www.sannhien.com.au

Ghi Chú

Tài liệu thu thập từ chi tiết Sư Sán Nhiên viết trên bảng trong các lớp học Vô Tỷ Pháp
do Cao xuân Kiên ghi lại để tự học và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Vì kiến thức giáo lý rất kém nên chắc chắn sẽ mắc nhiểu lỗi lầm.
Mong quý đọc giả tha thứ và giúp cảnh báo để sửa chữa.
Kính tri ân quý vị.
Lớp Phát Thú 3 ngày 26/02/2022

Xin đọc thêm bài ghi chép của cô Vui

Giới Luật

Luật Tạng có 5 bộ 8 tập trong 3 phần:
  1. Suttavibhaṅga (Phân Tích Giới Bổn) Pātimokkha
    1. Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu - gồm có 227 điều - 2 tập)
    2. Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni - gồm có 311 điều)
  2. Khandhaka (Hợp Phần)
    3. Mahāvagga (Đại Phẩm - 2 tập)
    4. Cullavagga (Tiểu Phẩm - 2 tập)
  3. Parivāra (Tập Yếu)
    5. Giới & Luật vấn đáp
Tứ chúng đồng tu:
  1. Tỳ kheo Tăng
  2. Tỳ kheo Ni
  3. Cận sự Nam
  4. Cận sự Nữ
    Sukho buddhānamuppādo,
    sukhā saddhammadesanā;
    Sukhā saṅghassa sāmaggī,
    samaggānaṃ tapo sukho.
    (Dhammapada - Buddhavaggo - 194)
    Hạnh phúc thay, đức Phật ra đời
    Hạnh phúc thay, giáo pháp cao minh
    Hạnh phúc thay, chúng Tăng hòa hợp
    Hạnh phúc thay, tứ chúng đồng tu
    (Kinh Pháp Cú - Phẩm Phật Đà - câu 194)
Tứ thanh tịnh giới:
  1. Pātimokkha samvarasīla
    Biệt biệt giải thoát: 227 Tăng giới, 311 Ni giới
  2. Ajīva pārisuddhisīla, giới nuôi mạng chơn chánh (trong sạch)
    không coi bói, coi sao, quyên góp v.v...
    • 5 ác pháp (pāpadhamma):
      1. Giả dối (làm bộ cao thượng) (kuhanā)
      2. Nói bợ đỡ (lapanā)
      3. Giả dạng (do thân và khẩu) (nemittikatā),
      4. Nói hăm dọa (nippesikalā),
      5. Lấy lợi câu lợi (lābhena lābhaṃ nijjigiṃsanata/)
    • 21 tà mạng (asesana): ví dụ
      Aṅga vijjā - coi tướng, coi tay;
      Vatthuvijjā - làm thầy coi địa lý;
      Nakkhatta vijjā - làm thầy xem thiên văn;
      Cāṭukamyatā - giả bộ hạ mình kiêng nể người;
      Pahiṇagamanaṃ - lãnh làm tay sai cho người, v.v....

    Ājīva pārisuddhisīla
  3. Paccaya sannissitasīla, giới quán tưởng thanh tịnh (khi thọ, sau thọ, và khi rạng sáng) với bốn món vật dụng (để không mắc nợ):
    1. trú xứ,
    2. y áo,
    3. vật thực
    4. thuốc men
    dhūtaṅga - 13 pháp điều tiết dục
    1. Y phục làm bằng những mảnh vải rách
    2. Chỉ dùng ba y
    3. Khất thực mà ăn
    4. Chỉ ăn một bữa vào giờ trưa
    5. Không ăn quá no
    6. Không giữ tiền bạc
    7. Sống độc cư
    8. Sống trong nghĩa địa
    9. Sống dưới gốc cây
    10. Sống ngoài trời
    11. Không ở cố định, thường du hành
    12. Ngồi ngủ, không nằm ngủ
    13. Chỉ dùng bình bát
  4. Indriya samvarasīla, giới thu thúc lục căn (thanh tịnh):
    1. nhãn,
    2. nhĩ,
    3. tỷ,
    4. thiệt,
    5. thân,
    6. ý.

5 quả phước báu của người tu tập giữ giới:

  1. Tiếng thơm lan tỏa
  2. Bậc thiện trí thức thích tới gần
  3. Không e ngại khi vào chỗ đông người
  4. Tài vật được đầy đủ không bị thiếu thốn
  5. Được sanh thiên về cõi an vui
5 vị Phật của kiếp hiện tại
  1. Kakusandha
  2. Koṇāgamana
  3. Kassapa
  4. Gotama - Đức Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm
    Giáo pháp của Ngài để lại sẽ hoại sau 5000 năm.
    Năm 3000 thì tạng Vô tỷ Pháp Abhidhamma sẽ hoại diệt.
    Năm 4000 thì tạng Kinh Suttanta sẽ hoại diệt.
    Năm 5000 thì tạng Luật Vinaya sẽ hoại diệt và Phật giáo sẽ biển mất.
    ("Giới luật còn, giáo pháp còn
    Giới luật mất, giáo pháp hoại diệt")
    Năm 2022 nay là năm 2565 Phật lịch.
    Tức là tạng Vô tỷ Pháp sẽ hoại diệt trong khoảng 400 năm nữa.
    Tuổi thọ của chúng sanh nhân loại giảm 1 tuổi mỗi 100 năm.
    Hiện nay tuổi thọ trung bình là khoảng 75 tuổi.
  5. Mettreyya

Các kỳ kết tập kinh điển

  1. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn được 3 tháng 4 ngày (nhằm vào ngày mùng 4 tháng 7 âm lịch, trong mùa an cư nhập hạ) Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa tổ chức kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi lần thứ nhất, tại động Sattapaṇṇi gần thành Rājagaha xứ Māgaddha. Trùng tuyên tạng Kinh Dhamma là ngài Ānanda. Ngài Upāli trùng tuyên tạng Luật Vinaya.
    Một năm sau vì sự kiện một số tỳ khưu trẻ có vẻ lơ là giáo luật nên các vị trưởng lão quyết định trùng tuyên lại. Các tỳ khưu trẻ gọi những vị này là Theravāda (Thera = trưởng lão, vāda = giáo giới). Từ đó những người trong số đông tụ tập bên ngoài động được gọi là Mahāyāna (Maha = Đại, yāna = xe). Theravāda là truyền thống giữ nguyên lời dạy của Đức Phật, không hề dám sửa đổi.
  2. Gần 100 năm sau thì có nhóm Tỳ khưu Vajjīputta xứ Vesāli đặt ra 10 điều không hợp với pháp luật của Đức Phật. Do đó Đại Trưởng Lão Yassa Kākaṇḍakaputta triệu tập kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ nhì tại ngôi chùa Vālikārama.
  3. Khoảng 235 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn có nhiều trường hợp các tu sĩ ngoại đạo xâm nhập vào sống chung với chư Tỳ khưu, về mặt hình thức thì giống Tỳ khưu, nhưng về mặt nội tâm vẫn giữ nguyên tà kiến cố hữu của mình không hề thay đổi. Vì tình trạng này mà Ngài Đại Trưởng Lão Moggaliputtatissa đã đứng ra triệu tập kỳ kết tập Tam Tạng Pāḷi lần thứ ba. Kỳ kết tập Tam Tạng lần này được tổ chức tại chùa Asokārāma xứ Pāṭaliputta.
  4. Khoảng 450 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn có kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ tư do Ngài Đại Trưởng Lão Mahādhammarakkhita làm chủ trì, được tổ chức tại động Ālokalena vùng Matulajanapada xứ Sri Lankā. Khác với các kỳ trước là chỉ có truyền khẩu, công cuộc kết tập thứ tư này thực hiện được việc ghi chép trọn bộ Tam Tạng, Chú giải bằng chữ viết trên lá buông, gọi là “Potthakaropanasaṅgiti”.
  5. Năm Phật lịch 2404 (tức là năm 1880, 2404 năm sau khi Đức Phật Niết Bàn) Vua Myanmar là Mindon muốn tạc Phật ngôn vào bia đá để bảo tồn giáo pháp của Đức Phật nên thỉnh Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Jāgara làm chủ trì cho cược kết tập kinh Phật giáo lần thứ năm.
  6. Năm Phật lịch 2497 (1953 DL) chính phủ Myanmar tổ chức kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ sáu, tại động nhân tạo Lokasāma (Kaba Aye) tại thủ đô Yangon. Chính phủ thỉnh tất cả mọi bộ Tam Tạng, Chú giải hiện có trên các nước Phật giáo, để làm tài liệu đối chiếu từng chữ, từng câu của mỗi bổn. Sau 2 năm mới hoàn thành xong bộ Tam Tạng, Chú giải, Ṭīkā.

(Dhammacakkappavattana Sutta)

Kinh Chuyển Pháp Luân

Ba chuyển và mười hai hành tướng:

1
sacca-ñāna
2
kata-ñāna
3
kicca-ñāna
1 Khổ1liễu tri5đã liễu tri9
2 Tập2đoạn tận6đã đoạn tận10
3 Diệt3chứng ngộ7đã chứng ngộ11
4 Đạo4tu tập8đã được tu tập12

Sau khi Đức Phật thành đạo Chánh Đẳng Giác Ngài muốn nhập Vô Dư Y Níp Bàn. Lúc đó có phạm thiên Sahampati cùng các phạm thiên, chư thiên đến thỉnh Đức Phật thuyết pháp tế độ cho chúng sinh. Đức Phật xét thấy chúng sanh có 3 hạng có thể chứng đạo:

  1. Ugghāṭitaññū: Hạng người có trí-tuệ bậc thượng chỉ cần nghe tiền đề của chánh-pháp hoặc hai câu đầu của bài kệ có bốn câu có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn ngay khi ấy.
  2. Vipañcitaññū: Hạng người có trí-tuệ bậc trung khi khai triển tiền đề của chánh-pháp hoặc bài kệ đầy đủ bốn câu có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn ngay sau đó.
  3. Neyya: Hạng người có trí-tuệ bậc hạ khi nghe chánh-pháp còn cần phải có thời gian khai triển thân cận gần gũi với bậc Thánh-nhân, bậc thiện-trí, cần hướng dẫn chỉ dạy thêm mới có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn trong kiếp hiện-tại này.
Còn hạng kém hơn nữa là Padaparama, là hạng người có trí-tuệ quá thấp kém dù được nghe nhiều, học nhiều hoặc có thân cận gần gũi với bậc thiện-trí cũng không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh-đạo,Thánh-quả, Niết-bàn trong kiếp hiện-tại này.

Đức Phật dùng thần thông biết rằng ngài Alara đã viên tịch lên cõi Vô Sở Hữu Xứ, các ngài Uddaka, Asita đã viên tịch lên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Đức Phật bèn đi đến vườn Isipatana nơi 5 anh em Koṇḍañña đang trú ngụ. Ngài tư xưng là Như Lai (Tathāgata) và giảng bài pháp đâu tiên là bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta). 80 triệu chư thiên, phạm thiên đến nghe pháp và cùng 5 anh em Koṇḍañña đều chứng Sơ Quả.

4 thời:
  1. Atīta kāla Quá khứ
  2. Paccuppanna kāla Hiện tại
  3. Anāgata kāla Vị lai
  4. Pavattati kāla Chuyển khởi (chỉ có trong Abhidhamma)

Kinh Vô Ngã

Ngày hôm sau Đức Phật giảng bài kinh Vô Ngã (Anatta lakkhaṇa) - 5 anh em Koṇḍañña đều chứng A La Hán.
Rūpaṁ, bhikkhave, anattā. Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã.
Rūpañca hidaṁ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṁ rūpaṁ ābādhāya saṁvatteyya, labbhetha ca rūpe: Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau:
‘evaṁ me rūpaṁ hotu,
evaṁ me rūpaṁ mā ahosī’ti.
"Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi
chẳng phải như thế này!"
Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṁ anattā, tasmā rūpaṁ ābādhāya saṁvattati, na ca labbhati rūpe: Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc:
‘evaṁ me rūpaṁ hotu,
evaṁ me rūpaṁ mā ahosī’ti.
"Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi
chẳng phải như thế này!"
Vedanā anattā ... Saññā anattā ...
Saṅkhārā anattā ... Viññāṇaṁ anattā
Thọ là vô ngã ... Tưởng là vô ngã ...
Hành là vô ngã ... Thức là vô ngã ...
Saṁyutta Nikāya 22.59 Anattalakkhaṇasutta Tương Ưng 22.59 Vô ngã tưởng

Kinh Hỏa Thiêu Toàn Bộ

Bài kinh thứ ba là bài Hỏa Thiêu Toàn Bộ.
Sabbaṁ, bhikkhave, ādittaṁ.
Kiñca, bhikkhave,
sabbaṁ ādittaṁ
Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo,
tất cả cái gì đều bị bốc cháy?
Cakkhu, bhikkhave, ādittaṁ,
rūpā ādittā
Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy.
Các sắc bị bốc cháy
cakkhuviññāṇaṁ ādittaṁ,
cakkhusamphasso āditto
Nhãn thức bị bốc cháy.
Nhãn xúc bị bốc cháy.
Yampidaṁ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṁ sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā tampi ādittaṁ. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc;
cảm thọ ấy bị bốc cháy.
Kena ādittaṁ?
‘Rāgagginā, dosagginā, mohagginā ādittaṁ
Bị bốc cháy bởi cái gì?
Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si.
jātiyā jarāya maraṇena
sokehi paridevehi dukkhehi
domanassehi upāyāsehi ādittan’ti vadāmi
Ta nói rằng bị bốc cháy bởi
sanh, già, chết,
sầu, bi, khổ, ưu, não.
SN 35.28 All Burning (S.iv,19) 28.VI. Bị Bốc Cháy (S.iv,19)
Vào hạ thứ 7 sau khi thành Phật, Đức Thế Tôn lên cõi trời Đao Lợi thuyết giảng Abhidhamma cho vị trời từng là mẹ Ngài cùng chư thiên và phạm thiên. Thời pháp dài 3 tháng và kết thúc vào cuối mùa an cư, vào ngày rằm tháng 9. Kết quả là có tám chục ngàn koṭi chư thiên và Phạm thiên được giải thoát nhờ giác ngộ. Vị thiên Santusita, từng là mẹ của Đức Phật ở cõi người, chứng đắc quả thánh Sơ Quả.

Liên Quan Tương Sinh


Chúng sanh già chết khổ sầu
Bởi do pháp lậu dẫn đầu là Vô Minh

Việc trình bầy Liên Quan Tương Sinh của Đức Chánh Đẳng Giác để trong Tương Ưng Bộ Kinh, thì đã có phân loại với bốn phương thức từ ở nơi việc trình bầy. Bốn phương thức ấy là:

  1. Trình bầy từ đầu đi đến cuối: Tức là kể từ Vô Minh đi tuần tự cho đến Lão Mại – Tử Vong là nơi cuối cùng; được gọi là Tự Thủy Chí Chung Thuận Thuyết (Àdipariyosànaanulomadesanà).
  2. Trình bầy từ giữa đi đến cuối: Tức là kể từ Thọ đi tuần tự cho đến Lão Mại – Tử Vong là nơi cuối cùng; được gọi là Tự Trung Chí Chung Thuận Thuyết (Majjhimapariyosànaanulomadesanà).
  3. Trình bầy từ cuối đi đến đầu: Tức là kể từ Lão Mại – Tử Vong đi thụt lùi lại tuần tự cho đến Vô Minh là nơi cuối cùng; được gọi là Tự Chung Chí Thủy Nghịch Thuyết (Pariyosanaàdipaṭilomadesanà).
  4. Trình bầy từ giữa đi đến đầu: Tức là kể từ Ái Dục đi thụt lùi tuần tự cho đến Vô Minh là nơi cuối cùng; được gọi là Tự Trung Chí Thủy Nghịch Thuyết (Majjhimaàdipaṭilomadesanà).

Tứ Niệm Xứ

(Satipaṭṭhāna)
Niệm (sati). Xứ (Paṭṭhāna) = 6 Xứ (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý). Nếu không có niệm, hoặc không hiểu xứ, không hiểu nhân xuất sinh xứ, không biết nhân sanh niệm thì ta sẽ sống trong tập khí của minh. Ta đang hưởng vị ngọt mà ta không có niệm thì phóng dật và khổ sẽ đến với ta. Lúc đó ta không được xuất ly và ta mãi chìm trong cái trầm luân này.

Với pháp Thiện thì người vô văn phàm phu, hay người trí thức, họ thích lắm. Họ nói: "Thiện hơn Bất thiện. Pháp bất thiện ta không làm. Có pháp thiện là quý rồi."
Nhưng bậc trí họ nói: "Bất thiện là trầm luân. Thiện cũng là vẫn còn trầm luân, Vậy thì ta phải có Vô Ký".
Ta phải biết Niệm xứ và đưa 37 phẩm trợ đạo đi sát với cái "pháp" này. Ta không làm "Vô minh duyên Hành" mà ta phải làm trong Tứ Niệm Xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc để ta biến chuyển từ "Thiện" ra tới "Vô ký". Chứ không thì ta phải trôi lăn như vậy nữa.

ThọLạcÁiNiệm → Xuất ly
KhổPhóng dật
Thất Niệm

Luân hồi

Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : “Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy”. Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa. Và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
(Kinh Phạm Võng)
‘‘Tayidaṃ , bhikkhave, tathāgato pajānāti – ‘ime diṭṭhiṭṭhānā evaṃgahitā evaṃparāmaṭṭhā evaṃgatikā bhavanti evaṃabhisamparāyā’ti, tañca tathāgato pajānāti, tato ca uttaritaraṃ pajānāti; tañca pajānanaṃ na parāmasati, aparāmasato cassa paccattaññeva nibbuti viditā. Vedanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto, bhikkhave, tathāgato.
(Dīghanikāyo Sīlakkhandhavaggapāḷi 1. Brahmajālasuttaṃ 36.)
“This, bhikkhus, the Tathāgata understands. And he understands: ‘These standpoints, thus assumed and thus misapprehended, lead to such a future destination, to such a state in the world beyond.’ He understands as well what transcends this, yet even that understanding he does not misapprehend. And because he is free from misapprehension, he has realized within himself the state of perfect peace. Having understood as they really are the origin and the passing away of feelings, their satisfaction, their unsatisfactoriness, and the escape from them, the Tathāgata, bhikkhus, is emancipated through non-clinging.
Long Discourses Brahmajāla Sutta 1. The All-embracing Net of Views)
  • Niệm = Hành thiền.
  • Chánh niệm = Hành đạo.

Kinh Dhānanjāni

Dhananjani là đệ tử của ngài Xá Lợi Phất. Trước khi cận tử, ông kêu người tới thỉnh Đại đức Xá Lợi Phất tới để được nghe thuyết pháp. Ông ta muốn nghe Ngài thuyết về cõi trời Sắc giới. Đại đức Xá Lợi Phất thuyết về cõi trời Sắc giới. Dhanajani sanh tâm hoan hỷ, chết sanh về cõi trời Phạm thiên. Khi Đại đức Xá Lợi Phất về trình lại với Đức Phật, Đức Phật nói nếu mà là Ngài thì Ngài sẽ không thuyết về pháp Thiện mà sẽ thuyết về pháp Vô Ký.
Majjhimanikāya - Brāhmaṇavaggo Trung Bộ Kinh - Kinh Dhananjani
453. Atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi
– ‘‘eso, bhikkhave, sāriputto dhanañjāniṃ brāhmaṇaṃ sati uttarikaraṇīye hīne brahmaloke patiṭṭhāpetvā uṭṭhāyāsanā pakkanto’’ti.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, Sariputta sau khi an trú Bà-la-môn Dhananjani vào Phạm thiên giới thấp kém, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
Atha kho āyasmā sāriputto yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi, ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca
– ‘‘dhanañjāni, bhante, brāhmaṇo ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno, so bhagavato pāde sirasā vandatī’’ti.
Rồi Tôn giả Sariputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Dhananjani bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.
– ‘‘Kiṃ pana tvaṃ sāriputta dhanañjāniṃ brāhmaṇaṃ sati uttarikaraṇīye hīne brahmaloke patiṭṭhāpetvā uṭṭhāyāsanā pakkanto’’ti? – Này Sariputta, vì sao, dầu cho có những cảnh giới cao thượng hơn cần phải chứng, Ông sau khi an trú Bà-la-môn Dhananjani vào Phạm thiên giới thấp kém, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi?
– ‘‘Mayhaṃ kho, bhante, evaṃ ahosi
– ‘ime kho brāhmaṇā brahmalokādhimuttā, yaṃnūnāhaṃ dhanañjānissa brāhmaṇassa brahmānaṃ sahabyatāya maggaṃ deseyya’nti.
– Bạch Thế Tôn, con nghĩ như sau:
– "Những vị Bà-la-môn này rất luyến ái Phạm thiên giới". Do vậy con mới thuyết giảng con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên.
– ‘‘Kālaṅkatoca, sāriputta, dhanañjāni brāhmaṇo, brahmalokañca upapanno’’ti. – Và này Sariputta, Bà-la-môn Dhananjani đã mệnh chung và sanh lên Phạm thiên giới.

Vô Tỷ Pháp

Vô ThườngVô Ngã
  • Lộ trình Tâm (Danh pháp)
  • Lộ Sắc (Sắc pháp)
  • Duyên Sinh
  • Duyên Hệ

Mỗi ngày tự thấy trong người:

  • Khỏe mạnh → hành Ba La mật (viên mãn).
  • Mệt mỏi → hành Minh Sát Tuệ (thấy Thực Tính / Thực Tướng).

Duyên Hệ trong pháp Xả Thí


(nhấn vào bản đồ để phóng lớn)
    Hai hạng bố thí:
  1. Không biết → Cho
  2. Biết → Cho:
    1. Hiệp thế
    2. Siêu thế
Thập Phúc Hành TôngThập Thiện NghiệpThập Ba La Mật
  1. Xả thí
  2. Trì giới
  3. Tu tập
  4. Cung kính
  5. Phụng thị
  6. Thuyết pháp
  7. Thính pháp
  8. Hồi hướng
  9. Tùy hỷ công đức
  10. Chân tri chước kiến
  1. Thân Nghiệp
    1. Không sát sanh
    2. Không trộm cắp
    3. Không tà dâm
  2. Ngữ Nghiệp
    1. Không nói dối
    2. Không nói đâm thọc
    3. Không nói ác ngữ
    4. Không nói phiếm luận
  3. Ý Nghiệp
    1. Vô tham
    2. Vô sân
    3. Vô Si (Chánh kiến)
  1. Bố Thí
  2. Trì Giới
  3. Xuất Gia
  4. Trí Tuệ
  5. Tinh Tấn
  6. Nhẫn Nại
  7. Chân Thật
  8. Quyết Định
  9. Tâm Từ
  10. Tâm Xả

Khi làm việc Xả Thí ta cần quán tâm trong tâm. Tâm Thiện (Sở Duyên) cần phải "Câu Sanh" (các duyên trong 11 thuộc giống câu sanh) với Tâm Sở Vô Tham. Vô Sân (Năng Duyên) thuộc phần Ý trong Thập Thiện Nghiệp. Trong trường hợp có Tâm Sở Vô Si (Trí Tuệ) thì phải có Câu Sanh Quyền, Câu Sanh Trưởng (Thẩm) và Đồ Đạo Duyên (Chánh Kiến) hiệp lực với Nhân Duyên.

Đức Phật dạy "Không nhìn người mà chỉ luôn an trú trong Pháp." Chỉ chú tâm vào các Pháp: Thiện năng duyên, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Thiện sở duyên, Tâm Thiện, Tâm Sở Thiện. Không có người đáng cho. Không có người không đáng cho. Không có người đáng tin. Không có người không đáng tin.

Nếu không chú tâm mà để ý tới những chí tiết này (cho - không cho, tin - không tin...) thì ta bị phóng dật, mất niệm, bị bật ra khỏi Tứ Niệm Xứ.

Anuruddha - ‘‘natthipūvaṃ me āharathā’’

Chuyện vương tử Anuruddha trong tiền kiếp có bố thí cho vị Phật Độc Giác Uparritha và có nguyện rằng "Kiếp sau sẽ không nghe chữ 'Không có'". Khi chơi đánh đáo với các vương tử Bhagu, Kimbila và Devadatta Anuruddha bị thua phải trả cược bẳng bánh. Khi hết bánh trong bếp người nhà thưa với ngài rằng "bánh không có". Anuruddha chưa bao giờ nghe chữ 'không có' nên nói "Vậy đem 'bánh không có' cho ta ăn" (‘‘natthipūvaṃ me āharathā’’). Mẹ ngài nghe vậy bèn cho đem cái khay trống không chỉ có úp cái nắp vàng lên trên ra cho ngài để dạy cho ngài một bài học. Lúc đó có vị chư thiên biết chuyện bèn đặt vào khay đó toàn những cái bánh lạ và rất thơm ngon.

Kinh Pháp Cú (chú giải)
Khuddakanikāya Dhammapada Yamakavaggo (Aṭṭhakathā)

Phước Thiện và Ác Nghiệp

  • Thiện nhỏ → Phước nhỏ
  • Thiện lớn → Phước lớn
  • Phước lớn sanh thì phước nhỏ diệt
  • Ác nghiệp nhẹ → Quả xấu nhẹ
  • Ác nghiệp nặng → Quả xấu nặng
  • Ác nghiệp nặng không xóa ác nghiệp nhỏ, chúng luôn đeo đuổi tạo quả xấu cho ta.
Trọng Nghiệp (garukakamma): Gồm những nghiệp thiện ác có khả năng mãnh liệt không thể ngăn chận được bằng bất cứ một nghiệp nào khác và chắc chắn sẽ cho Quả Dị Thục ngay đời kế tiếp.
Trọng nghiệp bất thiện gồm Tà Kiến Cố Định (niyatamicchādiṭṭhi) và 5 tội đại nghịch còn gọi là Nghiệp vô gián (pañcānantariyakamma) là:
  1. giết cha (pitughāta),
  2. giết mẹ (matughāta),
  3. giết A-lahán (arahattaghāta),
  4. chia rẽ tăng chúng (sanghabhedana) và
  5. làm thân Phật chảy máu (lohituppāda).
Trọng nghiệp thiện gồm có các tầng thiền Định Sắc giới, Vô sắc giới và Thánh đạo (lokuttaramagga).

Tu Tập

THÂN QUÁN NIỆM XỨ
  • Hơi thở
  • Đại tư thế
  • Tiểu tư thế
  • 32 Thể trược
  • 4 Đại (Đất Nước Lửa Gió)
  • 9 loại Tử thi
THỌ QUÁN NIỆM XỨ
  • Lạc
  • Xả
  • Khổ
  • Lạc liên hệ 5 Dục
  • Lạc trong tâm Xuất ly 5 Dục
  • Khổ liên hệ 5 Dục
  • Khổ trong tâm Xuất ly 5 Dục
  • Xả liên hệ 5 Dục
  • Xả trong tâm Xuất ly 5 Dục
PHÁP QUÁN NIỆM XỨ
  • 5 Triền cái
    (Tham dục, Sân độc,
    Hôn thụy, Trạo hối, Hoài nghi)
  • 5 Uẩn
    (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)
  • 12 Xứ
    (6 Căn & 6 Trần)
  • 7 Giác chi
    (Niệm, Trạch, Cần, Hỷ, Tĩnh, Định, Xả)
  • 4 Đế
    (Khổ, Tập, Diệt, Đạo)
TÂM QUÁN NIỆM XỨ
  • Tâm có Ái nhiễm (1 trong 8 tâm Tham)
  • Tâm không Ái nhiễm
    (tâm Vô ký & Thiện hiệp thế)
  • Tâm có Sân (1 trong 2)
  • Tâm không Sân (tâm Vô ký & Thiện hiệp thế)
  • Tâm có Si (1 trong 2)
  • Tâm không Si (tâm Vô ký & Thiện hiệp thế)
  • Tâm thu hẹp (tâm Hôn thụy)
  • Tâm phân tán (tâm Phóng dật)
  • Tâm Đáo Đại (tâm Thiền Sắc & Vô sắc giới)
  • Tâm Phi đáo đại (tất cả các tâm Dục giới)
  • Tâm hạn cuộc (tất cả các tâm Dục giới)
  • Tâm vô hạn (tất cả các tâm Đáo Đại)
  • Tâm có Định (cận & kiên cố)
  • Tâm không có Định
    (không có cận & kiên cố Định)
  • Tâm Giải thoát (tâm Thiện Hiệp thế)
  • Tâm không Giải thoát
    (tâm ngoài Thiện Hiệp thế)

Youtube: Lớp Phát Thú 03 - 26/02/2022

Tài liệu - Ghi chú