui tuyệt đối. Nếu mình không bắt được sát na đó thì mình trở lại thân kiến.

Tóm lại:

Tê là nghiệp - chịu đựng được tê là Balamật - hết tê ngay đó là Niết-bàn - nếu không bắt được thì trở lại thân kiến.

Hỏi: Vậy khi mình ngồi trên ghế chân không bị tê thì có đúng không?,

Trả lời - Khó có cơ hội, tại vì không phát triển được Balamật (sự chịu đựng), mình phải dùng công sức (công sức là Balamật) của mình để chịu đựng trong giai đoạn tê, nhức, đau, mỏi, khi qua khỏi cơn tê, nhức, đau, mỏi mình bắt được Niết-bàn ngay khi đó.

Xưa nay qúi Phật tử đã từng ngồi thiền nhưng không biết cách dùng Balamật (sự chịu đựng bền bỉ), qúi Phật tử phải chịu đựng cơn tê, nhức, đau, mỏi, đó là qúi Phật tử hành trì Balamật. Có Balamật thì mới có Niết-bàn, mà qua giai đoạn chịu đựng tê, nhức, đau, mỏi, mà không bắt được Niết-bàn là qúi vị trở lại thân kiến.

Vậy thì khi tâm biết cảnh, tâm sở phụ thuộc tâm dẫn tới cảnh mình thấy sắc hoại diệt thì phải đạt được an vui Niết-bàn.

Hỏi: Vậy lúc ngồi bị tê thì mình để tâm ngay chỗ tê hay để tâm theo dõi hơi thở?

Trả lời - Mình theo dõi hơi thở và theo dõi thân đang bị tê. Mục đích của mình là trạng thái chân (thân) bị tê, nhức, mỏi, đau, hơi thở chỉ là phương tiện giữ tâm mình không bị phóng dật, khi tâm không phóng dật thì tâm mới sáng suốt mới thấy rõ sự việc, còn vấn đề, tê, nhức, mỏi, đau đó là mình phải theo dõi, còn tâm mình theo dõi hơi thở chỉ là phương tiện để không bị phóng dật mà thôi.

Do đó, khi mình không có đối tượng để giữ tâm thì tâm sẽ bị phóng dật, hơi thở là để giữ tâm lại. Nhưng trong việc giữ tâm không bị phóng dật, tâm mình sáng suốt theo dõi được có 4 kẻ thù sẽ tới mình phải bắt được nó, đó là tê, nhức, mỏi, đau. Thì mình giữ tâm mình không phóng dật bằng sự theo dõi hơi thở. Lúc hiện tượng, tê, nhức, mỏi, đau, xuất hiện, qúi Phật tử phải tập trung vào nó để thấy sự hoại diệt của sắc pháp.

Khi bắt được cái tê, nhức, mỏi, đau thì nó là cái nghiệp của mình, mình chịu đựng cái tê là Balamật, tê , nhức, mỏi, đau, dứt mình bắt được Niết-bàn ngay đó.

Hỏi: Khi mình bắt được giây phút dứt sự tê rồi thì mình niệm ngay đó là Niết-bàn, sau đó mình làm gì?

Trả lời - Sau khi bắt được giây phút dứt sự, tê, nhức, mỏi, đau, là mình bắt được Niết-bàn (sự an vui tuyệt đối) thì mình trở lại tiếp tục theo dõi hơi thở. Đạo quả đó chỉ là một sát na thôi, có 2 sát na tâm quả, nhưng khi mình bắt nó thì tâm thiện của mình phải có trí tuệ là bắt ngay liền. Bắt được hiện tượng đến và đi của sắc pháp (sanh và diệt) là đạo quả Niết-bàn.

Người Tu Đà Hườn diệt thân kiến xong qua tới Tư Đà Hàm vẫn còn tham sân, bắt đầu phải diệt tham sân.

Hỏi: Làm sao mình biết được sát na đó là sát na Niết-bàn?

Trả lời: - Mình phải chánh niệm tỉnh giác theo dõi sát theo dõi kỹ để bắt được sát na đầu là Niết-bàn, nếu không thấy thì là trở về thân kiến. Và, thứ nhất là mình không biết Niết-bàn là gì, nếu mình nói đó là Niết-bàn là do qúi Phật tử chế định nó. Còn cái này là không biết, cái đạo quả là từ đó tới giờ mình chưa hưởng, lần đầu tiên mình hưởng thì nó biến, nên không ai nói được.

Mình theo dõi hiện tượng tê, nhức, mỏi, đau, mình cố gắng chịu đựng là Balamật chịu đựng cái tê, đau, nhức, mỏi. khi hiện tượng tê, đau, nhức, mỏi, vừa dứt mình bắt liền sát na đầu tiên của cái dứt đó là mình bắt được Niết-bàn.

Thí dụ, qúi Phật tử ngồi canh lúa, mà qúi Phật tử ngủ thì chim sẻ tới ăn hết lúa, thứ hai nữa bỏ đi chỗ khác là chim xuống ăn hết lúa, qúi Phật tử phải ngồi canh, có một bãi lúa người ta giữ, một bãi lúa người ta thử, bãi lúa thử mình giăng lưới có hai cây chống hai đầu, bãi thử khi chim vừa tới mình giựt giây cho hai cây chống sụp lưới xuống chụp bắt được bầy chim, xong xuôi thì lúa không còn chim tới ăn nữa. Qúi Phật tử sẽ thấy khi ngồi có thể qúi Phật tử bị mất cơ hội thì lúc đó là lúa thử, thì qúi Phật tử ngồi canh để bắt sát na đầu.

Trường hợp thứ nhất là người độn căn, họ đi từng bước, bỏ miếng mồi này, rồi mới bắt được,

Còn người lợi căn, cái này là chưa từng có, bắt liền, hiểu biết liền, lúc đó tâm phải biết cảnh này là cảnh nào, hiệp thế hay cảnh siêu thế, cảnh lập đi lập lại là cảnh ta quen biết là cảnh hiệp thế.

Mình phải làm sao phút giây đó, đầu tiên phải nghe ngóng trong thân mình dù thế nào cũng có hơi thở của mình, thứ hai bắt cái sát na đầu khi dứt tê, đó là đạo quả Sơ Quả.

Tâm biết cảnh, tâm sở là những tâm phụ thuộc của tâm luôn luôn hổ trợ cho tâm.

Tâm sở và tâm có tứ đồng là:

- Đồng nương một cảnh.

- Đồng sanh.

- Đồng diệt.

- Đồng nương thần kinh.

Giặc thì chỉ có bốn là: tê, nhức, mỏi, đau. Có người không có tê, có người không có mỏi, có người không có đau, mà chỉ có 4 tên giặc đó thôi. Bốn đạo quả là Sơ, Nhị, Tam, Tứ đạo.

Mà mình thấy được cái hoại diệt của sắc pháp, bắt được nó là mình thấy đạo quả an vui (Niết-bàn).

Hỏi: Tê, nhức, mỏi, đau, chấm dứt thì Niết-bàn chỉ có một sát na ngay đó, nếu mình không bắt được thì sao?

Trả Lời: Tê, nhức, mỏi, đau, chấm dứt thì Niết-bàn chỉ có một sát na ngay đó, nếu mình không bắt được là mình mất cơ hội đó, và mình phải ngồi nhìn cơ hội cái tê, nhức, mỏi ,đau, khác.

Niết-bàn là sự an vui tuyệt đối ngay lúc đó, cái phút giây sau đó là nó không có an vui tuyệt đối nữa vì nó có cảm tính của mình vô, có cái "tôi" cái "ta" trong đó.

Hỏi: Trạng thái Niết-bàn là chưa tới trạng thái chứng quả?

Trả lời: Đó là trạng thái chứng quả, đó không phải là trạng thái an vui của thế gian. Qúi Phật tử làm được tại vì qúi Phật tử có Balamật.

Sư giảng trở lại trạng thái đặc biệt không thay đổi của Pháp Siêu Lý là, quá khứ, hiện tại, vị lai, tính chất của nó luôn luôn là như vậy:

- Tâm luôn luôn biết cảnh,

- Tâm sở là luôn luôn phụ thuộc của tâm, đồng sanh, đồng diệt, đồng biết một cảnh, đồng nương một thần kinh với tâm,

- Sắc pháp luôn luôn hoại diệt (sinh rồi diệt),

- Niết-bàn có một thực tính là an vui tuyệt đối không thay đổi.

Niết-bàn của qúa khứ, hiện tại, vị lai, Niết-bàn của Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả đều giống nhau là trạng thái an vui tuyệt đối không thay đổi, mùi vị nó không thay đổi, giống như giọt nước biển ở Thái Bình Dương và giọt nước biển ở Đại Tây Dương vị mặn giống nhau, không sai biệt. Do đó Niết-bàn là an vui tuyệt đối, là sự giải thoát, thực tính của nó không thay đổi.

Hỏi: Khi mình đi qua sát na Niết-bàn rồi qua thân kiến rồi mình tiếp tục ngồi nữa.

Trả lời: đúng vậy, tiếp tục mình ngồi nữa, khi nào diệt được thân kiến mới đắc đạo quả, khi đắc đạo quả thì không còn thân kiến.

Khi mà tâm đạo đã bắt được ba kiết sử thì nó trở lại 2 tâm quả cho mình hưởng tâm quả, nhưng khi hết tâm quả nó trở lại tâm ngũ phan, tâm bình thường là tâm bắt cảnh tiếp là bắt đầu đi tới. Tại vì khi đi vào dòng Dự Lưu dòng Thánh Vức mình không lui lại, mình đi tới nữa. Giống như mình ở trong dòng sông thấy cái phao nổi lên cuồn cuộn mình thấy hoan hỉ, mình thích rồi thế là mình vượt qua giai đoạn một, cái phao nó lên mình không thấy pháp dục lúc đó mình lại khởi lên tham dục mình tận hưởng cái đó. Như có người đắc thần thông rồi người thiểu trí họ dừng lại để hưởng thần thông, họ bỏ cơ hội đi tới để đạt cứu cánh của Niết-bàn, do đó thần thông là trạng thái bỏ để đi tiếp. Thì cũng vậy khi qúi Phật tử diệt được thân kiến thấy Sơ Quả là cái tham nổi lên, tham này là lúc đó mình hoan hỉ lắm mà cái tham này khó tả hơn tham thông thường của tham ăn tham uống, còn cái tham này là mình muốn mau tới nữa, giống như Ngài Ananda còn một đêm nay ngày mơi là ngày kết tập Tam Tạng nên Ngài bị tham muốn đạt tới Ngài không thấy pháp dục nên Ngài bị dính tham dục, tại Ngài chưa tới Nhị Đạo Nhị Quả Ngài chưa diệt được tham sân thô và còn tham sân vi tế cả hai, do đó Ngài mới xả ra thì không còn là tham dục nữa Ngài điều tiết lại là pháp dục đi tới Đạo Quả luôn, qúi Phật tử cũng vậy thôi, như vậy mình tu tới mức được cái đó mình khởi lên một cách "tôi, ta" trong đó là ngã mạn.

Cái ngã mạn khác với thân kiến. Thân kiến là mình thấy sai, chấp lầm về cái thân. Còn ngã mạn là chấp vào cái ngã này là "tôi, ta", "ta" là số một không ai hơn "ta" đó là ngã mạn.

Thí dụ, qúi Phật tử nói:

- "Con người của tôi không thấy già", đó là thân kiến.

- "Con người tôi là nhất trên đời, không ai hơn tôi", đó là ngã mạn

- "Tôi thấy tôi trẻ mãi không già, ai nói gì thì nói tôi không đồng ý", đó là thân kiến. Ai nói mình là sanh, già, bịnh, mình nói cái đó tôi không có, đó là thân kiến.

Còn đối với người là mình có sự so sánh tôi, ta, hơn, thua.

Do đó khi qúi Phật tử qua được thân kiến này thì sẽ đối diện với cái tham của ngã mạn mà bỏ được ngã mạn đạt được Tứ Quả, tạo được cái quả đó sẽ qua được ngã mạn này. Diệt được thân kiến là Sơ Quả, diệt tham thô là Nhị Quả, diệt tham tế là Tam Quả, lúc đó ngã mạn bừng lên, diệt được ngã mạn là Tứ Quả.

Cho thí dụ về tham dục.

Tham dục là lúc đó mình mừng quá, mình là số 1 rồi nhìn qua hội chúng này còn phàm phu ta là Thánh nhân rồi, lúc đó tham dục khởi lên. Còn pháp dục là mình là như vậy vẫn tiếp tục tại vì chưa đến Đạo Quả, Tứ Đạo Tứ quả còn pháp dục nên mình tiếp tục.

Nếu vừa dứt, tê, nhức, mỏi, đau, mình niệm hết đau hết nhức rồi thì đó là tâm biết cảnh, nếu đau dứt mình biết cái này là Vô Thường là mình chứng ngộ, không niệm gì hết.

Ngồi để mà thấy, đó là cơ hội, nếu không bắt được, thì chịu khó tiếp tục cho tới khi chứng đắc Đạo Quả

Hỏi: Thấy tê là tâm mình biết cảnh tê phải không?

Trả lời: Đây là Pháp Siêu Lý, vấn đề tê là khi tâm mình biết cảnh là tê thì tâm sở theo liền nó không rời tâm một sát na, vì nó đồng sanh đồng diệt với tâm, khi Sắc Pháp Diệt là mình thấy Niết-bàn.

Và điều nữa, Phật tử phải nhớ tâm sở này nó có hai mặt; một là bạn ta, hai là kẻ thù ta. Một là bạn ta đưa ta đến cái thiện, hai là kẻ thù ta đưa ta đến bất thiện.

Tâm sở là phụ thuộc của tâm nó lái tâm mình đi.

Khi mình ngồi thiền mà êm ái đừng nghĩ đó là tâm thiện, có thể là tâm bất thiện là vì tâm tham, tâm hưởng thụ, hưởng sự sung sướng, nhưng cái đó là bất thiện.

Ngồi thiền thấy êm ái là không được, điều này không đúng với thiền Vipassana. Với Thiền Chỉ, ngồi thiền cảm thấy êm ái được vô đề mục nhập định vào đó giữ trong 1 tiếng, 2 tiếng êm ái, dù sấm chớp trời mưa cũng không hay biết gì hết, đó là Thiền Chỉ.

Do đó Sư thường hay tắt phone bời vì sẽ bị phóng tâm khi có người gọi, tại vì đang trú trong định của mình, thường bây giờ qúi Phật tử đang là Thiền Chỉ chứ chưa vào Thiền Quán được, khi mà ngồi thiền thoải mái thì đó là Thiền Chỉ, mình phải cho nó thấy được sự thật là tâm thiện, khi mà tâm thiện của mình lên là mình phải nhìn thấy được sự thật thực tính của nó với cảnh thì mình có tâm thiện, tâm thiện của mình lại có kẻ thù nuôi dưỡng trong đó, thấy tê mình chờ nãy giờ bây giờ nó tới mình nổi tâm sân lên, kẻ thù nằm trong tâm thiện, trong bất thiện không cần nói nhưng phải cẩn thận trong cái thiện nó có kẻ thù.

Thí dụ nãy giờ ngồi cảm thấy tê mình khó chịu đó là tâm bất thiện, còn nói trong thiện là nãy giờ mình ngồi êm ái thoái mái là mình có tâm thiện vì mình thích, nhưng khi tê vừa nổi lên mình khó chịu đó là tâm bất thiện nổi lên, không nhìn thấy thực tính của cái tê này là việc thiện để mình sử dụng Balamật là chịu đựng để bắt được Niết-bàn, nếu sân nổi lên là mình mất cơ hội, mình phải diệt cái sân cái bất thiện đó đi. Nên mình phải sàng lọc, tiến trình tu của Thiền Quán là tâm thanh tịnh là tâm đã sàng lọc, tâm sàng lọc như người thợ đãi vàng thì còn vàng nguyên.

Cái bình nước sạch hơn nước máy, vì nước máy còn có những chất từ ống tiết ra, còn bình nước lọc tối tắt đèn con chuột bò lên, sáng mình không biết cứ vậy mở nắp ra uống thì vi trùng từ miệng nắp bình dính vào nước mình uống vào, mình không biết để lau miệng bình, tức là thấy thiện nhưng nằm trong đó có bất thiện, phải canh chừng.

Khi, tê, nhức, mỏi, đau, xuất hiện, qúi Phật tử dùng Balamật chịu đựng giai đoạn đó tiếp tục giữ cái thiện, nếu tê, nhức, mỏi, đau tới qúi Phật tử khởi sanh sân là qúi Phật tử trở lại cái bất thiện trong cái thiện, lúc đó qúi Phật tử không có cơ hội đi tới được.

Đôi khi ngồi thiền, có giai đoạn là sợ hãi quá gọi là tuệ cuốn chiếu, tại vì không muốn ngồi nữa cuốn cái chiếu lại thì vừa chạy ra ngoài cửa Thiền Sư kêu vô ngồi lại, vì cái mình thấy trong thiền chỉ là giả cảnh thôi, đừng có sợ, đi tiếp sẽ bắt được, nếu không có Thiền Sư giữ mình ngoài cửa là mình chạy về và về mình không trở lại nữa, gọi là tuệ run sợ, hãi hùng. Tại vì mình không dám giết mình, thành ra chính cái đó là sự thật nó đến với mình mà qúi Phật tử vượt qua được cái đó rồi là mình đạt được, nghĩa là bỏ xác phàm giữ được tâm Thánh nhân, còn không là vừa xác và tâm là phàm.

Tâm của mình bất thiện mình cắt được, nhưng thiện mình khó thấy cái bất thiện nằm trong đó. Khi thân tê, nhức, mỏi, đau là qúi Phật tử nhìn cái tâm mình trước, khi mình nhìn cái pháp đang hiện bày, Thiền Sư Goenka nói:

"Xin vui lòng nhìn tác ý mình, trước khi mình niệm cái pháp đang hiện bày"

Nghĩa là khi Phật tử thấy thân trong trạng thái tê, nhức, mỏi, đau, đến thì tâm Phật tử là niệm tác ý (tâm) mình trước là đang chú tâm vào thân để chờ đón trạng thái tê, nhức, mỏi, đau, khi nắm được tác ý của mình thì khi cảnh tới là qúi Phật tử nắm bắt được. Nếu không làm chủ được tác ý của mình thì khi trạng thái, tê, nhức, mỏi, đau, dứt qúi Phật tử không nắm bắt được nó mà lại nghe tiếng sột soạt trên lá, tiếng động chung quanh. Phải bắt đầu coi cái tâm mình, chứ nếu sợ là bỏ chạy là bỏ cuộc. Thiền này cũng vậy là phải niệm tác ý mình trước khi mình niệm cái tê, nhức, đau, mỏi, nếu không niệm tác ý trước mà niệm tê tê thì tê là cảnh thì lúc đó qúi Phật tử đang làm việc thiện nhưng tác động của tê hành động của tê nó sẽ xen kẽ vô một cái gì khó chịu lúc đó tâm thiện bị mất đi cái gốc khởi nguyên nó xen kẽ một cái gì khiến ta khó chịu tác động vô là lúc đó qúi Phật tử bị khó chịu đó là sân thì không lấy được sự hoại diệt của sắc pháp.

Phải cẩn thận cái bất thiện nằm trong cái thiện hơn là cái bất thiện thật sự là bất thiện, ngay khi mỗi một chuyện gì sắp xảy ra, bất cứ trường hợp nào xảy ra, tê, nhức, mỏi, đau, thì ngay lúc đó phải niệm tác ý mình trước (tác ý là mình ngồi thiền để làm gì) trước khi mình niệm, tê, nhức, mỏi, đau, phải coi tác ý (tâm) mình, chứ không mau mau niệm, tê, nhức, mỏi, đau, trước, tại vì khi mình nhìn tác ý trước thì mình mới thấy thiện thuần túy hay là thiện còn xen kẽ bất thiện. Thiện thuần túy thì mình niệm, tê, nhức, mỏi, đau, tiếp để theo Sắc Pháp và bắt Sắc Pháp, thì an vui hiện bày, còn nếu mà để thiện + bất thiện này khởi lên mình phải lọc bất thiện liền khi hết bất thiện thì mới niệm tê, nhức, đau, mỏi.

Hỏi: Khi tâm không thấy đối tượng tê, nhức, đau, mỏi, thì có phải để tâm trống không, không nghĩ gì hết không?

Trả lời: Không để tâm trống rỗng, tâm phải có đối tượng và đối tượng đó là hơi thở rồi từ đó mình mới thấy được cái tê, nhức, mỏi, đau khởi lên mình theo dõi cái tê, nhức, mỏi, đau, song song đó mình theo dõi cái tâm mình thay đổi như thế nào.

Khi qúi Phật tử đặt tâm mình nhiều vào cái thân đang bị tê, nhức, mỏi, đau, thì cái tâm qúi Phật tử đang thay đổi, qúi Phật tử không theo dõi thì chính tâm đó dắt qúi Phật tử đi ra khỏi cái tê hết mà không biết. Do đó cửa nào cũng phải nắm, nếu coi thường cửa này thì cửa kia bị hở thì qúi Phật tử mất hết cả hai.

Như vậy, khi ta nói Pháp Siêu Lý đặc biệt không thay đổi của thực tính không thay đổi, còn pháp chế định mình không cần lo. Thí dụ, trạng thái tê, nhức, mỏi, đau là chế định do người Việt mình nói để thông cảm với nhau thôi, nhưng người Mỹ không hiểu tê nhức là gì nên phải dịch qua tiếng Anh, người Pháp thì nói bằng tiếng Pháp thì họ mới hiểu được chữ tê nhức mỏi đau, qua Đức thì phải nói tiếng Đức thì người Đức mới hiểu được chữ tê nhức mỏi đau đó, thì tiếng tê, nhức, mỏi, đau là do con người mình chế định ra để mình hiểu nhau thông cảm nhau, nhưng bản chất cốt lõi của cái tê, nhức, mỏi, đau, là sắc pháp đang hoại diệt, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp cũng nằm trong đó thôi, nó không còn tồn tại như ban đầu, đó là điểm thứ nhất,

Điểm thứ hai, tê, nhức, mỏi, đau, từ mỗi giai đoạn đều là sắc pháp đang hoại diệt, tê là hoại diệt từ không tê, từ tê qua trạng thái mỏi là hoại diệt từ tê qua trạng thái mỏi, mỏi qua tới nhức là trạng thái hoại diệt mỏi qua trạng thái nhức, trạng thái nhức qua tới đau thì hoại diệt cái nhức qua trạng thái đau, đó là vì sắc pháp luôn hoại diệt.

Dù qúi Phật tử nói tôi bị tê quá, mình phải nhìn thấy thực tính là sắc pháp đang hoại diệt, hình thức tê mình nói chỉ để thông cảm để hiểu, bây giờ mình không nhìn thấy nó nhưng mà nó đang hoại diệt trong ta, nó không tồn tại vĩnh viễn, bây giờ mình ngồi thiền mình thấy nó nhưng bình thường mình không thấy là vì mình không chú ý tới nó, vì sắc pháp thực tính của nó là hoại diệt, từ trẻ tới già, từ khỏe tới mạnh, từ sống cho tới chết, nó không qua con đường nào khác. Đó là đặc biệt không thay đổi của pháp Siêu Lý.

Một khi qúi Phật tử biết cái này rồi qúi Phật tử không còn giữ cái ngã, mà buông bỏ để đi tìm sự giải thoát, tìm Niết-bàn, lúc đó không còn bị chi phối sanh già đau chết, không còn bị hoại diệt, diệt sanh

Đức Phật nói Niết-bàn này không phải là an vui do sự đói mà được ăn no, không phải là khát nước mà được uống nước, không phải là sự an vui sau giấc ngủ mình được khỏe mạnh. Mà Niết-bàn này không có "tôi ta" trong đó mà trong trạng thái hưởng sự an vui nhẹ nhàng không thể so sánh.

Thì tâm biết cảnh gì qúi Phật tử biết hết, thì điều kiện của một thiền sinh phải nói lời chung thực, tốt nói tốt, xấu nói xấu, tâm bất thiện phải nói bất thiện, tâm mình có thiện mình nói thiện, đừng che đậy sự chung thực đó, thì khi đó không nói với ai hết mà nói với chính mình.

Khi nói tới an vui tuyệt đối (Niết-bàn)

Khi qúi Phật tử qua khỏi Niết-bàn hay đi tới Niết-bàn thì qúi Phật tử nhớ

Ni + Vàna

Ni = là không có

Vàna = phiền não.

Phiền não căn bản là tham sân si, tham có phụ thuộc của tham, sân có phụ thuộc của sân, si có phụ thuộc của si.

Thế thì khi có được Niết-bàn là mình không còn tham, không còn sân, không còn si.

Phụ tùng của tham là tà kiến, ngã mạn.

Phụ tùng của sân là tật đố, bỏn xẻn, hối hận

Phụ tùng của si là phóng dật, hoài nghi.

Thế thì, khi qúi Phật tử có phiền não cho dù ở trong góc độ nào là qúi Phật tử chưa có Niết-bàn, người có Niết-bàn là người không có phiền não

Tóm lại: Niệm tâm trước khi mọi hiện tượng của sắc pháp lên từ thân này lên thì phải niệm tâm, niệm tác ý trước, xem tâm đang khó chịu hay đang sợ hãi thì diệt trừ cái khó chịu và sợ hãi rồi sau đó niệm thân mới niệm cái tê, nhức, mỏi, đau, mới niệm sắc pháp (đó là 3 bước).

Qúi Phật tử phải nhìn thực tính để bắt được thực tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.

© Minh Hạnh / phathocvandao


Mục Lục

Phật Học Vấn Đạo
  1. Pháp Học và Pháp hành, Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp
  2. Ứng dụng Pháp Siêu Lý trong Thiền
  3. Cảnh của Trí Tuệ Cao Siêu
  4. Pháp Siêu Lý
  5. Tâm Siêu Lý
  6. Tâm Dục Giới
  7. Tâm Dục Giới
  8. Tâm Bất Thiện
  9. Tâm Tham
  10. Pháp Độ Ba-la-mật
  11. Pháp Độ Trí Tuệ Balamật
  12. Tinh Tấn độ
  13. Chân Thật Độ
  14. Pháp Độ Từ Ái Ba-la-mật
  15. Pháp Độ Hành Xả Ba-la-mật
  16. Tâm Sân
  17. Tâm Si
  18. 12 Tâm Bất Thiện
  19. Tâm Vô Nhân
  20. Tâm Nhận Thức
  21. Trình Pháp
  22. Tâm Vô Nhân 2
  23. 3 loại Tâm Vô Nhân
  24. Ý Giới và Ý Thức Giới
  25. Tâm Tiếp Thâu và Tâm Thẩm Tấn
  26. Tâm Duy Tác Vô Nhân
  27. Khai Ý Môn
  28. Tâm Đại Thiện
  29. Tâm Thiện
  30. Thập Phúc Hành Tông
  31. Tâm Thiện Thiền Sắc Giới
  32. Phần Vấn Đạo - Vi Diệu Pháp

sannhien.com.au